Cấp giấy phép, khai thác sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm

 

Thủ tục

Cấp giấy phép, khai thác sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm

Trình tự thực hiện – Bước 1: Nộp hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cấp phép, phí thẩm định hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường.

– Bước 2. Kiểm tra hồ sơ:

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

+ Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.

– Bước 3: Thẩm định báo cáo, thẩm định tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và quyết định cấp phépkhai thác, sử dụng tài nguyên nước; quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước:

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định báo cáo, tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định báo cáo.

+ Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước,Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnhcấp phép, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép, không phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

+ Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện báo cáo, bản kê khai tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (sau đây gọi tắt là Bản kê khai),Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện.

Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại báo cáo, bản kê khai không tính vào thời gian thẩm định báo cáo, tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Thời gian thẩm định sau khi báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc.

+ Trường hợp phải lập lại báo cáo,bản kê khai,Sở Tài nguyên và môi trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.

+ Khi trình hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, Sở Tài nguyên và Môi trườngcó trách nhiệm trình dự thảo Quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 82/2017/NĐ-CP) .

– Bước 4. Thông báo kết quả:

+ Sở Tài nguyên và môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.

+ Sở Tài nguyên và môi trường gửi thông báo cho chủ giấy phép và Cục thuế địa phương nơi có công trình khai thác kèm theo quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Cách thức thực hiện – Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ về Sở Tài nguyên và Môi trường.

– Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép (đối với trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp phép); thông báo nghĩa vụ tài chính và trả giấy phép (đối với trường hợp đủ điều kiện cấp phép), gửi thông báo cho chủ giấy phép và Cục thuế địa phương nơi có công trình khai thác kèm theo quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Thành phần số lượng hồ sơ – Đơn đề nghị cấp giấy phép.

– Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất.

– Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200m3/ngày đêm trở lên.

– Báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm trong trường hợp chưa có công trình khai thác.

– Báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động.

– Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá sáu (06) tháng tính từ thời điểm nộp hồ sơ.

– Văn bản góp ý, tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến (đối với trường hợp phải lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân).

Trường hợp chưa có công trình khai thác nước dưới đất, hồ sơ đề nghị cấp giáy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

– Bản kê khai tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP,với các nội dung chủ yếu sau: Chất lượng nguồn nước; loại nguồn nước, điều kiện khai thác, quy mô khai thác, thời gian khai thác, thời gian tính tiền, sản lượng khai thác cho từng mục đích sử dụng, giá tính tiền, mức thu tiền cho từng mục đích sử dụng; tính tiền cho từng mục đích sử dụng, tổng tiền cấp quyền khai thác, phương án nộp tiền cấp quyền khai thác và kèm theo các tài liệu để chứng minh.

– Số lượng hồ sơ: 02 bộ hồ sơ.

Thời hạn giải quyết – Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài Nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.

– Thời hạn thẩm định báo cáo, bản kê khai: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài Nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định báo cáo, bản kê khai.

Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại báo cáo, bản kê khai không tính vào thời gian thẩm định báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi báo cáo, bản kê khai được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc.

– Thời hạn trả giấy phép: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.

– Thời hạn trả quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi thông báo cho chủ giấy phép và Cục thuế địa phương nơi có công trình khai thác kèm theo quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Đối tượng thực hiện Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện – Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính – Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất.

– Quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Lệ phí – Phí thẩm định: Tùy thuộc vào Điều kiện cụ thể tại địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, như:

+ Đối với đề án thiết kế giếng có lưu lượng nước dưới 200 m3/ngày đêm: Không quá 400.000 đồng/1 đề án.

Đối với đề án, báo cáo thăm, dò, khai thác có lưu lượng nước từ 200 m3 đến dưới 500 m3/ngày đêm: Không quá 1.100.000 đồng/1 đề án, báo cáo.

Đối với đề án, báo cáo thăm dò, khai thác có lưu lượng nước từ 500 m3 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: Không quá 2.600.000 đồng/1 đề án, báo cáo.

Đối với đề án, báo cáo thăm dò, khai thác có lưu lượng nước từ 1.000 m3 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: Không quá 5.000.000 đồng/1 đề án, báo cáo.

Phí thẩm định hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước: không quy định.

Thông tư số 02/2014/TT-BTC
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai – Đơn đề nghị cấp giấy phép: Mẫu 03 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT.

– Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200m3/ngày đêm trở lên theo Mẫu 25 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT,

– Báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm trong trường hợp chưa có công trình khai thác theo Mẫu 26 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT;

– Báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động theo Mẫu 27 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT.

Mẫu giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất: Mẫu 14 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT.

Mẫu kê khai tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP).

Mẫu thông báo nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP).

Mẫu quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP).

Nghị định số 82/2017/NĐ-CP

Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT

Yêu cầu, điều kiện thực hiện – Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan ( đối với trường hợp lấy ý kiện đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân).

– Có đề án phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án phải đảm bảo đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực lập:

(1) Điều kiện đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn của tổ chức lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước

– Cán bộ chuyên môn:có cán bộ được đào tạo các chuyên ngành liên quan đến nước dưới đất (địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, khoan thăm dò, địa vật lý, địa kỹ thuật);

– Kinh nghiệm công tác: người phụ trách kỹ thuật của đề án, báo cáo đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 03 (ba) đề án, báo cáo;

            – Cùng một thời điểm, người phụ trách kỹ thuật của đề án, báo cáo chỉ đảm nhận phụ trách kỹ thuật tối đa không quá 03 đề án, báo cáo.

(2) Điều kiện đối với cá nhân tư vấn độc lập thực hiện việc lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước

Đối với cá nhân tư vấn độc lập thực hiện việc lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện:

– Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có giấy phép lao động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về lao động;

– Có văn bằng đào tạo trình độ từ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhiệm vụ được giao. Các văn bằng này được các cơ sở đào tạo của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp theo quy định của pháp luật;

– Chuyên ngành đào tạo liên quan đến nước dưới đất (địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, khoan thăm dò, địa vật lý, địa kỹ thuật)

– Kinh nghiệm công tác:  đã là người phụ trách kỹ thuật của ít nhất 05 (năm) đề án, báo cáo;

– Cùng một thời điểm, cá nhân tư vấn độc lập chỉ được nhận tư vấn lập 01 đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước.

(3) Hồ sơ năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đề án, dự án, báo cáo trong lĩnh vực tài nguyên nước

– Tổ chức, cá nhân hành nghề khi thực hiện lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước phải có hồ sơ chứng minh năng lực.

– Hồ sơ năng lực đối với trường hợp là tổ chức hành nghề trong lĩnh vực tài nguyên nước:

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có kèm bản chính để đối chiếu các loại giấy tờ: Quyết định thành lập tổ chức của cơ quan có thẩm quyền, trong đó có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động điều tra cơ bản, lập quy hoạch tài nguyên nước và các hoạt động khác về tài nguyên nước;Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp và các giấy tờ, tài liệu, hợp đồng để chứng minh việc đáp ứng yêu cầu đối với các hạng mục công việc có quy định điều kiện khi thực hiện (nếu có) đối với trường hợp hạng mục công việc của đề án, dự án, báo cáo có yêu cầu điều kiện khi thực hiện thì tổ chức phải đáp ứng các điều kiện đó hoặc có hợp đồng liên doanh, liên kết hoặc hợp đồng thuê với tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện để thực hiện.

+ Danh sách đội ngũ cán bộ chuyên môn, người được giao phụ trách kỹ thuật; bản sao có chứng thực hoặc bản sao có kèm bản chính để đối chiếu giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu, văn bằng đào tạo, giấy phép hành nghề (nếu có), hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng; các tài liệu, giấy tờ để chứng minh kinh nghiệm công tác của từng cá nhân đáp ứng yêu cầu điều kiện nêu trên.

– Hồ sơ năng lực đối với trường hợp là cá nhân tư vấn độc lập thực hiện việc lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước:

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có kèm bản chính để đối chiếu giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu, văn bằng đào tạo;

+ Các tài liệu, giấy tờ để chứng minh kinh nghiệm công tác của cá nhân đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm công tác muc (2) nêu trên;

– Tổ chức, cá nhân hành nghề phải nộp hồ sơ năng lực cho cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu hoặc tổ chức cá nhân thuê lập đề án, báo cáo để làm căn cứ lựa chọn tổ chức, cá nhân đủ điều kiện về năng lực thực hiện đề án, dự án, báo cáo.

Phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước.

Nghị định số 60/2016/NĐ-CP
Cơ sở pháp lý Luật tài nguyên nước năm 2012

– Nghị định số 201/2013/NĐ-CP

– Nghị định số 60/2016/NĐ-CP

– Nghị định số 82/2017/NĐ-CP

– Nghị định số 136/2018/NĐ-CP

– Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT

– Thông tư số 94/2016/TT-BTC

– Thông tư số 02/2014/TT-BTC

 

 

 

 

Số hồ sơ Lĩnh vực Tài nguyên nước
Cơ quan ban hành Bộ tài nguyên và môi trường Cấp thực hiện Tỉnh
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.