Cấp bổ sung nội dung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ

 

Thủ tục Cấp bổ sung nội dung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
Trình tự thực hiện – Bước 1: Nộp hồ sơ

+ Trường hợp 1: Tổ chức đề nghị cấp giấy phép/bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập; tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; tổ chức thuộc tổ chức trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có pháp nhân và hạch toán độc lập; tổ chức có pháp nhân và hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; tổ chức thuộc cơ quan trung ương của tổ chức xã hội – nghề nghiệp; nhà thầu nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam (Số 2, phố Đặng Thùy Trâm, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội).

+ Trường hợp 2: Tổ chức đề nghị cấp giấy phép/bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ không thuộc đối tượng quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ (sau đây gọi chung là Nghị định số 27/2019/NĐ-CP) gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên thông với hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp (sau đây gọi chung là Sở Tài nguyên và Môi trường).

– Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp giấy phép/bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hoặc thư điện tử cho tổ chức đề nghị cấp giấy phép/bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ về việc hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.

– Bước 3: Thẩm định hồ sơ

+ Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam thẩm định hồ sơ của các tổ chức thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập; tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; tổ chức thuộc tổ chức trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có pháp nhân và hạch toán độc lập; tổ chức có pháp nhân và hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; tổ chức thuộc cơ quan trung ương của tổ chức xã hội – nghề nghiệp; nhà thầu nước ngoài;

+ Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ của tổ chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP;

+ Cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép/bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ thành lập Tổ thẩm định với thành phần không quá 03 người để thẩm định hồ sơ tại trụ sở chính của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

Tổ thẩm định có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định sự phù hợp của hồ sơ về nhân lực, phương tiện đo, thiết bị, phần mềm, công nghệ đo đạc và bản đồ so với thực tế của tổ chức đề nghị cấp giấy phép; xác định năng lực của tổ chức trong việc thực hiện các nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ đề nghị cấp giấy phép, lập biên bản thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép/bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 15 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2019/NĐ-CP;

+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ, lập biên bản thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép/bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ của các tổ chức.

+ Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thẩm định, gửi biên bản thẩm định kèm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép/bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ đến Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên thông với hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trường hợp tổ chức không đạt điều kiện cấp giấy phép/bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo, nêu rõ lý do không cấp giấy phép và trả lại hồ sơ cho tổ chức đề nghị cấp giấy phép/bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ trong thời hạn quy định tại điểm d và điểm đ khoản 3 Điều 33 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP.

– Bước 4: Cấp giấy phép

+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép/bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ, Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam phê duyệt, cấp giấy phép/bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ;

+ Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam thông báo cho tổ chức về việc hoàn thành cấp giấy phép/bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ, trả giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép/bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ cho tổ chức, gửi tệp tin chứa bản chụp giấy phép cho Sở Tài nguyên và Môi trường để phối hợp quản lý đối với các tổ chức do Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định.

Cách thức thực hiện – Trực tiếp;

– Qua dịch vụ bưu chính;

– Trực tuyến.

Thành phần số lượng hồ sơ – Đơn đề nghị hoặc tệp tin chứa đơn đề nghị cấp bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 13 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2019/NĐ-CP;

– Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn về đo đạc và bản đồ, hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của các nhân viên kỹ thuật đo đạc và bản đồ được bổ sung;

– Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính hóa đơn hoặc giấy tờ chứng minh sở hữu phương tiện đo, thiết bị, phần mềm, công nghệ đo đạc và bản đồ được bổ sung;

– Bản gốc giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đã được cấp.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết Thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy phép/bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ không quá 09 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định của Nghị định số 27/2019/NĐ-CP.

– Thời gian thẩm định hồ sơ: 07 ngày làm việc (trường hợp Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam thẩm định), 06 ngày làm việc (trường hợp Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định);

– Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam phê duyệt, cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.

Đối tượng thực hiện Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài.
Cơ quan thực hiện – Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
Lệ phí Mức phí cấp giấy phép/bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ được quy định cụ thể tại Thông tư số 34/2017/TT-BTC ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ. Thông tư số 34/2017/TT-BTC
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Mẫu số 13: Đơn đề nghị cấp bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ (Ban hành kèm theo Nghị định số 27/2019/NĐ-CP).

Mẫu số 15: Biên bản thẩm định hồ sơ bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ (Ban hành kèm theo Nghị định số 27/2019/NĐ-CP).

Nghị định số 27/2019/NĐ-CP
Yêu cầu, điều kiện thực hiện a.1) Đối với tổ chức trong nước:

– Là doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng, nhiệm vụ hoạt động đo đạc và bản đồ;

– Người phụ trách kỹ thuật về đo đạc và bản đồ phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành về đo đạc và bản đồ; có thời gian hoạt động thực tế ít nhất là 05 năm phù hợp với ít nhất một nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ của tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoặc có chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I; không được đồng thời là người phụ trách kỹ thuật về đo đạc và bản đồ của tổ chức khác;

– Có số lượng tối thiểu là 04 nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên được đào tạo về đo đạc và bản đồ;

– Có phương tiện, thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với quy định trong định mức kinh tế – kỹ thuật đo đạc và bản đồ để thực hiện một sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc nội dung đề nghị cấp giấy phép.

a.2) Đối với nhà thầu nước ngoài:

– Có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư, trong đó có hoạt động đo đạc và bản đồ;

– Có lực lượng kỹ thuật, phương tiện, thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với hồ sơ dự thầu đã trúng thầu hoặc hồ sơ được chọn thầu.

Luật Đo đạc và bản đồ
Cơ sở pháp lý Luật Đo đạc và bản đồ

– Nghị định số 27/2019/NĐ-CP

– Thông tư số 34/2017/TT-BTC

 

Số hồ sơ B-BTM-264732-TT Lĩnh vực Đo đạt bản đồ
Cơ quan ban hành Bộ tài nguyên và môi trường Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.