THÔNG TƯ 33/2013/TT-BNNPTNT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG DO BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2013/TT-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2013 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24 tháng 3 năm 2004;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Cục trưởng Cục Trồng trọt;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng,
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này 10 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng:
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cải bắp.
Ký hiệu: QCVN 01-120:2013/BNNPTNT
2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống dưa hấu.
Ký hiệu: QCVN 01-121:2013/BNNPTNT
3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống nho.
Ký hiệu: QCVN 01-122:2013/BNNPTNT
4. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống bông.
Ký hiệu: QCVN 01-123:2013/BNNPTNT
5. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống chè.
Ký hiệu: QCVN 01-124:2013/BNNPTNT
6. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống mía.
Ký hiệu: QCVN 01-125:2013/BNNPTNT
7. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống nhãn.
Ký hiệu: QCVN 01-128:2013/BNNPTNT
8. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống thanh long.
Ký hiệu: QCVN 01-129:2013/BNNPTNT
9. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống mía.
Ký hiệu: QCVN 01-131:2013/BNNPTNT
10. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống dâu.
Ký hiệu: QCVN 01-147:2013/BNNPTNT
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 12 năm 2013.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức và cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để Bộ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận: – Văn phòng Chính phủ (để b/c); – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – UBND các Tỉnh, TP trực thuộc TƯ; – Sở Nông nghiệp và PTNT các Tỉnh, TP trực thuộc TƯ; – Các Cục, Vụ, Viện, Trường Đại học thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; – Công báo, Website Chính phủ; – Website Bộ NN&PTNT; – Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp; – Lưu: VT, TT, KHCN. |
KT. BỘ TRƯỞNG Vũ Văn Tám |
QCVN 01-120:2013/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG CẢI BẮP
National Technical Regulation on Testing for Value of Cultivation and Use of Cabbage Varieties
Lời nói đầu
QCVN 01-120:2013/BNNPTNT được chuyển đổi từ 10TCN 469:2001 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
QCVN 01-120:2013/BNNPTNT do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia, Cục trồng trọt biên soạn, Vụ Khoa học Công nghiệp và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 33/2013/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 6 năm 2013.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG CẢI BẮP
National Technical Regulation on Testing for Value of Cultivation and Use of Cabbage Varieties
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định chỉ tiêu theo dõi, phương pháp đánh giá và yêu cầu quản lý khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng (khảo nghiệm VCU) của giống cải bắp mới được chọn tạo trong nước và nhập nội.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khảo nghiệm VCU giống cải bắp mới.
1.3. Giải thích từ ngữ và các từ viết tắt
1.3.1. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1.1. Giống khảo nghiệm: Là giống cải bắp mới được đăng ký khảo nghiệm.
1.3.1.2. Giống đối chứng: Là giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm đã được công nhận là giống cây trồng mới hoặc là giống đang được gieo trồng phổ biến tại địa phương.
1.3.2. Các từ viết tắt
VCU: Value of Cuitivation and Use (giá trị canh tác và giá trị sử dụng).
1.4. Tài liệu viện dẫn.
1.4.1. QCVN 01-92:2012/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cải bắp
1.4.2. TCVN 8812:2011 Hạt giống cải bắp-Yêu cầu kỹ thuật
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Để xác định giá trị canh tác và sử dụng của giống cải bắp mới phải theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu quy định ở Bảng 1.
Bảng 1 – Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá
TT |
Chỉ tiêu |
Giai đoạn |
Đơn vị tính/Điểm |
Trạng thái biểu hiện |
Phương pháp đánh giá |
1. |
Ngày gieo |
Gieo |
ngày |
||
2. |
Ngày mọc |
Mọc |
ngày |
Ngày có khoảng 50% số cây theo dõi có 2 lá mầm nhú khỏi mặt đất | Quan sát các cây trên luống gieo |
3. |
Ngày trồng |
Cây con |
ngày |
Cây có 5-6 lá thật | Quan sát |
4. |
Ngày trải lá bàng |
Giai đoạn trải lá bàng |
ngày |
Ngày có khoảng 50% số cây trên ô ở giai đoạn trải lá bàng | Quan sát các cây trên ô |
5. |
Cây: đường kính tán cây |
Giai đoạn trải lá bàng |
cm |
Đo 2 đường vuông góc qua tâm cây, lấy giá trị trung bình | |
6. |
Lá ngoài: hình dạng phiến lá |
Trải lá bàng |
1 2 3 4 5 |
Elip đứng
Ovan đứng Tròn Elip ngang Hình trứng ngược |
Quan sát trên lá ngoài đã phát triển đầy đủ của các cây trên ô |
7. |
Ngày bắt đầu cuốn bắp |
|
ngày |
Ngày có khoảng 50% số cây trên ô bắt đầu cuốn bắp | Quan sát các cây trên ô |
8. |
Cây: khối lượng |
Giai đoạn chín thu hoạch |
kg |
Mặt trên của bắp căng nhẵn, mép lá trên cùng hơi cong ra phía ngoài | Cắt sát đất sau đó cân cả cây. Mỗi lần nhắc lấy số liệu của 10 cây và giá trị trung bình |
9. |
Bắp: khối lượng bắp |
Giai đoạn chín thu hoạch |
kg |
Mặt trên của bắp căng nhẵn, mép lá trên cùng hơi cong ra phía ngoài | Lược bỏ các lá không cuốn, cân khối lượng bắp của 10 cây mẫu. Lấy số liệu của 10 bắp và giá trị trung bình |
10. |
Bắp: hình dạng theo mặt cắt dọc |
Giai đoạn chín thu hoạch |
1 2 3 4 5 6 7 |
Elip hẹp ngang
Elip ngang Tròn Elip đứng Hình trứng ngược Ovan đứng Ovan có góc đầu bắp |
Cắt đôi chiều dọc của 10 bắp và quan sát. |
11. |
Bắp: chiều cao |
Giai đoạn chín thu hoạch |
cm |
Đo tại vị trí cao nhất của bắp. Lấy số liệu của 10 bắp và giá trị trung bình. | |
12. |
Bắp: đường kính |
Giai đoạn chín thu hoạch |
cm |
Đo đường kính mặt cắt ngang phần lớn nhất của bắp. Thực hiện trên 10 cây mẫu. | |
13. |
Bắp: độ bao bắp |
Giai đoạn chín thu hoạch |
1 2 3 |
Hở
Bao một phần Bao hoàn toàn |
Quan sát cấu trúc kiểu xếp lá trên đỉnh bắp. |
14. |
Bắp: mầu của lá trong |
Giai đoạn chín thu hoạch |
1 2 3 4 |
Trắng
Vàng Xanh Tím |
Xem màu của lá thứ 7 tính từ lá bắp ngoài cùng giai đoạn chín thu hoạch. |
15. |
Bắp: tỉ lệ bắp cuốn |
Giai đoạn chín thu hoạch |
% |
Số bắp cuốn —————– x100 Tổng số cây |
|
16. |
Bắp: độ chặt |
Giai đoạn chín thu hoạch |
g/cm3 |
Tính theo công thức:
– – G: khối lượng bắp (g) – H: chiều cao bắp (cm) – D: đường kính – P = g/cm3 (P càng cao bắp càng chặt thể hiện giống tốt) – 0.523 là hệ số quy đổi từ thể tích hình trụ sang hình cầu. (P càng tiến tới 1 thì bắp càng chặt) |
|
17. |
Thời gian sinh trưởng (thời gian từ gieo đến thu hoạch) |
Giai đoạn chín thu hoạch |
ngày |
Mặt trên của bắp căng nhẵn, mép lá trên cùng hơi cong ra phía ngoài một chút tạo ra một chút gợn lá non ở mép giáp với lá ngoài đó. | Ngày có 50% số cây/ ô thu hoạch được. |
18. |
Năng suất sinh khối |
Giai đoạn chín thu hoạch |
kg/ô |
Thu hoạch toàn bộ số cây trên ô. Và tính khối lượng. Lấy 1 chữ số sau dấu phẩy | |
19. |
Năng suất bắp |
Giai đoạn chín thu hoạch |
kg/ô |
Tính khối lượng bắp trên ô. Lấy 1 chữ số sau dấu phẩy | |
20. |
Bệnh tứôi nhũn cải bắp Erwinia carotovora (Jones) Holland |
Sau trồng 30, 45 và 60 ngày |
Cấp 1 Cấp 3 Cấp 5 Cấp 7 Cấp 9 |
<1% diện tích lá bị hại.
Từ 1% đến 5% diện tích lá bị hại. >5% đến 25% diện tích lá bị hại. >25% đến 50% diện tích lá bị hại. >50% diện tích lá bị hại. |
Điều tra trên toàn ô thí nghiệm |
21. |
Đốm lá vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. campetris (Pammel) Dowson |
Sau trồng 30, 45 và 60 ngày |
Cấp 1 Cấp 3 Cấp 5 Cấp 7 Cấp 9 |
<1% diện tích lá bị hại.
Từ 1% đến 5% diện tích lá bị hại. >5% đến 25% diện tích lá bị hại. >25% đến 50% diện tích lá bị hại. >50% diện tích lá bị hại. |
Điều tra trên toàn ô thí nghiệm |
22. |
Bệnh thối hạch cải bắp – Sclerotinia sclerotiorum (Lib) de Bary; |
Sau trồng 30, 45 và 60 ngày |
Cấp 1 Cấp 3 Cấp 5 Cấp 7 Cấp 9 |
<1% diện tích lá bị hại.
Từ 1% đến 5% diện tích lá bị hại. >5% đến 25% diện tích lá bị hại. >25% đến 50% diện tích lá bị hại. >50% diện tích lá bị hại. |
Điều tra trên toàn ô thí nghiệm |
23. |
Bệnh đốm vòm- Alternaria brassicae Sace; |
Sau trồng 30, 45 và 60 ngày |
Cấp 1 Cấp 3 Cấp 5 Cấp 7 Cấp 9 |
<1% diện tích lá bị hại.
Từ 1% đến 5% diện tích lá bị hại. >5% đến 25% diện tích lá bị hại. >25% đến 50% diện tích lá bị hại. >50% diện tích lá bị hại. |
Điều tra trên toàn ô thí nghiệm |
24. |
Sâu tơ Plutella xylostella Linnaeus |
Sau trồng 30, 45 và 60 ngày |
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 |
Nhẹ (xuất hiện rải rác).
Trung bình (phân bố dưới 1/3 của thân, lá). Nặng (phân bố trên 1/3 của thân, lá) |
Điều tra trên toàn ô thí nghiệm |
25. |
Sâu xanh bướm trắng hại rau cải Pieris rapae L. |
Sau trồng 30, 45 và 60 ngày |
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 |
Nhẹ (xuất hiện rải rác).
Trung bình (phân bố dưới 1/3 của thân, lá). Nặng (phân bố trên 1/3 của thân, lá) |
Điều tra trên toàn ô thí nghiệm |
26. |
Bọ nhảy sọc cong Phyilotreta striolata Fabricius |
Sau trồng 30, 45 và 60 ngày |
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 |
Nhẹ (xuất hiện rải rác).
Trung bình (phân bố dưới 1/3 của thân, lá). Nặng (phân bố trên 1/3 của thân, lá) |
Điều tra trên toàn ô thí nghiệm |
27. |
Rệp muội xám cải bắp (rệp cải, rệp muội xám) Brevicoryne brassicae L. |
Sau trồng 30, 45 và 60 ngày |
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 |
Nhẹ (xuất hiện rải rác).
Trung bình (phân bố dưới 1/3 của thân, lá). Nặng (phân bố trên 1/3 của thân, lá) |
Điều tra trên toàn ô thí nghiệm |
28. |
Khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất thuận |
Khi gặp điều kiện bất thuận |
1 3 5 7 9 |
Không bị hại.
Hại nhẹ nhưng phục hồi nhanh. Hại trung bình, phục hồi chậm. Hại nặng, hồi phục kém (sinh trưởng phát triển kém biểu hiện qua các bộ phận của cây: Héo, chuyển màu…) Chết hoàn toàn |
Đánh giá mức độ bị hại và khả năng phục hồi của cây sau khi bị hạn, nóng, úng, sương muối. Cho điểm theo thang điểm từ 1-9 |
29. |
Chất lượng sau thu hoạch:
– Hàm lượng chất khô – Hàm lượng Vitamin C – Hàm lượng đường tổng số |
Giai đoạn chín thu hoạch |
% mg/100g mg/100g |
Phân tích một lần trong quá trình khảo nghiệm (khi tác giả có yêu cầu) theo phương pháp của phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định (mẫu mang đi phân tích không để quá 2 ngày sau khi thu hoạch) | |
30. |
Khẩu vị (độ giòn, ngọt) |
Giai đoạn chín thu hoạch |
1 2 3 4 5 |
Rất ngon
Ngon Trung bình Kém Rất kém |
Ngay sau khi thu hoạch về tiến hành luộc chín, thử nếm cảm quan rồi cho điểm. |
CHÚ THÍCH: Các tính trạng 8, 9, 10, 11,12. Mỗi lần nhắc thực hiện trên 10 cây mẫu và tính giá trị trung bình
III. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM
3.1. Các bước khảo nghiệm
3.1.1. Khảo nghiệm cơ bản
Tiến hành 3 vụ, trường hợp chỉ đề nghị công nhận cho 01 vụ thì phải qua ít nhất 2 vụ khảo nghiệm trùng tên.
3.1.2. Khảo nghiệm sản xuất
Tiến hành 2 vụ, đồng thời với khảo nghiệm cơ bản hoặc sau 01 vụ khảo nghiệm cơ bản đối với những giống cải bắp có triển vọng.
3.2. Bố trí khảo nghiệm
3.2.1. Khảo nghiệm cơ bản
3.2.1.1. Bố trí thí nghiệm
Theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, Diện tích ô thí nghiệm là 13m2 (10m x 1,3m) kể cả rãnh. Lên luống cao từ 25 cm đến 30 cm. Khoảng cách giữa các lần nhắc là 30cm. Xung quanh khu thí nghiệm có ít nhất 1 luống bảo vệ.
Giống có yêu cầu khảo nghiệm đặc thù được bố trí khảo nghiệm riêng.
3.2.1.2. Giống khảo nghiệm
– Thời gian gửi giống: Theo quy định của cơ sở khảo nghiệm; khi gửi giống kèm theo Đăng ký khảo nghiệm và Tờ khai kỹ thuật tại Phụ lục B, C của Quy chuẩn này.
– Khối lượng hạt giống tối thiểu gửi khảo nghiệm và lưu mẫu: Vụ đầu là 40g/giống, các vụ sau 20g/giống.
– Chất lượng hạt giống: Tối thiểu phải tương đương cấp giống xác nhận theo TCVN 8812:2011 . Giống khảo nghiệm không nên xử lý bằng bất cứ hình thức nào, trừ khi cơ sở khảo nghiệm cho phép hoặc yêu cầu
– Giống khảo nghiệm được phân nhóm theo thời gian sinh trưởng trong vụ đông xuân
Ngắn ngày: nhỏ hơn 90 ngày
Trung ngày: từ 90 ngày đến 110 ngày
Dài ngày: trên 110 ngày
3.2.1.3. Giống đối chứng
Do cơ sở khảo nghiệm lựa chọn, quyết định
Chất lượng của hạt giống phải tương đương với giống khảo nghiệm như quy định ở Mục 3.2.1.2.
3.2.2. Khảo nghiệm sản xuất
– Diện tích: Tối thiểu 500m2/giống/điểm, tổng diện tích khảo nghiệm sản xuất không vượt quá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Giống đối chứng: Như quy định ở Mục 3.2.1.3.
3.3. Quy trình kỹ thuật
3.3.1. Khảo nghiệm cơ bản
3.3.1.1. Thời vụ
Theo khung thời vụ tốt nhất với từng nhóm giống tại địa phương nơi khảo nghiệm.
3.3.1.2. Kỹ thuật gieo ươm cây giống (Phụ lục A)
3.3.1.3. Yêu cầu về đất
– Đất làm thí nghiệm phải đại diện cho vùng sinh thái khảo nghiệm, tơi xốp có độ phì đồng đều, bằng phẳng, sạch cỏ dại và chủ động tưới tiêu. Đất làm thí nghiệm vụ trước không trồng các cây trồng thuộc họ cải (Brassicaceae)
3.3.1.4. Mật độ và khoảng cách trồng
Mỗi ô thí nghiệm chia làm 2 hàng, mật độ và khoảng cách trồng phụ thuộc vào nhóm giống:
Nhóm ngắn ngày: 56 cây, khoảng cách 50cm x 35cm (cây cách cây)
Nhóm trung ngày: 50 cây, khoảng cách 50cm x 40cm
Nhóm dài ngày: 44 cây, khoảng cách 50 cm x 45cm
3.3.1.5. Phân bón
– Lượng phân bón cho 1 ha: Phân chuồng hoai mục từ 20 tấn đến 25 tấn hoặc phân hữu cơ khác với lượng quy đổi tương đương; từ 120kg đến 150kg N, từ 100kg đến 120kg P2O5 và từ 75 đến 90kg K2O. Tùy theo độ phì của đất, đặc tính của giống có thể điều chỉnh mức phân bón cho phù hợp.
– Cách bón: Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, toàn bộ phân lân và 1/3 lượng kali. Toàn bộ lượng đạm và kali còn lại chia đều bón thúc vào 3 lần xới vun.
3.3.1.6. Xới vun
– Xới vun kết hợp bón thúc 3 lần như sau:
+ Thúc lần 1: khi cây hồi xanh kết hợp vun xới nhẹ.
+ Thúc lần 2: khi cây trải lá bàng kết hợp xới vun cao.
+ Thúc lần 3: khi cây bắt đầu vào cuốn.
3.3.1.7. Tưới nước
Tưới theo rãnh hoặc mặt luống. Giữ độ ẩm đất thường xuyên khoảng từ 70% đến 75% độ ẩm tối đa đồng ruộng.
Chú ý: Luôn giữ ẩm cho cây, đặc biệt giai đoạn vào cuốn. Khi bắp đã cuốn chắc không nên tưới đẫm tránh hiện tượng nổ bắp.
3.3.1.8. Phòng trừ sâu bệnh
Phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật (trừ những thí nghiệm khảo nghiệm quy định không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật).
3.3.1.9. Thu hoạch
Thời gian thu hoạch được xác định theo chỉ tiêu 18 tại Bảng 1
Thu hoạch bắp vào buổi sáng, tránh dập nát, xây xát.
3.3.2. Khảo nghiệm sản xuất
Áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến của địa phương nơi khảo nghiệm hoặc theo khảo nghiệm cơ bản ở Mục 3.2.1.
3.4. Phương pháp đánh giá
3.4.1. Khảo nghiệm cơ bản
3.4.1.1. Các chỉ tiêu được theo dõi trong điều kiện đồng ruộng bình thường. Riêng các chỉ tiêu về tính chống chịu của giống với sâu bệnh hại hoặc điều kiện ngoại cảnh bất thuận (hạn, úng, nóng …) khi có yêu cầu thì bố trí thí nghiệm riêng với các điều kiện nhân tạo.
3.4.1.2. Các chỉ tiêu được theo dõi, đánh giá vào những giai đoạn sinh trưởng thích hợp của cây cải bắp theo quy định ở Bảng 1.
3.4.2. Khảo nghiệm sản xuất
Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu sau:
– Thời gian sinh trưởng (ngày): Tính số ngày từ nảy mầm đến khi 50% số cây chín thu hoạch.
– Năng suất (tấn/ha): Cân khối lượng thực thu trên diện tích khảo nghiệm, sau đó quy ra năng suất tấn/ha.
– Đặc điểm giống: Nhận xét về sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng thích ứng với điều kiện địa phương nơi khảo nghiệm.
– Ý kiến của người khảo nghiệm: Có hoặc không chấp nhận giống mới.
3.5. Báo cáo kết quả khảo nghiệm: Theo mẫu tại Phụ lục D, E của Quy chuẩn này.
IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
Khảo nghiệm VCU giống cải bắp để công nhận giống cây trồng mới được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24 tháng 3 năm 2004 và Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Cục Trồng trọt có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chuẩn này. Căn cứ vào yêu cầu quản lý giống cải bắp, Cục Trồng trọt có trách nhiệm kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.
5.2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định viện dẫn tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới./.
PHỤ LỤC A
HƯỚNG DẪN GIEO ƯƠM CÂY GIỐNG
1. Kỹ thuật trong vườn ươm
Chọn đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, không chua (pH KCI = 6-6,5). Đất được phơi ải, cày bừa kỹ đảm bảo tơi xốp, sạch cỏ. Không gieo ươm trên đất đã trồng các cây họ thập tự ở vụ trước. Lên luống cao từ 25cm đến 30cm, mặt luống rộng từ 0,8m đến 1m.
Phân bón cho 10m2 vườn ươm từ 25kg đến 30 kg phân hữu cơ + 1 kg vôi bột + 0,4-0,5 kg supelân. Gieo hạt với mật độ từ 2,5g đến 3,0g hạt/m2. Gieo đều để đảm bảo khoảng cách cây cách cây từ 3cm đến 5cm. Sau khi gieo hạt xong rắc một lớp đất bột kín hạt, phủ một lớp rơm đã được cắt ngắn hoặc trấu rồi tưới đủ ẩm.
Chăm sóc: Sau khi gieo hạt tưới nước sạch đủ ẩm (độ ẩm từ 70 đến 75%) trong khoảng từ 3 đến 5 ngày đầu (mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều). Khi hạt nảy mầm ngừng tưới 1 đến 2 ngày, sau đó cách 1 ngày tưới một lần. Trước khi ra ngôi 10 ngày, giảm dần lượng nước tưới, ngừng tưới nước trước khi nhổ xuất vườn từ 3 đến 4 ngày. Tưới ẩm trước khi nhổ cây con từ 1 giờ đến 2 giờ.
Phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật. Chú ý các sâu bệnh hại chính trong vườn ươm (sâu tơ, sâu xanh, rệp, bọ nhảy, bệnh lở cổ rễ….)
Ra ngôi, trồng khi cây có từ 4 đến 6 lá thật (tuổi cây giống từ 20 đến 30 ngày).
2. Kỹ thuật gieo trên khay
Dùng khay nhựa hoặc khay xốp
Tùy theo điều kiện của cơ sở khảo nghiệm, hỗn hợp giá thể đưa vào khay có thể trộn theo công thức sau:
1. Đất: Bột xơ dừa: Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 1:1:1.
2. Đất: Trấu hun: Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 4:3:3.
Gieo hạt, chăm sóc và ra ngôi như kỹ thuật trong vườn ươm.
PHỤ LỤC B
ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
…., ngày tháng năm 20….
ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM VCU GIỐNG CẢI BẮP
Kính gửi: (Tên cơ sở khảo nghiệm)
1. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: Email:
2. Nội dung đăng ký khảo nghiệm:
Vụ khảo nghiệm: Năm:
TT |
Tên giống |
Hình thức khảo nghiệm* |
Số điểm khảo nghiệm |
Địa điểm |
Diện tích |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chú thích:* Khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất
Đại điện tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm |
PHỤ LỤC C
TỜ KHAI KỸ THUẬT
1. Tên giống đăng ký khảo nghiệm
– Tên đăng ký chính thức:
– Tên gốc nếu là giống nhập nội:
– Tên gọi khác nếu có:
2. Nguồn gốc và phương pháp chọn tạo giống
2.1. Chọn tạo trong nước
– Nguồn gốc (vật liệu tạo giống, bố mẹ nếu là giống lai):
– Phương pháp chọn tạo:
2.2. Nhập nội
– Xuất xứ:
– Thời gian nhập nội:
3. Đặc điểm chính của giống
– Thời gian sinh trưởng (ngày), vụ:
– Đường kính bắp:
– Màu sắc lá trong của bắp
– Dạng bắp theo mặt cắt dọc:
– Khối lượng bắp trung bình:
– Năng suất:
– Khả năng chống chịu:
4. Giống đối chứng
5. Yêu cầu kỹ thuật khác (nếu có)
……………, ngày…… tháng…… năm ………. |
PHỤ LỤC D
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN GIỐNG CẢI BẮP
1. Vụ khảo nghiệm Năm
2. Địa điểm:
3. Cơ quan thực hiện:
Cán bộ thực hiện: Điện thoại
5. Số giống khảo nghiệm:
6. Giống đối chứng
7. Ngày gieo: Ngày trồng: Ngày thu hoạch:
8. Diện tích ô thí nghiệm: m2, kích thước ô: m x m
9. Số lần nhắc lại:
10. Loại đất trồng: Cây trồng trước:
11. Phân bón cho 1 ha: Ghi rõ loại phân và số lượng đã sử dụng
12. Phòng trừ sâu bệnh: Ghi rõ ngày tiến hành, loại thuốc và nồng độ sử dụng
13. Tóm tắt ảnh hưởng của thời tiết đến thí nghiệm
14. Số liệu kết quả khảo nghiệm (ghi đầy đủ, chính xác vào Bảng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 dưới đây).
Bảng 1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
Tên giống |
Giai đoạn vườn ươm |
Giai đoạn vườn sản xuất |
|||
Gieo đến mọc (ngày) |
Mọc đến ra ngôi (ngày) |
Mọc đến trải lá bàng (ngày) |
Mọc đến cuốn bắp (ngày) |
Mọc đến chín thu hoạch (ngày) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 2. Một số đặc điểm hình thái
Tên giống |
Đường kính tán cây (cm) |
Hình dạng phiến lá ngoài (1-5) |
Hình dạng theo mặt cắt dọc của bắp (1 -7) |
Độ bao bắp (1-3) |
Màu của lá trong bắp |
Độ chặt bắp (g/cm3) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 3. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính
Tên giống |
Bệnh thối nhũn bắp cải (1-9) |
Bệnh đốm lá vi khuẩn |
Bệnh thối hạch bắp cải (1-9) |
Bệnh đốm vòm |
Sâu tơ (1-5) |
Sâu xanh, bướm trắng |
Bọ nhảy sọc cong (1-3) |
Rệp muội xám (1-3) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 4 – Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất thuận
Tên giống |
Chịu nóng |
Chịu lạnh |
Chịu hạn |
Chịu úng |
||||
Ngày quan sát |
Điểm |
Ngày quan sát |
Điểm |
Ngày quan sát |
Điểm |
Ngày quan sát |
Điểm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 5. Các yếu tố cấu thành năng suất
Tên giống |
Số cây cho thu hoạch |
Khối lượng cây |
Khối |
Chiều cao bắp (cm) |
Đường kính bắp (cm) |
Tỉ lệ bắp cuốn (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 6. Năng suất thực thu
Tên giống |
Năng suất sinh khối (kg/ô) |
Năng suất bắp thực thu (kg/ô) |
||||
Lần 1 |
Lần 2 |
Lần 3 |
Lần 1 |
Lần 2 |
Lần 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 7. Một số chỉ tiêu chất lượng bắp sau thu hoạch
Tên giống |
Hàm lượng chất khô (%) |
Hàm lượng Vitamin C (mg/100g) |
Hàm lượng đường tổng số (mg/100g) |
Khẩu vị (độ giòn, ngọt., điểm 1-9) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhận xét tóm tắt ưu điểm, nhược điểm chính của các giống khảo nghiệm. Sơ bộ xếp loại từ tốt đến xấu theo từng nhóm.
16. Kết luận và đề nghị
– Kết luận:
– Đề nghị:
|
………., ngày ….. tháng ……. năm ….. |
PHỤ LỤC E
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG CẢI BẮP
1. Vụ khảo nghiệm: Năm:
2. Địa điểm khảo nghiệm:
3. Tên người khảo nghiệm:
4. Tên giống khảo nghiệm:
5. Giống đối chứng:
6. Ngày gieo: Ngày thu hoạch:
7. Diện tích khảo nghiệm (m2):
8. Đặc điểm đất đai:
9. Mật độ trồng:
10. Phân bón: ghi cụ thể liều lượng và chủng loại phân bón đã sử dụng
11. Đánh giá chung:
Tên giống |
Thời gian sinh trưởng (ngày) |
Năng suất bắp (tấn/ha) |
Nhận xét chung (Sinh trưởng, sâu bệnh, tính thích ứng của giống khảo nghiệm…). |
Ý kiến của người thực hiện thí nghiệm khảo nghiệm SX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12. Kết luận và đề nghị:
Xác nhận của địa phương |
…………., ngày …….. tháng …… năm …… |
QCVN 01-121:2013/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG DƯA HẤU
National Technical Regulation on Testing for Distinctness, Uniformity and Sability of Watermelon Varieties
Lời nói đầu
QCVN 01-121:2013/BNNPTNT được chuyển đổi từ 10TCN 684-2006 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
QCVN 01-121:2013/BNNPTNT được xây dựng dựa trên cơ sở TG/142/4 (Guidelines for the Conduct of Tests for Distinctness, Uniformity and Stability in Watermelon Varieties) ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Hiệp hội bảo hộ giống cây trồng mới quốc tế (UPOV).
QCVN 01-121:2013/BNNPTNT do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia – Cục Trồng trọt biên soạn, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 33/2013/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 6 năm 2013.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG DƯA HẤU
National Technical Regulation on Testing for Distinctness, Uniformity and Sability of Watermelon Varieties
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các tính trạng đặc trưng, phương pháp đánh giá và yêu cầu quản lý khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (khảo nghiệm DUS) của các giống dưa hấu mới thuộc loài Citrullus lanatus (thunb.) Matsum. et Nakai.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khảo nghiệm DUS giống dưa hấu mới.
1.3. Giải thích từ ngữ và các từ viết tắt
1.3.1. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1.1. Giống khảo nghiệm: Là giống mới được đăng ký khảo nghiệm;
1.3.1.2. Giống tương tự: Là giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm, có nhiều tính trạng tương tự với giống khảo nghiệm;
1.3.1.3. Giống điển hình: Là giống được sử dụng làm chuẩn đối với một trạng thái biểu hiện cụ thể của một tính trạng;
1.3.1.4. Mẫu chuẩn: Là mẫu giống có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống, được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền công nhận;
1.3.1.5. Tính trạng đặc trưng: Là những tính trạng được di truyền ổn định, ít bị biến đổi bởi tác động của ngoại cảnh, có thể nhận biết và mô tả được một cách chính xác;
1.3.1.6. Cây khác dạng: Là cây khác biệt rõ ràng với giống khảo nghiệm ở một hoặc nhiều tính trạng đặc trưng được sử dụng trong khảo nghiệm DUS.
1.3.2. Các từ viết tắt
1.3.2.1. UPOV: International Union for the protection of new varieties of plants (Hiệp hội quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới).
1.3.2.2. DUS: Distinctness, Uniformity, Stability (Tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định).
1.3.2.3. QL: Qualitative characteristic (Tính trạng chất lượng).
1.3.2.4. PQ: Pseudo-Qualitative characteristic (Tính trạng giả chất lượng).
1.3.2.5. QN: Quantitative characteristic (Tính trạng số lượng).
1.3.2.6. MG: Single measurement of a group of plants or parts of plants (Đo đếm một nhóm cây hoặc một bộ phận của một nhóm cây).
1.3.2.7. MS: Measurement of a number of individuai plants or parts of plants (Đo đếm từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu).
1.3.2.8. VG: Visual assessment by a single observation of a group of plants or parts of plants (Quan sát một nhóm cây hoặc một bộ phận của một nhóm cây).
1.3.2.9. VS: Visual assessment by observation of individual plants or parts of plants (Quan sát từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu).
1.3.1.10. COYD: Combined Over Years Distinctness (Tính khác biệt kết hợp qua các năm).
1.3.2.11. COYU: Combined Over Years Uniformity (Tính đồng nhất kết hợp qua các năm).
1.4. Tài liệu viện dẫn
1.4.1. QCVN 01-91:2012/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống dưa hấu.
1.4.2. TCVN 8815:2011 , Hạt giống dưa hấu lai – Yêu cầu kỹ thuật.
1.4.3. TG/1/3: General Introduction to the Examination of Distinctness, Uniformity and Stability and the Development of Harmonized Descriptions of New Varieties of Plants (Hướng dẫn chung về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và phát triển sự hài hòa hóa trong mô tả giống cây trồng mới)
1.4.4. TGP/8: Trail design and techniques used in the examination of Distinctness, Uniformity and Stability (Phương pháp bố trí thí nghiệm và các biện pháp kỹ thuật được sử dụng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định)
1.4.5. TGP/9: Examining Distinctness (Đánh giá tính khác biệt)
1.4.6. TGP/10: Examining Uniformity (Đánh giá tính đồng nhất)
1.4.7. TGP/11: Examining stability (Đánh giá tính ổn định)
lI. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
Các tính trạng đặc trưng đề đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống dưa hấu được qui định tại Bảng 1. Trạng thái biểu hiện của tính trạng được mã hóa bằng điểm.
Tính trạng chính: từ tính trạng 1 đến tính trạng 47 luôn được đánh giá trong khảo nghiệm DUS giống dưa hấu.
Tính trạng bổ sung: tính trạng 48 và 49 được sử dụng khi giống khảo nghiệm không khác biệt với giống tương tự ở các tính trạng chính.
Bảng 1- Các tính trạng đặc trưng của giống dưa hấu
TT |
Tính trạng |
Trạng thái |
Giống điển hình |
Mã số |
1. (*) QL VS |
Mức bội thể
Ploidy |
Lưỡng bội – diploid
Tam bội – triploid |
Mặt trời đỏ |
2 3 |
2. (+) VG PQ |
Lá mầm: hình dạng
Cotyledon: shape |
Elíp hẹp – narrow elliptic
Elíp – medium elliptic Elip rộng – broad elliptic |
Hồng lương |
1 2 3 |
3. QN MS/ VG |
Lá mầm: kích thước
Cotyledon: size |
Nhỏ – small
Trung bình – medium Lớn – large |
Hồng lương |
3 5 7 |
4. QN VG |
Lá mầm: Mức độ xanh
Cotyledon: intensity of green color |
Nhạt – light
Trung bình – medium Đậm – dark |
Hồng lương |
3 5 7 |
5. QL VG |
Lá mầm: vết đốm
Cotyledon: spots |
Không có – absent
Có – present |
1 9 |
|
6. QN MS |
Cây: chiều dài của lóng.
Plant: length of internode |
Ngắn – short
Trung bình – medium Dài – long |
3 5 7 |
|
7. (+) QN MS/ VG (a) |
Phiến lá: chiều dài
Leaf blade: length |
Ngắn – short
Trung bình – medium Dài – long |
3 5 7 |
|
8. (+) QN MS/ VG (a) |
Phiến lá: chiều rộng
Leaf blade: width |
Hẹp – narrow
Trung bình – medium Rộng – broad |
3 5 7 |
|
9. (+) QN MS (a) |
Phiến lá: tỷ lệ dài/rộng
Leaf blade: ratio length/width |
Nhỏ – small
Trung bình – medium Lớn – large |
3 5 7 |
|
10. PQ VG (a) |
Phiến lá: màu sắc
Leaf blade: Color |
Xanh vàng – yellow green
Xanh – green Xanh xám – grey green |
1 2 3 |
|
11. QN VG (a) |
Phiến lá: mức độ màu
Leaf blade: intensity of color |
Nhạt – light
Trung bình – medium Đậm – dark |
3 5 7 |
|
12. (*) (+) QN VG (a) |
Phiến lá: mức độ xẻ của thùy đầu tiên
Leaf blade:degree of primary lobing |
Nông – weak
Trung bình – medium Sâu – strong |
Hồng lương |
3 5 7 |
13. (+) QN VG (a) |
Phiến lá: mức độ xẻ của thùy thứ hai
Leaf biade:degree of secondary lobing |
Nông – weak
Trung bình – medium Sâu – strong |
3 5 7 |
|
14. (+) QN VG (a) |
Phiến lá: mức độ phồng
Leaf blade: blistering |
Ít – weak
Trung bình – medium Nhiều – strong |
Hồng lương |
3 5 7 |
15. (*) QN VG (a) |
Phiến lá: vân
Leaf blade: marbling |
Không có hoặc rất ít – absent or weak
Trung bình – medium Nhiều – strong |
1 2 3 |
|
16. QN MS/ VG |
Cuống lá: chiều dài
Petiole: length |
Ngắn – short
Trung bình – medium Dài – long |
3 5 7 |
|
17. (+) QN VG |
Bầu nhụy: kích cỡ
Ovary: size |
Nhỏ – small
Trung bình – medium To – large |
Hồng lương |
3 5 7 |
18. QN VG |
Bầu nhụy: lông tơ
Ovary: pubescence |
Ít – weak
Trung bình – medium Nhiều – strong |
AT95 Hồng lương |
3 5 7 |
19. (*) (+) QN MS (b) |
Quả: khối lượng
Fruit: weight |
Rất nhỏ – very low
Rất nhỏ đến nhỏ – very low to low Nhỏ – low Nhỏ đến trung bình – low to medium Trung bình – medium Trung bình đến to – medium to high To – high To đến rất to – high to very high Rất to – very high |
1 2 3 4 5 6 7 8 9 |
|
20. (*) (+) (b) PQ VG |
Quả: hình dạng mặt cắt dọc
Fruit: shap in longitudinal section |
Tròn – circular
Elíp rộng – broad elliptic Elíp – elliptic Elíp hẹp – elongated eiliptic |
Hồng lương |
1 2 3 4 |
21. (*) (+) QL VG (b) |
Quả: mầu nền vỏ quả
Fruit: ground color of skin |
Vàng – yellow
Xanh – green |
Kim hồng
Hồng lương |
1 2 |
22. (*) (+) QN VG (b) |
Quả: Mức độ màu nền của vỏ
Fruit: intensity of ground color of skin |
Rất nhạt – very light
Rất nhạt đến nhạt – very light to light Nhạt – light Nhạt đến trung bình – light to medium Trung bình – medium Trung bình đến đậm – medium to dark Đậm – dark Đậm đến rất đậm – dark to very dark Rất đậm – dark |
1 2 3 4 5 6 7 8 9 |
|
23. (+) QN VG (b) |
Quả: Kích thước của phần cuống đính vào quả.
Fruit: Size insertion of peduncle |
Nhỏ – small
Trung bình – medium To – large |
3 5 7 |
|
24. (+) QN VG (b) |
Quả: hình dạng vết lõm phần cuống quả
Fruit: depression of base |
Nông – shallow
Trung bình – medium Sâu – deep |
3 5 7 |
|
25. (*) (+) PQ VG (b) |
Quả: hình dạng ở đỉnh
Fruit: shape of apical part |
Phẳng – flat
Phẳng đến tròn – flat to rounded Tròn – rounded Tròn đến hình nón – rounded to conical Hình nón – conical |
1 2 3 4 5 |
|
26. (+) (b) QN VG |
Quả: vết lõm phần đỉnh quả
Fruit: depession at apex |
Nông – shallow
Trung bình- medium Sâu – deep |
3 5 7 |
|
27. QN VG (b) |
Quả: kích cỡ rốn quả
Fruit: size of pistil scar |
Nhỏ – small
Trung bình – medium Lớn – large |
3 5 7 |
|
28. PQ VG (b) |
Quả: phân bố của rãnh
Fruit: distribution of grooves |
Không có – absent
Phần nửa trên – at basal half Phần nửa dưới – at apical half Trên toàn quả – on whole fruit |
1 2 3 4 |
|
29. QN VG |
Quả: mức độ của rãnh
Fruit: degree of grooving |
Ít – weak
Trung bình – medium Nhiều – strong |
3 5 7 |
|
30. (*) (+) QL VG (b) |
Quả: vết sọc
Fruit: stripes |
Không có – absent
Có – present |
1 9 |
|
31. QL VG (b) |
Quả: kiểu vết sọc
Fruit: type of stripes |
Tản mạn – diffused
vạch rõ ràng – clearly defined |
1 2 |
|
32. (*) (+) QN VG (b) |
Quả: mức độ màu vết sọc
Fruit: intensity of color of stripes |
Rất nhạt – very light
Nhạt – light Trung bình – medium Đậm – dark Rất đậm – very dark |
1 3 5 7 9 |
|
33. (*) QN VG (b) |
Quả: chiều rộng vết sọc
Fruit: width of stripes |
Rất hẹp – very narrow
Hẹp – narrow Trung bình – medium Rộng – broad Rất rộng – very broad |
1 3 5 7 9 |
|
34. QN VG (b) |
Quả: mức độ vân
Fruit: intensity of marbling |
Không có hoặc rất ít – absent or very weak |
1 |
|
Ít – weak |
3 |
|||
Trung bình – medium |
5 |
|||
Nhiều – strong |
7 |
|||
Rất nhiều – very strong |
9 |
|||
35. (*) (+) QN MS/ VG (b) |
Quả: độ dày vỏ quả
Fruit: thinckness of pericarp |
Mỏng – thin
Trung bình – medium Dày – thick |
3 5 7 |
|
36. (*) PQ VS (b) |
Quả: màu chính thịt quả
Fruit: main color of flesh |
Trắng – white |
1 |
|
Vàng – yellow | Xuân lan 130 |
2 |
||
Da cam – orange |
3 |
|||
Hồng – pink |
4 |
|||
Đỏ hồng – pinkish red |
5 |
|||
Đỏ – red | Hồng lương |
6 |
||
37. QN VG (b) |
Quả: mức độ màu chính thịt quả
Fruit: intensity of main color of flesh |
Nhạt – light
Trung bình – medium Đậm – dark |
3 5 7 |
|
38. (+) QN MS (b) |
Quả: độ chặt của thịt quả
Fruit: firmness of flesh |
Xốp – soft
Trung bình – medium Chặt – firm |
3 5 7 |
|
39. QN VG (b) |
Quả: số lượng hạt
Fuit: number of seeds |
Không có hoặc có ít – absent or few
Trung bình – medium Nhiều – many |
Mặt trời đỏ |
1 2 3 |
40. (*) QN MS/ VG (c) |
Hạt: kích cỡ
Seed: size |
Rất nhỏ – very small
Nhỏ – small Trung bình – medium To – large Rất to – very large |
1 3 5 7 9 |
|
41. PQ VG (c) |
Hạt: mầu nền vỏ hạt
Seed: ground color of testa |
Trắng – white
Kem – cream Xanh – green Đỏ – red Nâu đỏ – red-brown Nâu – brown Đen – black |
1 2 3 4 5 6 7 |
|
42. QL VG (c) |
Hạt: mầu thứ hai của vỏ
Seed: secondary color of testa |
Không có – absent
Có – present |
1 9 |
|
43. (+) PQ VG (c) |
Hạt: phân bố mầu thứ hai của vỏ
Seed: distribution secondary color of testa |
Chấm nhỏ – in dots only |
1 |
|
Chấm nhỏ và đốm lớn – in dots and in patches |
2 |
|||
Đốm lớn – in patches only |
3 |
|||
44. QN VG (c) |
Hạt: diện tích mầu thứ hai so với mầu nền vỏ hạt
Seed: area of secondary color in relation to that of ground color |
Nhỏ – small
Trung bình – medium Lớn – large |
3 5 7 |
|
45. QL VG (c) |
Hạt: vết đốm ở rốn hạt
Seed: patches at hilum |
Không có – absent
Có – present |
1 9 |
|
46. (+) QN VG |
Thời gian hoa cái nở
Time of female flowering |
Sớm – early
Trung bình – medium Muộn – late |
3 5 7 |
|
47. (+) QN VG |
Thời gian chín
Time of maturity |
Sớm – early
Trung bình – medium Muộn – late |
3 5 7 |
|
48. MS |
Khả năng chống chịu với bệnh héo rũ
Resistance to Fusarium oxysporium f.sp. niveum (E.F. Smith) Snyder et Hasen |
Không – absent
Có – present |
1 9 |
|
48.1. |
Chủng 0
Race 0 |
Không – absent
Có – present |
1 9 |
|
48.2 |
Chủng 1
Race 1 |
Không – absent
Có – present |
1 9 |
|
48.3 |
Chủng 2
Race 2 |
Không – absent
Có – present |
1 9 |
|
49. (+) |
Khả năng chống chịu với bệnh thán thư
Resistance to Collectotrichum lagenarium (passerini) Ellis et Halsted |
Không – absent
Có – present |
|
|
49.1. |
Chủng 1
Race 1 |
Không – absent
Có – present |
1 9 |
|
49.2 |
Chủng 2
Race 2 |
Không – absent
Có – present |
1 9 |
|
49.3 |
Chủng 3
Race 3 |
Không – absent
Có – present |
1 9 |
Chú thích:
(*) Được sử dụng cho tất cả các giống trong mỗi vụ khảo nghiệm và luôn có trong bản mô tả giống, trừ khi trạng thái biểu hiện của tính trạng trước đó hoặc điều kiện môi trường làm cho nó không biểu hiện được
(+) Được giải thích, minh họa và hướng dẫn tại phụ lục A
(a): Tất cả các quan sát trên phiến lá thực hiện trên lá đã phát triển hoàn toàn
(b): Tất cả các quan sát trên quả được thực hiện trên quả phát triển tốt, khi quả chín
(c): Tất cả các quan sát trên hạt được thực hiện trên hạt thành thục và phát triển hoàn toàn.
III. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM
3.1. Yêu cầu vật liệu khảo nghiệm
3.1.1. Giống khảo nghiệm
3.1.1.1. Số lượng giống tối thiểu gửi đến cơ sở khảo nghiệm là 1.200 hạt.
3.1.1.2. Chất lượng hạt giống: Hạt giống gửi khảo nghiệm tối thiểu có độ sạch 99%; tỷ lệ nảy mầm 75% và độ ẩm 8% đối với giống dưa hấu thụ phấn tự do và cấp xác nhận theo TCVN 8815:2011 , Hạt giống dưa hấu lai- Yêu cầu kỹ thuật đối với giống dưa hấu lai.
3.1.1.3. Hạt giống gửi khảo nghiệm không được xử lý bằng bất kỳ hình thức nào, trừ khi cơ sở khảo nghiệm cho phép hoặc yêu cầu.
3.1.1.4. Thời gian gửi giống: Theo yêu cầu của cơ sở khảo nghiệm.
3.1.2. Giống tương tự
3.1.2.1. Trong Tờ khai kỹ thuật khảo nghiệm (Phụ lục B), tác giả đề xuất các giống tương tự và ghi rõ những tính trạng khác biệt giữa chúng với giống khảo nghiệm. Cơ sở khảo nghiệm xem xét đề xuất của tác giả và quyết định các giống được chọn làm giống tương tự.
3.1.2.2. Giống tương tự được lấy từ bộ mẫu chuẩn của cơ sở khảo nghiệm. Trường hợp cần thiết cơ sở khảo nghiệm có thể yêu cầu tác giả cung cấp giống tương tự và tác giả phải chịu trách nhiệm về chất lượng giống cung cấp. Số lượng và chất lượng hạt giống tương tự như quy định ở Mục 3.1.1.
3.2. Phân nhóm giống khảo nghiệm
Các giống khảo nghiệm được phân nhóm theo loài phụ và các tính trạng sau:
(1) Mức bội thể (Tính trạng 1)
(2) Quả: khối lượng (Tính trạng 19)
(3) Quả: Hình dạng mặt cắt dọc (Tính trạng 20)
(4) Quả: màu nền vỏ quả (Tính trạng 21)
(5) Quả: vết kẻ sọc (Tính trạng 30)
(6) Quả: chiều rộng của vết sọc (Tính trạng 33)
(7) Quả: màu sắc chính của thịt quả (Tính trạng 36)
(8) Hạt: màu nền vỏ hạt (Tính trạng 41)
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.3.1. Thời gian khảo nghiệm
Tối thiểu 2 vụ có điều kiện tương tự.
3.3.2. Điểm khảo nghiệm
Bố trí tại 1 điểm, trường hợp tính trạng không thể đánh giá được thì có thể bố trí thêm 1 điểm bổ sung.
3.3.3. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí tối thiểu 2 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc trồng 20 cây. Lên luống rộng 2,5m, trồng hàng đơn, cây cách cây 0,5m.
3.3.4. Các biện pháp kỹ thuật khác
Các biện pháp kỹ thuật khác áp dụng theo QCVN 01-91:2012/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống dưa hấu.
3.4. Phương pháp đánh giá
– Các tính trạng đánh giá trên cây riêng biệt, được tiến hành trên 10 cây ngẫu nhiên hoặc các bộ phận của 10 cây đó (một lần nhắc), các tính trạng khác được tiến hành trên tất cả các cây của ô thí nghiệm.
– Phương pháp chi tiết đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định áp dụng theo hướng dẫn chung về khảo nghiệm DUS của UPOV (TG/1/3; TGP/8; TGP/9; TGP/10; TGP/11).
3.4.1. Đánh giá tính khác biệt
Tính khác biệt được xác định bởi sự khác nhau của từng tính trạng đặc trưng giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự.
– Tính trạng đánh giá theo phương pháp VG: Giống khảo nghiệm và giống tương tự được coi là khác biệt, nếu ở tính trạng cụ thể chúng biểu hiện ở 2 trạng thái khác nhau một cách rõ ràng và chắc chắn, dựa vào giá trị khoảng cách tối thiểu quy định tại Bảng 1.
– Tính trạng đánh giá theo phương pháp VS và MS:
+ Đối với dòng bố, mẹ, giống lai đơn: Sự khác biệt có ý nghĩa giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự dựa trên giá trị LSD ở mức tin cậy tối thiểu 95%.
+ Đối với giống thụ phấn tự do, giống lai ba, lai kép: Sự khác biệt giữa giống khảo nghiệm và giống đối chứng được đánh giá bằng phương pháp phân tích COYD.
– Tính trạng đánh giá theo phương pháp MG: Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ được xử lý như tính trạng đánh giá theo phương pháp VG hoặc tính trạng đánh giá theo phương pháp VS và MS.
3.4.2. Đánh giá tính đồng nhất
– Phương pháp chủ yếu đánh giá tính đồng nhất của giống khảo nghiệm là căn cứ vào tỷ lệ cây khác dạng trên tổng số cây trên ô thí nghiệm.
– Giống thuần, dòng bố mẹ, giống lai đơn: Áp dụng quần thể chuẩn với tỷ lệ cây khác dạng tối đa là 1% ở mức tin cậy tối thiểu 95%, nếu tổng số cây được đánh giá trên cả hai lần nhắc là 40 thì số cây khác dạng tối đa cho phép là 2 cây.
– Giống lai ba, lai kép: Áp dụng phương pháp đánh giá tính đồng nhất kết hợp qua các năm (COYU).
3.5.3. Đánh giá tính ổn định
Tính ổn định được đánh giá thông qua tính đồng nhất, một giống được coi là ổn định khi chúng đồng nhất qua các vụ khảo nghiệm.
Trong trường hợp cần thiết, có thể tiến hành khảo nghiệm tính ổn định bằng việc trồng thế hệ tiếp theo (đối với giống thụ phấn tự do) hoặc trồng cây mới (đối với giống lai), giống có tính ổn định khi những biểu hiện của các tính trạng ở thế hệ sau tương tự những biểu hiện của các tính trạng ở chu kỳ sinh trưởng trước đó.
IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4.1. Khảo nghiệm DUS để bảo hộ quyền tác giả đối với giống dưa hấu mới được thực hiện theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
4.2. Khảo nghiệm DUS để công nhận giống dưa hấu được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24 tháng 3 năm 2004 và Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Cục Trồng trọt hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chuẩn này. Căn cứ vào yêu cầu quản lý khảo nghiệm DUS giống dưa hấu, Cục Trồng trọt kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.
5.2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.
PHỤ LỤC A
GIẢI THÍCH, MINH HỌA VÀ HƯỚNG DẪN THEO DÕI MỘT SỐ TÍNH TRẠNG
1. Tính trạng 2 – Lá mầm: hình dạng
1 Elíp hẹp |
2 Elíp trung bình |
3 Elíp rộng |
2. Tính trạng 7 – Phiến lá: chiều dài, Tính trạng 8 – Phiến lá: chiều rộng và Tính trạng 9 – Phiến lá: tỷ lệ dài/rộng
Được tiến hành trên lá thứ 3, khi lá phát triển hoàn toàn
3. Tính trạng 12 – Phiến lá: mức độ xẻ thùy đầu tiên
Quan sát vết xẻ trên lá thứ 3 của thân chính khi lá đã phát triển hoàn chỉnh.
3 Ít |
5. Trung bình |
7 Nhiều |
4. Tính trạng 13 – Phiến lá: mức độ xẻ thùy thứ hai
Vết xẻ được quan sát trên lá to nhất của thân chính từ lá thứ 15 đến lá thứ 18 của thân chính.
3 Ít |
5. Trung bình |
7 Nhiều |
5. Tính trạng 14 – Phiến lá: mức độ phồng
Quan sát trên lá thứ 10 đến 15
6. Tính trạng 17 – Bầu nhụy: kích cỡ
Quan sát tại thời điểm hoa nở
7. Tính trạng 19 – Quả: khối lượng
Đánh giá trên quả đầu tiên chín
8. Tính trạng 20 – Quả: hình dạng mặt cắt dọc
1 Tròn |
2 Elíp rộng |
3 Elíp |
4 Elíp |
5. Tính trạng 21 + 22 + 30 + 32 – Quả: màu nền vỏ quả và màu vết sọc
Màu nền là màu rõ và sáng hơn, màu vết sọc là màu tối hơn.
6. Tính trạng 23 + 25 + 35 + 38 – Quả
7. Tính trạng 24 – Quả: hình dạng vết lõm phần cuống quả
8. Tính trạng 26 – Quả: vết lõm phần đỉnh
9. Tính trạng 38 – Quả: mức độ chặt của thịt quả
Phương pháp kiểm tra: độ chặt thịt quả được đo bởi dụng cụ đo độ chặt (người kiểm tra)
10. Tính trạng 43 – Hạt: sự phân bố màu sắc thứ hai của vỏ
11. Tính trạng 46: Quan sát tại thời điểm có 50% số cây trên ô thí nghiệm có ít nhất 1 hoa cái nở
12. Tính trạng 47: Quan sát tại thời điểm có 50% số cây trên ô thí nghiệm có ít nhất 1 quả chín
13. Tính trạng 48 – Khả năng chống chịu với bệnh héo rũ Fusarium oxysporium f.sp. niveum (E.F. Smith) Snyderet Hasen
– Duy trì chủng nấm
+ Loại Môi trường: Môi trường P.S.A (khoai tây, đường và thạch trắng)
+ Điều kiện đặc biệt: Bảo quản được 5°C.
+ Chuẩn bị lây nhiễm: Lắc dung dịch nuôi cấy trung bình 7 đến 10 ngày ở nhiệt độ 28°C trong P. S (khoai tây và đường). Lọc bằng gạc 2 lớp. Điều chỉnh mật độ bào tử trong nước khử trùng 1,3 x 107/ml.
– Tiến hành thí nghiệm:
+ Gieo hạt: trong đất đã khử trùng
+ Giai đoạn sinh trưởng của cây: Lá thật thứ 2 đến lá thật thứ 3 đã trải rộng
+ Phương pháp lây nhiễm: Làm ướt rễ cây trong axit hypocotyl và dung dịch lây nhiễm trong một phút. Sau khi lây nhiễm chuyển trồng cây con trong đất hoặc đá đã khử trùng.
+ Số lượng cây làm thí nghiệm: 10 đến 20 cây.
– Điều kiện môi trường sau khi lây nhiễm:
+ Nhiệt độ: Ngày 25°C; đêm 16°C
+ Ánh sáng: tự nhiên (dài hơn 12 giờ)
+ Phương pháp gieo trồng: trong nhà lưới hoặc phòng định ôn. Hàng tuần có sử dụng phân bón.
– Thời gian thí nghiệm:
Từ khi lây nhiễm đến lần quan sát cuối: 20 ngày, Triệu chứng bệnh xuất hiện sau khi lây nhiễm 5 đến 10 ngày. Quan sát được tiến hành vài lần.
CHÚ THÍCH:
Duy trì nguồn phát sinh bệnh: phục hồi ít nhất một lần trên năm
Giống chuẩn: Chủng 0 Chủng 1 Chủng 2
Black Diamond, Kahô S S S
Charleston Gray R R S
Calhoun Gray R S S
P.I.296341-FR R R R
S: mẫn cảm R: chống chịu
12. Tính trạng 49 – Khả năng chống chịu với bệnh thán thư Collectotrichum lagenarium (passerini) Ellis et Halsted
Duy trì chủng nấm
+ Loại Môi trường: Môi trường P.S.A (khoai tây, đường và thạch trắng)
+ Điều kiện đặc biệt: Bảo quản dưới 5°C
+ Chuẩn bị lây nhiễm: Lắc dung dịch nuôi cấy trung bình 7 đến 10 ngày ở nhiệt độ 28°C trong P.S (khoai tây và đường). Lọc bằng gạc 2 lớp. Điều chỉnh mật độ bào tử trong nước khử trùng 1,5 x 104/ml.
– Tiến hành thí nghiệm:
+ Gieo hạt: trong đất đã khử trùng
+ Giai đoạn sinh trưởng của cây: Lá thật thứ 2 đến lá thật thứ 3 đã trải rộng
+ Phương pháp lây nhiễm: Phun dung dịch lây nhiễm vào lá và thân.
+ Xử lý sau khi lây nhiễm: Cây đã lây nhiễm được đặt trong bóng tối ẩm ướt nhiệt độ phòng 25°C với độ ẩm 100% trong 48 tiếng trước khi chuyển tới nhà lưới.
+ Số lượng cây làm thí nghiệm: 10 đến 20 cây.
– Điều kiện môi trường sau khi lây nhiễm:
+ Nhiệt độ: Ngày 25°C; đêm 16°C
+ Ánh sáng: tự nhiên (dài hơn 12 giờ)
+ Phương pháp gieo trồng: trong nhà lưới
Thời gian thí nghiệm:
Từ khi lây nhiễm đến lần quan sát cuối: 25 ngày.
CHÚ THÍCH:
Chủng: có 3 chủng đã được nhận dạng
Duy trì nguồn phát sinh bệnh: phục hồi ít nhất một lần trên năm
Giống chuẩn: Chủng 1 Chủng 2 Chủng 3
Kahô S S S
Charleston Gray, Congo R S R
African citron W-695 S R S
S: mẫn cảm R: chống chịu
PHỤ LỤC B
TỜ KHAI KỸ THUẬT KHẢO NGHIỆM DUS GIỐNG DƯA HẤU
1. Loài Citrullus lanatus (thunb.) Matsum. et Nakai
2. Tên giống
3. Tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm
Tên:
Địa chỉ:
Điện thoại / FAX / E.mail:
4. Họ tên và địa chỉ tác giả giống
4.1. Họ tên: địa chỉ:
4.2. Họ tên: địa chỉ:
5. Nguồn gốc giống, phương pháp chọn tạo
5.1. Nguồn gốc
Tên giống bố, mẹ:
Nguồn gốc vật liệu:
5.2. Phương pháp chọn tạo
Lai hữu tính:
Xử lí đột biến:
Phương pháp khác:
5.3. Thời gian và địa điểm chọn tạo
5.4. Phương pháp duy trì và nhân giống
6. Giống đã được bảo hộ hoặc công nhận ở nước ngoài
Nước ngày tháng năm
Nước ngày tháng năm
7. Các tính trạng đặc trưng của giống
Bảng 2 – Một số tính trạng đặc trưng của giống
Tính trạng |
Trạng thái biểu hiện |
Mã số |
(*) |
|
7.1 |
Mức bội thể
Ploidy (Tính trạng 1) |
Lưỡng bội – diploid
Tam bội – triploid |
2 3 |
|
7.2 |
Quả: khối lượng
Fruit: weight (Tính trạng 19) |
Rất thấp – very low
Rất thấp đến thấp – very low to low Thấp – low Thấp đến trung bình – low to medium Trung bình – medium Trung bình đến cao – medium to high Cao – high Cao đến rất cao – high to very high Rất cao – very high |
1 2 3 4 5 6 7 8 9 |
|
7.3 |
Quả: hình dạng mặt cắt dọc
Fruit: shap in longitudinal section (Tính trạng 20) |
Tròn – circular
Elíp rộng – broad elliptic Elíp – elliptic Elíp hẹp – elongated elliptic |
1 2 3 4 |
|
7.4 |
Quả: mầu nền vỏ quả
Fruit: ground color of skin (Tính trạng 21) |
Vàng – yellow
Xanh – green |
1 2 |
|
7.5 |
Quả: vết sọc
Fruit: stripes (Tính trạng 30) |
Không có – absent
Có – present |
1 9 |
|
7.6 |
Quả: chiều rộng vết sọc
Fruit: width ofstripes (Tính trạng 33) |
Rất hẹp – very narrow
Hẹp – narrow Trung bình – medium Rộng – broad Rất rộng – very broad |
1 3 5 7 9 |
|
7.7 |
Quả: mầu chính của thịt quả
Fruit: man color of flesh (Tính trạng 36) |
Trắng – white
Vàng – yellow Da cam – orange Hồng – pink Đỏ hồng – pinklish red Đỏ – red |
1 2 3 4 5 6 |
|
Chú thích: (*): Đánh dấu (+) hoặc điền số liệu cụ thể vào ô trống tương ứng cho phù hợp với trạng thái biểu hiện |
8. Các giống tương tự và sự khác biệt so với giống khảo nghiệm
Bảng 3 – Các giống tương tự và sự khác biệt so với giống khảo nghiệm
Tên giống tương tự |
Những tính trạng khác biệt |
Trạng thái biểu hiện |
|
Giống tương tự |
Giống khảo nghiệm |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
9. Các thông tin bổ sung giúp phân biệt giống
9.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh
9.2. Điều kiện đặc biệt
9.3. Thông tin khác
|
Ngày tháng năm |
QCVN 01-122:2013/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG NHO
National Technical Regulation on Testing for Distinctness, Uniformity and Stability of Grapevine Varieties
Lời nói đầu
QCVN 01-122:2013/BNNPTNT được chuyển đổi từ 10TCN 747-2006, theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
QCVN 01-122:2013/BNNPTNT được xây dựng dựa trên cơ sở TG/50/9 (Guidelines for the Conduct of Tests for Distinctness, Uniformity and Stability in Grapevine Varieties) ngày 09 tháng 4 năm 2008 của Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV).
QCVN 01-122:2013/BNNPTNT do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng, Quốc gia Cục Trồng trọt biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 33/2013/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 6 năm 2013.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG NHO
National Technical Regulation on Testing for Distinctness, Uniformity and Stability of Grapevine Varieties
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các tính trạng đặc trưng, phương pháp đánh giá và yêu cầu quản lý khảo nghiệm tính khác biệt tính đồng nhất và tính ổn định (khảo nghiệm DUS) của các giống nho mới thuộc loài Vitis vinifera L.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khảo nghiệm DUS giống nho mới.
1.3. Giải thích từ ngữ và các từ viết tắt
1.3.1. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1.1. Giống khảo nghiệm: Là giống mới được đăng ký khảo nghiệm.
1.3.1.2. Giống tương tự: Là các giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm, có nhiều tính trạng tương tự với giống khảo nghiệm.
1.3.1.3. Giống điển hình: Là giống được sử dụng làm chuẩn đối với một trạng thái biểu hiện cụ thể của một tính trạng đặc trưng.
1.3.1.4. Mẫu chuẩn: Là mẫu giống có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống, được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền công nhận.
1.3.1.5. Tính trạng đặc trưng: Là tính trạng được di truyền ổn định, ít bị biến đổi bởi tác động của ngoại cảnh, có thể nhận biết và mô tả được một cách chính xác.
1.3.1.6. Cây khác dạng: Là cây khác biệt rõ ràng với giống khảo nghiệm ở một hoặc nhiều tính trạng đặc trưng được sử dụng trong khảo nghiệm DUS.
1.3.2. Các từ viết tắt
1.3.2.1. UPOV: International Union for the protection of new varieties of plants (Hiệp hội quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới)
1.3.2.2. DUS: Distinctness, Uniformity, Stability (Tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định)
1.3.2.3. QL: Qualitative characteristic (Tính trạng chất lượng)
1.3.2.4. PQ: Pseudo-Qualitative characteristic (Tính trạng giả chất lượng)
1.3.2.5. QN: Quantitative characteristic (Tính trạng số lượng)
1.3.2.6. MG: Single measurement of a group of plants or parts of plants (Đo đếm một nhóm cây hoặc một bộ phận của một nhóm cây)
1.3.2.7. MS: Measurement of a number of individual plants or parts of plants (Đo đếm từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu)
1.3.2.8. VG: Visual assessment by a single observation of a group of plants or parts of plants (Quan sát một nhóm cây hoặc một bộ phận của một nhóm cây)
1.3.2.9. VS: Visual assessment by observation of individual plants or parts of plants (Quan sát từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu)
1.4. Tài liệu viện dẫn
1.4.1. TG/1/3 General Introduction to the Examination of Distinctness, Uniformity and Stability and the Development of Harmonized Descriptions of New Varieties of Plants (Hướng dẫn chung về đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và hài hòa hóa trong mô tả giống cây trồng mới)
1.4.2. TGP/8: Trail design and techiques used in the examination of Distinctness, Uniformity and Stability (Phương pháp bố trí thí nghiệm và các biện pháp kỹ thuật được sử dụng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định).
1.4.3. TGP/9: Examining Distinctness (Đánh giá tính khác biệt)
1.4.4. TGP/10: Examining Uniformity (Đánh giá tính đồng nhất)
1.4.5. TGP/11: Examining Stability (Đánh giá tính ổn định)
II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
Các tính trạng đặc trưng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống nho được qui định tại Bảng 1. Trạng thái biểu hiện của tính trạng được mã hóa bằng điểm.
Bảng 1- Các tính trạng đặc trưng của giống nho
TT |
Tính trạng |
Giai đoạn(1) |
Trạng thái biểu hiện |
Giống điển hình |
Mã số |
1. (*) (+) QN MG |
Thời gian nẩy chồi
Time of bud burst |
07-09 |
Rất sớm – very early
Sớm – early Trung bình – medium Muộn – late Rất muộn – very late |
|
1 3 5 7 9 |
2. (*) (+) QN VG |
Chồi non: trạng thái mở
Young shoot: openness of tip |
53-69 |
Khép kín – closed
Hơi mở – sligh open Mở một nửa – half open Mở rộng – wide open Mở hoàn toàn – fully open |
|
1 2 3 4 5 |
3. (*) (+) QN VG |
Chồi non: mật độ lông nằm ngang trên ngọn
Young shoot: prostrate hairs on tip |
53-69 |
Không có hoặc rất thưa – absent or very sparse |
|
1 |
Thưa thớt – sparse |
|
3 |
|||
Trung bình – medium |
|
5 |
|||
Dầy – dense |
|
7 |
|||
Rất dầy – very dense |
|
9 |
|||
4. (*) (+) QN VG |
Chồi non: sắc tố antoxian của lông nằm ngang trên ngọn
Young shoot: anthocyanin coloration of prostrate hairs on tip |
53-69 |
Không có hoặc rất nhạt – absent or very weak |
1 |
|
Nhạt – weak |
3 |
||||
Trung bình – medium |
5 |
||||
Đậm – strong |
7 |
||||
Rất đậm – very strong |
9 |
||||
5. (+) QN VG |
Chồi non : Mật độ lông thẳng đứng trên ngọn
Young shoot: erect hairs on tip |
53-69 |
Không có hoặc rất thưa – absent or very sparse |
1 |
|
Thưa thớt – sparse |
3 |
||||
Trung bình – medium |
5 |
||||
Dầy – dense |
7 |
||||
Rất dầy – very dense |
9 |
||||
6. (*) (+) PQ VG |
Lá non: mầu sắc mặt trên phiến lá
Young leaf: color of upper side of blade |
53-69 |
Xanh vàng – yellow green |
1 |
|
Xanh – green |
2 |
||||
Xanh với những đốm sắc tố antoxian – green with anthocyanin spots |
3 |
||||
Đỏ đồng nhạt – ligh copper red |
4 |
||||
Đỏ đồng đậm – dark copper red |
5 |
||||
Đỏ rượu vang – wine red |
6 |
||||
7. (+) QN VG |
Lá non: mật độ lông nằm ngang giữa các gân chính ở mặt dưới phiến lá
Young leaf: prostrete hairs between main veins on lower side of blade |
53-69 |
Không có hoặc rất thưa – absent or very sparse
Thưa thớt – sparse Trung bình – medium Dầy – dense Rất dầy – very dense |
1 3 5 7 9 |
|
8. (+) QN VG |
Lá non: mật độ lông thẳng đứng ở trên những gân chính ở mặt dưới phiến lá
Young leaf: erect hairs betwen main veins on lower side of blade |
53-69 |
Không có hoặc rất thưa – absent or very sparse
Thưa thớt – sparse Trung bình – medium Dầy – dense Rất dầy – very dense |
1 3 5 7 9 |
|
9. (+) QN VG |
Ngọn: trạng thái
(trước khi buộc lên giàn) Shoot: attitude (before tying) |
60-69 |
Thẳng đứng – erect
Nửa đứng – semi-erect Nằm ngang – horizontal Nửa chúc xuống – semi-dropping Chúc xuống – dropping |
|
1 3 5 7 9 |
10. (+) QN VG (a) |
Ngọn: mầu sắc mặt lưng của lóng
Shoot: color of dosal side of internodes |
60-69 |
Xanh – green
Xanh và đỏ – green and red Đỏ – red |
|
1 2 3 |
11. (*)(+) QN VG (a) |
Ngọn: mầu sắc mặt bụng của lóng
Shoot: color of ventral side of internodes |
60-69 |
Xanh – green
Xanh và đỏ – green and red Đỏ – red |
|
1 2 3 |
12. (+) QN VG (a) |
Ngọn: mầu sắc mặt lưng của đốt
Shoot: color of dosal side of nodes |
60-69 |
Xanh – green
Xanh và đỏ – green and red Đỏ – red |
|
1 2 3 |
13. (+) QN VG (a) |
Ngọn: mầu sắc mặt bụng của đốt
Shoot: color of ventral side of nodes |
60-69 |
Xanh – green
Xanh và đỏ – green and red Đỏ – red |
|
1 2 3 |
14. QN VG (a) |
Ngọn: mật độ lông thẳng đứng trên lóng
Shoot: erect hairs on internodes |
60-69 |
Không có hoặc rất thưa – absent or very sparse
Thưa thớt – sparse Trung bình – medium Dầy – dense Rất dầy – very dense |
|
1 3 5 7 9 |
15. QN VG (a) |
Ngọn: chiều dài tua
Shoot: lenght of tendrils |
60-73 |
Rất ngắn – very short
Ngắn – short Trung bình – medium Dài – long Rất dài – very long |
|
1 3 5 7 9 |
16. (*) (+) QN VG |
Hoa: Cơ quan sinh sản
Flower: sexual organs |
61-68 |
– Nhị phát triển đầy đủ và không có nhụy – fully developed stamens and no gynoecium |
1 |
|
– Nhị phát triển đầy đủ và nhụy phát triển yếu – fully developed stamens and reduced gynoecium |
2 |
||||
– Nhị và nhụy phát triển đầy đủ – fully developed stamens and fully developed gynoecium |
3 |
||||
– Nhị rủ xuống và nhụy phát triển đầy đủ – reflexed stamens and fully developed gynoecium |
4 |
||||
17. (*) QN VG (b) |
Lá thành thục: kích thước của phiến lá
Mature leaf: size of blade |
75-81 |
Rất nhỏ – very small
Nhỏ – small Trung bình – medium To – large Rất to – very large |
1 3 5 7 9 |
|
18. (*)(+) PQ VG (b) |
Lá thành thục: hình dạng phiến lá
Mature leaf: shape of blade |
75-81 |
Hình trái tim – cordate
Hình nêm – wedge shaped Hình ngũ giác- pentagonal Hình tròn – circular Hình quả thận – kidney shaped |
1 2 3 4 5 |
|
19. QN VG (b) |
Lá thành thục: độ phồng của mặt trên phiến lá
Mature leaf: blistering of upper side of blade |
75-81 |
Không có hoặc rất ít – absent or very weak
Ít – weak Trung bình – medium Nhiều – strong Rất nhiều – very strong |
1 3 5 7 9 |
|
20. (*) (+) QN VG (b) |
Lá thành thục: số thùy
Mature leaf: number of lobes |
75-81 |
Một – one
Ba – three Năm – five Bảy – seven Nhiều hơn bảy – more than seven |
1 2 3 4 5 |
|
21. (+) QN VG (b) |
Lá thành thục: độ sâu của lõm gian thùy trên
Mature leaf: depth of upper lateral sinuses |
75-81 |
Không có hoặc rất nông – absent or very shallow
Nông – shallow Trung bình – medium Sâu – deep Rất sâu – very deep |
1 3 5 7 9 |
|
22. (+) QN VG (b) |
Lá thành thục: sự sắp của lõm gian thùy trên (chỉ đối với giống xẻ thùy)
Mature leaf: arrangement of lobes of upper lateral sinuses (only varieties lobes leaves) |
75-81 |
Mở – open
Đóng – closed Chồng lên ít – slightly overlapped Chồng lên nhiều – strongly overlapped |
|
1 2 3 4 |
23. (*) (+) QN VG (b) |
Lá thành thục: sự sắp xếp thùy của lõm gian thùy cuống lá
Mature leaf: arrangement of lobes of potiole sinuses |
75-81 |
Mở rất rộng – very wide open
Mở rộng – wide open Mở phân nửa – half open Mở ít – slightly open Khép kín – closed Chồng lên ít – slightly overlapped Chồng lên phân nửa – half overlapped Chồng lên nhiều – strongly overlapped Chồng lên rất nhiều – very strongly overlapped |
|
1 2 3 4 5 6 7 8 9 |
24. (*)(+) QN VG (b) |
Lá thành thục: chiều dài răng cưa
Mature leaf: lenght of teeth |
75-81 |
Ngắn – short
Trung bình – medium Dài – long |
|
3 5 7 |
25. (*)(+) QN VG (b) |
Lá thành thục: tỷ lệ chiều dài/chiều rộng của răng cưa
Mature leaf: ratio length/width of teeth |
75-81 |
Rất nhỏ – very small
Nhỏ – small Trung bình – medium Lớn – large Rất lớn – very large |
|
1 3 5 7 9 |
26. (*) (+) PQ VG (b) |
Lá thành thục: hình dạng răng cưa
Mature leaf: shape of teeth |
75-81 |
Hai mép lõm – both sides concave
Hai mép thẳng – both sides straight Hai mép lồi – both sides convex Một mép lõm, một mép lồi – one sides concave, one sides convex Hỗn hợp của cả hai mép thẳng và hai mép lồi – mixture of both side straight and both sides convex |
|
1 2 3 4 5 |
27. (*) (+) QN VG (b) |
Lá thành thục: mức độ sắc tố antoxian trên gân chính ở mặt trên phiến lá
Mature leaf: propotion of main veins on upper side of blade with anthocyanin coloration |
75-81 |
Không có hoặc rất nhạt – absent or very low
Nhạt – low Trung bình – medium Đậm – high Rất đậm – very high |
|
1 3 5 7 9 |
28. (*) QN VG (b) |
Lá thành thục: mức độ lông nằm ngang ở giữa các gân chính mặt dưới phiến lá
Mature leaf: prostrate hairs between main veins on lower side of blade |
75-81 |
Không có hoặc rất thưa – absent or very sparse
Thưa thớt – sparse Trung bình – medium Dầy – dense Rất dầy – very dense |
|
1 3 5 7 9 |
29. (*) VG QN (b) |
Lá thành thục: mức độ lông thẳng đứng trên những gân chính ở mặt dưới phiến lá
Mature leaf: erect hairs on main veins on lower side of blade |
75-81 |
Không có hoặc rất thưa – absent or very sparse
Thưa thớt – sparse Trung bình – medium Dầy – dense Rất dầy – very dense |
|
1 3 5 7 9 |
30. (+) VG QN (b) |
Lá thành thục: chiều dài cuống lá so với gân giữa
Mature leaf: lenght of petiole compared to lenght of middle vein |
75-81 |
Ngắn hơn nhiều – much shorter
Ngắn hơn – moderately shorter Tương đương – equal Dài hơn – moderately longer Dài hơn nhiều – much longer |
|
1 2 3 4 5 |
31. (*)(+) QN MG |
Thời gian quả bắt đầu chín
Time of beginning of berry ripening |
81 |
Rất sớm – very early
Sớm – early Trung bình – medium Muộn – late Rất muộn – very late |
|
1 3 5 7 9 |
32. (*) QN VG |
Chùm quả: kích thước (không kể cuống)
Bunch: size (peduncle excluded) |
89 |
Rất nhỏ – very small
Nhỏ – small Trung bình – medium Lớn – large Rất lớn – verylarge |
|
1 3 5 7 9 |
33. (*) (+) QN VG |
Chùm quả: mức độ xếp sít
Bunch: density |
89 |
Rất lỏng – very lax
Lỏng – lax Trung bình – medium Chặt – dense Rất chặt – very dense |
|
1 3 5 7 9 |
34. (*) (+) QN VG |
Chùm quả: chiều dài cuống của chùm quả đầu tiên
Bunch: lenght of peduncle of primary bunch |
89 |
Rất ngắn – very short
Ngắn – short Trung bình – medium Dài – long Rất dài – very long |
|
1 3 5 7 9 |
35. (*) QN VG |
Quả: Kích cỡ
Berry: size |
89 |
Rất nhỏ – very small
Nhỏ – small Trung bình – medium To – large Rất to – very large |
|
1 3 5 7 9 |
36. (*) (+) PQ VG |
Quả: hình dạng
Berry: shape |
89 |
Hình chữ nhật – obloid
Hình cầu – globose Hình elip rộng – broad ellipsoid Hình elip hẹp – narrow ellipsoid Hình trụ – cylindrical Hình trứng tù – obtuse ovoid Hình trứng – ovoid Hình trứng ngược – obovoid Hình sừng – horn shaped Hình ngón tay – finger shaped |
|
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 |
37. (*) PQ VG |
Quả: Màu sắc vỏ
(không có phấn ở vỏ quả) Berry: color of skin (without bloom) |
89 |
Xanh – green
Xanh vàng – yellow green Vàng – yellow Hồng vàng – yellow rose Hồng – rose Đỏ – red Đỏ xám – grey red Tím đỏ sẫm – dark red violet Đen xanh – blue black |
|
1 2 3 4 5 6 7 8 9 |
38. QN VG |
Quả: mức độ tách ra khỏi cuống
Berry: ease of detachment from pedicel |
89 |
Khó – difficult
Dễ – moderately easy Rất dễ – very easy |
|
1 2 3 |
39. VG QN |
Quả: Độ dày của vỏ
Berry: thickness of skin |
89 |
Mỏng – thin
Trung bình – medium Dầy – thick |
|
1 2 3 |
40. (*) QN VG |
Quả: Sắc tố antoxian của thịt quả
Berry: anthocyanin coloration of flesh |
89 |
Không có hoặc rất nhạt – absent or very weak
Nhạt – weak Trung bình – medium Đậm – strong Rất đậm – very strong |
|
1 3 5 7 9 |
41. QN VG |
Quả: Độ chắc của thịt quả
Berry: firmness of flesh |
89 |
Mềm hoặc hơi chắc – soft or slightly firm
Chắc – moderately firm Rất chắc – very firm |
|
1 2 3 |
42. (*) PQ VG |
Quả: hương vị đặc trưng
Berry: particular flavor |
89 |
Không có – none
Rượu nho – muscat Vị chua lên men – foxy Thảo mộc – herbaceous Hương vị khác – other than muscat, foxy or herbaceous |
|
1 2 3 4 5 |
43. (*) (+) QL VG |
Quả: Sự hình thành hạt
Berry: formation of seeds |
89 |
Không có – none
Hạt lép – rudimentary Hoàn chỉnh – complete |
|
1 2 3 |
44. VG |
Cành hóa gỗ: Mầu sắc chính
Woody shoot: main color |
91-00 |
Nâu vàng – yellowish brown
Nâu cam – orange brown Nâu đậm – dark brown Nâu đỏ – reddish brown Tím – violet |
|
1 2 3 4 5 |
CHÚ THÍCH:
(*) Được sử dụng cho tất cả các giống trong mỗi vụ khảo nghiệm và luôn có trong bản mô tả giống, trừ khi trạng thái biểu hiện của tính trạng trước đó hoặc điều kiện môi trường làm cho nó không biểu hiện được
(+) Được giải thích, minh họa và hướng dẫn tại Phụ lục A
(a) Các quan sát chồi được tiến hành trên chồi thứ 3
(b) Các quan sát trên lá trưởng thành được tiến hành trên các lá giữa của cành hoa thứ 3.
(1): Mã giai đoạn được giải thích tại Phụ lục C
III. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM
3.1. Yêu cầu vật liệu khảo nghiệm
3.1.1. Giống khảo nghiệm
3.1.1.1. Lượng giống tối thiểu gửi đến cơ sở khảo nghiệm để khảo nghiệm và lưu mẫu là 10 cây giống hoặc 10 chồi ghép. Trường hợp những giống mẫn cảm với Phyloxera vastatrix, cơ sở khảo nghiệm có thể yêu cầu tác giả gửi các chồi ghép trên các gốc ghép không mẫn cảm với dịch bệnh hoặc vật liệu nhân giống đủ để nhân 10 cây con hoặc 10 cây ghép.
3.1.1.2. Chất lượng cây giống: cây giống không bị dập nát và nhiễm các loại sâu bệnh.
3.1.1.3. Giống gửi khảo nghiệm không được xử lý bằng bất kỳ hình thức nào. Trừ khi cơ sở khảo nghiệm cho phép hoặc yêu cầu.
3.1.1.4. Thời gian gửi giống: Theo quy định của cơ sở khảo nghiệm.
3.1.2. Giống tương tự
3.1.2.1. Trong Tờ khai kỹ thuật khảo nghiệm DUS giống nho (Phụ lục B), tác giả đề xuất các giống tương tự và ghi rõ những tính trạng khác biệt giữa chúng với giống khảo nghiệm. Cơ sở khảo nghiệm xem xét đề xuất của tác giả và quyết định các giống được chọn làm giống tương tự.
3.1.2.2. Giống tương tự được lấy từ bộ mẫu chuẩn của cơ sở khảo nghiệm. Trường hợp cần thiết cơ sở khảo nghiệm có thể yêu cầu tác giả cung cấp giống tương tự và tác giả phải chịu trách nhiệm về chất lượng giống cung cấp. Số lượng và chất lượng cây giống tương tự như quy định ở Mục 3.1.1.
3.2. Phân nhóm giống khảo nghiệm
Các giống khảo nghiệm được phân nhóm theo các tính trạng sau:
(a) Chồi non: Trạng thái mở của ngọn (Tính trạng 2);
(b) Lá non: mầu sắc mặt trên phiến lá (Tính trạng 6)
(c) Lá non: mật độ lông nằm ngang giữa các gân chính ở mặt dưới phiến lá (Tính trạng 7)
(d) Hoa: cơ quan sinh sản (Tính trạng 16)
(e) Lá thành thục: số thùy (Tính trạng 20)
(f) Thời gian quả bắt đầu chín (Tính trạng 31)
(g) Quả: hình dạng (Tính trạng 36)
(h) Quả: màu sắc vỏ (không có phấn ở vỏ quả) (Tính trạng 37)
(i) Quả: sắc tố antoxian của thịt quả (Tính trạng 40)
(k) Quả: hương vị đặc trưng (Tính trạng 42)
(h) Quả: sự hình thành hạt (Tính trạng 43)
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.3.1. Thời gian khảo nghiệm
Tối thiểu 2 chu kỳ sinh trưởng.
3.3.2. Điểm khảo nghiệm
Bố trí tại 1 điểm, nếu có tính trạng không thể đánh giá được thì có thể bố trí thêm 1 điểm bổ sung.
3.3.3. Bố trí thí nghiệm
Mỗi giống khảo nghiệm và giống tương tự trồng 5 cây (không nhắc lại); hàng cách hàng 3m, cây cách cây 1,5m.
3.3.4. Các biện pháp kỹ thuật khác
Áp dụng theo Quy trình kỹ thuật sản xuất nho hiện hành.
3.4. Phương pháp đánh giá
– Các đánh giá trên cây riêng biệt phải được tiến hành trên tất cả 5 cây hoặc các bộ phận của 5 cây đó.
– Phương pháp chi tiết đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định áp dụng theo hướng dẫn chung về khảo nghiệm DUS của UPOV (TG/1/3; TGP/8; TGP/9; TGP/10; TGP/11).
3.4.1. Đánh giá tính khác biệt
Tính khác biệt được xác định bởi sự khác nhau của từng tính trạng đặc trưng giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự.
– Tính trạng đánh giá theo phương pháp VG: Giống khảo nghiệm và giống tương tự được coi là khác biệt, nếu ở tính trạng cụ thể chúng biểu hiện ở 2 trạng thái khác nhau một cách rõ ràng và chắc chắn, dựa vào giá trị khoảng cách tối thiểu quy định tại Bảng 1.
– Tính trạng đánh giá theo phương pháp VS và MS: Sự khác biệt có ý nghĩa giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự dựa trên giá trị LSD ở mức tin cậy tối thiểu 95%.
– Tính trạng đánh giá theo phương pháp MG: Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ được xử lý như tính trạng đánh giá theo phương pháp VG hoặc tính trạng đánh giá theo phương pháp VS và MS.
3.4.2. Đánh giá tính đồng nhất
– Phương pháp chủ yếu đánh giá tính đồng nhất của giống khảo nghiệm là căn cứ vào tỷ lệ cây khác dạng trên tổng số cây trên ô thí nghiệm.
– Áp dụng quần thể chuẩn với tỷ lệ cây khác dạng tối đa là 1% ở mức tin cậy tối thiểu 95%, nếu tổng số cây được đánh giá là 5 thì số cây khác dạng tối đa cho phép là 0 cây.
3.4.3. Đánh giá tính ổn định
Tính ổn định được đánh giá thông qua tính đồng nhất, một giống được coi là ổn định khi chúng đồng nhất qua các vụ đánh giá.
Trong trường hợp cần thiết, có thể tiến hành khảo nghiệm tính ổn định bằng việc trồng thế hệ tiếp theo hoặc trồng cây mới, giống có tính ổn định khi những biểu hiện của các tính trạng ở chu kỳ sinh trưởng sau tương tự những biểu hiện của các tính trạng ở chu kỳ sinh trưởng trước đó.
IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4.1. Khảo nghiệm DUS để bảo hộ quyền tác giả đối với giống nho mới được thực hiện theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
4.2. Khảo nghiệm DUS để công nhận giống nho được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24 tháng 3 năm 2004 và Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Cục Trồng trọt hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chuẩn này. Căn cứ vào yêu cầu quản lý khảo nghiệm DUS giống nho, Cục Trồng trọt kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.
5.2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.
PHỤ LỤC A
GIẢI THÍCH, MINH HỌA VÀ HƯỚNG DẪN THEO DÕI MỘT SỐ TÍNH TRẠNG
1. Tính trạng 1 – Thời gian nẩy chồi
Thời gian nẩy chồi là khi có 50% số cây nẩy chồi. Cây nẩy chồi khi 50% chồi ở giai đoạn sinh trưởng 07 (tính từ giai đoạn 01)
2. Tính trạng 2 đến 5 – Chồi non: Ngọn (quan sát phần trong ô vuông)
Chồi non: trạng thái mở (2)
1 Khép kín |
2 Hơi mở |
3 Mở một nửa |
4 Mở rộng |
5 Mở hoàn toàn |
3. Tính trạng 3 – chồi ngon: mật độ lông nằm ngang trên ngọn
4. Tính trạng 4 – chồi ngọn: sắc tố antoxian của lông nằm ngang trên ngọn
5. Tính trạng 5 – Chồi non: mật độ lông thẳng đứng trên chồi
Tất cả các quan trên tính trạng 3, 4, 5 được tiến hành quan sát khi ngọn mở rộng hay mở hoàn toàn (Tính trạng 2) với 2 lá thứ nhất mở. Những lá của ngọn khép kín, hơi mở hay mở một nửa có thể được mở ra để có thể quan sát phần tương ứng của ngọn.
6. Tính trạng 6 – Lá non: mầu sắc mặt trên phiến lá
Quan sát hai lá ngoại biên đã mở đầu tiên trong trường hợp đầu ngọn khép kín, mở một ít hoặc mở một nửa (Tính trạng 2). Quan sát 4 lá ngoại biên đầu tiên đã mở trong trường hợp đầu ngọn mở rộng hoặc mở hoàn toàn.
7. Tính trạng 7 – lá non: mật độ lông nằm ngang giữa các gân chính ở mặt dưới phiến lá
8. Tính trạng 8 – Lá non: mật độ lông thẳng đứng ở trên những gân chính ở mặt dưới phiến lá
Các quan sát tính trạng 7, 8 được tiến hành trên lá ngoại biên thứ 2 đã mở, trong trường hợp đầu ngọn khép kín, mở một ít hoặc mở một nửa (Tính trạng 2). Quan sát lá ngoại biên thứ tư đã mở trong trường hợp đầu ngọn mở rộng hoặc mở hoàn toàn.
9. Tính trạng 9 – Phần ngọn: Trạng thái (trước khi buộc lên giàn)
1 Thẳng đứng |
3 nửa đứng |
5 nằm ngang |
7 Nửa chúc xuống |
9 Chúc xuống |
10. Tính trạng từ 10 đến 13 – Ngọn: màu sắc mặt lưng/mặt bụng của lóng và đốt
Mặt cắt ngang của chồi
Mặt lưng (được chiếu sáng trực tiếp)
Mặt bụng (không có ánh sáng trực tiếp)
11. Tính trạng 16 – Hoa: Cơ quan sinh sản
1 Nhị phát triển đầy đủ, không có nhụy |
2 Nhị phát triển đầy đủ, nhụy phát triển yếu |
3 Nhị và nhụy phát triển đầy đủ |
4 Nhị rũ xuống, nhụy phát triển đầy đủ |
12. Tính trạng 18 – Lá thành thục: hình dạng phiến lá
1 Hình trái tim |
2 Hình nêm |
3 Hình ngũ giác |
4 Hình tròn |
5
Hình quả thận
13. Tính trạng 20 – Lá thành thục: số thùy
Thùy là phần lá nằm ở giữa hai lõm gian thùy của lá. Lõm gian thùy lá là do sự ngắt quãng hoàn toàn của các răng cưa ở mép lá
14. Tính trạng 21 – Lá thành thục: độ sâu của lõm gian thùy trên Lõm gian thùy là kết quả từ sự ngắt quãng hoàn toàn của các răng cưa ở mép lá. Các lõm gian thùy bên phía trên nằm ở giữa gân giữa và gân chính bên cạnh.
15. Tính trạng 22 – Lá thành thục: sự sắp xếp các thùy của các lõm gian thùy phía trên
16. Tính trạng 23 – Lá thành thục: sự sắp xếp các thùy của lõm gian thùy cuống lá
17. Tính trạng 24 – Lá thành thục: chiều dài răng cưa
18. Tính trạng 25 – Lá thành thục: tỷ lệ chiều dài/rộng của răng cưa
19. Tính trạng 26 – Lá thành thục: hình dạng răng cưa
Tất cả các quan sát các tính trạng 24, 25, 26 được tiến hành ở giữa các gân lá chính phía bên trên các răng cưa của các gân thứ cấp.
20. Tính trạng 27 – Lá thành thục: mức độ sắc tố antoxian trên gân chính ở mặt trên phiến lá
Tính trạng này được quan sát sắc tố antoxian cân xứng theo chiều dài của các gân chính. Sự gián đoạn của sắc tố antoxian không nên bao gồm cân xứng đó.
Tính trạng 30 – Lá thành thục: chiều dài cuống lá so với gân giữa
22. Tính trạng 31 – Thời gian quả bắt đầu chín
Quan sát khi 50% số quả trên 50% cây bắt đầu trở lên mềm. Quả sẽ bị biến dạng khi ấn nhẹ giữa các ngón tay.
23. Tính trạng 33 – Chùm quả: độ xếp sít
1. Quả hợp thành nhóm, có thể nhìn thấy rất nhiều cuống
3. Quả đơn, có thể nhìn thấy một số cuống
5. Quả phân bố rất dầy, không thể nhìn thấy cuống, quả có thể chuyển dịch được
7. Quả không dễ chuyển dịch được
9. Quả bị ép làm biến dạng
24. Tính trạng 34 – Chùm quả: chiều dài cuống của chùm quả đầu tiên Khoảng cách được đo từ điểm dính của cuống trên cành tới điểm phân nhánh thứ nhất của chùm quả đầu tiên. Trên điểm phân nhánh đầu tiên có một điểm nút
25. Tính trạng 36 – quả: hình dạng
26. Tính trạng 43 – Sự hình thành hạt
1 = không hình thành hạt (quả không hạt)
2 = hạt có vỏ mềm, phôi và nội nhũ chưa phát triển đầy đủ
3 = hạt phát triển đầy đủ
PHỤ LỤC B
TỜ KHAI KỸ THUẬT KHẢO NGHIỆM DUS GIỐNG NHO
1. Loài Nho Vitis L.
2. Tên giống
3. Tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm
Tên:
Địa chỉ:
Điện thoại / FAX / E.mail:
4. Họ và tên, địa chỉ tác giả giống
1.
2.
5. Nguồn gốc giống, phương pháp chọn tạo
5.1. Vật liệu
Tên giống bố mẹ:
Nguồn gốc vật liệu:
5.2. Phương pháp chọn tạo
Lai hữu tính (bố, mẹ):
Xử lí đột biến:
Phương pháp khác:
5.3. Thời gian và địa điểm chọn tạo
5.4. Phương pháp duy trì và nhân giống
6. Giống đã được bảo hộ hoặc công nhận ở nước ngoài
Nước ngày tháng năm
Nước ngày tháng năm
7. Các tính trạng đặc trưng của giống
Bảng 2 – Một số tính trạng đặc trưng của giống
TT |
Tính trạng |
Trạng thái biểu hiện |
Mã số |
(*) |
7.1 |
Chồi non: trạng thái mở của ngọn
Young shoot: openness of tip (Tính trạng 2) |
Khép kín – closed
Hơi mở – sligh open Mở một nửa – half open Mở rộng – wide open Mở hoàn toàn – fully open |
1 2 3 4 5 |
|
7.2 |
Lá non: mầu săc mặt trên phiến lá
Young leaf: color of upper side of blade (Tính trạng 6) |
Xanh vàng – yellow green |
1 |
|
Xanh – green |
2 |
|
||
Xanh với những đốm sắc tố antoxian – green with anthocyanin spots |
3 |
|
||
Đỏ đồng nhạt – ligh copper red |
4 |
|
||
Đỏ đồng đậm – dark copper red |
5 |
|
||
Đỏ rượu vang – wine red |
6 |
|
||
7.3 |
Lá non: mật độ lông nằm ngang giữa các gân chính ở mặt dưới phiến lá
Young leaf: color of upper side of blade (Tính trạng 7) |
Không có hoặc rất thưa – absent or very sparse |
1 |
|
Thưa thớt – sparse |
3 |
|
||
Trung bình – medium |
5 |
|
||
Dầy – dense |
7 |
|
||
Rất dầy – very dense |
9 |
|
||
7.4 |
Hoa: Cơ quan sinh sản
Flower: sexual organs (Tính trạng 16) |
– Nhị phát triển đầy đủ và không có nhụy – fully developed stamens and no gynoecium |
1 |
|
– Nhị phát triển đầy đủ và nhụy phát triển yếu – fully developed stamens and reduced gynoecium |
2 |
|
||
– Nhị và nhụy phát triển đầy đủ – fully developed stamens and fully developed gynoecium |
3 |
|
||
– Nhị rủ xuống và nhụy phát triển đầy đủ – reflexed stamens and fully developed gynoecium |
4 |
|
||
7.5 |
Lá thành thục: số thùy
Mature leaf: number of lobes (Tính trạng 20) |
Một – one |
1 |
|
Ba – three |
2 |
|
||
Năm – five |
3 |
|
||
Bảy – seven |
4 |
|
||
Nhiều hơn bảy – more than seven |
5 |
|
||
7.6 |
Thời gian quả bắt đầu chín
Time of beginning of berry ripening (Tính trạng 31) |
Rất sớm – very early |
1 |
|
Sớm – early |
3 |
|
||
Trung bình – medium |
5 |
|
||
Muộn – late |
7 |
|
||
Rất muộn – very late |
9 |
|
||
7.7 |
Quả: hình dạng
Berry: shape (Tính trạng 36) |
Hình chữ nhật – obloid |
1 |
|
Hình cầu – globose |
2 |
|
||
Hình elip rộng – broad ellipsoid |
3 |
|
||
Hình elip hẹp – narrow ellipsoid |
4 |
|
||
Hình trụ – cylindrical |
5 |
|
||
Hình trứng tù – obtuse ovoid
Hình trứng – ovoid Hình trứng ngược – obovoid Hình sừng – horn shaped Hình ngón tay – finger shaped |
6 7 8 9 10 |
|
||
7.8 |
Quả: Màu sắc vỏ (không có phần ở vỏ quả)
Berry: color of skin (without bloom) (Tính trạng 37) |
Xanh – green |
1 |
|
Xanh vàng – yellow green |
2 |
|
||
Vàng – yellow |
3 |
|
||
Hồng vàng – yellow rose |
4 |
|
||
Hồng – rose |
5 |
|
||
Đỏ – red |
6 |
|
||
Đỏ xám – grey red |
7 |
|
||
Tím đỏ sẫm – dark red violet |
8 |
|
||
Xanh đen – blue black |
9 |
|
||
7.9 |
Quả: Sắc tố antoxian của thịt quả
Berry: anthocyanin coloration of flesh (Tính trạng 40) |
Không có hoặc rất nhạt – absent or very weak |
1 |
|
Nhạt – weak |
3 |
|
||
Trung bình – medium |
5 |
|
||
Đậm – strong |
7 |
|
||
Rất đậm – very strong |
9 |
|
||
7.10 |
Quả: hương vị đặc biệt
Berry: particular flavor (Tính trạng 42) |
Không có – none |
1 |
|
Rượu nho – muscat |
2 |
|
||
Vị chua – foxy |
3 |
|
||
Thảo mộc – herbaceous |
4 |
|
||
Hương vị khác – otherthan muscat, foxy or herbaceous |
5 |
|
||
7.11 |
Quả: Sự hình thành hạt
Berry: formation of seeds (Tính trạng 43) |
Không có – none |
1 |
|
Mới phôi thai – rudimentary |
2 |
|
||
Hoàn chỉnh – complete |
3 |
|
||
Chú thích: (*): Đánh dấu (+) hoặc điền số liệu cụ thể vào ô trống tương ứng cho phù hợp với trạng thái biểu hiện |
8. Các giống tương tự và sự khác biệt so với giống khảo nghiệm
Bảng 3 – Sự khác biệt giữa giống tương tự và giống khảo nghiệm
Tên giống tương tự |
Những tính trạng khác biệt |
Trạng thái biểu hiện |
|
Giống tương tự |
Giống khảo nghiệm |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
9. Các thông tin bổ sung giúp phân biệt giống
9.1. Chống chịu sâu bệnh
9.2. Điều kiện canh tác
9.3. Thông tin khác
Ngày tháng năm |
PHỤ LỤC C
BẢNG MÃ HÓA VÀ MÔ TẢ CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG CHÍNH CỦA CÂY NHO
MÃ SỐ |
MÔ TẢ |
0 |
Nẩy chồi |
00 |
Ngủ nghỉ: Chồi đông nhọn hoặc tròn, mầu nâu tối hoặc nâu sáng tùy theo giống, vẩy bắc hầu như khép kín tùy theo giống. |
01 |
Chồi bắt đầu phồng lên: Chồi bắt đầu giãn ra bên trong vẩy bắc. |
03 |
Kết thúc phồng lên của chồi: Chồi căng ra, nhưng không có mầu xanh. |
05 |
“Giai đoạn lông mịn”: Nhìn rõ lớp lông mịn mầu nâu. |
07 |
Bắt đầu bật chồi: Vừa mới nhìn rõ những đỉnh chồi mầu xanh. |
09 |
Bật chồi: Nhìn rõ những đỉnh chồi mầu xanh |
1 |
Phát triển lá |
11 |
Lá đầu tiên mở ra và trải rộng từ chồi |
12 |
Hai lá mở ra |
13 |
Ba lá mở ra |
14 |
Bốn lá mở ra |
15 |
Năm lá mở ra |
16 |
Sáu lá mở ra |
19 |
Chín hay nhiều hơn lá mở ra |
5 |
Xuất hiện chùm hoa |
53 |
Nhìn thấy rõ các chùm hoa |
55 |
Các chùm hoa lớn lên, các hoa ép chặt vào nhau |
57 |
Các chùm hoa phát triển hoàn chỉnh, các hoa tách rời nhau |
6 |
Nở hoa |
60 |
Những cánh hoa đầu tiên tách từ đế hoa |
61 |
Bắt đầu nở hoa; 10% cánh hoa rơi xuống |
63 |
Giai đoạn đầu nở hoa; 30% cánh hoa rơi xuống |
65 |
Giai đoạn nở hoa đầy đủ; 50% cánh hoa rơi xuống |
68 |
80% cánh hoa rơi xuống |
69 |
Kết thúc nở hoa |
7 |
Phát triển quả |
71 |
Đậu quả: Quả non bắt đầu phình ra, vẫn giữ vết rụng của hoa |
73 |
Quả đạt cỡ hạt gạo, chùm quả bắt đầu treo lủng lẳng |
75 |
Quả đạt cỡ hạt đậu Hà Lan, chùm quả treo lủng lẳng |
77 |
Quả bắt đầu kề sát nhau |
79 |
Quả kề sát nhau hoàn toàn |
8 |
Chín |
81 |
Bắt đầu chín; mầu quả bắt đầu sáng lên |
83 |
Mầu quả sáng lên |
85 |
Quả trở nên mềm |
89 |
Quả chín sẵn sàng thu hoạch |
9 |
Quá trình già |
91 |
Sau khi thu hoạch: Kết thúc quá trình thuần thục gỗ |
92 |
Bắt đầu đổi mầu lá |
93 |
Bắt đầu rụng lá |
95 |
50% lá rụng |
97 |
Kết thúc rụng lá |
99 |
Xử lý sau thu hoạch |
QCVN 01-123:2013/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG BÔNG
National Technical Regulation on Testing for Distinctness, Uniformity and Stability of Cotton Varieties
Lời nói dầu
QCVN 01-123:2013/BNNPTNT được chuyển đổi từ 10TCN 746-2006, theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
QCVN 01-123:2013/BNNPTNT được xây dựng dựa trên cơ sở TG/88/6 (Guidelines for the Conduct of Tests for Distinctness, Uniformity and Stability in Cotton Varieties) ngày 05 tháng 4 năm 2001 của Hiệp hội bảo hộ giống cây trồng mới quốc tế (UPOV).
QCVN 01-123:2013/BNNPTNT do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia – Cục Trồng trọt biên soạn, Vụ Khoa học Công nghiệp và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 33/2013/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 6 năm 2013.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG BÔNG
National Technical Regulation on Testing for Distinctness, Uniformity and Stability of Cotton Varieties
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các tính trạng đặc trưng, phương pháp đánh giá và yêu cầu quản lý khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (khảo nghiệm DUS) của các giống bông mới thuộc loài Gossypium hirsutum L.(bông Luồi); Gossypium barbadense L. (bông Hải đảo) và các giống lai giữa chúng.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khảo nghiệm DUS giống bông mới.
1.3. Giải thích từ ngữ và các từ viết tắt
1.3.1. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1.1. Giống khảo nghiệm: Là giống mới được đăng ký khảo nghiệm;
1.3.1.2. Giống tương tự: Là các giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm, có nhiều tính trạng tương tự với giống khảo nghiệm;
1.3.1.3. Giống điển hình: Là giống được sử dụng làm chuẩn đối với một trạng thái biểu hiện cụ thể của một tính trạng đặc trưng;
1.3.1.4. Mẫu chuẩn: Là mẫu giống có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống, được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền công nhận;
1.3.1.5. Tính trạng đặc trưng: Là những tính trạng được di truyền ổn định, ít bị biến đổi bởi tác động của ngoại cảnh, có thể nhận biết và mô tả được một cách chính xác;
1.3.1.6. Cây khác dạng: Là cây khác biệt rõ ràng với giống Khảo nghiệm ở một hoặc nhiều tính trạng được sử dụng trong khảo nghiệm DUS;
1.3.2. Các từ viết tắt
1.3.2.1. UPOV: International Union for the protection of new varieties of plants (Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới).
1.3.2.2. DUS: Distinctness, Uniformity, Stability (Tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định).
1.3.2.3. QL: Qualitative characteristic (Tính trạng chất lượng).
1.3.2.4. PQ: Pseudo-Qualitative characteristic (tính trạng giả chất lượng).
1.3.2.5. QN: Quantitative characteristic (Tính trạng số lượng).
1.3.2.6. MG: Single measurement of a group of plants or parts of plants (Đo đếm một nhóm cây hoặc một bộ phận của một nhóm cây).
1.3.2.7. MS: Measurement of a number of individual plants or parts of plants (Đo đếm từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu).
1.3.2.8. VG: Visual assessment by a single observation of a group of plants or parts of plants (Quan sát một nhóm cây hoặc một bộ phận của một nhóm cây).
1.3.2.9. VS: Visual assessment by observation of individual plants or parts of plants (Quan sát từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu).
1.3.2.10. COYD: Combined Over Years Distinctness (Tính khác biệt kết hợp qua các năm).
1.3.2.11. COYU: Combined Over Years Uniformity (Tính đồng nhất kết hợp qua các năm).
1.4. Tài liệu viện dẫn
1.4.1. QCVN 01-84:2012/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống bông.
1.4.2. TG/1/3 General Introduction to the Examination of Distinctness, Uniformity and Stability and the Development of Harmonized Descriptions of New Varieties of Plants (Hướng dẫn chung về đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và hài hòa hóa trong mô tả giống cây trồng mới)
1.4.3. TGP/8: Trail design and techiques used in the examination of Distinctness, Uniformity and Stability (Phương pháp bố trí thí nghiệm và các biện pháp kỹ thuật được sử dụng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định).
1.4.4. TGP/9: Examining Distinctness (Đánh giá tính khác biệt).
1.4.5. TGP/10: Examining Uniformity (Đánh giá tính đồng nhất).
1.4.6. TGP/11: Examining Stability (Đánh giá tính ổn định).
II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
Các tính trạng đặc trưng đề đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống bông được qui định tại Bảng 1. Trạng thái biểu hiện của tính trạng được mã hóa bằng điểm.
Bảng 1- Các tính trạng đặc trưng của giống bông
TT |
Tính trạng |
Mức độ biểu hiện |
Giống điển hình |
Mã số |
1. (*) PQ VG |
Hoa: mầu cánh hoa
Flower: Color of petal |
Trắng ngà – cream
Vàng – yellow Tím đỏ – red purlple |
|
1 2 3 |
2. (+) QN VG |
Hoa: mức độ đốm ở cánh hoa
Flower: intensity of spot on petal |
Không có hoặc rất nhỏ – absent or very small |
LRA5166 |
1 |
Nhỏ – small |
1749(MSTĐ) |
3 |
||
Trung bình – medium |
21(MSTĐ) |
5 |
||
To – large |
HĐ (MSTĐ) |
7 |
||
Rất to – very large |
|
9 |
||
3. (*) PQ VG |
Hoa: mầu sắc phấn hoa
Flower: Color of pollen |
Trắng ngà – cream |
|
1 |
Màu vàng – yellow |
|
2 |
||
Màu vàng đậm – dark yellow |
|
3 |
||
4. PQ VG |
Hoa: vị trí của đầu nhụy so với bao phấn
Flower: position of stigma relative to anthers |
Thấp hơn – bellow |
|
1 |
Ngang nhau – same level |
|
2 |
||
Cao hơn – above |
|
3 |
||
5. QN MS |
Cành quả: chiều dài
Fruiting branch: lenglh |
Rất ngắn – very short |
|
1 |
Ngắn – short |
|
3 |
||
Trung bình – medium |
|
5 |
||
Dài – long |
|
7 |
||
Rất dài – very long |
|
9 |
||
6. (*)(+) QN VG |
Cây: kiểu hoa
Plant: type of flowering |
Chùm – clustered |
|
1 |
Đơn – non clustered |
|
9 |
||
|
|
|||
|
|
|||
7. QN MS |
Cành quả: số đốt
Fruiting branch: number of nodes |
Rất ít – very few |
|
1 |
Ít – few |
|
3 |
||
Trung bình – medium |
|
5 |
||
Nhiều – many |
|
7 |
||
Rất nhiều – very many |
|
9 |
||
8. QN MS |
Cành quả: chiều dài trung bình của lóng
Fruiting branch: average intemode length |
Ngắn – short |
|
3 |
Trung bình – medium |
|
5 |
||
Dài – long |
|
7 |
||
9. (+) (a) QN MS |
Cây: số đốt tới cành quả thấp nhất
Plant; number of nodes to the lowest fruiting branch |
Rất ít – very low |
|
1 |
Ít – low |
|
3 |
||
Trung bình – medium |
|
5 |
||
Nhiều – high |
|
7 |
||
Rất nhiều – very high |
|
9 |
||
10. (+) (a) PQ VG |
Lá: mức độ màu
Leaf: intersity of colour |
Xanh nhạt – light green |
|
3 |
Xanh trung bình – medium green |
|
5 |
||
Xanh đậm – dark green |
|
7 |
||
Tím đỏ – red purlple |
|
9 |
||
11. (*) (+) PQ VG |
Lá: hình dạng
Leaf: shape |
Xẻ thùy nông – palmate |
|
1 |
Xẻ thùy trung bình – palmate to digitate |
|
2 |
||
Xẻ thùy sâu – digitate |
|
3 |
||
Không xẻ thùy – lanceolate |
|
4 |
||
12. QN VG |
Lá: kích cỡ
Leaf: size |
Nhỏ – small |
|
3 |
Trung bình – medium |
|
5 |
||
To – large |
|
7 |
||
13. (*) QN VG |
Lá: mật độ lông (mặt dưới)
Leaf: pubescence (lower side) |
Không có hoặc rất ít – absent or very weak |
|
1 |
Ít – weak |
|
3 |
||
Trung bình – medium |
|
5 |
||
Nhiều – strong |
|
7 |
||
Rất nhiều – very strong |
|
9 |
||
14. (*) QL VG |
Lá: tuyến mật
Leaf: nectaries |
Không có – absent |
|
1 |
Có – present |
|
9 |
||
|
|
|||
|
|
|||
15. QN VG |
Thân: mật độ lông ở phần trên
Stem: pubescence in upper part |
Không có hoặc rất ít – absent or very weak |
|
1 |
Ít – weak |
|
3 |
||
Trung bình – medium |
|
5 |
||
Nhiều – strong |
|
7 |
||
Rất nhiều – very strong |
|
9 |
||
16. PQ VG |
Thân: mầu sắc
Stem: color |
Xanh nhạt – ligh green |
|
1 |
Xanh đậm – dark green |
|
2 |
||
Xanh hơi đỏ – reddish green |
|
3 |
||
Tím đỏ – red purlple |
|
|
||
17. (+) (b) QN VG |
Lá bắc: răng cưa
Bract: dentation |
Nhỏ, nông – fine |
|
3 |
Trung bình – medium |
|
5 |
||
To, sâu – coarse |
|
7 |
||
|
|
|||
|
|
|||
18. (+) (c) QN VG |
Lá bắc: kích cỡ
Bract: size |
Nhỏ – small |
|
3 |
Trung bình – medium |
|
5 |
||
To – large |
|
7 |
||
|
|
|||
|
|
|||
19. (+) (c) QN VG |
Quả: kích cỡ
Boll: size |
Nhỏ – small |
|
3 |
Trung bình – medium |
|
5 |
||
To – large |
|
7 |
||
|
|
|||
|
|
|||
20. (*) (+) PQ VG |
Quả: hình dạng cắt dọc
Boll: shape in longitudinal section |
Tròn – rounded |
|
1 |
Elip – elliptical |
|
2 |
||
Hình trứng – ovate |
|
3 |
||
Hình nón – conical |
|
4 |
||
|
|
|||
21. QN VG |
Quả: vết rỗ trên bề mặt
Boll: pitting of surface |
Không có hoặc rất nhỏ – absent or very fine |
|
1 |
Nhỏ – small |
|
3 |
||
Trung bình – medium |
|
5 |
||
To – large |
|
7 |
||
22. (*) QN VG/ MS |
Quả: chiều dài cuống
Boll: length of peduncle |
Ngắn – short |
|
3 |
Trung bình – medium |
|
5 |
||
Dài – long |
|
7 |
||
23. (+) QN VG |
Quả: mức độ nhô lên của đỉnh
Boll: prominence of tip |
Ít – weak |
|
3 |
Trung bình – medium |
|
5 |
||
Nhiều – strong |
|
7 |
||
24. (*),(+) (d) PQ VG |
Cây: dạng cây
Plant: shape |
Hình trụ – cylindrical |
|
1 |
Hình tháp – conical |
|
2 |
||
Hình cầu – globose |
|
3 |
||
25. (+) (d) QN VG |
Cây: tán lá
Plant: density of foliage |
Thoáng – sparse |
|
3 |
Trung bình – medium |
|
5 |
||
Rậm rạp – dense |
|
7 |
||
26. (*),(+) (d) QN MS |
Cây: chiều cao
Plant: heigth |
Rất thấp – very short |
|
1 |
Thấp – short |
|
3 |
||
Trung bình – medium |
|
5 |
||
Cao – tall |
|
7 |
||
Rất cao – very tall |
|
9 |
||
27. (+) (d) QN MG |
Quả: thời gian quả mở
Boll: time of opening |
Rất sớm – very early |
|
1 |
Sớm – early |
|
3 |
||
Trung bình – medium |
|
5 |
||
Muộn – late |
|
7 |
||
Rất muộn – very late |
|
9 |
||
28. QN VG |
Quả: độ mở
(ở giai đoạn quả nở hoàn toàn) Boll: degree of opening (at full maturity) |
Nhỏ – weak |
|
3 |
Trung bình – medium |
|
5 |
||
Rộng – strong |
|
7 |
||
29. (*) QL VG |
Hạt: lông áo
Seed: presence of fuzz |
Không có – absent |
|
1 |
Có – present |
|
9 |
||
30. QN VG |
Hạt: mật độ lông áo
Seed: density of fuzz |
Rất thưa – very sparse |
|
1 |
Thưa – sparse |
|
3 |
||
Trung bình – medium |
|
5 |
||
Dầy – dense |
|
7 |
||
Rất dầy – very dense |
|
9 |
||
31. PQ VG |
Hạt: mầu sắc lông áo
Seed: color of fuzz |
Trắng – white |
|
1 |
Xám – grey |
|
2 |
||
Xanh nhạt – light green |
|
3 |
||
Nâu nhạt – light brown |
|
4 |
||
32. QN MG |
Hạt: khối lượng 100 hạt
Seed: weight of 100 seeds |
Thấp – low |
|
3 |
Trung bình – medium |
|
5 |
||
Cao – high |
|
7 |
||
33. (+) (e) QN MG |
Quả: tỷ lệ xơ
Boll: content of lint |
Rất thấp – very low |
|
1 |
Thấp – low |
|
3 |
||
Trung bình – medium |
|
5 |
||
Cao – high |
|
7 |
||
Rất cao – very high |
|
9 |
||
34. (*) QN MG |
Xơ: chiều dài
Fiber: length |
Rất ngắn – very short |
|
1 |
Ngắn – short |
|
3 |
||
Trung bình – medium |
|
5 |
||
Dài – long |
|
7 |
||
Rất dài – very long |
|
9 |
||
35. QN MG |
Xơ: độ bền
Fiber: strength |
Rất kém – very weak |
|
1 |
Kém – weak |
|
3 |
||
Trung bình – medium |
|
5 |
||
Bền – strong |
|
7 |
||
Rất bền – very strong |
|
9 |
||
36. QN MG |
Xơ: độ giãn
Fiber: elongation |
Rất nhỏ – very small |
|
1 |
Nhỏ – small |
|
3 |
||
Trung bình – medium |
|
5 |
||
Lớn – large |
|
7 |
||
Rất lớn – very large |
|
9 |
||
37. QN MG |
Xơ: độ mịn
Fiber: fineness (micronaire) |
Mịn – fine |
|
3 |
Trung bình – medium |
|
5 |
||
Thô – coarse |
|
7 |
||
38. QN MG |
Xơ: đồng nhất về chiều dài
Fiber: Length uniformity |
Rất thấp – very low |
|
1 |
Thấp – low |
|
3 |
||
Trung bình – medium |
|
5 |
||
Cao – high |
|
7 |
||
Rất cao – very high |
|
9 |
||
39. PQ VG |
Xơ: mầu sắc
Fiber: color |
Trắng – white |
|
1 |
Mầu khác – not white |
|
2 |
CHÚ THÍCH:
(*) Được sử dụng cho tất cả các giống trong mỗi vụ khảo nghiệm và luôn có trong bản mô tả giống, trừ khi trạng thái biểu hiện của tính trạng trước đó hoặc điều kiện môi trường làm cho nó không biểu hiện được.
(+) Được giải thích, minh họa và hướng dẫn tại Phụ lục A.
(a) Giai đoạn nở hoa
(b) Giai đoạn quả xanh
(c) Giai đoạn quả thành thục
(d) Giai đoạn 50% số cây có quả đầu tiên nở
(e) Quả nở hoàn toàn
III. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM
3.1. Yêu cầu vật liệu khảo nghiệm
3.1.1. Giống khảo nghiệm
3.1.1.1. Lượng giống tối thiểu gửi đến cơ sở khảo nghiệm là 3 kg hạt đã cán tách xơ/giống. Đối với giống lai nếu cần thiết cơ sở khảo nghiệm yêu cầu gửi thêm mỗi dòng/giống bố mẹ là 2 kg hạt đã cán tách xơ.
3.1.1.2. Mẫu hạt giống gửi khảo nghiệm không được xử lý bằng bất kỳ hình thức nào. Trừ khi cơ sở khảo nghiệm cho phép hoặc yêu cầu. Trường hợp có xử lý, phải cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình xử lý cho cơ sở khảo nghiệm.
3.1.1.3. Thời gian gửi giống: Theo quy định của cơ sở khảo nghiệm.
3.1.2. Giống tương tự
3.1.2.1. Trong Tờ khai kỹ thuật khảo nghiệm (Phụ lục B), tác giả đề xuất các giống tương tự và ghi rõ những tính trạng khác biệt giữa chúng với giống khảo nghiệm. Cơ sở khảo nghiệm xem xét đề xuất của tác giả và quyết định các giống được chọn làm giống tương tự.
3.1.2.2. Giống tương tự được lấy từ bộ mẫu chuẩn của cơ sở khảo nghiệm. Trường hợp cần thiết cơ sở khảo nghiệm có thể yêu cầu tác giả cung cấp giống tương tự và tác giả phải chịu trách nhiệm về chất lượng giống cung cấp. Số lượng và chất lượng cây giống tương tự như quy định ở Mục 3.1.1.
3.2. Phân nhóm giống khảo nghiệm
Các giống khảo nghiệm được phân nhóm theo loài phụ Gossypium hirsutum L. (bông Luồi); Gossypium barbadense L. (bông Hải đảo) và Gossypium arboreum L. (bông cỏ châu Á), các dòng bố mẹ và các giống lai; bao gồm các tính trạng sau:
(a) Hoa: Màu cánh hoa (Tính trạng 1)
(b) Lá: Hình dạng (Tính trạng 11)
(c) Lá: Tuyến mật (Tính trạng 14)
(d) Quả: Hình dạng cắt dọc (Tính trạng 20)
(e) Quả: Thời gian nở quả (Từ gieo đến 50% số cây có quả đầu tiên nở trên cành quả thứ nhất, tính trạng 27)
(f) Xơ: Chiều dài (Tính trạng 34)
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.3.1. Thời gian khảo nghiệm
Tối thiểu 2 vụ có điều kiện tương tự.
3.3.2. Điểm khảo nghiệm
Bố trí tại 1 điểm, nếu có tính trạng không thể đánh giá được thì có thể bố trí thêm 1 điểm bổ sung.
3.3.3. Bố trí thí nghiệm
– Thí nghiệm được bố trí 2 lần nhắc, mỗi lần nhắc lại trồng 100 cây thành 4 hàng, hàng cách hàng 1,2m, cây cách cây 0,5m.
Mỗi giống tương tự trồng tối thiểu 50 cây, mỗi lần nhắc lại trồng 2 hàng; khoảng cách và mật độ tương tự như với giống khảo nghiệm.
3.3.4. Các biện pháp kỹ thuật khác
Các biện pháp kỹ thuật khác áp dụng theo QCVN 01- 84:2012/BNNPTNT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống bông.
3.4. Phương pháp đánh giá
– Các đánh giá trên cây riêng biệt phải được tiến hành trên 20 cây ngẫu nhiên hoặc các bộ phận của 20 cây đó, các đánh giá khác được tiến hành trên tất cả các cây của ô thí nghiệm (đối với một lần nhắc).
– Phương pháp chi tiết đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định áp dụng theo hướng dẫn chung về khảo nghiệm DUS của UPOV (TG/1/3; TGP/8; TGP/9; TGP/10; TGP/11).
3.4.1. Đánh giá tính khác biệt
Tính khác biệt được xác định bởi sự khác nhau của từng tính trạng đặc trưng giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự.
– Giống lai ba, lai kép: Sự khác biệt giữa giống khảo nghiệm và giống đối chứng được đánh giá bằng phương pháp phân tích “Tính khác biệt kết hợp qua các năm” (COYD).
– Tính trạng đánh giá theo phương pháp VG: Giống khảo nghiệm và giống tương tự được coi là khác biệt, nếu ở tính trạng cụ thể chúng biểu hiện ở 2 trạng thái khác nhau một cách rõ ràng và chắc chắn, dựa vào giá trị khoảng cách tối thiểu quy định tại Bảng 1.
– Tính trạng đánh giá theo phương pháp VS và MS: Sự khác biệt có ý nghĩa giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự dựa trên giá trị LSD ở mức tin cậy tối thiểu 95%.
– Tính trạng đánh giá theo phương pháp MG: Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ được xử lý như tính trạng đánh giá theo phương pháp VG hoặc tính trạng đánh giá theo phương pháp VS và MS.
3.4.2. Đánh giá tính đồng nhất
– Phương pháp chủ yếu đánh giá tính đồng nhất của giống khảo nghiệm là căn cứ vào tỷ lệ cây khác dạng trên tổng số cây trên ô thí nghiệm.
– Giống thuần, dòng bố mẹ, giống lai đơn: Áp dụng quần thể chuẩn với tỷ lệ cây khác dạng tối đa là 1% ở mức tin cậy tối thiểu 95%, nếu tổng số cây được đánh giá là 200 thì số cây khác dạng tối đa cho phép là 4 cây.
– Giống lai ba, lai kép: Áp dụng phương pháp đánh giá tính đồng nhất kết hợp qua các năm (COYU).
3.5.3. Đánh giá tính ổn định
Tính ổn định được đánh giá thông qua tính đồng nhất, một giống được coi là ổn định khi chúng đồng nhất qua các vụ đánh giá.
Trong trường hợp cần thiết, có thể tiếp hành khảo nghiệm tính ổn định bằng việc trồng thế hệ tiếp theo hoặc trồng cây mới, giống có tính ổn định khi những biểu hiện của các tính trạng ở chu kỳ sinh trưởng sau tương tự những biểu hiện của các tính trạng ở chu kỳ sinh trưởng trước đó.
IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4.1. Khảo nghiệm DUS để bảo hộ quyền tác giả đối với giống bông mới được thực hiện theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
4.2. Khảo nghiệm DUS để công nhận giống bông được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24 tháng 3 năm 2004 và Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Cục Trồng trọt hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chuẩn này. Căn cứ vào yêu cầu quản lý khảo nghiệm DUS giống bông, Cục Trồng trọt kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.
5.2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.
PHỤ LỤC A
GIẢI THÍCH, MINH HỌA VÀ HƯỚNG DẪN THEO DÕI MỘT SỐ TÍNH TRẠNG
1. Tính trạng 2 – Hoa: mức độ đốm ở cánh hoa
2. Tính trạng 6 – Cây: Kiểu mọc hoa
3. Tính trạng 9, và tính trạng 10
Quan sát ở giai đoạn hoa nở
4. Tính trạng 11 – Lá: Hình dạng
4. Tính trạng 17 – Lá bắc: răng cưa
Quan sát ở giai đoạn quả xanh
5. Tính trạng 18 và Tính trạng 19
Quan sát ở giai đoạn quả thành thục
6. Tính trạng 20 – Quả: hình dạng cắt dọc
7. Tính trạng 23 – Quả: Mức độ nhô lên của đỉnh
8. Tính trạng 24 – Cây: Dạng cây
Quan sát ở giai đoạn khi có 50% số cây trên ô thí nghiệm có quả đầu tiên nở
9. Tính trạng 24, tính trạng 26 và tính trạng 27:
Quan sát ở giai đoạn khi có 50% số cây trên ô thí nghiệm có quả đầu tiên nở.
10. Tính trạng 33 – Quả: tỷ lệ xơ
Quan sát ở giai đoạn quả nở hoàn toàn
PHỤ LỤC B
TỜ KHAI KỸ THUẬT KHẢO NGHIỆM DUS GIỐNG BÔNG
1. Loài Gossypium hirsutum L.
Gossypium barbadense L.
Giống lai giữa 2 loài trên
2. Tên giống
3. Tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm
Tên:
Địa chỉ:
Điện thoại / FAX / E.mail:
4. Họ và tên, địa chỉ tác giả giống
1.
2.
5. Nguồn gốc giống, phương pháp chọn tạo
5.1. Vật liệu
Tên giống bố mẹ:
Nguồn gốc vật liệu:
5.2. Phương pháp chọn tạo
Lai hữu tính (bố, mẹ):
Xử lí đột biến:
Phương pháp khác:
5.3. Thời gian và địa điểm chọn tạo
5.4. Phương pháp duy trì và nhân giống
6. Giống đã được bảo hộ hoặc công nhận ở nước ngoài
Nước ngày tháng năm
Nước ngày tháng năm
7. Các tính trạng đặc trưng của giống
Bảng 2 – Một số tính trạng đặc trưng của giống
TT |
Tính trạng |
Trạng thái biểu hiện |
Điểm |
(*) |
7.1 |
Hoa: Màu cánh hoa
tính trạng 1) |
Trắng ngà (kem) |
1 |
|
Vàng |
2 |
|
||
Tím đỏ |
3 |
|
||
7.2 |
Hoa: mầu sắc phấn hoa
(Tính trạng 3) |
Trắng ngà |
1 |
|
Vàng |
2 |
|
||
Vàng đậm |
3 |
|
||
7.3 |
Lá: hình dạng
(Tính trạng 11) |
Xẻ thùy nông |
1 |
|
Xẻ thùy trung bình |
2 |
|
||
Xẻ thùy sâu |
3 |
|
||
Không xẻ thùy |
4 |
|
||
7.4 |
Lá: tuyến mật (Tính trạng 14) | Không có |
1 |
|
Có |
2 |
|
||
7.5 |
Quả: hình dạng cắt dọc
(Tính trạng 20) |
Tròn |
1 |
|
Elip |
2 |
|
||
Hình trứng |
3 |
|
||
Hình nón |
4 |
|
||
7.6 |
Quả: thời gian quả mở
(Từ gieo đến 50% số cây có quả đầu tiên nở trên cành quả thứ nhất) (Tính trạng 27) |
Rất sớm |
1 |
|
Sớm |
3 |
|
||
Trung bình |
5 |
|
||
Muộn |
7 |
|
||
Rất muộn |
9 |
|
||
7.7 |
Xơ: Chiều dài
(Tính trạng 34) |
Rất ngắn |
1 |
|
Ngắn |
3 |
|
||
Trung bình |
5 |
|
||
Dài |
7 |
|
||
Rất dài |
9 |
|
||
Chú thích: (*): Đánh dấu (+) hoặc điền số liệu cụ thể vào ô trống tương ứng cho phù hợp với trạng thái biểu hiện |
8. Các giống tương tự và sự khác biệt so với giống khảo nghiệm
Bảng 3 – Sự khác biệt giữa giống tương tự và giống khảo nghiệm
Tên giống tương tự |
Những tính trạng khác biệt |
Trạng thái biểu hiện |
|
Giống tương tự |
Giống khảo nghiệm |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9. Các thông tin bổ sung giúp phân biệt giống
9.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh
9.2. Điều kiện canh tác
9.3. Thông tin khác
Ngày tháng năm |
QCVN 01 -124:2013/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG CHÈ
National Technical Regulation on Testing for Distinctness, Uniformity and Stability of Tea Varieties
Lời nói đầu
QCVN 01-124:2013/BNNPTNT được chuyển đổi từ 10TCN 744: 2006 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
QCVN 01-124:2013/BNNPTNT được xây dựng dựa trên cơ sở TG/238/1 (Guidelines for the Conduct of Tests for Distinctness, Uniformity and Stability in Tea Varieties) ngày 09 tháng 4 năm 2008 của Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV).
QCVN 01-124:2013/BNNPTNT do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia – Cục Trồng trọt biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 33/2013/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 6 năm 2013.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG CHÈ
National Technical Regulation on Testing for Distinctness, Uniformity and Stability of Tea Varieties
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các tính trạng đặc trưng, phương pháp đánh giá và yêu cầu quản lý khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (khảo nghiệm DUS) của các giống chè mới thuộc loài Camellia sinensis (L.) O. Kuntze.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khảo nghiệm DUS giống chè mới.
1.3. Giải thích từ ngữ và các từ viết tắt
1.3.1. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1.1. Giống khảo nghiệm: Là giống mới được đăng ký khảo nghiệm.
1.3.1.2. Giống tương tự: Là giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm, có nhiều tính trạng tương tự với giống khảo nghiệm.
1.3.1.3. Giống điển hình: Là giống được sử dụng làm chuẩn đối với một trạng thái biểu hiện cụ thể của một tính trạng đặc trưng.
1.3.1.4. Mẫu chuẩn: Là mẫu giống có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống, được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền công nhận.
1.3.1.5. Tính trạng đặc trưng: Là tính trạng được di truyền ổn định, ít bị biến đổi bởi tác động của ngoại cảnh, có thể nhận biết và mô tả được một cách chính xác.
1.3.1.6. Cây khác dạng: Là cây khác biệt rõ ràng với giống khảo nghiệm ở một hoặc nhiều tính trạng đặc trưng được sử dụng trong khảo nghiệm DUS.
1.3.2. Các từ viết tắt
1.3.2.1. UPOV: International Union for the protection of new varieties of plants (Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới)
1.3.2.2. DUS: Distinctness, Uniformity, Stability (Tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định)
1.3.2.3. QL: Qualitative characteristic (Tính trạng chất lượng)
1.3.2.4. PQ: Pseudo-Qualitative characteristic (Tính trạng giả chất lượng)
1.3.2.5. QN: Quantitative characteristic (Tính trạng số lượng)
1.3.2.6. MG: Single measurement of a group of plants or parts of plants (Đo đếm một nhóm cây hoặc một bộ phận của một nhóm cây).
1.3.2.7. MS: Measurement of a number of individual plants or parts of plants (Đo đếm từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu)
1.3.2.8. VG: Visual assessment by a single observation of a group of plants or parts of plants (Quan sát một nhóm cây hoặc một bộ phận của một nhóm cây)
1.3.2.9. VS: Visual assessment by observation of individual plants or parts of plants (Quan sát từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu).
1.4. Tài liệu viện dẫn
1.4.1. TG/1/3 General Introduction to the Examination of Distinctness, Uniformity and Stability and the Development of Harmonized Descriptions of New Varieties of Plants (Hướng dẫn chung về đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và hài hòa hóa trong mô tả giống cây trồng mới).
1.4.2. TGP/8: Trail design and techiques used in the examination of Distinctness, Uniformity and Stability (Phương pháp bố trí thí nghiệm và các biện pháp kỹ thuật được sử dụng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định).
1.4.3. TGP/9/1 Examining Distinctness (Đánh giá tính khác biệt).
1.4.4. TGP/10/1 Examining Uniformity (Đánh giá tính đồng nhất).
1.4.5. TGP/11/1 Examining Stability (Đánh giá tính ổn định).
II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
Các tính trạng đặc trưng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống chè được qui định tại Bảng 1. Trạng thái biểu hiện của tính trạng được mã hóa bằng điểm.
Bảng 1- Các tính trạng đặc trưng của giống chè
TT |
Tính trạng |
Trạng thái biểu hiện |
Giống điển hình |
Mã số |
1. (*)(+) QN VG |
Cây: sức sinh trưởng
Plant: vigor |
Yếu – weak |
Olong thanh tâm |
3 |
Trung bình – medium |
Đại Bạch Trà |
5 |
||
Khỏe – strong |
LDP2 |
7 |
||
2. (*)(+) QN VG |
Cây: dạng cây
Plant: type |
Bụi – shrub |
Saemidori |
1 |
Bán gỗ – semi-arbor |
Trung du |
3 |
||
Gỗ – arbor |
San Suối Giàng |
5 |
||
3. (*)(+) QN VG |
Cây: tập tính sinh trưởng
Plant: growth habit |
Thẳng đứng – upright |
– |
1 |
Nửa đứng – semi upright |
– |
3 |
||
Trải rộng- spreading |
– |
5 |
||
4. QN VG |
Cây: mật độ cành
Plant: density of branches |
Thưa – sparse |
– |
3 |
Trung bình – medium |
– |
5 |
||
Dầy- dense |
– |
7 |
||
5. (+) QL VG |
Cành: zic-zac
Baranch: zigzagging |
Không có – absent |
– |
1 |
Có – present |
– |
9 |
||
6. (*)(+) (a) QN MS |
Búp: thời gian nảy chồi giai đoạn “một tôm một lá”
Young shoot: time beginning of “one and a bud” stage |
Sớm – early |
– |
3 |
Trung bình – medium |
– |
5 |
||
Muộn – late |
– |
7 |
||
7. (+) (a) PQ VG |
Búp: màu lá thứ hai ở giai đoạn “một tôm hai lá”
Young shoot: color of second leaf at “two and a bud” stage |
Trắng nhạt – whitish |
– |
1 |
Xanh vàng – yellow green |
Chất Tiền |
2 |
||
Xanh nhạt – light green |
– |
3 |
||
Xanh – medium green |
– |
4 |
||
Xanh tía – purple green |
Kim Tuyên |
5 |
||
8 (*)(a) QL VG |
Búp: lông trên tôm
Young shoot: pubescence of bud |
Không có – absent |
Trung du hỗn hợp |
1 |
Có – present |
Phúc Vân Tiên |
9 |
||
9. (a) QN VG |
Búp: mật độ lông trên tôm
Young shoot:density pubescence of bud |
Thưa – sparse |
– |
3 |
Trung bình – medium |
Tiền phong |
5 |
||
Dày – dense |
Phúc Vân Tiên |
7 |
||
10. (a) QL VG |
Búp: sắc tố antoxian ở gốc cuống
Youngshoot: anthocyanin coloration at base of petiole |
Không có – absent |
– |
1 |
Có – present |
– |
9 |
||
11. (*) (a) QN VG/MS |
Búp: chiều dài “một tôm ba lá”
Young shoot: length of “three and a bud” |
Ngắn – short |
– |
3 |
Trung bình – medium |
– |
5 |
||
Dài – long |
– |
7 |
||
12. (*)(+) (b) QN VG |
Phiến lá: thế
Leaf blade: attitude |
Hướng lên- upwards |
– |
1 |
Hướng ra ngoài- outwards |
– |
3 |
||
Hướng xuống – downwards |
– |
5 |
||
13. (*) (b) QN VG/MS |
Phiến lá: chiều dài
Leaf blade: length |
Ngắn – short |
– |
3 |
Trung bình – medium |
– |
5 |
||
Dài – long |
– |
7 |
||
14. (*) (b) QN VG/MS |
Phiến lá: chiều rộng
Leaf blade: width |
Hẹp – narrow |
– |
3 |
Trung bình – medium |
– |
5 |
||
Rộng – broad |
– |
7 |
||
15 (+) (b) QN VG |
Phiến lá: hình dạng
Leaf blade: shape |
Elip rất hẹp – very narrow elliptic |
– |
1 |
Elip hẹp – narrow elliptic |
– |
2 |
||
Elip – medium elliptic |
Olong thanh tâm |
3 |
||
Elip rộng – broad elliptic |
– |
4 |
||
16. (+) (b) QN VG |
Phiến lá: mức độ xanh
Leaf blade: intensity of green color |
Nhạt – light |
– |
3 |
Trung bình – medium |
Chất Tiền |
5 |
||
Đậm – dark |
Nậm Ngặt |
7 |
||
17. (+) (b) PQ VG |
Phiến lá: hình dạng vết cắt ngang
Leaf blade: shape in cross section |
Lõm – folded upwards |
– |
1 |
Phẳng – flat |
– |
2 |
||
Lồi – recurved |
|
3 |
||
18. (b) QN VG |
Phiến lá: kết cấu bề mặt phía trên
Leaf blade: texture of upper surface |
Nhẵn hoặc nhăn ít – smooth or weakly rugose |
Kim Tuyên |
1 |
Nhăn vừa – moderately rugose
Nhăn nhiều – strongly rugose |
Keo Am Tích Trung du hỗn hợp |
2 3 |
||
19. (+) (b) PQ VG |
Phiến lá: hình dạng chóp lá
Leaf blade: shape of apex |
Tù – obtuse |
– |
1 |
Nhọn – acute |
Kim Tuyên |
2 |
||
Nhọn mũi – acuminate |
Phúc Vân Tiên |
3 |
||
20. (+) (b) QN VG |
Phiến lá: mức độ lượn sóng của mép lá
Leaf blade: undulation of margin |
Không có hoặc ít – absent or weak |
Đại Bạch Trà |
1 |
Trung bình – medium |
Bát Tiên |
2 |
||
Nhiều – strong |
PH11 |
3 |
||
21. (+)(b) QN VG |
Phiến lá: mức độ khía răng cưa của mép lá
Leaf blade: serration of margin |
Nông – weak |
Nậm ngặt |
3 |
Trung bình – medium |
Chất Tiền |
5 |
||
Sâu – strong |
PH12 |
7 |
||
22. (+) (b) PQ VG |
Phiến lá: hình dạng phần gốc lá
Leaf blade: shape of base |
Nhọn – acute |
– |
1 |
Tù – obtuse |
– |
2 |
||
Nón cụt – truncate |
– |
3 |
||
23. (+) QN MG |
Hoa: thời gian hoa nở hoàn toàn
Flower: time of full flowering |
Sớm – early |
– |
3 |
Trung bình – medium |
– |
5 |
||
Muộn – late |
– |
7 |
||
24. QN MG |
Hoa: tổng số hoa trên cây
Flower: total number of flower heads per plant |
Ít – few |
– |
3 |
Trung bình – medium |
– |
5 |
||
Nhiều – many |
– |
7 |
||
25. (c) QN VG/MS |
Hoa: chiều dài cuống
Flower: length of pedicel |
Ngắn – short |
– |
3 |
Trung bình – medium |
– |
5 |
||
Dài – long |
– |
7 |
||
26. (*)(c) QL VG |
Hoa: lông mặt ngoài đài hoa
Flower: pubescence on outer side of sepal |
Không có – absent |
– |
1 |
Có – present |
– |
9 |
||
27. (*)(c) QL VG |
Hoa: sắc tố antoxian mặt ngoài đài hoa
Flower: anthocyanin coloration on outer side of sepal |
Không có – absent |
– |
1 |
Có – present |
– |
9 |
||
28. (*) (c) QN VG/MS |
Hoa: đường kính
Flower: diameter |
Nhỏ – small |
– |
3 |
Trung bình – medium |
– |
5 |
||
To – large |
– |
7 |
||
29. (+)(c) PQ VG |
Hoa: màu cánh hoa trong
Flower: color of inner petals |
Hơi xanh – greenish |
– |
1 |
Trắng – white |
– |
2 |
||
Hồng – pink |
– |
3 |
||
30. (*)(c) QL VG |
Hoa: lông trên bầu nhụy
Flower: pubescence of ovary |
Không có – absent |
– |
1 |
Có – present |
– |
9 |
||
31. (c) QN VG |
Hoa: mật độ lông của bầu nhụy
Flower: density of pubescence of ovary |
Thưa – sparse |
– |
3 |
Trung bình – medium |
– |
5 |
||
Dày – dense |
– |
7 |
||
32. (c) QN VG |
Hoa: chiều dài vòi nhụy
Flower: length of style |
Ngắn – short |
– |
3 |
Trung bình – medium |
– |
5 |
||
Dài – long |
– |
7 |
||
33. (+)(c) QN VG |
Hoa: vị trí phân chia vòi nhụy
Flower: position of style splitting |
Thấp – low |
– |
3 |
Trung bình – medium |
– |
5 |
||
Cao – high |
– |
7 |
||
34. (*)(+) (c) QN VG |
Hoa: vị trí đầu nhụy liên quan tới nhị hoa
Flower: position of stigma relative to stamens |
Dưới – below |
– |
1 |
Ngang bằng – same level |
– |
3 |
||
Ở trên – above |
– |
5 |
||
35. (+) QN MG |
Khả năng lên men
Fermentation ability |
Yếu – weak |
– |
3 |
Trung bình – medium |
– |
5 |
||
Mạnh – strong |
– |
7 |
||
36. (+) QN MG |
Hàm lượng cafein
Caffeine content |
Không có hoặc rất thấp – absent or very low |
– |
1 |
Thấp – low |
– |
2 |
||
Trung bình – medium |
– |
3 |
||
Cao – high |
– |
4 |
||
Rất cao – very high |
– |
5 |
CHÚ THÍCH:
(*) Tính trạng được sử dụng cho tất cả các giống trong mỗi vụ khảo nghiệm và luôn có trong bản mô tả giống, trừ khi trạng thái biểu hiện của tính trạng trước đó hoặc điều kiện môi trường làm cho nó không biểu hiện được.
(+) Tính trạng được giải thích, minh họa và hướng dẫn theo dõi tại Phụ lục A
(a) Quan sát trên các búp chè mọc ra đầu tiên trong năm
(b) Quan sát trên phiến lá phát triển đầy đủ ở mùa hè hoặc mùa thu vào giữa thời kỳ mật độ búp chè phát triển nhất
(c) Quan sát trên hoa phát triển đầy đủ ở giai đoạn nở hoa
III. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM
3.1. Yêu cầu vật liệu khảo nghiệm
3.1.1. Giống khảo nghiệm
3.1.1.1. Số lượng giống tối thiểu gửi đến cơ sở khảo nghiệm là 100 hom hoặc 60 cây con. Tùy giống chè mà tiêu chuẩn hom giống và cây con khác nhau; hom bánh tẻ có mầm ngủ và lá mẹ có chiều dài từ 3,5cm đến 6cm, đường kính từ 2,5cm đến 6mm; cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn là 8 tháng tuổi, cao từ 20cm đến 25 cm, số lá từ 6 đến 8 lá thật, thân hóa nâu trên 50%.
3.1.1.2. Giống gửi khảo nghiệm phải đảm bảo chất lượng tốt, cây con hoặc hom giống không giập nát và không nhiễm các loại sâu bệnh nguy hại.
3.1.1.3. Mẫu giống gửi khảo nghiệm không được xử lý bằng bất kỳ hình thức nào trừ khi cơ sở khảo nghiệm cho phép hoặc yêu cầu.
3.1.1.4. Thời gian gửi giống: Theo yêu cầu của cơ sở khảo nghiệm.
3.1.2. Giống tương tự
3.1.2.1. Trong Tờ khai kỹ thuật khảo nghiệm (Phụ lục C), tác giả đề xuất các giống tương tự và ghi rõ những tính trạng khác biệt giữa chúng với giống khảo nghiệm. Cơ sở khảo nghiệm xem xét đề xuất của tác giả và quyết định các giống được chọn làm giống tương tự.
3.1.2.2. Giống tương tự được lấy từ bộ mẫu chuẩn của cơ sở khảo nghiệm. Trường hợp cần thiết cơ sở khảo nghiệm có thể yêu cầu tác giả cung cấp giống tương tự và tác giả phải chịu trách nhiệm về chất lượng giống cung cấp. Số lượng và chất lượng giống tương tự như quy định ở Mục 3.1.1.
3.2. Phân nhóm giống khảo nghiệm
Các giống khảo nghiệm được phân nhóm dựa theo các tính trạng sau:
(1) Cây: dạng cây (Tính trạng 2)
(2) Cây: tập tính sinh trưởng (Tính trạng 3)
(3) Búp: màu lá thứ hai ở giai đoạn “một tôm hai lá” (Tính trạng 7)
(4) Phiến lá: chiều dài (Tính trạng 13)
(5) Hoa: tổng số hoa trên cây (Tính trạng 24)
(6) Hoa: đường kính (Tính trạng 28)
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.3.1. Thời gian khảo nghiệm
Khảo nghiệm được tiến hành trong một chu kỳ sinh trưởng vào năm thứ ba sau khi trồng (thời kỳ kiến thiết cơ bản).
3.3.2. Điểm khảo nghiệm
Bố trí tại một điểm, nếu có tính trạng không thể đánh giá được thì bố trí thêm 1 điểm bổ sung.
3.3.3. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí tối thiểu 2 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc trồng 24 cây. Trồng ba hàng, khoảng cách hàng cách hàng 1,5m, cây cách cây 0,3m.
3.3.4. Các biện pháp kỹ thuật khác (Phụ lục B)
3.4. Phương pháp đánh giá
Các tính trạng đánh giá trên các cây riêng biệt, được tiến hành trên 10 cây ngẫu nhiên hoặc các bộ phận của 10 cây mẫu đỏ (một lần nhắc). Các tính trạng khác được tiến hành trên tất cả các cây của ô thí nghiệm.
Phương pháp chi tiết đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định áp dụng theo hướng dẫn chung về khảo nghiệm DUS của UPOV (TG/1/3; TGP/8; TGP/9; TGP/10; TGP/11).
3.4.1. Đánh giá tính khác biệt
– Tính khác biệt được xác định bởi sự khác nhau của từng tính trạng đặc trưng giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự.
– Tính trạng đánh giá theo phương pháp VG: Giống khảo nghiệm và giống tương tự được coi là khác biệt, nếu ở tính trạng cụ thể chúng biểu hiện ở 2 trạng thái khác nhau một cách rõ ràng và chắc chắn, dựa vào giá trị khoảng cách tối thiểu quy định tại Bảng 1.
– Tính trạng đánh giá theo phương pháp VS và MS: Sự khác biệt có ý nghĩa giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự dựa trên giá trị LSD ở mức tin cậy tối thiểu 95%.
– Tính trạng đánh giá theo phương pháp MG: Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ được xử lý như tính trạng đánh giá theo phương pháp VG hoặc tính trạng đánh giá theo phương pháp VS và MS.
3.4.2. Đánh giá tính đồng nhất
Phương pháp chủ yếu đánh giá tính đồng nhất của giống khảo nghiệm là căn cứ vào tỷ tệ cây khác dạng trên tổng số cây trên ô thí nghiệm.
Áp dụng quần thể chuẩn với tỷ lệ cây khác dạng tối đa là 1% ở mức tin cậy tối thiểu 95%. Nếu số cây quan sát là 48 (cả 2 lần nhắc), số cây khác dạng tối đa cho phép là 2.
3.4.3. Đánh giá tính ổn định
Tính ổn định được đánh giá thông qua tính đồng nhất, một giống được coi là ổn định khi chúng đồng nhất qua các vụ khảo nghiệm.
Trong trường hợp cần thiết, có thể tiến hành khảo nghiệm tính ổn định bằng việc trồng thể hệ tiếp theo hoặc trồng cây mới, giống có tính ổn định khi những biểu hiện của các tính trạng ở thế hệ sau tương tự những biểu hiện của các tính trạng ở chu kỳ sinh trưởng trước đó.
IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4.1. Khảo nghiệm DUS để bảo hộ quyền tác giả đối với giống chè mới được thực hiện theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
4.2. Khảo nghiệm DUS để công nhận giống chè mới được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24 tháng 3 năm 2004 và Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Cục Trồng trọt hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chuẩn này. Căn cứ vào yêu cầu quản lý khảo nghiệm DUS giống chè, Cục Trồng trọt kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.
5.2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.
PHỤ LỤC A
GIẢI THÍCH, MINH HỌA VÀ HƯỚNG DẪN THEO DÕI MỘT SỐ TÍNH TRẠNG
Các quan sát trên búp, trên phiến lá, trên hoa nên tiến hành ở giai đoạn cây chè tuổi 3
Búp:
Hoa:
1. Tính trạng 1 – Cây: sức sinh trưởng
Nên đánh giá ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng.
Quan sát khi chè đang trong giai đoạn sinh trưởng mạnh ở tuổi 3, từ tháng 5 đến tháng 8
2. Tính trạng 2 – Cây: kiểu cây
Quan sát khi cây chè trong thời kỳ Kiến thiết cơ bản tuổi 3
3. Tính trạng 3 – Cây: tập tính sinh trưởng
Quan sát khi cây chè trong thời kỳ Kiến thiết cơ bản ở tuổi 3
4. Tính trạng 5 – Cành: zic-zac
Quan sát ở giai đoạn cây chè sinh trưởng phát triển mạnh tháng 5 đến tháng 8 khi cây chè ở tuổi 3
5. Tính trạng 6 – Búp: Thời gian nảy chồi của giai đoạn “một tôm một lá”
Thời gian khi có 30% số cây có búp ở giai đoạn “một tôm và một lá” .
Trên mỗi cây quan sát đánh dấu 5 búp, theo dõi thời gian từ khi nẩy chồi đến khi 1 tôm 1 lá hoàn chỉnh.
6. Tính trạng 7 – Búp: mầu lá thứ hai ở giai đoạn “một tôm hai lá”
7. Tính trạng 12 – Phiến lá: thế
8. Tính trạng 15 – Phiến lá: hình dạng
9. Tính trạng 16 – Phiến lá: mức độ xanh
Quan sát trên lá thứ 5 và lá thứ 6
10. Tính trạng 17 – Phiến lá: hình dạng vết cắt ngang
11. Tính trạng 19 – Phiến lá: hình dạng chóp lá
12. Tính trạng 20 – Phiến lá: mức độ lượn sóng của mép lá
13. Tính trạng 21 – Phiến lá: mức độ khía răng cưa của mép lá
14. Tính trạng 22 – Phiến lá: hình dạng phần gốc lá
15. Tính trạng 23 – Hoa: thời gian hoa nở hoàn toàn
Thời gian hoa nở hoàn toàn được tính từ khi bắt đầu hình thành mầm hoa đến khi có 50% số hoa nở.
16. Tính trạng 29 – Hoa: màu mặt trong cánh hoa.
17. Tính trạng 33 – Hoa: vị trí phân chia vòi nhụy.
18. Tính trạng 34 – Hoa: vị trí đầu nhụy liên quan tới nhị hoa.
19. Tính trạng 35 – Khả năng lên men trên búp “một tôm hai lá”
Xác định hoạt tính men polyphenoloxydaza theo phương pháp U.V.Margna 1964.
20. Tính trạng 36 – Hàm lượng cafein trên búp “một tôm hai lá”
Xác định cafein tổng số theo phương pháp Bectrand
Không có hoặc rất thấp | ≤ 0,5% |
Thấp | 0,6-2,0% |
Trung bình | 2,1-3,5% |
Cao | 3,6-5,0% |
Rất cao | >5,0% |
PHỤ LỤC B
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHÈ
1. Chuẩn bị cây giống khảo nghiệm
+ Tiêu chuẩn hom giống theo tiêu chuẩn hiện hành
+ Tiêu chuẩn cây con theo tiêu chuẩn hiện hành
+ Bầu chè trước khi trồng được tách bỏ túi PE giữ nguyên phần đất trong bầu đặt xuống hốc lấp một lớp đất tơi xốp lên trên.
2. Yêu cầu về đất
Đất làm thí nghiệm phải đại diện cho vùng sinh thái khảo nghiệm, có độ phì đồng đều. Cầy bừa kỹ, sạch cỏ dại, gốc cây, sỏi đá, được san ủi bằng phẳng và thích hợp cho cây chè sinh trưởng phát triển.
3. Bón phân
Bón lót toàn bộ 20 tấn đến 30 tấn phân hữu cơ/ha, lân supe: 500kg đến 600 kg/ha trước khi trồng cây con.
– Bón thúc khi chè tuổi 1:
+ Lượng phân bón cho 1 ha: 40kgN + 30kgP2O5 +30kg K2O.
+ Thời gian bón: chia làm hai lần trong năm (tháng 2-3 và tháng 6-7)
+ Cách bón: trộn đều phân bón N:P:K; bón cách gốc từ 25cm đến 30 cm, bón sâu từ 6cm đến 7cm, lấp kín.
– Khi chè tuổi 2:
+ Lượng bón cho 1 ha là 60 kg N + 30kg P2O5 + 40kg K2O
+ Thời gian bón và cách bón như chè tuổi 1
– Khi chè tuổi 3:
+ Lượng bón cho 1 ha là 80kg N + 40kg P2O5 + 60kg K2O
+ Thời gian bón và cách bón như chè tuổi 1 (bón cách gốc từ 35cm đến 40 cm)
4. Phòng trừ cỏ dại
Phủ rác, cây phân xanh lên gốc chè để hạn chế cỏ dại. Với chè tuổi 1 phải dùng tay nhổ cỏ ở gốc chè và được xới phá váng sau khi trời mưa to.
Thời vụ làm cỏ: Vụ xuân làm cỏ vào tháng 1-2; vụ thu làm cỏ vào tháng 8-9. Đối với chè tuổi 2-3 hàng năm tiến hành xới gốc từ 2 đến 3 lần, rộng 30cm đến 40 cm về hai bên hàng.
5. Phòng trừ sâu bệnh
Cần kiểm tra và phát hiện sớm để phòng trừ kịp thời các loài sâu, bệnh hại nguy hiểm như: rầy xanh, bọ trĩ (bọ cánh tơ), nhện đỏ, bọ xít muỗi, bệnh phồng lá chè, chấm xám, chấm nâu, đốm mắt cua…
Các thuốc được sử dụng để phòng trừ các loại sâu bệnh trên phải nằm trong danh mục thuốc được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sử dụng trên chè và sử dụng thuốc theo đúng quy trình hướng dẫn.
PHỤ LỤC C
TỜ KHAI KỸ THUẬT KHẢO NGHIỆM DUS GIỐNG CHÈ
1. Loài: Camellia sinensis (L.) O. Kuntze.
2. Tên giống:
3. Tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm
Tên:
Địa chỉ:
Điện thoại / FAX / E.mail:
4. Họ và tên, địa chỉ tác giả giống
1. Họ tên Địa chỉ
2. Họ tên Địa chỉ
3. Họ tên Địa chỉ
5. Nguồn gốc giống, phương pháp chọn tạo
Nguồn gốc
Tên giống bố, mẹ:
Nguồn gốc vật liệu:
5.2. Phương pháp chọn tạo
Lai hữu tính:
Xử lí đột biến:
Phương pháp khác:
5.3. Thời gian và địa điểm chọn tạo
5.4. Phương pháp duy trì và nhân giống:
Giâm cành [ ]
Tách chồi [ ]
Phương pháp khác (mô tả chi tiết)
6. Giống đã được bảo hộ hoặc công nhận ở nước ngoài
Nước ngày tháng năm
Nước ngày tháng năm
7. Các tính trạng đặc trưng của giống
Bảng 2- Một số tính trạng đặc trưng của giống
Tính trạng |
Trạng thái biểu hiện |
Giống điển hình |
Mã số |
(*) |
7.1 Cây: dạng cây
Plant: type (Tính trạng 2) |
Bụi – shrub |
Saemidori |
1 |
|
Bán gỗ – semi-arbor |
Cin 143 |
3 |
|
|
Gỗ – arbor |
Suối Giàng |
5 |
|
|
7.2 Cây: tập tính sinh trưởng
Plant: growth habit (Tính trạng 3) |
Thẳng đứng – upright |
– |
1 |
|
Nửa đứng – semi upright |
– |
3 |
|
|
Trải rộng – spreading |
– |
5 |
|
|
7.3 Búp: màu lá thứ hai ở giai đoạn “một tôm hai lá”
Young shoot: color of second leaf at “two and a bud” stage (Tính trạng 7) |
Trắng nhạt – whitish |
– |
1 |
|
Xanh vàng – yellow green |
Chắt Tiền |
2 |
|
|
Xanh nhạt – light green |
– |
3 |
|
|
Xanh – medium green |
– |
4 |
|
|
Xanh tía – purple green |
Kim Tuyên |
5 |
|
|
7.4 Phiến lá: chiều dài
Leaf blade: length (Tính trạng 13) |
Ngắn – short |
– |
3 |
|
Trung bình – medium |
– |
5 |
|
|
Dài – long |
– |
7 |
|
|
7.5 Hoa: tổng số hoa trên cây
Flower: total number of flower heads per plant (Tính trạng 24) |
Ít – few |
|
3 |
|
Trung bình – medium |
|
5 |
|
|
Nhiều – many |
|
7 |
|
|
7.6 Hoa: đường kính
Flower: diameter (Tính trạng 28) |
Nhỏ – small |
– |
3 |
|
Trung bình – medium |
– |
5 |
|
|
To – large |
– |
7 |
|
|
Chú thích: (*): Đánh dấu (+) hoặc điền số liệu cụ thể vào ô trống tương ứng cho phù hợp với trạng thái biểu hiện của giống |
8. Các giống tương tự và sự khác biệt so với giống đăng ký khảo nghiệm
Bảng 3 – Sự khác biệt giữa giống tương tự và giống khảo nghiệm
Tên giống tương tự |
Những tính trạng khác biệt |
Trạng thái biểu hiện |
|
Giống tương tự |
Giống khảo nghiệm |
||
9. Các thông tin bổ sung giúp cho việc phân biệt giống
9.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh:
9.2. Các điều kiện đặc biệt để khảo nghiệm giống:
9.3. Thông tin khác:
Ngày tháng năm |
QCVN 01-125:2013/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG MÍA
National Technical Regulation on Testing for Distinctness, Uniformity and Stability of Sugarcane Varieties
Lời nói đầu
QCVN 01-125:2013/BNNPTNT được xây dựng dựa trên cơ sở TG/186/1 (Guidelines for the Conduct of Tests for Distinctness, Uniformity and Stability in Sugarcane Varieties) ngày 06 tháng 4 năm 2005 của Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV).
QCVN 01-125:2013/BNNPTNT do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia, Cục trồng trọt biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 33/2013/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 6 năm 2013.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG MÍA
National Technical Regulation on Testing for Distinctness, Uniformity and Stability of Sugarcane Varieties
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các tính trạng đặc trưng, phương pháp đánh giá và yêu cầu quản lý khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (khảo nghiệm DUS) của các giống mía mới thuộc loài Saccharum spp. L
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khảo nghiệm DUS của giống mía mới.
1.3. Giải thích từ ngữ và các từ viết tắt
1.3.1. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1.1. Giống khảo nghiệm: Là giống mía mới được đăng ký khảo nghiệm.
1.3.1.2. Giống điển hình: Là giống được sử dụng làm chuẩn đối với một trạng thái biểu hiện cụ thể của một tính trạng đặc trưng.
1.3.1.3. Giống tương tự: Là giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm, có nhiều tính trạng tương tự với giống khảo nghiệm.
1.3.1.4. Mẫu chuẩn: Là mẫu giống có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống, được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền công nhận.
1.3.1.5. Tính trạng đặc trưng: Là tính trạng được di truyền ổn định, ít bị biến đổi bởi tác động của ngoại cảnh, có thể nhận biết và mô tả được một cách chính xác.
1.3.1.6. Cây khác dạng: Là cây khác biệt rõ ràng với giống khảo nghiệm ở một hoặc nhiều tính trạng đặc trưng được sử dụng trong khảo nghiệm DUS.
1.3.2. Các từ viết tắt
1.3.2.1. UPOV: International Union for the protection of new varieties of plants (Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới).
1.3.2.2. DUS: Distinctness, Uniformity, Stability (Tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định).
1.3.2.3. QL: Qualitative characteristic (Tính trạng chất lượng).
1.3.2.4. PQ: Pseudo-Qualitative characteristic (tính trạng giả chất lượng).
1.3.2.5. QN: Quantitative characteristic (Tính trạng số lượng).
1.3.2.6. MG: Single measurement of a group of plants or parts of plants (Đo đếm một nhóm cây hoặc một bộ phận của một nhóm cây).
1.3.2.7. MS: Measurement of a number of individual plants or parts of plants (Đo đếm từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu).
1.3.2.8. VG: Visual assessment by a single observation of a group of plants or parts of plants (Quan sát một nhóm cây hoặc một bộ phận của một nhóm cây).
1.3.2.9. VS: Visual assessment by observation of individual plants or parts of plants (Quan sát từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu).
1.4. Tài liệu viện dẫn
1.4.1. TG/1/3 General Introduction to the Examination of Distinctness, Uniformity and Stability and the Development of Harmonized Descriptions of New Varieties of Plants (Hướng dẫn chung về đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và hài hòa hóa trong mô tả giống cây trồng mới)
1.4.2. TGP/8: Trail design and techiques used in the examination of Distinctness, Uniformity and Stability (Phương pháp bố trí thí nghiệm và các biện pháp kỹ thuật được sử dụng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định).
1.4.3. TGP/9/1: Examining Distinctness (Đánh giá tính khác biệt)
1.4.4. TGP/10/1: Examining Uniformity (Đánh giá tính đồng nhất)
1.4.6. TGP/11/1: Examining Stability (Đánh giá tính ổn định)
1.4.7. QCVN 01-131:2013 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống mía.
II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.1. Các tính trạng đặc trưng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống mía được qui định tại Bảng 1. Trạng thái biểu hiện của tính trạng được mã hóa bằng điểm.
Bảng 1- Các tính trạng đặc trưng của giống mía
TT |
Tính trạng |
Mức độ biểu hiện |
Mã số |
1. QN VG |
Cây: Tập tính sinh trưởng
Plant: stool growth habit |
Đứng – erect |
1 |
Nửa đứng – semi-erect |
3 |
||
Trung gian – intermediate |
5 |
||
Nửa bò ngang – semi-prostrate |
7 |
||
Bò ngang – prostrate |
9 |
||
2. (*)(+) QN VG |
Cây: Sự ôm chặt của bẹ lá
Plant: adherence of leaf sheath |
Lỏng – weak |
3 |
Trung bình – medium |
5 |
||
Chặt – strong |
7 |
||
3. QN VG |
Cây: Sự đẻ nhánh
Plant: tillering |
Yếu – weak |
3 |
Trung bình – medium |
5 |
||
Khỏe – strong |
7 |
||
4. QN VG |
Cây: Số lượng rễ chân kiềng
Plant: number of suckers |
Rất ít – very few |
1 |
Ít – few |
3 |
||
Trung bình – medium |
5 |
||
Nhiều – many |
7 |
||
5. QN VG |
Cây: Tán lá
Plant: leaf canopy |
Rất thưa – very sparse |
1 |
Thưa – sparse |
3 |
||
Trung bình – medium |
5 |
||
Dày – dense |
7 |
||
6. QN VG |
Cây: Mức độ xanh của tán
Plant: intensity of green color of leaf canopy |
Nhạt – light |
3 |
Trung bình – medium |
5 |
||
Đậm – dark |
7 |
||
7. (+) QN MS |
Thân: Chiều cao (từ gốc tới yếm lá thứ nhất)
Culm: height (from the base to the base of the TVD leaf) |
Ngắn – short |
3 |
Trung bình – medium |
5 |
||
Dài – long |
7 |
||
8. (+) (a) QN MS/VG |
Lóng: Chiều dài ở mắt mầm
Internode: length on the bud side |
Ngắn – short |
3 |
Trung bình – medium |
5 |
||
Dài – long |
7 |
||
9. (*) (+) (a) QN MS |
Lóng: Đường kính
Internode: diameter (as for 8) |
Nhỏ – thin |
3 |
Trung bình – medium |
5 |
||
To – thick |
7 |
||
10. (*) (+) (a) PQ VG |
Lóng: Hình dạng
Internode: shape |
Hình trụ – cylindrical |
1 |
Hình trống – tumescent |
2 |
||
Hình ống chỉ – bobbin-shaped |
3 |
||
Hình chóp cụt – conoidal
Hình chóp cụt ngược – obconoidal |
4 5 |
||
Hình cong – concave-convex |
6 |
||
11. (+) (a) PQ VG |
Lóng: Mặt cắt ngang
Internode: cross-section |
Hình tròn – circular |
1 |
Hình trứng – ovate |
2 |
||
12. (*) (+) (a) PQ VG |
Lóng: Màu sắc nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời
Internode: color where exposed to sun |
Bảng so màu
RHS Colour Chart (indicate reference number) |
|
13. (*) (+) (a) PQ VG |
Lóng: Màu sắc nơi không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời
Internode: color where not exposed to sun |
Bảng so màu
RHS Colour Chart (indicate reference number) |
|
14. (+) (a) QN VG |
Lóng: Độ sâu của vết nứt
Internode: depth of growth crack |
Không có hoặc rất nông – absent or very shallow |
1 |
Nông – shallow |
3 |
||
Trung bình – medium |
5 |
||
Sâu – deep |
7 |
||
15. (*) (+) (a) QN VG |
Lóng: Mức độ zic-zắc
Internode: expression of zigzag alignment |
Không có hoặc rất ít – absent or very weak |
1 |
Ít – weak |
3 |
||
Trung bình – moderate |
5 |
||
Nhiều – strong |
7 |
||
16 (+) (a) QN VG |
Lóng: Độ nhẵn bề mặt của vỏ cứng
Internode: appearance (rind surface) |
Mịn – smooth |
3 |
Trung bình – medium |
5 |
||
Ráp – rough (corky) |
7 |
||
17. (+) (a) QN VG |
Lóng: Mức độ sáp
Internode: waxiness |
Không có hoặc rất ít – absent or very weak |
1 |
Ít – weak |
3 |
||
Trung bình – medium |
5 |
||
Nhiều – strong |
7 |
||
18. (+) (a) QN VS/VG |
Đốt: Chiều rộng của đai rễ
Node: width of root band |
Hẹp – narrow |
3 |
Trung bình – medium |
5 |
||
Rộng – broad |
7 |
||
19. (+) (a) PQ VG |
Đốt: Màu sắc của đai rễ
Node: color of root band |
Bảng so màu
RHS Colour Chart (indicate reference number) |
|
20. (+) (a) QN VG |
Đốt: Đai sáp
Node: wax ring |
Không có hoặc rất hẹp – absent or very narrow |
1 |
Hẹp – narrow
Trung bình – medium |
3 5 |
||
Rộng – wide |
7 |
||
Rất rộng – very wide |
9 |
||
21. (*) (+) (a) PQ VG |
Đốt: Hình dạng của mầm, không bao gồm cánh bao mầm
Node: shape of bud, excluding wings |
Tam giác nhọn – triangular-pointed |
1 |
Bầu dục – oval |
2 |
||
Trứng ngược – obovate |
3 |
||
Ngũ giác – pentagonal
Thoi – rhomboid |
4 5 |
||
Tròn – round |
6 |
||
Hến – ovate
Chữ nhật – rectangular Mỏ chim – beaked |
7 8 9 |
||
22. (+) (a) QN MS/VG |
Đốt: Chiều rộng của mầm, không bao gồm cánh bao mầm
Node: width of bud, excluding wings |
Rất hẹp – very narrow |
1 |
Hẹp – narrow |
3 |
||
Trung bình – medium |
5 |
||
Rộng – wide |
7 |
||
Rất rộng – very wide |
9 |
||
23. (+) (a) QN VS |
Đốt: Mức độ nhú lên của mầm (ở lá thứ 2 từ trên xuống)
Node: bud prominence (on second senescent leaf from the top) |
Rất yếu – very weak |
1 |
Yếu – weak |
3 |
||
Trung bình – medium |
5 |
||
Khỏe – strong |
7 |
||
24. (+) (a) QN VG |
Đốt: Độ sâu của rãnh mầm
Node: depth of bud groove |
Không có hoặc rất nông – absent or very shallow |
1 |
Nông – shallow
Trung bình – medium |
3 5 |
||
Sâu – deep |
7 |
||
25. (+) (a) QN VG |
Đốt: Chiều dài của rãnh mầm
Node: length of bud groove |
Ngắn – short |
3 |
Trung bình – medium |
5 |
||
Dài – long |
7 |
||
26. (+) (a) PQ VG |
Đốt: Vị trí của đỉnh mầm so với đai sinh trưởng
Node: position of bud tip in relation to growth ring |
Ở dưới – clearly below |
1 |
Ở giữa – intermediate |
2 |
||
Ở trên – clearly above |
3 |
||
27. (+) (a) QL VG |
Đốt: Lông tơ trên mầm
Node: pubescence on the bud |
Không có – absent |
1 |
Có – present |
9 |
||
28. (+) (a) PQ VS |
Đốt: Vị trí của lông tơ trên mầm
Node: position of the pubescence on the bud |
Đế – basal |
1 |
Đỉnh – apical |
2 |
||
Bên – lateral |
3 |
||
29. (+) (a) QN VG |
Đốt: Lớp đệm của mầm (Phần giữa đế của mầm và vết sẹo do lá để lại)
Node: bud cushion (space between base of bud and leaf scar) |
Không có hoặc rất hẹp – absent or very narrow |
1 |
Hẹp – narrow |
3 |
||
Trung bình – medium |
5 |
||
Rộng – wide |
7 |
||
30. (+) (a) QN VG |
Đốt: Chiều rộng của cánh bao mầm
Node: width of bud wing |
Hẹp – narrow |
3 |
Trung bình – medium |
5 |
||
Rộng – wide |
7 |
||
31. (+) (b) QN MS |
Bẹ lá: Chiều dài
Leaf sheath: length |
Ngắn – short |
3 |
Trung bình – medium |
5 |
||
Dài – long |
7 |
||
32. (+) (b) QN VG |
Bẹ lá: Số lượng lông (nhóm 57 và 60)
Leaf sheath: number of hairs (groups 57 and 60) |
Không có hoặc rất ít – absent or very few |
1 |
Ít – few |
3 |
||
Trung bình – medium |
5 |
||
Nhiều – many |
7 |
||
Rất nhiều – very many |
9 |
||
33. (+) (b) QN VG |
Bẹ lá: Chiều dài của lông (nhóm 57 và 60)
Leaf sheath: length of hairs (groups 57 and 60) |
Ngắn – short |
3 |
Trung bình – medium |
5 |
||
Dài – long |
7 |
||
34. (+)(b) QL/VG |
Bẹ lá: Sự phân bố lông
Leaf sheath: distribution of hairs |
Chỉ có ở phần lưng – only dorsal
Bên và lưng – lateral and dorsal |
1 2 |
35. (+) (b) PQ VG |
Bẹ lá: Hình dạng của thìa lìa
Leaf sheath: shape of ligule |
Hình dây – strap-shaped |
1 |
Hình tam giác – deltoid
Hình lưỡi liềm – crescent-shaped Hình cung – bow-shaped |
2 3 4 |
||
Đường dốc không đối xứng – asymmetrical, steeply sloping
Nằm ngang không đối xứng – assymmetrical, horizontal |
5 6 |
||
36. (+) (b) QN VG |
Bẹ lá: Chiều rộng của thìa lìa
Leaf sheath: ligule width |
Hẹp – narrow |
1 |
Trung bình – medium |
2 |
||
Rộng – wide |
3 |
||
37. (+) (b) QN VG |
Bẹ lá: Chiều dài của lông thìa lìa (nhóm 61)
Leaf sheath: length of ligule hairs (group 61) |
Ngắn – short |
3 |
Trung bình – medium |
5 |
||
Dài – long |
7 |
||
38. (+) (b) QN VG |
Bẹ lá: Mật độ lông của thìa lìa (nhóm 61)
Leaf sheath: density of ligule hairs (group 61) |
Không có hoặc rất thưa – absent or very sparse |
1 |
Thưa – sparse |
3 |
||
Trung bình – medium |
5 |
||
Dày – dense |
7 |
||
Rất dày – very dense |
9 |
||
39. (+) (b) PQ VG |
Bẹ lá: Hình dạng thùy tai dưới
Leaf sheath: shape of underlapping auricle |
Trung gian – transitional |
1 |
Tam giác – deltoid |
2 |
||
Tam giác cân – dentoid
Móc – unciform |
3 4 |
||
Cựa – calcarifom |
5 |
||
Mũi giáo – lanceolate
Lưỡi liềm – falcate |
6 7 |
||
40. (+) (b) QN VG |
Bẹ lá: Kích cỡ của thùy tai dưới
Leaf sheath: size of underlapping auricle |
Nhỏ – small |
3 |
Trung bình – medium |
5 |
||
To – large |
7 |
||
41. (+) (b) PQ VG |
Bẹ lá: Hình dạng thùy tai trên
Leaf sheath: shape of overlapping auricle |
Trung gian – transitional |
1 |
Tam giác – deltoid |
2 |
||
Tam giác cân – dentoid
Móc – unciform |
3 4 |
||
Cựa – calcariform |
5 |
||
Mũi giáo – lanceolate
Lưỡi liềm – falcate |
6 7 |
||
42. (+) (b) QN VG |
Bẹ lá: Kích cỡ của thùy tai trên
Leaf sheath: size of overlapping auricle |
Nhỏ – small |
3 |
Trung bình – medium |
5 |
||
To – large |
7 |
||
43. (*) (+) (b) PQ VG |
Bẹ lá: Màu sắc của yếm
Leaf sheath: color of dewlap |
Bảng so màu
RHS Colour Chart (indicate reference number) |
|
44. (b) PQ VG |
Phiến lá: Sự uốn cong
Leaf blade: curvature |
Thẳng – straight |
1 |
Cong ở đầu – curved tips |
2 |
||
Cong hình vòm – arched |
3 |
||
Cong ở gốc – curved at base |
4 |
||
45. (*) (b) QN MS |
Phiến lá: Chiều rộng tại điểm giữa lá
Leaf blade: width at the longitudinal mid-point |
Hẹp – narrow |
3 |
Trung bình – medium |
5 |
||
Rộng – broad |
7 |
||
46. (b) QN MS |
Lá: Chiều rộng của gân giữa
Leaf: midrib width (as for 46) |
Rất hẹp – very narrow |
1 |
Hẹp – narrow |
3 |
||
Trung bình – medium |
5 |
||
Rộng – wide |
7 |
||
Rất rộng – very wide |
9 |
||
47. (b) QN MS |
Lá: Tỷ lệ chiều rộng phiến lá/ gân giữa
Leaf: ratio leaf blade width/ midrib width |
Thấp – low |
3 |
Trung bình – medium |
5 |
||
Cao – high |
7 |
||
48. (+) (b) QN MS |
Phiến lá: Chiều dài
Leaf blade: length |
Ngắn – short |
3 |
Trung bình – medium |
5 |
||
Dài – long |
7 |
||
49. (+) (b) QN VG |
Phiến lá: Lông tơ ở mép
Leaf blade: pubescence on margin |
Không có hoặc rất thưa – absent or very sparse |
1 |
Thưa – sparse |
3 |
||
Trung bình – medium |
5 |
||
Dày – dense |
7 |
||
50. (+) (b) QL VG |
Phiến lá: Răng cưa ở mép lá
Leaf blade: serration of margin |
Không có – absent |
1 |
Có – present |
9 |
||
51. (c) QN MS |
Ngọn: Chiều dài
Cane top: length |
Ngắn – short |
3 |
Trung bình – medium |
5 |
||
Dài – long |
7 |
||
52. (c) PQ VG |
Ngọn: Hình dạng mặt cắt ngang
Cane top: shape of cross-section |
Tròn – circular |
1 |
Trứng – ovate |
2 |
||
53. (c) PQ VG |
Ngọn: Màu sắc
Cane top: color |
Bảng so màu
RHS Colour Chart (indicate reference number) |
|
54. (c) QN VG |
Ngọn: Mức độ sáp
Cane top: waxiness |
Không có hoặc rất ít – absent or very weak |
1 |
Ít – weak |
3 |
||
Trung bình – medium
Nhiều – strong |
5 7 |
CHÚ THÍCH
(*) Tính trạng được sử dụng cho tất cả các giống trong mỗi vụ khảo nghiệm và luôn có trong bản mô tả giống, trừ khi trạng thái biểu hiện của tính trạng trước đó hoặc điều kiện môi trường làm cho nó không biểu hiện được.
(+) Được giải thích, minh họa và hướng dẫn theo dõi ở Phụ lục A.
(a) Những quan sát trên đốt và lóng được thực hiện ở lóng lớn nhất của một thân đại diện.
(b) Những quan sát trên phiến lá và bẹ lá được thực hiện trên lá ở ngọn có yếm lá quan sát
(c) Ngọn là phần giữa yếm của lá non nhất nhìn thấy được (lá thứ nhất) và gốc của lá thứ 4 trên thân.
III. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM
3.1. Yêu cầu vật liệu khảo nghiệm
3.1.1. Giống khảo nghiệm
3.1.1.1. Số lượng giống tối thiểu gửi đến cơ sở khảo nghiệm là 30 hom hoặc 50 cây con. Hom phải được lấy từ cây có từ 8 đến 12 tháng tuổi, mỗi hom có 3 mắt mầm.
3.1.1.2. Chất lượng hom giống giống gửi khảo nghiệm không bị dập nát và không nhiễm các loại sâu bệnh nguy hại.
3.1.1.3. Hom giống gửi khảo nghiệm không được xử lý bằng bất kỳ hình thức nào trừ khi cơ sở khảo nghiệm cho phép hoặc yêu cầu. Trường hợp có xử lý phải cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình xử lý cho cơ sở khảo nghiệm.
3.1.1.4. Thời gian gửi giống: Theo yêu cầu của cơ sở khảo nghiệm.
3.1.2. Giống tương tự
3.1.2.1. Trong Tờ khai kỹ thuật khảo nghiệm (Phụ lục B), tác giả đề xuất các giống tương tự và ghi rõ những tính trạng khác biệt giữa chúng với giống khảo nghiệm. Cơ sở khảo nghiệm xem xét đề xuất của tác giả và quyết định các giống được chọn làm giống tương tự.
3.1.2.2. Giống tương tự được lấy từ bộ mẫu chuẩn của cơ sở khảo nghiệm. Trường hợp cần thiết cơ sở khảo nghiệm có thể yêu cầu tác giả cung cấp giống tương tự và tác giả phải chịu trách nhiệm về chất lượng giống cung cấp. Số lượng và chất lượng hom giống tương tự như quy định ở Mục 3.1.1.
3.2. Phân nhóm giống khảo nghiệm
Phân nhóm giống khảo nghiệm dựa vào 2 tính trạng đặc trưng sau đây:
(1) Lóng: Màu sắc phần không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời (Tính trạng 13)
– Nhóm 1: Vàng
– Nhóm 2: Vàng xanh
– Nhóm 3: Vàng xám
– Nhóm 4: Cam xám
– Nhóm 5: Đỏ xám
– Nhóm 6: Tím xám
(2) Đốt: Hình dạng của mắt mầm không bao gồm vẩy bao mầm (Tính trạng 21)
– Nhóm 1: Tam giác nhọn
– Nhóm 2: Ôvan (bầu dục, trái xoan)
– Nhóm 3: Trứng ngược
– Nhóm 4: Ngũ giác
– Nhóm 5: Thoi
– Nhóm 6: Tròn
– Nhóm 7: Trứng
– Nhóm 8: Chữ nhật
– Nhóm 9: Có mỏ
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.3.1. Thời gian khảo nghiệm
Tối thiểu là 1 chu kỳ sinh trưởng (mía tơ hoặc mía gốc).
3.3.2. Điểm khảo nghiệm
Bố trí tại 1 điểm, nếu có tính trạng không thể đánh giá được thì bố trí thêm 1 điểm bổ sung.
3.3.3. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí tối thiểu 2 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc trồng 12 cây, trồng hàng đơn, cây cách cây 0,5m. Khoảng cách giữa các lần nhắc lại là 1m
3.4. Các biện pháp kỹ thuật khác
Áp dụng theo QCVN 01-131:2013 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống mía.
3.4. Phương pháp đánh giá
– Các tính trạng đánh giá trên các cây riêng biệt, được tiến hành trên 10 cây ngẫu nhiên hoặc các bộ phận của 10 cây mẫu đó. Các tính trạng khác được tiến hành trên tất cả các cây của ô thí nghiệm (một lần nhắc).
– Phương pháp chi tiết đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định áp dụng theo hướng dẫn chung về khảo nghiệm DUS của UPOV (TG/1/3; TGP8; TGP/9; TGP/10; TGP/11).
3.4.1. Đánh giá tính khác biệt
Tính khác biệt được xác định bởi sự khác nhau của từng tính trạng đặc trưng giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự.
– Tính trạng đánh giá theo phương pháp VG: Giống khảo nghiệm và giống tương tự được coi là khác biệt, nếu ở tính trạng cụ thể chúng biểu hiện ở 2 trạng thái khác nhau một cách rõ ràng và chắc chắn, dựa vào giá trị khoảng cách tối thiểu quy định tại Bảng 1.
– Tính trạng đánh giá theo phương pháp VS và MS: Sự khác biệt có ý nghĩa giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự dựa trên giá trị LSD ở mức tin cậy tối thiểu 95%.
– Tính trạng đánh giá theo phương pháp MG: Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ được xử lý như tính trạng đánh giá theo phương pháp VG hoặc tính trạng đánh giá theo phương pháp VS và MS.
3.4.2. Đánh giá tính đồng nhất
Phương pháp chủ yếu đánh giá tính đồng nhất của giống khảo nghiệm là căn cứ vào tỷ lệ cây khác dạng trên tổng số cây trên ô thí nghiệm.
Áp dụng quần thể chuẩn với tỷ lệ cây khác dạng tối đa là 1% ở mức tin cậy tối thiểu 95%. Nếu số cây quan sát là 24 (cả 2 lần nhắc), số cây khác dạng tối đa cho phép là 1.
3.4.3. Đánh giá tính ổn định
Tính ổn định được đánh giá thông qua tính đồng nhất, một giống được coi là ổn định khi chúng đồng nhất qua các vụ khảo nghiệm.
Trong trường hợp cần thiết, có thể tiến hành khảo nghiệm tính ổn định bằng việc trồng thế hệ tiếp theo hoặc trồng cây mới, giống có tính ổn định khi những biểu hiện của các tính trạng ở chu kỳ sinh trưởng sau tương tự những biểu hiện của các tính trạng ở chu kỳ sinh trưởng trước đó.
IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4.1. Khảo nghiệm DUS để bảo hộ quyền tác giả đối với giống mía mới được thực hiện theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
4.2. Khảo nghiệm DUS để công nhận giống mía được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24 tháng 3 năm 2004 và Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Cục Trồng trọt hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chuẩn này. Căn cứ vào yêu cầu quản lý khảo nghiệm DUS giống mía, Cục Trồng trọt kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.
5.2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.
PHỤ LỤC A
GIẢI THÍCH, MINH HỌA VÀ HƯỚNG DẪN THEO DÕI MỘT SỐ TÍNH TRẠNG
Tất cả các tính trạng được đánh giá, quan sát trên cây được 10-12 tháng tuổi ở chu kỳ sinh trưởng đầu tiên (từ khi trồng đến khi thu hoạch lần đầu)
1. Tính trạng 2 – Cây: Sự ôm chặt của bẹ lá.
Được quan sát ở nửa dưới của bẹ lá già
2. Tính trạng 7 – Thân: Chiều cao
Từ gốc tới yếm của lá ở đỉnh có thể quan sát được. Dựa vào giá trị đo đếm của 24 lóng. TVD leaf = top visible dewlap leaf = 1: lá ở ngọn có yếm lá quan sát được = 1
3. Tính trạng 8 đến 17: phần lóng và tính trạng 18 đến 30: phần đốt
4. Tính trạng 10 – Lóng: Hình dạng
5. Tính trạng 12 – Lóng: Màu sắc nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời
Sau ba ngày kể từ ngày tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trên cọng mà sáp đã được gỡ bỏ.
6. Tính trạng 13 – Lóng: Màu sắc nơi không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời
Cọng được bảo vệ bởi ánh sáng mặt trời, trên đỏ sáp đã được gỡ bỏ.
7. Tính trạng 15 – Lóng: Mức độ dích dắc
8. Tính trạng số 21 – Đốt: Hình dạng của mầm (trồi) không bao gồm cánh mầm
9. Tính trạng 31 – Bẹ lá: Chiều dài
Chiều dài của bẹ lá được đo đếm từ phần đế của bẹ lá (phần đính vào gióng) đến phần yếm lá (nơi kết nối giữa phiến lá và bẹ lá).
10. Tính trạng 31 đến 43: bẹ lá và tính trạng 48 đến 50: phiến lá
11. Tính trạng 32 và 33 – Bẹ lá: số lượng lông, chiều dài lông (nhóm 57 và 60)
12. Tính trạng 35 và 36 – Bẹ lá: Hình dạng của thìa lìa
13. Tính trạng 36 – Bẹ lá: Chiều rộng của thìa lìa
Chiều rộng của thìa lìa là khoảng cách từ điểm đính nơi tiếp giáp giữa phiến lá và bẹ lá và mép trên của thìa lìa đo điểm rộng nhất (giữa thìa lìa).
Hẹp < 3 mm
Trung bình 3-5 mm
Rộng > 5 mm
14. Tính trạng 39 và 41 – Bẹ lá: Hình dạng của thùy tai
PHỤ LỤC B
TỜ KHAI KỸ THUẬT KHẢO NGHIỆM DUS GIỐNG MÍA
1. Loài: Saccharum spp. L
2. Tên giống
3. Tên, địa chỉ tổ chức cá nhân đăng ký khảo nghiệm
– Tên tổ chức:
– Họ tên cá nhân:
– Địa chỉ:
– Điện thoại: Fax: E-mail:
4. Họ tên, địa chỉ tác giả giống
1. Họ tên: Địa chỉ:
2. Họ tên: Địa chỉ:
5. Nguồn gốc giống, phương pháp chọn tạo
5.1. Vật liệu
Tên giống bố, mẹ:
Nguồn gốc vật liệu:
5.2. Phương pháp chọn tạo
Lai hữu tính:
Xử lí đột biến:
Phương pháp khác:
5.3. Thời gian và địa điểm chọn tạo
5.4. Phương pháp duy trì và nhân giống
6. Giống đã được bảo hộ hoặc công nhận ở nước ngoài
Nước ngày tháng năm
Nước ngày tháng năm
7. Các tính trạng đặc trưng của giống
Bảng 3 – Các giống tương tự và sự khác biệt so với giống khảo nghiệm
TT |
Tính trạng |
Mức độ biểu hiện |
Điểm |
(*) |
7.1 |
Cây: Sự ôm chặt của bẹ lá
Plant: adherence of leaf sheath (Tính trạng 2) |
Lỏng – weak
Trung bình – medium Chặt – strong |
3 5 7 |
|
7.2 |
Lóng: Hình dạng
Internode: shape (Tính trạng 10) |
Hình trụ – cylindrical
Hình trống – tumescent Hình ống chỉ – bobbin-shaped Hình chóp cụt – conoidal Hình chóp cụt ngược – obconoidal Hình cong – concave-convex |
1 2 3 4 5 6 |
|
7.3 |
Lóng: Màu sắc nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời
Internode: color where exposed to sun (Tính trạng 12) |
Bảng so màu
RHS Colour Chart (indicate reference number) |
|
|
7.4 |
Lóng: Màu sắc nơi không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời
Internode: color where not exposed to sun (Tính trạng 13) |
Bảng so màu
RHS Colour Chart (indicate reference number) |
|
|
7.5 |
Lóng: Độ sâu của vết nứt
Internode: depth of growth crack (Tính trạng 14) |
Không có hoặc rất nông – absent or very shallow
Nông – shallow Trung bình – medium Sâu – deep |
1 3 5 7 |
|
7.6 |
Lóng: Mức độ dích dắc
Internode: expression of zigzag alignment (Tính trạng 15) |
Không có hoặc rất ít – absent or very weak
Ít – weak Trung bình – moderate Nhiều – strong |
1 3 5 7 |
|
7.7 |
Đốt: Hình dạng của mầm, không bao gồm cánh bao mầm
Node: shape of bud, excluding wings (Tính trạng 21) |
Tam giác nhọn – triangular-pointed
Bầu dục – oval Trứng ngược – obovate Ngũ giác – pentagonal Thoi – rhomboid Tròn – round Hến – ovate Chữ nhật – rectangular Mỏ chim – beaked |
1 2 3 4 5 6 7 8 9 |
|
7.8 |
Bẹ lá: Màu sắc của yếm
Leaf sheath: color of dewlap (Tính trạng 43) |
Bảng so màu
RHS Colour Chart (indicate reference number) |
|
|
7.9 |
Phiến lá: Chiều rộng tại điểm giữa lá
Leaf blade: width at the longitudinal mid-point (Tính trạng 45) |
Hẹp – narrow
Trung bình – medium Rộng – broad |
3 5 7 |
|
CHÚ THÍCH: (*) Đánh dấu (+) hoặc điền số liệu cụ thể vào ô trống cho phù hợp với trạng thái biểu hiện của giống |
8. Các giống tương tự và sự khác biệt so với giống khảo nghiệm
Tên giống tương tự |
Những tính trạng khác biệt |
Trạng thái biểu hiện |
|
Giống tương tự |
Giống khảo nghiệm |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
9. Những thông tin có liên quan khác
9.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh:
9.2. Các điều kiện đặc biệt:
9.3. Những thông tin khác:
Ngày tháng năm |
QCVN 01-128:2013/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG NHÃN
National Technical Regulation on Testing for Distinctness, Uniformity and Stability of Longan Varieties
Lời nói đầu
QCVN 01-128:2013/BNNPTNT được xây dựng dựa trên cơ sở dự thảo Guidelines for the conduct of tests for Distinctness, Uniformity and Stability in longan varieties – TG/longan của Thái Lan
QCVN 01-128:2013/BNNPTNT do Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới – Cục Trồng trọt biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 33/2013/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 6 năm 2013.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG NHÃN
National Technical Regulation on Testing for Distinctness, Uniformity and Stability of Longan Varieties
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các tính trạng đặc trưng, phương pháp đánh giá và yêu cầu quản lý khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống nhãn mới (khảo nghiệm DUS) thuộc loài Dimocarpus longan L. (Euphoria longan Lour.).
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khảo nghiệm DUS giống nhãn mới.
1.3. Giải thích từ ngữ và các từ viết tắt
1.3.1. Giải thích từ ngữ: Trong quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1.1. Giống khảo nghiệm: Là giống mới được đăng ký khảo nghiệm.
1.3.1.2. Giống điển hình: Là giống được sử dụng làm chuẩn đối với một trạng thái biểu hiện cụ thể của một tính trạng đặc trưng.
1.3.1.3. Giống tương tự: Là giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm, có nhiều tính trạng tương tự so với giống khảo nghiệm.
1.3.1.4. Mẫu chuẩn: Là mẫu giống có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống, được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền công nhận.
1.3.1.5. Tính trạng đặc trưng: Là tính trạng được di truyền ổn định, ít bị biến đổi bởi tác động của ngoại cảnh, có thể nhận biết và mô tả được một cách chính xác.
1.3.1.6. Cây khác dạng: Là cây khác biệt rõ ràng với giống khảo nghiệm ở một hoặc nhiều tính trạng đặc trưng được sử dụng trong khảo nghiệm DUS.
1.3.2. Các từ viết tắt
1.3.2.1. UPOV: International Union for the protection of new varieties of plants (Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới).
1.3.2.2. DUS: Distinctness, Uniformity, Stability (Tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định).
1.3.2.3. QL: Qualitative characteristic (Tính trạng chất lượng).
1.3.2.4. QN: Quantitative characteristic (Tính trạng số lượng).
1.3.2.5. PQ: Pseudo-Qualitative characteristic (tính trạng giả chất lượng).
1.3.2.6. MG: Single measurement of a group of plants or parts of plants (Đo đếm một nhóm cây hoặc một bộ phận của một nhóm cây).
1.3.2.7. MS: Measurement of a number of individual plants or parts of plants (Đo đếm từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu).
1.3.2.8. VG: Visual assessment by a single observation of a group of plants or parts of plants (Quan sát một nhóm cây hoặc một bộ phận của một nhóm cây).
1.3.2.9. VS: Visual assessment by observation of individual plants or parts of plants (Quan sát từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu).
1.4. Tài liệu viện dẫn
1.4.1. TG/1/3: General introduction to the examnination of Distinctness, Uniformity and Stability and the development of harmonized descriptions of new varieties of plant (Hướng dẫn chung về đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và hài hòa hóa trong mô tả giống cây trồng mới).
1.4.2. TGP/7/2: Development of Test Guidelines (Xây dựng quy phạm khảo nghiệm).
1.4.3. TGP/8/1: Trial Design and Techniques Used in the Examination of Distinctness, Uniformity and Stability (Phương pháp bố trí thí nghiệm và các biện pháp kỹ thuật được sử dụng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định).
1.4.4. TGP/9/1: Examinning Distinctness (Đánh giá tính khác biệt).
1.4.5. TGP/10/1: Examinning Uniformity (Đánh giá tính đồng nhất).
1.4.6. TGP/11/1: Examining stability (Đánh giá tính ổn định).
1.4.7. TGP/14/1: Glossary of Terms Used in UPOV documents (Các thuật ngữ được sử dụng trong các tài liệu của UPOV).
II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
Các tính trạng đặc trưng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống nhãn được quy định tại Bảng 1. Trạng thái biểu hiện của tính trạng được mã hóa bằng điểm.
Bảng 1 – Các tính trạng đặc trưng của giống nhãn
STT |
Tính trạng |
Trạng thái biểu hiện |
Giống điển hình |
Mã số |
|
Miền Bắc |
Miền Nam |
||||
1. PQ VG |
Thân: Dạng cây
Stem: Tree type |
Dạng thân gỗ – arborescent | PH-M99-1.1;
PH-M99-2.1, HTM-1 |
Tiêu da bò;
Xuồng cơm vàng |
1 |
Dạng thân bụi – shrubby |
2 |
||||
2. (+) (a) PQ VG |
Lá chét non: Màu sắc
Young leaflet: Color |
Xanh vàng – yellowish green |
1 |
||
Xanh nâu – browish green |
2 |
||||
Vàng nâu – browish yellow |
3 |
||||
Xanh đỏ – reddish qreen | Tiêu da bò |
4 |
|||
Xanh – green |
5 |
||||
Tím đỏ- reddish purpil | PH-M99-1.1;
PH-M99-2.1; HTM-1 |
Xuồng cơm vàng |
6 |
||
3. (*) (b) QL VG |
Lá chét: Lông ở mặt dưới
Leaflet: Pubescence in the fower side |
Không – absent | PH-M99-1.1;
PH-M99-2.1; HTM-1 |
Tiêu da bò |
1 |
Có – present | Xuồng cơm vàng |
9 |
|||
4. (*) (+) (b) QN MS/ VG |
Lá chét: Chiều dài
Leaflet: Length |
Ngắn – short | Xuồng cơm vàng |
3 |
|
Trung bình – medium | PH-M99-1.1;
HTM-1 |
Tiêu da bò |
5 |
||
Dài – long |
7 |
||||
5. (*) (+) (b) QN VG/ MS |
Lá chét: Chiều rộng
Leaflet: Width of blade |
Hẹp – narrow | PH-M99-1.1;
PH-M99-2.1; HTM-1 |
Tiêu da bò |
3 |
Trung bình – medium | Xuồng cơm vàng |
5 |
|||
Rộng – broad |
7 |
||||
6. (b) PQ VG |
Lá chét: Màu sắc mặt trên
Leaflet: Color of upper side |
Xanh nhạt – light green |
1 |
||
Xanh – green | HTM-1 |
2 |
|||
Xanh đậm – dark green | PH-M99-2.1 |
3 |
|||
Xanh vàng – yellowish green | PH-M99-1.1 | Tiêu da bò (146A);
Xuồng cơm vàng (147A); |
4 |
||
7. (b) PQ VG |
Lá chét: Màu sắc mặt dưới
Leaflet: Color of lower side |
Xanh nhạt – light green | PH-M99-1.1
PH-M99-2.1; HTM-1 |
1 |
|
Xanh – green |
2 |
||||
Xanh vàng – yellowish green | Tiêu da bò (147B);
Xuồng cơm vàng (147B); |
3 |
|||
8. (+) (b) QL VG |
Lá chét: Sự lượn sóng của mép lá
Leaflet: Undulation of margin |
Không – absent | PH-M99-1.1;
PH-M99-2.1; HTM-1 |
Tiêu da bò;
Xuồng cơm vàng; |
1 |
Có – present |
9 |
||||
9. (+) QN VG (b) |
Lá chét: Mức độ lượn sóng của phiến lá
Leaflet: Undulation of blade |
Không hoặc rất ít – absent or very weak | PH-M99-1.1 | Tiêu da bò;
Xuồng cơm vàng |
1 |
Trung bình – medium | PH-M99-2.1;
HTM-1 |
2 |
|||
Nhiều – strong |
3 |
||||
10. (*) (+) (b) PQ VG |
Lá chét: Hình dạng của đỉnh lá
Leaflet: Shape of apex |
Nhọn – acute | PH-M99-1.1;
HTM-1 |
Tiêu da bò |
1 |
Tù – obtuse | PH-M99-2.1 | Xuồng cơm vàng |
2 |
||
11. (b) PQ VG |
Lá chét: Kiểu đầu nhọn
Leaflet: Type of acuminate tip |
Nhọn – acute
Vặn – twisted Rất nhọn – caudate |
1 2 3 |
||
12. (b) QN VG |
Lá chét: Mức dài của đầu nhọn
Leaflet: Length of acuminate tip |
Ngắn – short
Trung bình – medium Dài – long |
1 2 3 |
||
13. (+) (b) PQ VG |
Lá chét: Hình dạng của phần gốc lá
Leaflet: Shape of base |
Nhọn và đối xứng – acute and symmetry | Tiêu da bò |
1 |
|
Nhọn và không đối xứng – acute and asymmetry |
2 |
||||
Tù và đối xứng – obtuse and asymmetry | Xuồng cơm vàng |
3 |
|||
Tù và không đối xứng – obtuse and asymmetry | HTM-1 |
4 |
|||
14. (*) (+) (b) PQ VG |
Lá chét: hình dạng
Leaflet: shape |
Hình lưỡi mác – lanceolate |
1 |
||
Hình bầu dục – elliptic | PH-M99-1.1;
PH-M99-2.1; HTM-1 |
Tiêu da bò;
Xuồng cơm vàng |
2 |
||
Trứng ngược – obovate |
3 |
||||
15. (b) QN VG |
Lá chét: Độ bóng mặt trên
Leaflet: Glossiness in upper side |
Không có hoặc rất ít – absent or very weak | PH-M99-2.1 | Xuồng cơm vàng |
1 |
Trung bình – medium | PH-M99-1.1;
HTM-1 |
2 |
|||
Nhiều – much | Tiêu da bò |
3 |
|||
16. (*) (+) (c) QN MS |
Lá chét: Số lượng
Leaflet: Number of leaflet |
Ít – few (<8) | PH-M99-2.1 | Tiêu da bò |
1 |
Trung bình – medium (8- 12) | PH-M99-1.1;
HTM-1 |
Xuồng cơm vàng |
2 |
||
Nhiều – many (>12) |
3 |
||||
17. (*) (+) (c) QL VG |
Lá kép: Sự đối xứng của lá chét
Compound leaf: Symmetry of leaflet |
Không đối xứng – asymmetry | HTM-1 | Xuồng cơm vàng |
1 |
Đối xứng – symmetry | PH-M99-1.1;
PH-M99-2.1 |
Tiêu da bò |
9 |
||
18. (+) (c) QN MS |
Lá kép: Chiều dài
Compound leaves: Length |
Ngắn – short | PH-M99-2.1;
HTM-1 |
3 |
|
Trung bình – medium | PH-M99-1.1 |
5 |
|||
Dài – long |
7 |
||||
19. (*) (+) (d) QN VG |
Chùm hoa: Khả năng ra hoa
Inflorescence: Flowering possibility |
Dễ – easy | PH-M99-1.1 | Xuồng cơm vàng |
1 |
Trung bình – medium | PH-M99-2.1 |
2 |
|||
Khó – hard | HTM-1 | Tiêu da bò |
3 |
||
20. (+) (d) QN MS |
Chùm hoa: chiều dài
Inflorescence: length |
Ngắn – short | PH-M99-2.1 | Xuồng cơm vàng |
3 |
Trung bình – medium | Tiêu da bò |
5 |
|||
Dài – long | PH-M99-1.1;
HTM-1 |
7 |
|||
21. (+) (d) QN MS |
Chùm hoa: Chiều rộng
lnflorescence: width |
Hẹp – narrow | Xuồng cơm vàng |
3 |
|
Trung bình – medium |
5 |
||||
Rộng – broad | Tiêu da bò |
7 |
|||
22. (d) PQ MS/ VG |
Chùm hoa: Vị trí
Inflorescence: Position |
Đầu cành – Terminal |
1 |
||
Nách lá – auxillary |
2 |
||||
Cả hai – both |
3 |
||||
23. (d) QN VG |
Chùm hoa: Mức độ hoa
Inflorescence: Abundance of flower |
Nhiều – profuse |
1 |
||
Trung bình – moderate |
2 |
||||
Ít – sparse |
3 |
||||
24. (*) QN VG (e) |
Chùm quả: số lượng quả
Fruit cluster: number of fruit |
Ít – few | Xuồng cơm vàng |
3 |
|
Trung bình – medium |
5 |
||||
Nhiều – many | Tiêu da bò |
7 |
|||
25. QN VG (e) |
Quả: Thời gian chín
Fruit: Maturity time |
Chín sớm – early maturity |
1 |
||
Chín trung bình – Medium maturity |
2 |
||||
Chín muộn – late maturity |
3 |
||||
26. (*) (+) (g) PQ VG |
Quả: Hình dạng
Fruit: Shape |
Cầu dẹt – oblate | HTM-1 |
|
1 |
Tròn – circle | PH-M99-1.1;
PH-M99-2.1 |
Tiêu da bò;
Xuồng cơm vàng |
2 |
||
Dạng khác – others |
3 |
||||
27. (*) (+) (g) QL VG |
Quả: Tính đối xứng
Fruit: Symmetry |
Không đối xứng – asymmetry | HTM-1 |
1 |
|
Đối xứng – symmetry | PH-M99-1.1;
PH-M99-2.1 |
Tiêu da bò;
Xuồng cơm vàng |
9 |
||
28. (+) (g) PQ VG |
Quả: Hình dạng của đỉnh
Fruit: Shape of apex |
Cầu dẹt – oblate | Xuồng cơm vàng, Tiêu da bò |
1 |
|
Tròn – circle |
2 |
||||
29. (g) QN VG/ MS |
Quả: Khối lượng
Fruit: Weight |
Nhẹ – light |
3 |
||
Trung bình – medium | HTM-1,
PH-M99-2.1 |
5 |
|||
Nặng – heavy |
7 |
||||
30. (*) (+) (g) QN MS |
Quả: Chiều cao
Fruit: Height |
Thấp – short |
3 |
||
Trung bình – medium | Tiêu da bò |
5 |
|||
Cao – high | Xuồng cơm vàng |
7 |
|||
31. (*) (+) (g) QN MS |
Quả: Chiều rộng
Fruit: Width |
Hẹp – narrow |
3 |
||
Trung bình – medium | Tiêu da bò |
5 |
|||
Rộng – broad | Xuồng cơm vàng |
7 |
|||
32. (g) PQ VG |
Quả: Bề mặt của vỏ quả
Fruit: Peel surface |
Nhẵn – smooth | PH-M99-2.1;
HTM-1 |
Tiêu da bò |
1 |
Gồ ghề – rough | PH-M99-1.1 | Xuồng cơm vàng |
2 |
||
33. (*) (g) PQ VG |
Quả: Màu sắc vỏ khi chín
Fruit: Color |
Nâu – brown | PH-M99-1.1;
HTM-1 |
Nhãn Long |
1 |
Nâu vàng – brownish yellow | PH-M99-2.1 | Tiêu da bò;
Xuồng cơm vàng |
2 |
||
Nâu xanh – greenish brow |
3 |
||||
Nâu đỏ – reddish brow |
4 |
||||
Vàng – yellow |
5 |
||||
34. (*) (g) PQ VG |
Quả: màu sắc cùi
Fruit: Color of flesh |
Trắng trong – pure white | PH-M99-2.1 | Tiêu da bò |
1 |
Trắng sữa – milky white | PH-M99-1.1 |
2 |
|||
Trắng vàng – yellowish white | HTM-1 | Xuồng cơm vàng |
3 |
||
35. (*) (g) QN MS |
Quả: Độ dày cùi
Fruit: Thickness of flesh |
Mỏng – thin |
1 |
||
Trung bình – medium | Tiêu da bò |
2 |
|||
Dày – thick | HTM-1;
PH-M99-2.1; PH-M99-1.1 |
Xuồng cơm vàng |
3 |
||
36. (*) (h) QN VG |
Cùi: Mức độ dịch quả
Flesh: Juiciness |
Ít – little | Xuồng cơm vàng |
3 |
|
Trung bình – medium | PH-M99-1.1 | Tiêu da bò |
5 |
||
Nhiều – much | HTM-1;
PH-M99-2.1 |
7 |
|||
37. (*) (h) QN VG |
Cùi: Độ ngọt
Flesh: Brix content |
It – little |
1 |
||
Trung bình – medium | PH-M99-1.1 | Tiêu da bò; Xuồng cơm vàng |
2 |
||
Nhiều – much | HTM-1;
PH-M99-2.1 |
Nhãn Long |
3 |
||
38. (*) (i) QN MG |
Hạt: Kích cỡ
Seed: Size |
Rất nhỏ – very small |
1 |
||
Nhỏ – small | Tiêu da bò |
3 |
|||
Trung bình – medium | Xuồng cơm vàng |
5 |
|||
Lớn – lagre | HTM-1 |
7 |
|||
Rất lớn – very large | PH-M99-1.1,
PH-M99-2.1 |
9 |
|||
39. (*) (i) VG PQ |
Hạt: Màu sắc vỏ
Seed: Color |
Đen – black |
1 |
||
Nâu – brown |
2 |
||||
Trắng – white |
3 |
||||
40. (*) (i) VG QN |
Hạt: Kích cỡ rốn
Seed: Hilum size |
Nhỏ – small |
3 |
||
Trung bình – medium | Hương Chi |
5 |
|||
Lớn – large | PH-M99-1.1 |
7 |
CHÚ THÍCH:
(*) Tính trạng được sử dụng cho tất cả các giống trong mỗi vụ khảo nghiệm và luôn có trong bản mô tả giống, trừ khi trạng thái biểu hiện của tính trạng trước đó hoặc điều kiện môi trường làm cho nó không biểu hiện được.
(+) Được giải thích, minh họa và hướng dẫn theo dõi ở Phụ lục A.
(a) Thân: Đánh giá khi cây được 3 tuổi, tại phần chính giữa của thân;
(b) Lá chét (gồm lá chét non và lá chét thành thục): Đánh giá lá ở vị trí thứ 4 hoặc thứ 5 tính từ lá đầu tiên của lá kép, là các lá thuần thục.
(c) Lá kép: lấy lá ở vị trí thứ 4 hoặc thứ 5 trên cành, là lá thuần thục, ở vị trí giữa tán và phía ngoài
(d) Chùm hoa: Đánh giá chùm hoa ở vị trí giữa tán và ngoài tán, từ sau vụ quả thứ hai trở đi.
(e) Chùm quả: Đánh giá chùm quả ở vị trí giữa tán và ngoài tán, từ sau vụ quả thứ hai trở đi.
(g) Quả: Đánh giá giai đoạn quả chín thu hoạch, từ sau vụ quả thứ hai trở đi.
(h) Cùi: Đánh giá giai đoạn quả chín thu hoạch, từ sau vụ quả thứ hai trở đi.
(i) Hạt: Đánh giá giai đoạn quả chín thu hoạch, từ sau vụ quả thứ hai trở đi.
III. QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM
3.1. Yêu cầu vật liệu khảo nghiệm
3.1.1. Giống khảo nghiệm
3.1.1.1. Số lượng cây giống gửi khảo nghiệm tối thiểu: 5.
3.1.1.2. Chất lượng: Cây giống được sản xuất bằng phương pháp chiết cành hoặc cây ghép với các gốc ghép phù hợp và phổ biến trong sản xuất; có chất lượng tốt, không nhiễm bất kỳ loại sâu bệnh nguy hiểm.
3.1.1.3. Không xử lý cây giống khảo nghiệm dưới bất kỳ hình thức nào làm ảnh hưởng đến sự biểu hiện các tính trạng của giống, trừ khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc yêu cầu. Trong trường hợp có xử lý, người đăng ký khảo nghiệm phải cung cấp thông tin chi tiết về biện pháp, hóa chất xử lý.
3.1.1.4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định số lượng và chất lượng vật liệu giống cũng như thời gian và địa điểm gửi vật liệu khảo nghiệm. Người đăng ký khảo nghiệm nộp vật liệu từ nước ngoài phải đảm bảo các thủ tục hải quan và các yêu cầu kiểm dịch phù hợp với quy định của quốc gia.
3.1.2. Giống tương tự
3.1.2.1. Trong Tờ khai kỹ thuật (Phụ lục B), tác giả đề xuất các giống tương tự và nói rõ những tính trạng khác biệt giữa chúng với giống khảo nghiệm. Cơ sở khảo nghiệm xem xét và quyết định các giống được chọn làm giống tương tự.
3.1.2.2. Giống tương tự được lấy từ bộ mẫu chuẩn của cơ sở khảo nghiệm. Trong trường hợp cần thiết, cơ sở khảo nghiệm có thể yêu cầu tác giả cung cấp giống tương tự và tác giả phải chịu trách nhiệm về mẫu giống cung cấp. Số lượng và chất lượng giống tương tự như quy định ở mục 3.1.1.
3.2. Các tính trạng sử dụng để phân nhóm giống
3.2.1. Thông qua việc sử dụng các tính trạng phân nhóm giống, các giống tương tự trong số các giống được biết đến rộng rãi được nhóm lại với nhau để so sánh với giống đăng ký khảo nghiệm nhằm tạo thuận lợi cho việc đánh giá tính khác biệt.
3.2.2. Các tính trạng sau đây được sử dụng để phân nhóm giống:
(1) Lá chét: hình dạng (tính trạng thứ 14)
(2) Lá chét: số lượng (tính trạng 16)
(3) Quả: thời gian chín (tính trạng 25)
(4) Quả: hình dạng (tính trạng 26)
(5) Quả: khối lượng (tính trạng 29)
(6) Quả: độ dày cùi (tính trạng 35)
(7) Hạt: kích cỡ (tính trạng 38)
3.2.3. Hướng dẫn việc sử dụng các tính trạng phân nhóm giống trong quá trình thẩm định tính khác biệt có trong Tài liệu Hướng dẫn chung.
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.3.1. Thời gian khảo nghiệm
Thời gian khảo nghiệm được tiến hành qua hai vụ thu hoạch quả. Một vụ khảo nghiệm được tính từ khi bắt đầu quá trình sinh trưởng sinh dưỡng cho đến khi nở hoa, hình thành, phát triển và thu hoạch quả.
3.3.2. Điểm khảo nghiệm
Khảo nghiệm được tiến hành tại một điểm, nếu có tính trạng không đánh giá được thì có thể thêm điểm bổ sung. Trường hợp khảo nghiệm được tiến hành từ hai điểm trở lên, phải tuân theo các hướng dẫn tham khảo ở tài liệu TGP/9/1 “Đánh giá tính khác biệt”.
3.3.3. Bố trí thí nghiệm
3.3.3.1. Mỗi thí nghiệm được thiết kế phải có tối thiểu 5 cây, trồng theo hàng.
3.3.3.2. Phải thiết kế thí nghiệm sao cho khi cắt các cây hoặc các bộ phận của cây để đo đếm không gây ảnh hưởng tới các quan sát khác được thực hiện tới khi kết thúc thí nghiệm.
3.4. Các điều kiện tiến hành đánh giá
3.4.1. Thí nghiệm phải được tiến hành trong điều kiện thích hợp về đất đai, thời vụ và chăm sóc để bảo đảm cho sự biểu hiện các tính trạng đặc trưng và thuận lợi cho việc đánh giá.
3.4.2. Các biện pháp kỹ thuật cụ thể áp dụng theo Quy trình sản xuất nhãn hiện hành.
3.5. Phương pháp đánh giá
Phương pháp đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định áp dụng theo Tài liệu Hướng dẫn chung về khảo nghiệm DUS của UPOV (TG/1/3, TGP/7/2, TGP/9/1 và TGP/10/1).
3.5.1. Số lượng cây/ bộ phận của cây được đánh giá
Trừ trường hợp được yêu cầu cụ thể, phần lớn các trường hợp quan sát được tiến hành trên 5 cây hoặc 5 bộ phận từ 5 cây đó. Nếu quan sát các bộ phận trên từng cây, số lượng của mỗi bộ phận lấy trên từng cây là 2.
3.5.2. Đánh giá tính khác biệt
3.5.2.1. Việc xác định một tính trạng khác biệt rõ ràng giữa hai giống phụ thuộc nhiều yếu tố, đặc biệt tính trạng đó là tính trạng số lượng, chất lượng hay giả chất lượng, theo Tài liệu Hướng dẫn chung về khảo nghiệm DUS, trước khi đưa ra kết luận liên quan đến tính khác biệt.
3.5.2.2. Đối với các tính trạng số lượng đánh giá theo phương pháp MG hoặc MS, “mã số” là căn cứ để đánh giá tính khác biệt (tham khảo hướng dẫn tại TGP/9/1).
3.5.3. Đánh giá tính đồng nhất
Áp dụng quần thể chuẩn với tỷ lệ cây khác dạng tối đa là 1% ở mức tin cậy tối thiểu 95%. Trường hợp độ lớn của mẫu là 6 cây thì không chấp nhận có cây khác dạng.
3.5.4. Đánh giá tính ổn định
3.5.4.1. Trong thời gian khảo nghiệm tính ổn định không thể hiện rõ ràng như tính khác biệt và tính đồng nhất. Khi một giống biểu hiện đồng nhất thì có thể coi là ổn định.
3.5.4.2. Trường hợp cần thiết hoặc có nghi ngờ, có thể kiểm tra lại tính ổn định bằng cách trồng thế hệ tiếp theo hoặc trồng từ nguồn vật liệu mới để đảm bảo các tính trạng đó thể hiện như chúng đã thể hiện đúng như giống ban đầu.
IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4.1. Khảo nghiệm DUS để bảo hộ quyền tác giả đối với giống nhãn mới được thực hiện theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
4.2. Khảo nghiệm DUS để công nhận giống nhãn mới được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004 và Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Cục Trồng trọt hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chuẩn này. Căn cứ vào yêu cầu quản lý khảo nghiệm DUS giống nhãn, Cục Trồng trọt kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.
5.2. Trong trường hợp các văn bản viện dẫn tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới./.
PHỤ LỤC A
GIẢI THÍCH, MINH HỌA VÀ HƯỚNG DẪN THEO DÕI MỘT SỐ TÍNH TRẠNG
1. Tính trạng 2. Lá chét non: màu sắc
2. Tính trạng 4. Lá chét: Chiều dài
3. Tính trạng 5. Lá chét: Chiều rộng
4. Tính trạng 8. Lá chét: Sự lượn sóng của mép lá
5. Tính trạng 9. Lá chét: Mức độ lượn sóng của phiến lá
6. Tính trạng 10. Lá chét: Hình dạng của đỉnh lá
7. Tính trạng 13. Lá chét: Hình dạng của phần gốc lá
8. Tính trạng 14. Lá chét: Hình dạng
9. Tính trạng 16. Lá chét: số lượng
– 1: ít hơn 10 lá
– 2: từ 10 đến 12 lá
– 3: nhiều hơn 12 lá
10. Tính trạng 17. Lá kép: Sự đối xứng của lá chét
11. Tính trạng 18. Lá kép: Chiều dài lá kép
12. Tính trạng 19. Chùm hoa: Khả năng ra hoa
– Khả năng ra hoa dễ: 80% số cây được đánh giá là dễ ra hoa (tương ứng 4 trong 5 cây).
– Khả năng ra hoa trung bình: từ 50 đến 60% số cây được đánh giá là trung bình (tương ứng 3 trong 5 cây).
– Khả năng ra hoa khó: khoảng dưới 50% số cây được đánh giá là khó ra hoa (tương ứng 2 hoặc nhỏ hơn 2 trong 5 cây)
13. Tính trạng 20. Chùm hoa: Chiều dài
Đo từ điểm cao nhất của chùm hoa đến đầu mút cuống hoa
14. Tính trạng 21. Chùm hoa: Chiều rộng
Đo chỗ rộng nhất chùm hoa
15. Tính trạng 26. Quả: Hình dạng
16. Tính trạng 27. Quả: Tính đối xứng
Quan sát tất cả các mặt của quả. Hình dạng quả đối xứng khi các phía quan sát trên quả đều đối xứng. Hình dạng quả không đối xứng khi một trong các phía của quả là không đối xứng.
17. Tính trạng 28. Quả: Hình dạng của đỉnh
18. Tính trạng 30. Quả: Chiều cao
19. Tính trạng 31. Quả: Chiều rộng
PHỤ LỤC B
TỜ KHAI KỸ THUẬT KHẢO NGHIỆM DUS GIỐNG NHÃN
1. Đối tượng của tờ khai kỹ thuật
1.1. Tên loài: Dimocarpus longan Lour. (Euphoria longan Lour.)
1.2. Tên giống:
2. Tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm
Tên:
Địa chỉ: Số điện thoại: Email:
3. Tác giả giống:
Tên:
Địa chỉ: Số điện thoại: Email:
4. Nguồn gốc giống, phương pháp chọn tạo
4.1. Vật liệu
4.2. Phương pháp
– Công thức lai:
– Xử lý đột biến:
– Phương pháp khác:
4.3. Thời gian và địa điểm: Năm/vụ/địa điểm
5. Giống đã được bảo hộ hoặc công nhận ở nước ngoài
1. Tên nước: ngày tháng năm
2. Tên nước: ngày tháng năm
6. Các tính trạng đặc trưng của giống
Bảng 1 – Một số tính trạng đặc trưng của giống
Tính trạng |
Mức độ biểu hiện |
Giống điển hình |
Mã số |
(*) |
|
Miền Bắc |
Miền Nam |
||||
6.1 Lá chét: hình dạng
Leaflet: shape (Tính trạng 14) |
Hình trứng – ovate |
1 |
|||
Hình bầu dục – elliptic | PH-M99-1.1;
PH-M99-2.1; HTM-1 |
Tiêu da bò;
Xuồng cơm vàng |
2 |
||
Trứng ngược – obovate |
3 |
||||
6.2 Lá chét: số lượng
Leaflet: number of leaflet (Tính trạng 16) |
Ít – few | PH-M99-2.1 | Tiêu da bò |
1 |
|
Trung bình – medium | PH-M99-1.1;
HTM-1 |
Xuồng cơm vàng |
2 |
||
Nhiều – many |
3 |
||||
6.3 Quả: thời gian chín
Fruit: Maturity time (Tính trạng 25) |
Chín sớm – early maturity |
1 |
|||
Chín trung bình – medium maturity |
2 |
||||
Chín muộn – late maturity |
3 |
||||
6.4. Quả: hình dạng
Fruit: shape (Tính trạng 26) |
Cầu dẹt – oblate | HTM-1 |
1 |
||
Tròn – circle | PH-M99-1.1;
PH-M99-2.1 |
2 |
|||
Dạng khác – others |
3 |
||||
6.5. Quả: Khối lượng quả
Fruit: weight (Tính trạng 29) |
Nhẹ – light |
3 |
|||
Trung bình – medium | HTM-1
PH-M99-2.1 |
5 |
|||
Nặng – heavy |
7 |
||||
6.6 Quả: độ dày cùi
Fruit: thickness of flesh (Tính trạng 35) |
Mỏng – thin |
1 |
|||
Trung bình – medium | Tiêu da bò |
2 |
|||
Dày- thick | HTM-1;
PH-M99-2.1; PH-M99-1.1 |
Xuồng cơm vàng |
3 |
||
6.7 Hạt: kích cỡ
Seed: size (Tính trạng 38) |
Rất nhỏ – very small |
1 |
|||
Nhỏ – small | Tiêu da bò |
3 |
|||
Trung bình – medium | Xuồng cơm vàng |
5 |
|||
Lớn – lagre | HTM-1 |
7 |
|||
Rất lớn – very large | PH-M99-1.1,
PH-M99-2.1 |
9 |
|||
Chú thích: (*): Đánh dấu (+) hoặc điền số liệu cụ thể vào ô trống tương ứng cho phù hợp với trang thái biểu hiện của giống |
7. Các giống tương tự đề nghị làm đối tương tự
Bảng 2 – Sự khác biệt giữa giống tương tự và giống khảo nghiệm
Tên giống tương tự |
Những tính trạng khác biệt |
Trạng thái biểu hiện |
|
Giống tương tự |
Giống khảo nghiệm |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8. Những thông tin bổ sung khác
8.1. Khả năng chống chịu sâu, bệnh (nêu rõ các chủng cụ thể):
8.2. Các điều kiện đặc biệt cần lưu ý khi khảo nghiệm giống:
8.3. Những thông tin khác:
Địa điểm, ngày tháng năm |
QCVN 01-129:2013/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG THANH LONG
National Technical Regulation on Testing for Distinctness, Uniformity and Stability of Dragon Fruit Varieties
Lời nói đầu
QCVN 01-129:2013/BNNPTNT được xây dựng dựa trên dự thảo cuối Guidelines for the conduct of tests for Distinctness, Uniformity and stability in dragon fruit varieties – Proj.5 ngày 10/12/2010 của giống thanh long của UPOV.
QCVN 01-129:2013/BNNPTNT do Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới – Cục Trồng trọt biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 33/2013/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 6 năm 2013.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG THANH LONG
National Technical Regulation on Testing for Distinctness, Uniformity and Stability of Dragon Fruit Varieties
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các tính trạng đặc trưng, phương pháp đánh giá và yêu cầu quản lý khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (khảo nghiệm DUS) của giống thanh long mới thuộc loài Hylocereus undatus (Haw.) Britton et Rose và Hylocereus polyrhizus (A.F.C Weber) Britton et Rose và các loài khác thuộc chi Hylocereus và chi Selenicereus.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khảo nghiệm DUS giống thanh long mới.
1.3. Giải thích từ ngữ và các từ viết tắt
1.3.1. Giải thích từ ngữ: Trong quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1.1. Giống khảo nghiệm: Là giống mới được đăng ký khảo nghiệm.
1.3.1.2. Giống điển hình: Là giống được sử dụng làm chuẩn đối với một trạng thái biểu hiện cụ thể của một tính trạng đặc trưng.
1.3.1.3. Giống tương tự: Là giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm, có nhiều tính trạng tương tự so với giống khảo nghiệm.
1.3.1.4. Mẫu chuẩn: Là mẫu giống có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống, được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền công nhận.
1.3.1.5. Tính trạng đặc trưng: Là tính trạng được di truyền ổn định, ít bị biến đổi bởi tác động của ngoại cảnh, có thể nhận biết và mô tả được một cách chính xác.
1.3.1.6. Cây khác dạng: Là cây khác biệt rõ ràng với giống khảo nghiệm ở một hoặc nhiều tính trạng đặc trưng được sử dụng trong khảo nghiệm DUS.
1.3.2. Các từ viết tắt
1.3.2.1. UPOV: International Union for the protection of new varieties of plants (Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới).
1.3.2.2. DUS: Distinctness, Uniformity, Stability (Tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định).
1.3.2.3. QL: Qualitative characteristic (Tính trạng chất lượng).
1.3.2.4. QN: Quantitative characteristic (Tính trạng số lượng).
1.3.2.5. PQ: Pseudo-Qualitative characteristic (tính trạng giả chất lượng).
1.3.2.6. MG: Single measurement of a group of plants or parts of plants (Đo đếm một nhóm cây hoặc một bộ phận của một nhóm cây).
1.3.2.7. MS: Measurement of a number of individual plants or parts of plants (Đo đếm từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu).
1.3.2.8. VG: Visual assessment by a single observation of a group of plants or parts of plants (Quan sát một nhóm cây hoặc một bộ phận của một nhóm cây).
1.3.2.9. VS: Visual assessment by observation of individual plants or parts of plants (Quan sát từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu).
1.4. Tài liệu viện dẫn
1.4.1. TG/1/3: General introduction to the examnination of Distinctness, Uniformity and Stability and the development of harmonized descriptions of new varieties of plant (Hướng dẫn chung về đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và hài hòa hóa trong mô tả giống cây trồng mới).
1.4.2. TGP/7/2: Development of Test Guidelines (Xây dựng quy phạm khảo nghiệm).
1.4.3. TGP/8/1: Trial Design and Techniques Used in the Examination of Distinctness, Uniformity and Stability (Phương pháp bố trí thí nghiệm và các biện pháp kỹ thuật được sử dụng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định).
1.4.4. TGP/9/1: Examinning Distinctness (Đánh giá tính khác biệt).
1.4.5. TGP/10/1: Examinning Uniformity (Đánh giá tính đồng nhất).
1.4.6. TGP/11/1: Examining stability (Đánh giá tính ổn định).
1.4.7. TGP/14/1: Glossary of Terms Used in UPOV documents (Các thuật ngữ được sử dụng trong các tài liệu của UPOV).
II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
Các tính trạng đặc trưng đề đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống thanh long được quy định tại Bảng 1. Trạng thái biểu hiện của tính trạng được mã hóa bằng điểm.
Bảng 1- Các tính trạng đặc trưng của giống thanh long
STT |
Tính trạng |
Trạng thái biểu hiện |
Giống điển hình |
Mã số |
1. (*) (a) QN VG |
Chồi non: Mức độ đỏ
Young stem: Reddish colour |
Không có hoặc rất ít – absent or very weak
Trung bình – medium Đậm – strong |
Thanh long ruột đỏ LĐ1 |
1 2 3 |
2. (+) (a) QN VG/ MG |
Thân: Chiều dài đốt
Stem: Length of segment |
Ngắn – short |
3 |
|
Trung bình – medium | Thanh long ruột đỏ LĐ1 và LĐ5 |
5 |
||
Dài – long | Thanh long ruột trắng |
7 |
||
3. (+) (a) QN VG/ MG |
Thân: Mức độ rộng
Stem: Width |
Hẹp – narrow |
3 |
|
Trung bình – medium | Thanh long ruột đỏ LĐ1 và LĐ5 |
5 |
||
Rộng – broad | Thanh long ruột trắng |
7 |
||
4. (a) QN VG |
Thân: Mức độ phủ sáp trên thân
Stem: Waxiness |
Không có hoặc ít – absent or weak
Trung bình – medium Nhiều – strong |
1 2 3 |
|
5. (*) (+) (a) QN VG/ MG |
Thân: Khoảng cách giữa các núm gai
Stem: Distance between areoles |
Ngắn – short |
3 |
|
Trung bình – medium | Thanh long ruột đỏ LĐ1 và LĐ5 |
5 |
||
Dài – long |
7 |
|||
6. (*) (+) (a) QN VG/ MG |
Thân: Độ cao thùy
Stem: Arch height |
Thấp – low |
1 |
|
Trung bình – medium | Thanh long ruột đỏ LĐ1 |
2 |
||
Cao – high | Thanh long ruột đỏ LĐ5 |
3 |
||
7 (*) (+) (a) QN VG |
Thân: Mức độ lồi lõm của mép
Stem: Margin of rib |
Lõm – concave |
1 |
|
Phẳng – flat |
2 |
|||
Lồi – convex | Thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ LĐ1 và LĐ5 |
3 |
||
8. (b) QN VG |
Núm gai: Số lượng gai
Areola: Number of spines |
Ít – few | Thanh long ruột đỏ LĐ1 |
1 |
Trung bình – medium | Thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ LĐ5 |
2 |
||
Nhiều – many |
3 |
|||
9. (b) QN VG/ MG |
Gai: Độ dài
Spine: Length |
Ngắn – short
Trung bình – medium Dài – long |
3 5 7 |
|
10. (b) PQ VG |
Gai: Màu sắc chính
Spine: Main color |
Xám – grey
Nâu – brown Nâu đậm – dark brown |
1 2 3 |
|
11. (+) (c) PQ VG |
Nụ hoa: Hình dạng
Flower bud: Shape |
Hình trứng – ovate |
1 |
|
Hình bầu dục – elliptic | Thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ LĐ1 và LĐ5 |
2 |
||
Tròn – circle |
3 |
|||
Cầu dẹt – oblate |
4 |
|||
12. (+) (c) QL VG |
Nụ hoa: Hình dạng đỉnh
Flower bud: Shape of apex |
Nhọn – acute | Thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ LĐ1 và LĐ5 |
1 |
Tròn – rounded |
2 |
|||
13. (c) PQ VG |
Nụ hoa: Màu sắc chóp nụ
Flower bud: Color in apex |
Kem – cream |
1 |
|
Xanh vàng – yellowish green |
2 |
|||
Xanh – green | Thanh long ruột trắng |
3 |
||
Hồng nhạt – light pink | Thanh long ruột đỏ LĐ5 |
4 |
||
Hồng trung bình – medium pink |
5 |
|||
Hồng đậm – dark pink |
6 |
|||
Đỏ – red |
7 |
|||
Tím – purple |
8 |
|||
14. (+) (d) QN VG/ MG |
Nụ hoa: Độ dài đế hoa
Flower bud: Length of pericarpel |
Ngắn – short
Trung bình – medium Dài – long |
1 2 3 |
|
15. (+) (d) QN VG/ MG |
Nụ hoa: Độ rộng đế hoa
Flower bud: Width of pericarpel |
Hẹp – narrow
Trung bình – medium Rộng – broad |
1 2 3 |
|
16. (+) (d) QN VG/ MG |
Nụ hoa: Độ dài của nụ hoa
Flower bud: Length of perianth |
Ngắn – short
Trung bình – medium Dài – long |
1 2 3 |
|
17. (*) (+) (e) QN VG |
Hoa: Mức độ đỏ của lá bắc
Flower: Intensity of red color of bract |
Nhạt – weak | Thanh long ruột trắng |
1 |
Trung bình – medium |
2 |
|||
Đậm – strong | Thanh long ruột đỏ LĐ1 và LĐ5 |
3 |
||
18. (e) PQ VG |
Cánh hoa: Màu sắc
Petal: Color |
Kem – cream
Vàng – yellow Xanh vàng – yellowish green |
1 2 3 |
|
19. (+) (e) PQ VG |
Đài hoa: Màu sắc chính
Sepal: Main color |
Trắng – white
Xanh – green Đỏ – red |
1 2 3 |
|
20. (+) (e) PQ VG |
Đài hoa: Kiểu hình của màu thứ hai (màu sắc phụ của đài hoa)
Sepal: Pattern of secondary color |
Không – none | Thanh long ruột trắng và ruột đỏ LĐ5 |
1 |
Tập trung viền mép – edged | Thanh long ruột đỏ LĐ1 |
2 |
||
Kẻ sọc – striped |
3 |
|||
21. (e) QN MS |
Hoa: Số lượng cánh hoa
Flower: number of petals |
Ít – few |
3 |
|
Trung bình – medium | Thanh long ruột trắng và ruột đỏ LĐ5 |
5 |
||
Nhiều – many |
7 |
|||
22. (+) (e) QN VG/ MG |
Hoa: Độ dài vòi nhụy
Flower: Length of style |
Ngắn – short
Trung bình – medium Dài – long |
1 2 3 |
|
23. (+) (e) QN VG |
Hoa: Số lượng thùy nhụy
Flower: Number of stigma lobes |
Ít – few
Trung bình – medium Nhiều – many |
3 5 7 |
|
24. (e) QL VG |
Hoa: Màu sắc thùy nhụy
Flower: Color of stigma lobe |
Kem – cream
Xanh – green |
1 2 |
|
25. (e) QN VG |
Hoa: Vị trí bao phấn so với đầu nhụy
Flower: Position of anthers in relation to stigma |
Dưới – below | Thanh long ruột trắng, thang long ruột đỏ LĐ1 và LĐ5 |
1 |
Cùng mức – same level |
2 |
|||
Trên – above |
3 |
|||
26. (e) (f) QL VG |
Lá bắc: Màu sắc (từ nụ hoa đến khi quả chín)
Bract: Color (from bud to fruit) |
Xanh – green | Thanh long ruột trắng |
|
Đỏ – red | Thanh long ruột đỏ LĐ1 và LĐ5 |
|
||
27. (*) (f) QN VG/ MG |
Quả: Chiều dài
Fruit: Length |
Ngắn – short |
3 |
|
Trung bình – medium | Thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ LĐ5 |
5 |
||
Dài – long |
7 |
|||
28. (*) (f) QN VG/ MG |
Quả: Đường kính
Fruit: Diameter |
Hẹp – narrow |
3 |
|
Trung bình – medium | Thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ LĐ1 và LĐ5 |
5 |
||
Rộng – broad |
7 |
|||
29. (*) (+) (f) QN MS |
Quả: Tỷ lệ dài/rộng
Fruit: Ratio length/width |
Thon dài- moderately elongated
Trung bình – medium Ngắn bầu – moderatedly compressed |
3 5 7 |
|
30. (f) QN VG |
Quả: Số lượng lá bắc
Fruit: Number of bracts |
Ít – few | Thanh long ruột trắng |
1 |
Trung bình – medium | Thanh long ruột đỏ LĐ1 |
2 |
||
Nhiều – many | Thanh long ruột đỏ LĐ5 |
|
||
31. (+) (f) QN VG/ MG |
Quả: Độ dài lá bắc ở phần đỉnh
Fruit: Length of apical bracts |
Ngắn – short |
3 |
|
Trung bình – medium | Thanh long ruột đỏ |
5 |
||
Dài – long | Thanh long ruột đỏ LĐ1 và LĐ5 |
7 |
||
32. (+) (f) QN VG |
Quả: Mức độ bó của lá bắc với vỏ
Fruit: Position of bracts towards the peel |
Bó sát – addressed |
1 |
|
Bó ít – slightly held out | Thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ LĐ1 và LĐ5 |
2 |
||
Không bó – strongly held out |
3 |
|||
33. (*) (+) (f) PQ VG |
Quả: Màu sắc chính của các lá bắc ở phần giữa quả
Fruit: Main color of middle bracts |
Xanh vàng – yellowish green |
1 |
|
Xanh – green | Thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ LĐ5 |
2 |
||
Hồng – pink |
3 |
|||
Đỏ – red | Thanh long ruột đỏ LĐ1 |
4 |
||
34. (+) (f) QN VG/ MG |
Quả: Độ rộng gốc lá bắc
Fruit: Width of the base of the bracts |
Hẹp – narrow |
1 |
|
Trung bình – medium | Thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ LĐ1 và LĐ5 |
2 |
||
Rộng – broad |
3 |
|||
35. (*) (+) (f) QN VG/ MG |
Quả: Độ dày vỏ quả (không kể lá bắc)
Fruit: Thickness of the peel (exduding bracts) |
Mỏng – thin |
1 |
|
Trung bình – medium | Thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ LĐ1 và LĐ5 |
2 |
||
Dày – thick |
3 |
|||
36. (*) (+) (f) QN VG |
Quả: Màu sắc vỏ (không kể lá bắc)
Fruit: Color of peel (excluding bracts) |
Trắng vàng – yellowish white |
1 |
|
Vàng – yellow |
2 |
|||
Xanh – green |
3 |
|||
Hồng trung bình – medium pink |
4 |
|||
Hồng đậm – dark pink |
5 |
|||
Đỏ – red |
6 |
|||
Tím – purple |
7 |
|||
37. (*) (f) PQ VG |
Quả: Màu sắc thịt quả
Fruit: Color of flesh |
Trắng – white | Thanh long ruột trắng |
1 |
Trắng ngà – dull white |
2 |
|||
Vàng – yellow |
3 |
|||
Hồng – pink |
4 |
|||
Đỏ – red |
5 |
|||
Đỏ đậm – dark red |
6 |
|||
37. (*) (f) PQ VG |
Quả: Màu sắc thịt quả
Fruit: Color of flesh |
Tím – purple |
7 |
|
Tím đậm – dark purple |
8 |
|||
Màu khác – others |
9 |
|||
38. (+) (g) QN MG |
Quả: Độ ngọt (Brix – tổng lượng chất rắn hòa tan)
Fruit: Sweetness (total soluble solids) |
Thấp – low
Trung bình – medium Cao – high |
1 2 3 |
|
39. (g) QN VG |
Quả: Rốn quả
Fruit: Apical cavity |
Không có hoặc nông – absent or shallow
Trung bình – medium Sâu – deep |
1 2 3 |
|
40. (g) QN MG |
Quả: Độ chắc thịt quả
Fruit: Firmness of flesh |
Mềm – soft | Thanh long ruột đỏ LĐ5 |
1 |
Trung bình – medium | Thanh long ruột đỏ LĐ5 |
2 |
||
Cứng – hard | Thanh long ruột trắng |
3 |
||
41. (h) QN MG/ VG |
Hạt: Kích cỡ
Seed: Size |
Nhỏ – small |
3 |
|
Trung bình – medium |
5 |
|||
Lớn – large |
7 |
|||
42. (h) QN MG/ VG |
Hạt: Mật độ hạt trên quả
Seed: Seed density per fruit |
Thấp – low |
3 |
|
Trung bình – medium |
5 |
|||
Cao – high |
7 |
CHÚ THÍCH:
(*) Tính trạng được sử dụng cho tất cả các giống trong mỗi vụ khảo nghiệm và luôn có trong bản mô tả giống, trừ khi trạng thái biểu hiện của tính trạng trước đó hoặc điều kiện môi trường làm cho nó không biểu hiện được.
(+) Được giải thích, minh họa và hướng dẫn theo dõi ở Phụ lục A.
(a) Chồi non: đánh giá khi chồi đạt khoảng 10 cm
– Thân: Nếu không có chỉ dẫn khác, mọi quan sát trên thân phải được tiến hành trên đoạn thân trưởng thành, một năm tuổi.
(b) Núm gai và gai: Nếu không có chỉ dẫn khác, tất cả các quan sát trên gai và núm gai phải được tiến hành trên đoạn thân trưởng thành còn nguyên vẹn, không giập gẫy, thông thường là đoạn ở phân giữa cảnh.
(c) Hoa chưa nở: Nếu không có chỉ dẫn nào khác, mọi quan sát trên hoa chưa nở phải được tiến hành tại thời điểm 10 -15 ngày sau khi hoa ra nụ.
(d) Hoa trước khi nở: các tính trạng 14, 15 và 16: tiến hành đo trước khi hoa nở (cuối buổi chiều 4-6 giờ).
(e) Hoa: Tất cả các quan sát trên hoa phải được tiến hành đối với hoa đã nở hoàn toàn.
(f) Quả: Mọi quan sát trên quả phải được tiến hành trên 5 quả còn nguyên vẹn, đã chín thương phẩm, sau 3 đến 5 ngày thay đổi màu quả đầu tiên.
(g) Đường kính quả/độ dày vỏ/Tổng chất khô hòa tan/độ chắc thịt quả được xác định ở phần giữa quả.
III. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM
3.1. Yêu cầu vật liệu khảo nghiệm
3.1.1. Giống khảo nghiệm
3.1.1.1. Số lượng vật liệu khảo nghiệm tối thiểu cần phải nộp là 6 cây hoặc 10 đoạn thân mầm (nếu được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận).
3.1.1.2. Chất lượng vật liệu khảo nghiệm:
Cây giống phải đảm bảo trên một năm tuổi;
Đoạn thân mầm trên 6 tháng tuổi, dài từ 40 cm trở lên, khỏe mạnh, không nhiễm các loại sâu bệnh hại nguy hiểm và có khả năng phát triển thành 6 cây.
3.1.1.3. Không xử lý vật liệu khảo nghiệm bằng bất kỳ hình thức nào làm ảnh hưởng đến sự biểu hiện các tính trạng của giống, trừ khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc yêu cầu. Trong trường hợp vật liệu gửi có xử lý, người nộp đơn phải cung cấp thông tin chi tiết việc xử lý.
3.1.1.4. Người đăng ký khảo nghiệm giống thanh long có nguồn gốc từ nước ngoài phải bảo đảm tất cả các thủ tục hải quan và các yêu cầu kiểm dịch phù hợp với quy định của quốc gia.
3.1.2. Giống tương tự
3.1.2.1. Trong Tờ khai kỹ thuật, tác giả đề xuất các giống tương tự và ghi rõ những tính trạng khác biệt giữa chúng với giống khảo nghiệm. Cơ sở khảo nghiệm xem xét và quyết định các giống được chọn làm giống tương tự.
3.1.2.2. Giống tương tự được lấy từ bộ mẫu chuẩn của cơ sở khảo nghiệm. Trong trường hợp cần thiết, cơ sở khảo nghiệm có thể yêu cầu tác giả cung cấp giống tương tự và tác giả phải chịu trách nhiệm về mẫu giống cung cấp. Số lượng và chất lượng giống tương tự như quy định ở mục 3.1.1.
3.2. Các tính trạng sử dụng để phân nhóm giống
3.2.1. Thông qua việc sử dụng các tính trạng phân nhóm giống, các giống tương tự trong số các giống được biết đến rộng rãi được nhóm lại với nhau để so sánh với giống đăng ký khảo nghiệm nhằm tạo thuận lợi cho việc đánh giá tính khác biệt.
3.2.2. Các tính trạng sau đây được sử dụng để phân nhóm giống:
(1) Chồi non: Mức độ đỏ (tính trạng thứ 1)
(2) Thân: Khoảng cách giữa các núm gai (tính trạng 5)
(3) Thân: Mức độ lồi lõm của mép (tính trạng 7)
(4) Quả: Chiều dài (tính trạng 27)
(5) Quả: Màu sắc chính của các lá bắc giữa (tính trạng 33)
(6) Quả: Màu sắc của thịt quả (tính trạng 37).
3.2.3. Hướng dẫn việc sử dụng các tính trạng phân nhóm giống trong quá trình thẩm định tính khác biệt có trong “Tài liệu Hướng dẫn chung” – TG/1/3 và “Đánh giá tính khác biệt” TGP/9/1.
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.3.1. Thời gian khảo nghiệm
Thời gian khảo nghiệm được tính bắt đầu từ khi trồng và qua tối thiểu hai vụ quả tự nhiên.
3.3.2. Điểm khảo nghiệm
Khảo nghiệm được tiến hành tại một điểm, nếu có tính trạng không đánh giá được thì có thể thêm điểm bổ sung. Trường hợp khảo nghiệm được tiến hành từ hai điểm trở lên, phải tuân theo các hướng dẫn tham khảo ở tài liệu TGP/9/1 “Đánh giá tính khác biệt”.
3.3.3. Bố trí thí nghiệm
3.3.3.1. Mỗi thí nghiệm phải được bố trí tối thiểu 6 cây.
3.3.3.2. Phải thiết kế thí nghiệm sao cho khi cắt các cây hoặc các bộ phận của cây để đo đếm không gây ảnh hưởng tới các quan sát khác phải thực hiện cho tới khi kết thúc thí nghiệm.
3.4. Các điều kiện tiến hành đánh giá
3.4.1. Thí nghiệm phải được tiến hành trong điều kiện thích hợp về đất đai, thời vụ và chăm sóc để bảo đảm cho sự biểu hiện các tính trạng đặc trưng và thuận lợi cho việc đánh giá. Vì loài thanh long có thể ra quả một số lần trong năm, nên cần phải tạo điều thuận lợi để cây ra quả ở chính vụ của mỗi vụ khảo nghiệm.
3.4.2. Các biện pháp kĩ thuật cụ thể áp dụng theo Quy trình kỹ thuật sản xuất thanh long hiện hành.
3.5. Phương pháp đánh giá
Phương pháp đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định áp dung theo Tài liệu Hướng dẫn chung về khảo nghiệm DUS của UPOV (TG/1/3, TGP/7/2, TGP/9/1 và TGP/10/1).
3.5.1. Số lượng cây/bộ phận của cây được đánh giá
Trừ trường hợp được yêu cầu cụ thể, phần lớn các trường hợp quan sát được tiến hành trên 5 cây hoặc bộ phận từ 5 cây đó. Nếu quan sát các bộ phận trên từng cây, số lượng của mỗi bộ phận lấy trên từng cây là 2.
3.5.2. Đánh giá tính khác biệt
3.5.2.1. Việc xác định một tính trạng khác biệt rõ ràng giữa hai giống phụ thuộc nhiều yếu tố, đặc biệt tính trạng đó là tính trạng số lượng, chất lượng hay giả chất lượng, theo Tài liệu Hướng dẫn chung về khảo nghiệm DUS, trước khi đưa ra kết luận liên quan đến tính khác biệt.
3.5.2.4. Đối với các tính trạng số lượng đánh giá theo phương pháp MG hoặc MS, mã số là căn cứ để đánh giá tính khác biệt (xem chi tiết hướng dẫn tại TGP/9/1).
3.5.3. Đánh giá tính đồng nhất
Áp dụng quần thể chuẩn với tỷ lệ cây khác dạng tối đa là 1% ở mức tin cậy tối thiểu 95%. Trường hợp độ lớn của mẫu là 6 cây thì không chấp nhận có cây khác dạng.
3.5.4. Đánh giá tính ổn định
3.5.4.1. Trong thời gian khảo nghiệm tính ổn định không thể hiện rõ ràng như tính khác biệt và tính đồng nhất. Kinh nghiệm cho thấy khi một giống biểu hiện đồng nhất thì có thể coi là ổn định.
3.5.4.2. Trường hợp cần thiết hoặc có nghi ngờ, có thể kiểm tra lại tính ổn định bằng cách trồng thế hệ tiếp theo hoặc trồng từ nguồn vật liệu mới để đảm bảo rằng các tính trạng đặc trưng thể hiện như chúng đã thể hiện ở thế hệ trước hoặc đúng như lần trồng ban đầu.
IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4.1. Khảo nghiệm DUS để bảo hộ quyền tác giả đối với giống thanh long mới được thực hiện theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
4.2. Khảo nghiệm DUS để công nhận giống thanh long mới được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004 và Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Cục Trồng trọt hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chuẩn này. Căn cứ vào yêu cầu quản lý khảo nghiệm DUS giống thanh long, Cục Trồng trọt kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.
5.2. Trong trường hợp các văn bản viện dẫn tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.
PHỤ LỤC A
GIẢI THÍCH, MINH HỌA VÀ HƯỚNG DẪN THEO DÕI MỘT SỐ TÍNH TRẠNG
1. Tính trạng 2. Thân: Chiều dài đốt
2. Tính trạng 3. Thân: Mức độ rộng: được đánh giá ở phần giữa của phần thân hàng năm
3. Tính trạng 5: Thân: Khoảng cách giữa các núm gai
4. Tính trạng 6: Thân: Độ cao thùy
5. Tính trạng 7. Thân: Mức độ lồi lõm của mép
6. Tính trạng 11: Nụ hoa: hình dạng
|
|
Phần rộng nhất |
||
|
|
Phần giữa phía dưới |
Phần giữa |
Phần giữa phía trên |
Tỉ lệ chiều rộng và chiều dài |
Trải dài |
|
|
|
Trung bình |
|
|
|
|
Nén |
|
|
|
7. Tính trạng 12. Nụ hoa: hình dạng của đỉnh
8. Tính trạng 14. Nụ hoa: Độ dài đế hoa
9. Tính trạng 15. Nụ hoa: Độ rộng đế hoa
10. Tính trạng 16. Nụ hoa: Độ dài của hoa
11. Tính trạng 17. Hoa: Mức độ đỏ của lá bắc
Được quan sát tại phần đế hoa
12. Tính trạng 19. Đài hoa: màu sắc chính
Màu chính là màu có diện tích rộng nhất
13. Tính trạng 22. Hoa: Độ dài vòi nhụy
14. Tính trạng 23. Hoa: số lượng thùy nhụy
15. Tính trạng 29. Quả: tỉ lệ dài/rộng
16. Tính trạng 31. Quả: Độ dài lá bắc ở phần đỉnh quả
17. Tính trạng 32. Quả: Mức độ bó của lá bắc với vỏ
18. Tính trạng 33. Quả: màu sắc chính của lá bắc ở phần giữa quả
19. Tính trạng 35. Độ dày vỏ quả (không kể lá bắc)
Được xác định tại mặt cắt ngang phần chính giữa quả
20. Tính trạng 38. Độ ngọt (Brix – tổng lượng chất rắn hòa tan)
Sử dụng chiết quang kế để đo độ ngọt tại phần giữa của quả
PHỤ LỤC B
TỜ KHAI KỸ THUẬT KHẢO NGHIỆM DUS GIỐNG THANH LONG
TỜ KHAI KỸ THUẬT Trang (x) của (y) Số:
Ngày nộp đơn |
TỜ KHAI KỸ THUẬT
(được hoàn thiện cùng với đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng)
1. Đối tượng của tờ khai kỹ thuật
1.1. Tên La tinh: Hylocereus undatus (Haw.) Britton et Rose và Hylocereus polyzhizus (A.F.C Weber) Brilton et Rose và các loài khác.
1.2. Tên thông thường: Thanh long
2. Người nộp đơn
Tên:
Địa chỉ:
Số điện thoại:
Fax:
Địa chỉ Email:
Tác giả (nếu không phải người nộp đơn):
3. Tên dự kiến và xác nhận của tác giả
Tên dự kiến của giống (nếu có thể):
Xác nhận của tác giả:
4. Thông tin về sơ đồ chọn tạo và nhân giống
4.1. Sơ đồ chọn tạo
Giống được tạo ra từ:
4.1.1. Lai:
(a) Lai có định hướng (đề nghị ghi giống bố mẹ) [ ]
(b) Lai có định hướng một phần [ ]
(đề nghị ghi giống bố mẹ đã biết)
(c) Lai không định hướng [ ]
4.1.2. Đột biến (Ghi rõ giống bố mẹ) [ ]
4.1.3. Phát hiện và phát triển [ ]
(chỉ ra nơi, thời gian đã phát hiện và phát triển)
4.1.4. Khác (đề nghị cung cấp chi tiết) [ ]
4.2. Phương pháp nhân giống
4.2.1. Phương pháp nhân giống vô tính
a. Giâm cành [ ]
b. Phương pháp nhân giống invitro [ ]
c. Phương pháp khác [ ]
4.2.2. Phương pháp khác (cung cấp thông tin chi tiết) [ ]
5. Một số tính trạng của giống (con số bên cạnh dấu ngoặc kép liên quan đến tính trạng tương ứng trong quy phạm, đề nghị đánh dấu nhân vào mã số tương ứng)
Tính trạng Mã số
5.1. Chồi mới nhú: Mức độ đỏ
(1) Không có hoặc rất ít 1[ ]
Trung bình |
2[ ] |
Đậm |
3[ ] |
5.2 Thân: Khoảng cách giữa các núm gai |
|
(6) Ngắn |
3[ ] |
Trung bình |
5[ ] |
Dài |
7[ ] |
5.3. Quả: Độ dài |
|
(28) Ngắn |
3[ ] |
Trung bình |
5[ ] |
Dài |
7[ ] |
5.4. Quả: Màu chủ yếu của lá bắc |
|
(34) Xanh vàng |
1[ ] |
Xanh |
2[ ] |
Hồng |
3[ ] |
Đỏ |
4[ ] |
5.5 Quả: Màu sắc thịt quả |
|
(38) Trắng |
1[ ] |
Hồng nhạt |
2[ ] |
Hồng trung bình |
3[ ] |
Hồng đậm |
4[ ] |
Đỏ trung bình |
5[ ] |
Đỏ đậm |
6[ ] |
Tím |
7[ ] |
6. Giống tương tự và sự khác biệt giữa giống đăng ký và giống tương tự
Đề nghị sử dụng bảng sau đây và hộp để cung cấp thông tin về sự khác biệt giữa giống đăng ký và giống tương tự với sự hiểu biết rõ nhất của bạn. Thông tin này có thể giúp cơ quan thẩm định đánh giá tính khác biệt của giống một cách hiệu quả nhất.
Tên giống tương tự tính trạng Mức biểu hiện Mức biểu hiện
Khác biệt của tính trạng giống đăng ký
Ví dụ: Quả: Hình dạng
mặt cắt dọc Hình trục Thuôn chữ nhật
7. Thông tin thêm giúp việc thẩm định giống
7.1. Bổ sung thêm thông tin trong mục 5 và 6, có thêm tính trạng nào giúp phân biệt giống”
Có [ ] Không [ ]
(Nếu có, đề nghị ghi chi tiết)
7.2. Có cần những điều kiện đặc biệt nào về canh tác hoặc tiến hành thẩm định giống không?
Có [ ] Không [ ]
(nếu có đề nghị ghi chi tiết)
7.3. Thông tin khác
Một ảnh màu đại diện của giống phải được nộp kèm tờ khai kỹ thuật.
8. Giấy phép công nhận:
(a) Giống có cần giấy phép nào trước khi công nhận theo pháp luật liên quan đến việc bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và động vật?
Có [ ] Không [ ]
(b) Đã có giấy phép chưa?
Có [ ] Chưa [ ]
Nếu câu trả lời là đã có (b), đề nghị kèm theo giấy phép
9. Thông tin thêm về vật liệu giống cây trồng cần nộp để thẩm định
9.1. Sự biểu hiện của tính trạng của giống có thể bị tác động của nhiều yếu tố chẳng hạn như côn trùng, bệnh, hóa chất (ví dụ như chất kìm hãm sinh trưởng hoặc thuốc bảo vệ thực vật), hệ quả của nuôi cấy mô, sự khác nhau của thân mầm, chồi được cắt từ các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây…
9.2. Không được tiến hành xử lý vật liệu giống cây trồng dưới bất kỳ hình thức nào làm ảnh hưởng đến sự biểu hiện các tính trạng của giống, trừ khi được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền cho phép hoặc yêu cầu xử lý. Nếu vật liệu cây trồng được xử lý, phải cung cấp thông tin chi tiết, về mục này, đề nghị ghi rõ vào các mục dưới đây theo sự hiểu biết của bạn, nếu vật liệu để thẩm định là đối tượng của các mục sau:
(a) Vi sinh vật (Virus, Nấm, độc tố thực vật) | Có [ ] | Không [ ] |
(b) Hóa chất (chất kìm hãm sinh trưởng, thuốc BVTV) | Có [ ] | Không [ ] |
(c) Nuôi cấy mô | Có [ ] | Không [ ] |
(d) Các yếu tố khác | Có [ ] | Không [ ] |
Đề nghị cung cấp thông tin chi tiết trong trường hợp câu trả lời là có
Địa điểm, ngày tháng năm |
QCVN 01-131:2013/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG MÍA
National Technical Regulation on Testing for Value of Cultivation and Use of Sugarcane Varieties
Lời nói đầu
QCVN 01-131:2013/BNNPTNT được chuyển đổi từ 10TCN 219-95 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
QCVN 01-131:2013/BNNPTNT do Viện nghiên cứu mía đường biên soạn Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 33/2013/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 6 năm 2013.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG MÍA
National Technical Regulation on Testing for Value of Cultivation and Use of Sugarcane Varieties
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định chỉ tiêu theo dõi, phương pháp đánh giá và yêu cầu quản lý khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng (Khảo nghiệm VCU) đối với các giống mía mới được chọn tạo trong nước và nhập nội.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến khảo nghiệm VCU giống mía mới.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong quy phạm này các từ ngữ được hiểu như sau:
– Giống khảo nghiệm: Là giống mía mới được đăng ký khảo nghiệm.
– Giống đối chứng: Là giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm, đã được công nhận là giống cây trồng mới hoặc đang được gieo trồng phổ biến trong sản xuất.
– Kết thúc đẻ nhánh: Khi cây mẹ có 1 lóng đầu tiên nhìn thấy.
– Cây hữu hiệu: Cây đủ tiêu chuẩn đem ép, bao gồm cây mía tươi và không quá non (chiều cao > 1,2 m).
– Độ chín công nghiệp: Khi các chỉ tiêu công nghệ: Bx, Pol, AP, Rs, F đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của nhà máy.
1.4. Các từ viết tắt
VCU: Value of Cultivation and Use (giá trị canh tác và giá trị sử dụng).
II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
Để xác định giá trị canh tác và sử dụng của giống mía mới phải theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu ở Bảng 1.
Bảng 1 – Chỉ tiêu và Phương pháp theo dõi
STT |
Chỉ tiêu |
Giai đoạn |
Đơn vị tính hoặc điểm |
Mức độ biểu hiện |
Phương pháp theo dõi |
1. |
Đặc điểm hình thái |
|
|||
1.1 |
Màu thân | Chín công nghiệp | – Xanh
– Vàng – Tím – Xanh ẩn vàng – Xanh ẩn tím – Vàng ẩn xanh – Màu khác |
Quan sát 10 cây liền nhau/ô lúc còn trong bẹ lá và khi dãi nắng |
|
1.2 |
Đường kính thân | Chín công nghiệp | cm | – Lớn: >3
– Trung bình: 2-3 – Nhỏ: <2 |
Đo đoạn giữa của 10 cây liền nhau/ô |
1.3 |
Bẹ lá | Cuối thời kỳ vươn cao | – Đặc điểm lông:
+ Có lông + Không có lông – Độ bong lá: + Bong lá + Không bong lá |
Quan sát 10 cây liền nhau/ô |
|
1.4 |
Phiến lá | Cuối thời kỳ vươn cao | – Màu sắc:
+ Xanh + Xanh vàng + Xanh nhạt + Xanh thẫm – Độ rộng (giữa lá): + Hẹp: <3 cm + Trung bình: 3 – 5 cm + Rộng: >5 cm – Độ dài: + Ngắn: <0,8 m + Trung bình: 0,8-1 m + Dài: >1 m – Góc lá so với thân chính: + Hẹp: <25° + Trung bình 26 – 35° + Rộng: >36° |
Quan sát 10 cây liền nhau/ô |
|
1.5 |
Mức độ ra hoa (trổ cờ) | Chín công nghiệp |
% |
– Không ra hoa: <5
– Ra hoa ít: 5-19 – Ra hoa nhiều: >20 |
Quan sát tỷ lệ ra hoa của 10 cây liền nhau/ô |
2. |
Đánh giá vụ tơ |
|
|||
2.1 |
Thời gian mọc mầm | Mọc mầm | Ngày | Từ trồng đến khi có 50% số hom có mầm mọc |
Quan sát cả ô |
2.2 |
Sức đẻ nhánh | Kết thúc thời kỳ đẻ nhánh | Nhánh/ cây mẹ | – Cao: >1,5
– Khá: >1-1,5 – Trung bình: 0,5 – 1 – Kém: <0,5 |
Theo dõi cả ô |
2.3 |
Chiều cao cây | Chín công nghiệp | cm | + Cao: >320
+ Khá: >290-320 + Trung bình: 260 – 290 + Kém: <260 |
Đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng của 10 cây đại diện/ô, lấy giá trị trung bình |
2.4 |
Khả năng chống chịu sâu bệnh hại chính |
|
|||
|
– Sâu | Cuối thời kỳ mọc mầm, đẻ nhánh, vươn cao và chín công nghiệp |
% |
– Tỷ lệ cây bị sâu hại:
+ Tốt: 0 – 1,5 + Khá: >1,5 – 5 + Trung bình: >5-10 + Kém: >10 – Tỷ lệ lóng bị hại: + Tốt: 0 + Khá: 0,01 – 1,67 + Trung bình: 1,68 – 3 + Kém: >3 |
– Theo dõi cả ô
– Loài sâu hại – Tỷ lệ cây (lóng) bị sâu hại (%) = (Số cây (lóng) bị sâu hại / Tổng số cây (lóng) theo dõi) * 100 |
|
– Rệp | Cuối thời kỳ mọc mầm, đẻ nhánh, vươn cao và chín công nghiệp |
% |
-Tốt: <1
– Khá: 1 -25 – Trung bình: <25 – 50 – Kém: >50 |
– Theo dõi cả ô
– Loài rệp hại – Tỷ lệ cây bị rệp hại (%) = (Số cây bị rệp hại / Tổng số cây điều tra) * 100 |
|
– Bệnh than Ustilago Scitaminea Syd. | Cuối thời kỳ mọc mầm, đẻ nhánh, vươn cao, chín công nghiệp |
% |
– Tốt: 0-1%
– Khá: 1,1-5% – Trung bình: 5,1 – 10% – Kém: >10% |
– Theo dõi cả ô
– Tỷ lệ bụi bị bệnh (%) = (Số bụi bị bệnh / Tổng số bụi theo dõi) * 100 |
|
Thối ngọn Fusarium monoliforme | Cuối các thời kỳ sinh trưởng chính |
% |
– Tốt: 0-1%
– Khá: 1,1 -5% – Trung bình: 5,1 – 10% – Kém: >10% |
– Theo dõi cả ô
– Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = (Số cây bị bệnh / Tổng số cây theo dõi) * 100 |
2.5 |
Khả năng chống chịu hạn, úng (nếu có xảy ra) | Trong giai đoạn gặp điều kiện bất lợi | Đánh giá tổng quan tốt, khá, trung bình và kém (có thể đánh giá kết hợp chỉ tiêu năng suất và chất lượng) | Theo dõi 10 cây/ô. Số lá xanh/cây và thời gian ra thêm/bớt đi 1 lá, số lượng rễ sống, biểu hiện héo/chết… | |
2.6 |
Khả năng chống chịu đổ ngã | Chín công nghiệp | – Tỷ lệ cây đổ ngã (%):
+ Tốt: 0 – 15 + Khá: 16 – 30 + Trung bình: 31 – 45 + Kém: >45 – Cấp đổ ngã (nếu được): + Không đổ ngã: a >60° + Nhẹ: 45°≤a≤60° + Trung bình: 30≤a<45° + Nặng: a<30° |
– Theo dõi cả ô. Cây được coi là đổ ngã khi thân nghiêng so với phương thẳng đứng góc ≥30° (tạo với mặt đất một góc a≤60°)
– Tỷ lệ cây đổ ngã (%) = (Số cây đổ ngã / Tổng số cây theo dõi)* 100 |
|
2.7 |
Các yếu tố cấu thành năng suất | ||||
|
– Mật độ cây hữu hiệu | Chín công nghiệp | Ngàn cây/ha | + Cao: >80
+ Khá: 66-80 + Trung bình: 50 – 65 + Kém: <50 |
Quan sát toàn ô. Mật độ cây hữu hiệu = (Số cây hữu hiệu ở diện tích theo dõi (m2)) * 10000)/ 1000 = (Số cây hữu hiệu ở diện tích theo dõi (m2)) * 10 |
|
– Khối lượng cây | Chín công nghiệp |
kg |
+ Cao: >1,70
+ Khá: >1,45-1,70 + Trung bình: 1,20 – 1,45 + Kém: <1,20 |
Cân 10 cây đại diện/ô, lấy giá trị trung bình |
2.8 |
Năng suất lý thuyết | Chín công nghiệp |
Tấn/ha |
Từng ô. Năng suất lý thuyết = Khối lượng cây (kg) * Mật độ cây hữu hiệu (ngàn cây/ha) | |
2.9 |
Năng suất thực thu | Chín công nghiệp | Tấn/ha và % vượt đối chứng | % vượt đối chứng:
+ Cao: >20 + Khá: >15-20 + Trung bình: 10-15 + Kém: <10 |
Cân trên cả ô. Năng suất thực thu (tấn/ha) = (Khối lượng mía trên ô (kg) / Diện tích ô (m2)) * 10.000) / 1.000 = (Khối lượng mía trên ô (kg) / Diện tích ô (m2)) * 10 |
2.10 |
Chất lượng mía và thời gian chín | ||||
|
– Xơ bã | Chín công nghiệp |
% |
– Tốt: <11
– Khá: 11 -13 – Trung bình: >13 – 15 – Kém: >15 |
3-5 cây đại diện/mẫu, phân tích theo quy trình chung, tối thiểu 1 lần |
|
– CCS | Chín công nghiệp |
% |
CCS vượt so với đối chứng
– Cao: >1,0 – Khá: >0,5 – 1,0 – Trung bình: 0 – 0,5 – Kém: <0 |
3-5 cây đại diện/mẫu, phân tích theo quy trình chung, tối thiểu 3 lần, 1 tháng 1 lần hoặc định kỳ 10/ 15/ 20 ngày/lần và vẽ đường biểu diễn) |
|
– Thời gian chín | Chín công nghiệp | Tháng tuổi | – Sớm: <10
– Trung bình (trung bình sớm, trung bình và trung bình muộn): 10 – 13 – Muộn: >13 |
Dựa vào đường biểu diễn chữ đường theo tuổi mía |
2.11 |
Năng suất quy 10 CCS | Chín công nghiệp | Tấn/ha và % vượt đối chứng | % vượt đối chứng:
– Cao: >20 – Khá: >15-20 – Trung bình: 10-15 – Kém: <10 |
Năng suất quy 10 CCS (tấn/ha) = Năng suất thực thu (tấn/ha)* CCS /10 |
3 |
Đánh giá vụ gốc | ||||
3.1 |
Mức độ mất khoảng | Kết thúc thời kỳ tái sinh | % diện tích không có mía trong khoảng cách ≥ 0,6 m | – Tốt: <15
– Khá: 15-20 – Trung bình: 21 – 30 – Kém: >30 |
Theo dõi toàn ô |
3.2 |
Các chỉ tiêu khác (từ chỉ tiêu sức đẻ nhánh đến năng suất quy 10 CCS) | Tương tự đánh giá vụ tơ | Tương tự đánh giá vụ tơ | So với vụ tơ:
– Tốt: Mật độ cây tốt hơn, chiều cao cây và đường kính thân tương tự hoặc cao hơn – Khá: Mật độ cây, chiều cao cây và đường kính thân tương tự – Trung bình: Mật độ cây tương tự, chiều cao cây và đường kính thân kém hơn không đáng kể – Kém: Mật độ cây, chiều cao cây và đường kính thân kém hơn có nghĩa |
Tương tự đánh giá vụ tơ |
III. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM
3.1. Các bước khảo nghiệm
3.1.1. Khảo nghiệm cơ bản
Tiến hành tối thiểu 2 vụ (vụ tơ và vụ gốc I), tốt nhất là vụ tơ và 2 vụ gốc.
3.1.2. Khảo nghiệm sản xuất
Tiến hành tối thiểu 2 vụ (vụ tơ và vụ gốc I).
3.2. Bố trí khảo nghiệm
3.2.1. Khảo nghiệm cơ bản
3.2.1.1. Bố trí thí nghiệm
– Số điểm khảo nghiệm: Tối thiểu là 2 điểm hoặc bố trí ở 1 điểm vào 2 thời vụ trồng khác nhau (nếu có) hoặc bố trí ở 1 điểm vào 2 năm liên tục.
– Kiểu thí nghiệm: Bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, tối thiểu 3 lần nhắc lại, diện tích ô từ 40 đến 100 m2 với chiều dài hàng không quá 15 m, từ 6 đến 10 công thức (kể cả giống đối chứng), đường lô giữa các khối rộng từ 2 đến 3 m, xung quanh trồng tối thiểu 2 hàng bảo vệ. Giống có yêu cầu khảo nghiệm đặc thù được bố trí khảo nghiệm riêng.
3.2.1.2. Giống khảo nghiệm
– Khối lượng hom giống tối thiểu gửi khảo nghiệm và lưu mẫu: 150 kg/giống/vụ.
– Chất lượng hom giống: Hom ở độ tuổi bánh tẻ (mía tơ hoặc gốc I, từ 6 đến 8 tháng tuổi), độ thuần ≥ 98%, có từ 1 đến 3 mắt mầm khỏe, cây lấy hom giống phải sạch sâu bệnh.
– Xử lý hom giống: Thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn kỹ thuật của cơ sở khảo nghiệm.
– Thời gian gửi giống: Theo yêu cầu của cơ sở khảo nghiệm. Khi gửi giống kèm theo Đăng ký khảo nghiệm và Tờ khai kỹ thuật (Phụ lục A, B).
– Phân nhóm giống: Giống khảo nghiệm được phân nhóm theo thời gian chín (nếu có điều kiện).
3.2.1.3. Giống đối chứng
Do cơ sở khảo nghiệm lựa chọn, quyết định.
Chất lượng hom giống phải tương đương so với của giống khảo nghiệm như quy định ở Mục 3.2.1.2.
Trong trường hợp các giống khảo nghiệm có thời gian chín khác nhau, tốt nhất chọn 2 giống đối chứng.
3.2.2. Khảo nghiệm sản xuất
– Số điểm khảo nghiệm: Tối thiểu là 2 điểm hoặc bố trí ở 1 điểm vào 2 thời vụ trồng khác nhau.
– Bố trí khảo nghiệm: Tương tự như sản xuất đại trà, từ 3 đến 5 công thức (kể cả giống đối chứng), tối thiểu 0,1 ha/giống/điểm. Tổng diện tích khảo nghiệm sản xuất qua các vụ không vượt quá mức quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo dõi tối thiểu 3 điểm trên 2 đường chéo góc hoặc ở các điểm đại diện với diện tích từ 50 đến 100 m2 /điểm.
– Giống đối chứng: Như quy định ở Mục 3.2.1.3.
3.3. Quy trình kỹ thuật
3.3.1. Khảo nghiệm cơ bản
3.3.1.1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc vụ tơ
– Thời vụ (theo khung thời vụ tốt nhất của nơi khảo nghiệm):
Bảng 2 – Thời vụ trồng mía
STT |
Vùng |
Vụ trồng chính |
Vụ trồng phụ |
1 |
Trung du miền núi phía Bắc |
01/02 – 30/4 |
01/9 – 30/10 |
2 |
Đồng bằng Bắc bộ |
01/02 – 15/4 |
01/9 – 30/10 |
3 |
Bắc Trung bộ |
01/01 – 30/3 |
01/7 – 30/9 |
4 |
Duyên hải miền Trung |
01/4 – 30/6 |
01/12 – 28/02 |
5 |
Tây Nguyên |
01/10 – 30/12 |
01/5 – 30/6 |
6 |
Đông Nam bộ |
01/10 – 15/12 |
15/4 – 15/6 |
7 |
Tây Nam bộ |
15/11 – 30/02 |
01/4-30/6 |
– Yêu cầu về đất: Đất làm thí nghiệm phải có độ phì đồng đều, đại diện cho vùng sinh thái, làm đất đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
– Yêu cầu về phân bón.
Bảng 3 – Liều lượng phân bón
STT |
Loại phân hoặc thuốc bảo vệ thực vật |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Ghi chú |
1 |
Vôi (CaCO3) |
Tấn/ha |
0,5 – 1,0 |
Cho vùng có độ 0,5-1,0 pHKCl<5, lượng bón tùy độ pHKCl |
2 |
Phân hữu cơ (hoặc phân hữu cơ vi sinh) |
Tấn/ha |
10 – 20 (hoặc 1 – 2) |
Mức tối thiểu |
3 |
Phâm đạm (N) |
Kg/ha |
180 – 300 |
– Phân đơn hoặc hỗn hợp
– Lượng bón phụ thuộc loại đất và mức độ thâm canh |
4 |
Phân lân (P2O5) |
Kg/ha |
90 – 165 |
|
5 |
Phân kali (K2O) |
Kg/ha |
180 – 270 |
– Cách bón:
+ Bón lót: Bón lót toàn bộ vôi trong khi làm đất, bón lót vào đáy rãnh toàn bộ phân hữu cơ, toàn bộ phân lân, toàn bộ thuốc trừ sâu dạng hạt, 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali, ngay sau khi bón lót, tốt nhất lấp một lớp đất mỏng (từ 1 đến 3 cm) rồi mới đặt hom.
+ Bón thúc: Bón vùi 2 lần khi đất đủ ẩm và ruộng sạch cỏ, lần 1 vào khoảng từ 30 đến 35 ngày sau trồng bón 1/2 lượng đạm còn lại. Lần 2 vào khoảng từ 90 đến 120 ngày sau trồng bón hết lượng phân còn lại.
– Trồng mía:
+ Đặt hom: Kiểu gối đầu hoặc nối đuôi với mật độ từ 4 đến 5 hom, đảm bảo 3 mắt mầm/ 1m dài, đặt hom bằng và thẳng hàng, cho mắt mầm hướng về hai bên, ấn chặt hom vào đất, hai đầu hàng mía nên đặt hom đôi ngược chiều.
+ Lấp hom: Đặt hom đến đâu lấp đất ngay đến đó, lấy đất bột từ 2 bên rãnh phủ đều lên hom với độ dày từ 3 đến 5 cm, thời tiết khô lấp dày hơn, ở những vùng đất thấp, có thể dùng tro trấu hoặc xơ dừa phủ lên mặt hom.
+ Phun thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm từ 3 đến 7 ngày sau trồng, phun đẫm đều trên mặt ruộng khi đất đủ ẩm.
– Chăm sóc:
+ Lần 1: Thời gian tiến hành từ 30 đến 35 ngày sau trồng, làm sạch cỏ trong gốc và trên hàng mía, bón thúc lần 1, xới xáo, vùi lấp phân và hủy cây bị sâu bệnh, cho đất xuống rãnh đối với những vùng đất thấp.
+ Lần 2: Thực hiện từ 30 đến 35 ngày sau chăm sóc lần 1, làm sạch cỏ trong gốc và trên hàng mía, xới xáo và hủy cây bị sâu bệnh; phun phân bón lá (nếu có).
+ Lần 3: Thực hiện từ 30 đến 35 ngày sau chăm sóc lần 2, làm sạch cỏ trong gốc và trên hàng mía kết hợp cắt hủy những cây bị sâu bệnh hại hoặc cây lẫn giống, bón thúc lần 2, xới xáo, vun gốc nhẹ đối với những vùng đất thấp, phun phân bón lá (nếu có).
+ Lần 4: Thực hiện từ 30 đến 35 ngày sau chăm sóc lần 3, làm sạch cỏ trong gốc và trên hàng mía kết hợp cắt hủy những cây bị sâu bệnh hại hoặc cây lẫn giống, bóc lá, vun gốc nặng đối với những vùng đất thấp.
Đảm bảo ruộng mía sạch cỏ cho đến thời kỳ thu hoạch, đặc biệt phải chăm sóc kịp thời giai đoạn từ sau trồng đến 120 ngày tuổi. Việc bóc lá khô, vàng tiến hành từ 3 đến 4 lần, mỗi lần cách nhau từ 30 đến 45 ngày.
– Tưới nước: Trừ trường hợp khảo nghiệm giống cho vùng canh tác nhờ nước trời, tưới bổ sung từ 1 đến 2 lần/tháng với lượng nước từ 40 đến 50 mm/lần, tương ứng với khoảng từ 400 đến 500 m3/ha/lần khi khô hạn kéo dài, đặc biệt là giai đoạn mọc mầm, đẻ nhánh và đầu vươn lóng.
– Phòng trừ sâu bệnh:
Phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật (trừ những thí nghiệm khảo nghiệm quy định không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật).
– Thu hoạch mía:
+ Xác định thời gian thu hoạch: Thu hoạch khi có biểu hiện ngọn tóp, các đốt phần trên ngọn ngắn lại, lá ngọn sít, bộ lá ngả màu vàng nhạt lá chân khô, thân bóng, phấn ít, bẹ lá mất nước kể cả bẹ lá xanh hoặc dùng Brix kế cầm tay để đo độ Bx. Thu hoạch khi chênh lệch độ Brix ngọn và Brix gốc thấp (độ Brix ngọn lớn hơn hoặc bằng 90% độ Brix gốc).
+ Kỹ thuật thu hoạch: Chặt sát đất, không dập gốc, chặt ngọn ló lõi thân, róc sạch rễ lá.
3.3.1.2. Kỹ thuật chăm sóc vụ gốc
– Vệ sinh đồng ruộng, bạt gốc ngay sau khi thu hoạch.
– Nên để và vén lá gọn để phòng chống cháy mía trong mùa khô.
– Bón lượng vôi, phân hữu cơ, lân và kali tương tự ở vụ tơ; riêng lượng đạm có thể bón tăng từ 10 đến 15% so với vụ tơ.
– Xả gốc, bón thúc lần 1 với toàn bộ lượng lân, 1/2 lượng đạm và 1/2 lượng kali, lấp gốc và vùi lấp phân.
– Bón thúc lần 2 (3 tháng sau thu hoạch, khi mía bắt đầu có lóng) với 1/2 lượng đạm và 1/2 lượng kali, xới xáo, vùi lấp phân.
– Chăm sóc, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch tương tự vụ tơ.
3.3.2. Khảo nghiệm sản xuất
Áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến của nơi khảo nghiệm hoặc theo khảo nghiệm cơ bản ở Mục 3.3.1, trừ khi bố trí kết hợp với các thử nghiệm kỹ thuật canh tác.
3.4. Phương pháp đánh giá
3.4.1. Khảo nghiệm cơ bản
– Các chỉ tiêu được theo dõi trong điều kiện đồng ruộng bình thường. Riêng các chỉ tiêu về phản ứng của giống với sâu bệnh hại hoặc điều kiện ngoại cảnh bất lợi thì có thể bố trí cả thí nghiệm trong điều kiện nhân tạo khi có yêu cầu.
– Các chỉ tiêu định tính được đánh giá bằng mắt, thực hiện qua quan sát toàn ô thí nghiệm, trên từng cây hoặc các bộ phận của cây và cho điểm.
– Các chỉ tiêu định lượng được đo đếm trên cây mẫu được lấy ngẫu nhiên, trừ cây ở hàng biên.
– Phương pháp theo dõi, đánh giá tương tự như quy định ở Bảng 1.
3.4.2. Khảo nghiệm sản xuất
– Năng suất: Cân khối lượng thực thu trên diện tích khảo nghiệm, quy ra năng suất tấn/ha.
– Chữ đường: Phân tích trong phòng hoặc lấy số liệu tại nhà máy.
– Thời gian chín: Tính thời gian từ trồng đến khi chín công nghiệp.
– Đặc điểm giống: Nhận xét chung về sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng thích ứng với điều kiện nơi khảo nghiệm.
– Ý kiến của người sản xuất: Có hoặc không chấp nhận giống mới, khả năng mở rộng diện tích của giống.
3.5. Báo cáo kết quả khảo nghiệm
Theo Phụ lục C, D của Quy chuẩn này.
IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
Khảo nghiệm VCU giống mía để công nhận giống cây trồng mới được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24 tháng 3 năm 2004 và Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 11 năm 2007 cửa Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Cục Trồng trọt có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chuẩn này. Căn cứ vào yêu cầu quản lý giống mía, Cục Trồng trọt có trách nhiệm kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.
5.2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định viện dẫn tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.
PHỤ LỤC A
MẪU ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM VCU GIỐNG MÍA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
……….., ngày ……. tháng …… năm ……….
ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM VCU GIỐNG MÍA
Kính gửi: ……………………………..
1. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký
– Địa chỉ:
– Điện thoại: Fax:
– Email:
2. Nội dung đăng ký khảo nghiệm
STT |
Tên giống |
Hình thức khảo nghiệm * |
Số điểm |
Địa điểm, thời gian và diện tích khảo nghiệm |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chú thích: (*) Khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất |
|
Đại diện tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm |
PHỤ LỤC B
TỜ KHAI KỸ THUẬT
1. Tên giống đăng ký khảo nghiệm
– Tên đăng ký chính thức:
– Tên gốc nếu là giống nhập nội:
– Tên gọi khác nếu có:
2. Nguồn gốc và phương pháp chọn tạo giống
2.1. Chọn tạo trong nước
– Nguồn gốc (vật liệu tạo giống, bố mẹ nếu là giống lai…):
– Phương pháp chọn tạo:
2.2. Nhập nội
– Xuất xứ:
– Thời gian nhập nội:
2.2.1. Đặc điểm chính của giống
– Chiều cao cây (cm):
– Đường kính thân (cm):
– Năng suất (tấn/ha):
– Chữ đường (CCS%):
– Thời gian chín:
– Khả năng chống chịu (sâu bệnh, rét, hạn, úng, …):
2.2.2. Thời vụ gieo trồng và giống đối chứng
2.2.3. Yêu cầu kỹ thuật khác (nếu có)
|
………, ngày ….. tháng ….. năm …… |
PHỤ LỤC C
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN
1. Điểm khảo nghiệm
2. Thời gian khảo nghiệm
3. Cơ sở thực hiện
4. Cán bộ thực hiện
– Họ và tên:
– Điện thoại:
– Email:
5. Số giống khảo nghiệm
– Giống khảo nghiệm: – Giống đối chứng:
6. Diện tích ô thí nghiệm
– Kích thước ô: – Số lần nhắc:
7. Mật độ trồng
– Khoảng cách hàng:
– Số hom/m dài:
8. Loại đất trồng
– Loại đất:
– Cây trồng trước:
9. Phân bón (loại phân và số lượng đã sử dụng)
– Vôi:
– Phân hữu cơ/hữu cơ vi sinh:
– Đạm:
– Lân:
– Kali:
– Khác (nếu có):
10. Phòng trừ sâu bệnh (loài sâu bệnh hại, ngày tiến hành, loại thuốc và nồng độ sử dụng)
11. Tóm tắt ảnh hưởng của thời tiết đến thí nghiệm
12. Số liệu kết quả khảo nghiệm (ghi đầy đủ, tham khảo từ Bảng 1 đến Bảng 12 dưới đây)
13. Kết luận và đề nghị (kết luận cụ thể từng giống, kiến nghị sử dụng giống ưu tiên theo mức độ thích ứng và hiệu quả kinh tế của giống)
|
Ngày ….. tháng ….. năm ………… |
Bảng 1. Đặc điểm giống
Đặc điểm |
Giống 1 |
Giống 2 |
… |
Giống n |
Nguồn gốc xuất xứ |
|
|
|
|
Bố mẹ |
|
|
|
|
Màu thân |
|
|
|
|
Bẹ lá |
|
|
|
|
Phiến lá |
|
|
|
|
Khả năng trổ cờ |
|
|
|
|
Đường kính thân |
|
|
|
|
Chiều cao cây |
|
|
|
|
Khả năng mọc mầm |
|
|
|
|
Khả năng đẻ nhánh |
|
|
|
|
Khả năng chống chịu sâu bệnh |
|
|
|
|
Khả năng chống chịu điều kiện bất lợi |
|
|
|
|
Khả năng chống chịu đổ ngã |
|
|
|
|
Khả năng tái sinh, lưu gốc |
|
|
|
|
Năng suất |
|
|
|
|
Chất lượng |
|
|
|
|
Thời gian chín |
|
|
|
|
Vùng thích nghi |
|
|
|
|
Thời vụ trồng thích hợp |
|
|
|
|
Bảng 2. Tỷ lệ mọc mầm, sức đẻ nhánh ở vụ tơ và mức độ mất khoảng ở vụ gốc I
Công thức |
Tỷ lệ mọc mầm (%) |
Sức đẻ nhánh (nhánh/cây mẹ) |
Tỷ lệ diện tích mất khoảng (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
LSD0,05 |
|
|
|
CV (%) |
|
|
|
Bảng 3. Khả năng trổ cờ
Công thức |
Vụ tơ |
Vụ gốc I |
||
Tỷ lệ cây trổ cờ (%) |
Thời điểm trổ cờ |
Tỷ lệ cây trổ cờ (%) |
Thời điểm trổ cờ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 4. Chiều cao cây và đường kính thân
Công thức |
Vụ tơ (số tháng tuổi) |
Vụ gốc I (số tháng tuổi) |
||
Chiều cao cây (cm) |
Đường kính thân (cm) |
Chiều cao cây (cm) |
Đường kính thân (cm) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 5. Tỷ lệ cây chết do sâu/rệp hại (%)
Công thức |
Vụ tơ |
Vụ gốc I |
||||||
Kết thúc mọc mầm |
Kết thúc đẻ nhánh |
Cuối vươn lóng (số tháng tuổi) |
Thu hoạch (số tháng tuổi) |
Kết thúc tái sinh |
Kết thúc đẻ nhánh |
Cuối vươn lóng (số tháng tuổi) |
Thu hoạch (số tháng tuổi) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 6. Tỷ lệ cây chết do bệnh (tên bệnh) (%)
Công thức |
Vụ tơ |
Vụ gốc l |
||||||
Kết thúc mọc mầm |
Kết thúc đẻ nhánh |
Cuối vươn lóng (số tháng tuổi) |
Thu hoạch (số tháng tuổi) |
Kết thúc tái sinh |
Kết thúc đẻ nhánh |
Cuối vươn lóng (số tháng tuổi) |
Thu hoạch (số tháng tuổi) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 7. Mức độ nhiễm bệnh (tên bệnh)
Công thức |
Vụ tơ |
Vụ gốc I |
||
Thời điểm đánh giá |
Cấp bệnh |
Thời điểm đánh giá |
Cấp bệnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 8. Khả năng chống chịu điều kiện bất lợi (hạn/úng/phèn/mặn)
Công thức |
Vụ tơ |
Vụ gốc I |
||
Thời điểm đánh giá |
Điểm |
Thời điểm đánh giá |
Điểm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 9. Khả năng chống chịu đổ ngã
Công thức |
Vụ tơ |
Vụ gốc I |
||
Tỷ lệ cây đổ ngã (%) |
Cấp đổ ngã (nếu có) |
Tỷ lệ cây đổ ngã (%) |
Cấp đổ ngã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết
Công thức |
Vụ |
Số tháng tuổi |
Mật độ cây hữu hiệu (ngàn cây/ha) |
Khối lượng cây (kg) |
Năng suất lý thuyết (tấn/ha) |
% vượt so với đ/c |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
LSD0,05 |
|
|
|
|
|
|
CV% |
|
|
|
|
|
|
Bảng 11. Diễn biến chữ đường
Công thức |
Vụ |
Tháng/năm |
Tháng/năm |
Tháng/năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 12. Năng suất và chất lượng (số tháng tuổi của từng vụ)
Công thức |
Vụ và bình quân chu kỳ |
Năng suất thực thu |
Chữ đường |
Năng suất quy 10 CCS |
|||
Tấn/ha |
% vượt đ/c |
CCS |
% vượt đ/c |
Tấn/ha |
% vượt đ/c |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
LSD0,05 |
|
|
|
|
|
|
|
CV% |
|
|
|
|
|
|
|
Có thể trình bày số liệu trong bảng dưới dạng đồ thị.
Có thể sử dụng các trắc nghiệm khác để so sánh các giá trị trung bình như trắc nghiệm đa đoạn Duncan, Tukey,…
PHỤ LỤC D
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT
1. Điểm khảo nghiệm
2. Thời gian khảo nghiệm
3. Cơ sở thực hiện
4. Cán bộ thực hiện
5. Giống khảo nghiệm
– Giống khảo nghiệm: – Giống đối chứng:
6. Diện tích khảo nghiệm
7. Mật độ trồng
– Khoảng cách hàng: – Số hom/1 m dài:
8. Loại đất trồng
– Loại đất:
– Cây trồng trước:
9. Phân bón (loại phân và số lượng đã sử dụng)
– Vôi:
– Phân hữu cơ/hữu cơ vi sinh:
– Đạm:
– Lân:
– Kali:
– Khác (nếu có):
10. Phòng trừ sâu bệnh (loài sâu bệnh hại, ngày tiến hành, loại thuốc và nồng độ sử dụng)
11. Tóm tắt ảnh hưởng của thời tiết đến khảo nghiệm
12. Đánh giá chung
Tên giống |
Năng suất (tấn/ha) |
Chữ đường (CCS%) |
Thời gian chín |
Nhận xét chung (sinh trưởng, sâu bệnh và tính thích ứng) |
Ý kiến người sản xuất (có hoặc không chấp nhận giống mới, khả năng mở rộng diện tích) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13. Kết luận và đề nghị (kết luận cụ thể từng giống, kiến nghị sử dụng giống ưu tiên theo mức độ thích ứng và hiệu quả kinh tế của giống).
|
Ngày …… tháng …… năm ……….. |
QCVN 01-147:2013/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG DÂU
National Technical Regulation on Testing for Value of Cultivation and Use of Mulberry Varieties
Lời nói đầu
QCVN 01-147:2013/BNNPTNT được chuyển đổi từ 10TCN 328-98, theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
QCVN 01-147:2013/BNNPTNT do Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương biên soạn, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 33/2013/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 6 năm 2013.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG DÂU
National Technical Regulation on Testing for Value of Cultivation and Use of Mulberry Varieties
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định chỉ tiêu theo dõi, phương pháp đánh giá và yêu cầu quản lý khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng (khảo nghiệm VCU) của các giống dâu mới thuộc loài Morus alba L, được chọn tạo trong nước và nhập nội.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khảo nghiệm VCU giống dâu mới.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Giống khảo nghiệm: Là giống dâu mới được đăng ký khảo nghiệm.
1.3.2. Giống đối chứng: Là giống dâu cùng nhóm với giống khảo nghiệm đã được công nhận là giống mới hoặc là giống địa phương đang gieo trồng phổ biến trong sản xuất.
1.4. Các từ viết tắt
VCU: Value of Cultivation and Use (giá trị canh tác và sử dụng).
1.5. Tài liệu viện dẫn
TCVN 9484:2013: Lá dâu – Phương pháp kiểm tra chất lượng
II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
Để xác định giá trị canh tác và sử dụng của giống dâu mới phải theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu ở Bảng 1.
Bảng 1 – Các tính trạng và phương pháp đánh giá
TT |
Tính trạng |
Giai đoạn |
ĐVT hoặc điểm |
Mức độ biểu hiện |
Phương pháp đánh giá |
Đặc trưng hình thái |
|
||||
1 |
Dạng tán cây | Tháng 12 |
1 2 |
Tán gọn
Tán xòe |
Quan sát 30 cây mẫu |
2 |
Chiều cao cây (m) | Tháng 12 |
1 |
Thấp: <1,5 | Đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng cao nhất.
Theo dõi 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại |
2 |
Trung bình: từ 1,5 đến 2,0 | ||||
3 |
Cao: >2,0 | ||||
3 |
Thế của cành (góc giữa thân chính và cành cấp 1, độ) | Tháng 12 |
1 |
Thẳng: < 45 | Đo 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại. |
2 |
Rủ: từ 45 đến 75 | ||||
3 |
Ngả (cong): >75 | ||||
4 |
Cành chính (cành/cây) | Tháng 12 |
3 |
Ít: < 4 | Đếm số cành chính/cây. Theo dõi 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại |
5 |
Trung bình: từ 4 đến 6 | ||||
7 |
Nhiều: > 6 | ||||
5 |
Cành tăm (cành/cành chính) | Tháng 12 |
3 |
Ít: <4 | Đếm số cành tăm/cây. Theo dõi 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại |
5 |
Trung bình: từ 4 đến 6 | ||||
7 |
Nhiều: > 6 | ||||
6 |
Đường kính của cành (cm) | Tháng 12 |
3 |
Nhỏ: <1,5 | Đo đường kính cành cách điểm phân cành 10 cm; Theo dõi 30 cây trên 3 lần lặp lại |
5 |
Trung bình: từ 1,5 đến 2,0 | ||||
7 |
To: > 2 | ||||
12 |
Số mầm phụ (mầm) | Tháng 12 |
1 |
Nhiều: >2 | Quan sát 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại |
2 |
Trung bình: từ >1 đến 2 | ||||
3 |
Ít: 1 | ||||
13 |
Hình dạng phiến lá | Tháng 12 |
1 |
Bầu dài | Quan sát 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại |
2 |
Bầu tròn | ||||
3 |
Tim | ||||
4 |
Trứng | ||||
5 |
Khác | ||||
14 |
Hình thái lá | Tháng 12 |
1 |
Lá nguyên | Quan sát 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại |
2 |
Lá xẻ thùy ít (≤ 3 khía) | ||||
3 |
Lá xẻ thùy nhiều (>3 ) | ||||
4 |
Hình tim | ||||
5 |
Hình trứng | ||||
6 |
Khác | ||||
16 |
Màu sắc lá | Lá thành thục |
1 |
Xanh nhạt | Quan sát 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại |
2 |
Xanh | ||||
3 |
Xanh đậm | ||||
4 |
Màu khác | ||||
17 |
Mặt lá | Lá thành thục |
1 |
Bóng, trơn | Quan sát 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại |
2 |
Bóng thô | ||||
3 |
Nháp | ||||
18 |
Đáy lá | Lá thành thục |
1 |
Lồi | Quan sát 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại |
2 |
Bằng | ||||
3 |
Lõm | ||||
19 |
Đầu lá | Lá thành thục |
1 |
Nhọn | Quan sát 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại |
2 |
Bằng | ||||
3 |
Tù | ||||
4 |
Lõm | ||||
20 |
Độ dài cuống lá (cm) | Lá thành thục |
3 |
Ngắn: <2 | Đo độ dài cuống lá của 30 lá thành thục trên 3 lần lặp lại |
5 |
Trung bình: từ 2 đến 3 | ||||
7 |
Dài: >3 | ||||
21 |
Răng cưa lá | Tháng 12 |
1 |
Nhọn | Quan sát 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại |
2 |
Tù | ||||
24 |
Hoa tính | Tháng 2 đến tháng 3 |
1 |
Hoa cái | Quan sát 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại |
2 |
Hoa đực | ||||
3 |
Hoa lưỡng tính | ||||
|
Các đặc điểm nông sinh học |
|
|||
25 |
Thời kỳ nảy mầm của các giống | Vụ Xuân, thu |
1 |
Nảy mầm sớm | Quan sát 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại |
3 |
Nảy mầm trung bình | ||||
5 |
Nảy mầm muộn | ||||
26 |
Độ dài cây, cành tăng (cm/ngày) | Vụ Xuân và Thu |
1 |
Chậm: <1 | Đo chiều cao cây, cành 10 ngày/lần.
Theo dõi 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại |
3 |
Trung bình: từ 1 đến 2 | ||||
5 |
Nhanh: >2 | ||||
27 |
Số lá tăng (lá/ngày) | Xuân, hè, thu |
1 |
Chậm: <0,3. | Đếm số lá tăng sau 10 ngày.
Theo dõi 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại |
3 |
Trung bình: từ 0,3 đến 0,5 | ||||
5 |
Nhanh: >0,5 | ||||
28 |
Thời kỳ ngừng sinh trưởng (cành tắt búp, %) | Tháng 11 đến tháng 12 |
1 |
Sớm: >50 | Quan sát 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại |
3 |
Trung bình: từ 30 đến 50 | ||||
5 |
Muộn: <30 | ||||
29 |
Tỷ lệ nảy mầm (%) | Vụ Xuân, Thu |
1 |
Thấp: <30 | Đếm tổng số mầm này, không nảy/cây.
Theo dõi 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại |
3 |
Trung bình: từ 30 đến 40 | ||||
5 |
Cao: >40 | ||||
30 |
Tỷ lệ mầm phát triển (%) | Vụ Xuân, Thu |
1 |
Thấp: <20 | Đếm số mầm hữu hiệu và vô hiệu /cây.
Theo dõi 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại |
3 |
Trung bình: từ 20 đến 40 | ||||
5 |
Cao: >40 | ||||
31 |
Số lá / mầm (lá) | Vụ Xuân, Thu |
1 |
Ít: <4 | Đếm số lá/mầm của 10 cành. Theo dõi 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại |
3 |
Trung bình: từ 4 đến 5 | ||||
5 |
Nhiều: >5 | ||||
32 |
Số cành cấp 1/cây (cành) | Tháng 12 |
1 |
Ít: <4 | Đếm số cành cấp 1/cây. Theo dõi 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại |
3 |
Trung bình: từ 4 đến 5 | ||||
5 |
Nhiều: >5 | ||||
33 |
Đường kính thân (cm) | Tháng 12 |
1 |
Nhỏ: <1,5 | Đo đường kính thân cách cổ rễ 10cm. Theo dõi 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại |
3 |
Trung bình: từ 1,5 đến 2,0 | ||||
5 |
To: >2 | ||||
34 |
Độ dài đốt (cm) | Tháng 12 |
1 3 5 |
Ngắn: < 4
Trung bình: từ 4 đến 5 Dài: >5 |
Đếm số lá/m cành ở giữa cành. Theo dõi 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại |
35 |
Tổng chiều dài cành/cây (cm) | Tháng 12 |
1 3 5 |
Ít: <1.500
Trung bình: từ 1.500 đến 2.000 Nhiều: >2.000 |
Đo tổng chiều dài cành/cây. Theo dõi 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại |
36 |
Kích thước lá (dài x rộng, cm2) | Xuân, hè, thu |
1 3 5 |
Nhỏ: <150
Trung bình: từ 150 đến 200 To: >200 |
Đo chiều dài, rộng của 30 lá. Theo dõi 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại |
37 |
Độ dày lá (g/100 cm2) | Xuân, hè, thu |
3 5 7 |
Mỏng: <2,5
Trung bình: từ 2,0 đến 2,5 Dày: >2,5 |
Cân nhanh khối lượng của 100 cm2 lá thành thục/mẫu trên 3 lần lặp lại |
38 |
Số lá/500 g (lá) | Xuân, hè, thu |
3 5 7 |
Ít: <300
Trung bình: từ 300 đến <500 Nhiều: >500 |
Lấy 5 mầu lá ngẫu nhiên sau khi hái lá, trộn đều, lấy ra 500 g, đếm số lá. |
39 |
Số lá/m cành (lá) | Xuân, hè, thu |
3 5 7 |
Ít: <15
Trung bình: từ 15 đến 20 Nhiều: >20 |
Đếm số lá/m cành. Theo dõi 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại |
40 |
Khối lượng lá/m cành (g) | Xuân, hè, thu |
3 5 7 |
Thấp: <50
Trung bình: từ 50 đến 70 Cao: >70 |
Cân khối lượng lá/m cành. Theo dõi 30 cây mẫu trên 3 lần lặp lại. |
41 |
Hàm lượng nước trong lá (%) | Xuân, hè, thu |
3 5 7 |
Thấp: <65
Trung bình: từ 65 đến 70 Cao: >70 |
Hái mỗi mẫu 100 g lá thành thục, bỏ cuống, sấy ở từ 100° C đến 105° C trong 30 phút, sau hạ xuống 80° C đến 60° C cho đến khi khối lượng lá cân không đổi. Tính % nước. Theo dõi trên 3 lần lặp lại |
42 |
Độ héo của lá (tỉ lệ nước trong lá giảm đi sau khi hái 10 h, % | Xuân, hè, thu |
3 5 7 |
Chậm: <10
Trung bình: từ 10 đến 20 Nhanh: >20 |
Hái 200 g lá thành thục/mẫu, cân khối lượng, để ở nhiệt độ phòng từ 20° C đến 27° C, cứ sau 2 h cân 1 lần, liên tục 5 lần. Tính % nước bay hơi. Theo dõi 3 lần lặp lại |
43 |
Sản lượng lá (kg/ha/năm) | Xuân, hè, thu |
1 |
Thấp: <15 | Cân năng suất lá ở 3 vụ, quy ra năng suất/ha ở vụ Xuân, vụ Hè, vụ Thu và cả năm trên 3 lần lặp lại |
3 |
Trung bình: từ 15 đến 20 | ||||
5 |
Cao: >20 | ||||
44 |
Chất lượng lá |
|
|||
44.1 |
Phương pháp sinh hóa | Xuân, Hè và Thu |
1 |
Tốt | Theo TCVN 9484:2013 Lá dâu – Phương pháp kiểm tra chất lượng. |
2 |
Khá | ||||
3 |
Trung bình | ||||
4 |
Kém | ||||
44.2 |
Phương pháp sinh học qua nuôi tằm | Vụ Xuân, hè và Thu |
1 |
Tốt | Theo TCVN 9484:2013 Lá dâu – Phương pháp kiểm tra chất lượng. |
2 |
Khá | ||||
3 |
Trung bình | ||||
4 |
Kém | ||||
45 |
Khả năng đề kháng với một số sâu hại |
|
|||
45.1 |
Sâu cuốn lá (Maegaroniapyloalis WK, %) | Vu Hè, Thu |
1 |
Kháng: 0 | Tính tỉ lệ lá bị sâu cuốn lá. Đánh giá toàn bộ số cây trên 3 lần lặp lại |
2 |
Nhiễm nhẹ: 15 | ||||
3 |
Trung bình: từ 15 đến 30. | ||||
4 |
Nặng: từ >30 đến 50. | ||||
5 |
Rất nặng: >50 | ||||
45.2 |
Sâu đục thân
(Apriona Gremani Hope, %) |
Tháng 4, 12 |
1 |
Kháng: 0 | Tính tỉ lệ cây bị sâu đục thân. Đánh giá toàn bộ số cây trên 3 lần lặp lại |
2 |
Nhiễm nhẹ: <15 | ||||
3 |
Trung bình: từ 15 đến 30. | ||||
4 |
Nặng: từ >30 đến 50. | ||||
5 |
Rất nặng: >50 | ||||
45.3 |
Rệp sáp (Anomoneura mori Schworz, %) | Vụ Xuân, Thu |
1 |
Kháng: 0 | Tính tỉ lệ cây bị rệp. Đánh giá toàn bộ số cây trên 3 lần lặp lại |
2 |
Nhiễm nhẹ: <15 | ||||
3 |
Trung bình: 15-30 | ||||
4 |
Nặng: từ >30 đến 50. | ||||
5 |
Rất nặng: >50 | ||||
46 |
Đề kháng với một số bệnh hại chính |
|
|||
46.1 |
Bệnh bạc thau (Phyllactinia mori cola, %) | Vụ Xuân, Thu |
1 |
Kháng: 0 | Đếm số lá bị bệnh, cấp bệnh của từng lá/cây. Tính chỉ số bệnh, tỉ lệ lá bệnh. Đánh giá toàn bộ số cây trên 3 lần lặp lại. |
3 |
Nhiễm nhẹ: <15 | ||||
5 |
Trung bình: từ 15 đến 30 | ||||
7 |
Nặng: từ >30 đến 50 | ||||
9 |
Rất nặng: >50 | ||||
46.2 |
Bệnh gỉ sắt (Aecidium mori) (tỉ tệ lá bệnh, chỉ số bệnh, %) | Tháng 4 đến 5 |
1 |
Kháng: 0 | Đánh giá toàn bộ số cây trên 3 lần lặp lại |
3 |
Nhiễm nhẹ: từ 1 đến <15 | ||||
5 |
Trung bình: từ 15 đến 30 | ||||
7 |
Nặng: từ >30 đến 50 | ||||
9 |
Rất nặng: >50 | ||||
46.3 |
Bệnh vi khuẩn (Bacillusculorianus Maccuatli) (tỉ lệ cây bị bệnh, %) | Vụ hè, thu |
1 |
Kháng: 0 | Tính tỉ lệ cây bị bệnh. Đánh giá toàn bộ số cây trên 3 lần lặp lại |
3 |
Nhiễm nhẹ: <10 | ||||
5 |
Trung bình: từ 10 đến 30 | ||||
7 |
Nặng: từ >30 đến 50 | ||||
9 |
Rất nặng: >50 | ||||
46.4 |
Bệnh hoa lá do virus (% cây bị bệnh/cây) | Sau đốn sát vụ xuân, hè |
1 |
Tốt: 0 | Tính tỉ lệ cây bị bệnh. Đánh giá toàn bộ số cây trên 3 lần lặp lại |
3 |
Nhẹ <10 | ||||
5 |
Trung bình: từ 10 đến <20 | ||||
7 |
Nặng: từ 20 đến 50. | ||||
9 |
Rất nặng >50 | ||||
47 |
Chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận |
|
|||
47.1 |
Chịu hạn (tỉ lệ lá vàng/cây, %) |
3 |
Tốt: <30 | Đánh giá toàn bộ số cây trên 3 lần lặp lại | |
5 |
Trung bình: từ 30 đến 50 | ||||
7 |
Kém: >50 | ||||
47.2 |
Chịu úng (tỉ lệ lá vàng, %) | Vu hè Thu |
3 |
Tốt: <30 | Tính tỉ lệ lá vàng/cây. Đánh giá toàn bộ số cây trên 3 lần lặp lại |
5 |
Trung bình: từ 30 đến 50 | ||||
7 |
Kém: >50 | ||||
47.3 |
Chịu mặn (tỉ lệ cây, hom sống sau trồng, %) | Xuân, Hè và Thu |
3 |
Tốt: > 70 | Tính tỉ lệ cây, hom sống. Đánh giá toàn bộ số cây trên 3 lần lặp lại |
5 |
Trung bình: từ 50 đến 70 | ||||
7 |
Kém: <50 | ||||
47.4 |
Chịu rét | Vụ Xuân |
3 |
Tốt: >20 | Tính tỉ lệ mầm phụ nảy sau khi có rét đậm, rét hại hoặc sương muối. Đánh giá toàn bộ số cây trên 3 lần lặp lại |
5 |
Trung bình: từ 10 đến 20 | ||||
7 |
Kém: <10 |
III. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM
3.1. Các bước khảo nghiệm
3.1.1. Khảo nghiệm cơ bản: tiến hành trong 2 năm liên tục.
3.1.2. Khảo nghiệm sản xuất: Tiến hành 2 năm đối với các giống có triển vọng trong khảo nghiệm cơ bản hoặc có thể tiến hành đồng thời với khảo nghiệm cơ bản.
3.2. Bố trí khảo nghiệm
3.2.1. Khảo nghiệm cơ bản
3.2.1.1. Bố trí khảo nghiệm
Bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại. Mỗi ô thí nghiệm trồng một giống. Kích thước ô thí nghiệm từ 30 m2 đến 50 m2. Khoảng cách trồng hàng cách hàng 1,5m; cây cách cây 0,3m, giữa các lần nhắc cách nhau 1,0m không trồng dâu. Xung quanh khu thí nghiệm phải trồng ít nhất 2 hàng dâu bảo vệ.
Giống đối chứng như mục 1.3.2.
3.2.1.2. Giống khảo nghiệm
Khối lượng hom giống, hạt giống tối thiểu cho khảo nghiệm và lưu mẫu:
– Hom giống: 500 hom/giống.
– Hạt giống: tối thiểu 300 gam/giống.
Chất lượng giống:
– Hom giống đạt 8 tháng tuổi trở lên, sạch bệnh, đúng giống, đường kính hom đạt từ 0,8 cm đến 1,0 cm, dài từ 20 cm đến 25 cm, có 3 mầm/hom.
– Hạt giống lai phải đạt tiêu chuẩn: đúng giống, độ thuần >95 %, tỉ lệ nảy mầm >95 %, sạch bệnh. Cây dâu ươm từ hạt có thời gian sinh trưởng trong vườn ươm từ 50 ngày trở lên, đường kính thân cây cách cổ rễ 5 cm đạt từ 0,4 cm trở lên.
Hạt giống, hom giống gửi khảo nghiệm không được xử lý bằng bất cứ hình thức nào, trừ khi cơ sở khảo nghiệm cho phép hoặc yêu cầu.
Thời gian gửi giống: Theo yêu cầu của cơ sở khảo nghiệm. Khi gửi giống kèm theo Tờ khai kỹ thuật theo mẫu tại Phụ lục A của quy chuẩn này.
3.2.1.3. Giống đối chứng
Do cơ sở khảo nghiệm lựa chọn, quyết định.
Chất lượng giống phải tương đương với giống khảo nghiệm theo quy định ở mục 3.2.1.2.
3.2.2. Khảo nghiệm sản xuất
– Diện tích khảo nghiệm mỗi giống từ 1.000 m2 đến 1.500 m2, không nhắc lại. Tổng diện tích khảo nghiệm sản xuất qua các vụ không vượt quá quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Giống đối chứng theo quy định ở mục 1.3.2
3.3. Quy trình kỹ thuật
3.3.1. Khảo nghiệm cơ bản
3.3.1.1. Thời vụ
Theo khung thời vụ tốt nhất với từng nhóm giống tại địa phương nơi khảo nghiệm.
3.3.1.2. Yêu cầu về đất trồng
Đất làm thí nghiệm phải đại diện cho vùng sinh thái, có độ phì đồng đều, bằng phẳng, sạch cỏ dại, đảm bảo độ ẩm đất lúc trồng khoảng từ 75 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng và chủ động tưới tiêu.
3.3.1.3. Kỹ thuật trồng, khoảng cách, mật độ
Kỹ thuật trồng:
– Trồng dâu bằng hom: hom cắm xiên 45 độ so với mặt đất, nén chặt đất xung quanh hom, chỉ để chừa lại mầm trên cùng. Dùng lớp đất bột phủ kín mầm. Mỗi hố trồng 2 hom, sau khi cây sống chỉ để lại 1 cây/hố.
– Trồng bằng cây con gieo từ hạt, đặt cây vào hố (hoặc rãnh), giữ cho bộ rễ thẳng, không bị cuộn lại. Lấp đất hết phần cổ rễ, nén chặt đất xung quanh gốc. Mỗi hố trồng 2 cây, sau khi cây sống để lại 1 cây/hố.
Mật độ, khoảng cách: Hàng cách hàng 1,0 m; cây cách cây 0,25 m, mật độ 40.000 cây/ha.
3.3.1.4. Phân bón
– Phân hữu cơ: bón vào tháng 12 (vùng đồng bằng sông Hồng) hoặc tháng 4 (vùng Tây Nguyên); lượng bón từ 20 tấn/ha trở lên hoặc phân hữu cơ vi sinh từ 1,5 tấn đến 2,0 tấn cho 1ha.
– Phân vô cơ: sử dụng phân NPK chuyên dùng cho cây dâu, hoặc phối hợp các loại phân đơn theo tỉ lệ NPK là 3:1:1 (150 kg đến 200 kg N), lượng bón năm thứ 2 trở đi từ 2.500 kg đến 3.000 kg phân chuyên dùng NPK. Đất chua (có pH<5), hàng năm bón thêm vôi bột, lượng bón từ 1.000 kg đến 1.500 kg vào cuối năm.
3.3.1.5. Chăm sóc
Khi mầm dâu cao từ 10 cm đến 15 cm, bón thúc lần 1 và vun nhẹ quanh gốc. Tiến hành làm cỏ theo định kỳ.
3.3.1.6. Tưới tiêu
Đảm bảo đủ độ ẩm đất cho cây dâu trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Sau khi mưa phải thoát hết nước đọng trong ruộng dâu.
3.3.1.7. Phòng trừ sâu bệnh
Sử dụng thuốc hóa học theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật (trừ những thí nghiệm khảo nghiệm quy định không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật).
3.3.1.8. Thu hoạch
Khi lá dâu thành thục (sau 22 ngày đến 25 ngày tuổi tính từ khi nảy mầm) tiến hành thu hoạch.
Không thu hoạch lá khi trời mưa.
3.3.1.9. Đốn dâu
Đốn tạo hình vào vụ đông, đốn tạo thân chính, cách mặt đất từ 10 cm đến 15 cm.
Đốn hàng năm theo thời vụ của từng địa phương.
3.3.2. Khảo nghiệm sản xuất
Áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến của địa phương nơi khảo nghiệm hoặc theo khảo nghiệm cơ bản ở mục 3.3.1.
3.4. Phương pháp đánh giá
3.4.1. Khảo nghiệm cơ bản
3.4.1.1. Chọn cây theo dõi
Cây theo dõi được chọn ở giữa các hàng. Theo dõi 10 cây/ô ở mỗi lần nhắc lại, mỗi hàng chọn 5 cây liên tiếp nhau từ cây thứ 5 đến cây thứ 9 tính từ đầu hàng. Tổng số cây theo dõi 30 cây/giống (3 lần nhắc lại).
3.4.1.2. Phương pháp đánh giá
Tất cả các quan sát và đánh giá đều thực hiện ở các cây giữa của ô thí nghiệm
Các chỉ tiêu về giá trị canh tác và sử dụng của giống dâu được theo dõi, đánh giá như quy định ở Bảng 1.
3.4.2. Khảo nghiệm sản xuất
Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu sau:
– Năng suất lá tươi (tấn/ha); Cân khối lượng lá tươi thực thu trên diện tích khảo nghiệm và quy ra năng suất tấn/ha;
– Đặc điểm giống: Nhận xét về sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng thích ứng với điều kiện địa phương nơi khảo nghiệm;
– Ý kiến của người khảo nghiệm sản xuất: Có hoặc không chấp nhận giống mới.
3.5. Báo cáo kết quả khảo nghiệm: Theo Phụ lục B, C của Quy chuẩn này.
IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
Khảo nghiệm VCU giống dâu để công nhận giống cây trồng mới được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24 tháng 3 năm 2004 và Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Cục Trồng trọt có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chuẩn này. Căn cứ vào yêu cầu quản lý giống dâu, Cục Trồng trọt có trách nhiệm kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.
5.2. Trong trường hợp các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật, quy định viện dẫn tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới./.
PHỤ LỤC A
TỜ KHAI KỸ THUẬT
1. Tên giống đăng ký khảo nghiệm
Tên đăng ký chính thức:
Tên gốc nếu là giống nhập nội:
Tên gọi khác nếu có:
2. Nguồn gốc và phương pháp chọn tạo giống
2.1. Chọn tạo trong nước
– Nguồn gốc (vật liệu tạo giống, bố mẹ nếu là giống lai …):
– Phương pháp chọn tạo:
2.2. Nhập nội
Xuất xứ…. Thời gian nhập nội:
2.2.1. Đặc điểm chính của giống
– Thời gian nảy mầm: Vụ xuân: Vụ thu:
– Cao cây (cm):
– Năng suất lá
– Trung bình (tấn/ha):
– Cao nhất (tấn/ha):
– Chất lượng lá:
– Khả năng chống chịu (sâu bệnh, rét, hạn, úng, …):
2.2.2. Thời vụ gieo trồng và giống đối chứng
2.2.3. Yêu cầu kỹ thuật khác (nếu có):
……………, ngày…… tháng…… năm……. |
PHỤ LỤC B
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN
1. Thông tin chung
– Năm khảo nghiệm
– Tên điểm khảo nghiệm
– Cơ sở khảo nghiệm
– Cán bộ thực hiện: Email…………………… ĐT………………..
2. Vật liệu khảo nghiệm
– Số giống tham gia khảo nghiệm
– Giống đối chứng
3. Phương pháp khảo nghiệm
– Kiểu bố trí thí nghiệm:
– Số lần nhắc lại:
– Diện tích ô khảo nghiệm:…. m2
4. Đặc điểm đất đai (số liệu phân tích đất đai nếu có)
– Loại đất:
– Cơ cấu cây trồng và cây trồng trước:
5. Thời gian khảo nghiệm
– Ngày trồng
6. Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng
– Mật độ, khoảng cách trồng
– Lượng phân bón và cách bón
– Chăm sóc
– Tưới nước
– Phòng trừ sâu bệnh (các loại thuốc đã sử dụng)
7. Tóm tắt tình hình thời tiết khí hậu đối với dâu thí nghiệm (Số liệu thời tiết khí hậu ở trạm khí tượng thủy văn gần nhất).
8. Số liệu kết quả khảo nghiệm (ghi đầy đủ, chính xác vào các Bảng 1, 2, 3, 4, 5 và 6 dưới đây).
Bảng 1: Mô tả đặc điểm thực vật học
Tên giống |
Thân |
Mầm |
Lá |
||||||
Hình dạng |
Màu sắc |
Cành bên |
Hình dạng |
Màu sắc |
Thể mầm |
Hình dạng |
Màu sắc |
Xẻ, nguyên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 2: Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng phát triển
Tên giống |
Thời gian nảy mầm |
Tổng số mầm nảy/cây |
Tỉ lệ nảy mầm |
Tổng số mầm phát triển/cây |
Tốc độ ra lá |
Hoa, quả |
||||||
Vụ xuân |
Vụ thu |
Vụ xuân |
Vụ thu |
Vụ xuân |
Vụ thu |
Vụ xuân |
Vụ thu |
Vụ xuân |
Vụ thu |
Hoa tính |
Tỷ lệ quả/lá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 3: Yếu tố cấu thành năng suất
Tên giống |
Tuổi cây |
Cành |
Kích thước Lá |
Diện tích lá |
Số lá/m cành |
Khối lượng lá/m cành |
Số lá/ 500g |
||
Số cành cấp 1 |
Độ dài cành cấp 1 |
Dài |
Rộng |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 4: Năng suất lá
Tên giống |
Năng suất lá (tấn/ha) |
|||
Vụ Xuân |
Vụ Hè |
Vụ Thu |
Tổng cộng cả năm |
|
|
|
|
|
|
Bảng 5: Đánh giá chất lượng lá dâu qua phân tích sinh hóa
Tên giống |
Nước (%) |
Protein (%) |
Đường tổng số (%) |
Đường khử (%) |
Tinh bột (%) |
Hydrat cacbon (%) |
Lipid (%) |
Tro (%) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 6a: Đánh giá chất lượng lá dâu qua nuôi tằm kén ươm
Giống dâu |
Giống tằm thí nghiệm |
Sức sống tằm tuổi lớn (%) |
Thời gian phát dục tuổi 4- 5 (h) |
Tỷ lệ kết kén (%) |
Tỷ lệ kén tốt (%) |
Năng suất kén (g) |
Chất lượng kén |
|||
Khối lượng kén (g) |
Khối lượng vỏ kén (g) |
Tỉ lệ vỏ kén (g) |
Tiêu hao kén/kg tơ (kg) |
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 6b: Đánh giá chất lượng lá dâu qua nuôi tằm làm giống
Giống dâu |
Giống tằm thí nghiệm |
Sức sống tằm tuổi lớn (%) |
Thời gian phát dục tuổi 4-5 (h) |
Sức sống tằm nhộng (%) |
Tỷ lệ kén tốt (%) |
Năng suất kén (g) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chất lượng kén |
Chất lượng trứng |
||||||
Khối lượng kén (g) |
Khối lượng vỏ kén (g) |
Tỷ lệ vỏ kén (%) |
Số trứng/ổ (quả) |
Tỉ lệ trứng thụ tinh (%) |
Số ổ trứng đạt tiêu chuẩn |
Hệ số nhân giống (số ổ trứng/kg kén) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 7: Khả năng đề kháng với sâu bệnh hại
Giống dâu |
Sâu đục thân (%) |
Bệnh bạc thau (%) |
Bệnh gỉ sắt (%) |
Bệnh vi khuẩn (tỉ lệ cây bệnh) |
Bệnh virus (Tỉ lệ cây bệnh) |
|||
Vụ xuân |
Vụ thu |
Tỉ lệ bệnh (%) |
Chỉ số bệnh (%) |
Tỉ lệ bệnh (%) |
Chỉ số bệnh (%) |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 8: Khả năng đề kháng với điều kiện ngoại cảnh bất thuận
Giống dâu |
Chịu hạn |
Chịu ngập úng |
Chịu rét, sương muối |
|||||||||
Kém |
TB |
Khá |
Tốt |
Kém |
TB |
Khá |
Tốt |
Kém |
TB |
Khá |
Tốt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9. Nhận xét tóm tắt ưu điểm, nhược điểm chính của các giống khảo nghiệm (Sơ bộ xếp loại từ tốt đến xấu theo từng nhóm giống)
10. Kết luận và đề nghị
– Kết luận:
– Đề nghị:
|
……., Ngày tháng năm 20… |
PHỤ LỤC C
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG DÂU
1. Vụ: Năm:
2. Địa điểm khảo nghiệm:
3. Tên người khảo nghiệm: Email: ĐT:
4. Tên giống khảo nghiệm:
5. Giống đối chứng:
6. Ngày trồng:
7. Diện tích khảo nghiệm (m2):
8. Đặc điểm đất đai:
9. Mật độ trồng:
10. Phân bón: số lượng và chủng loại phân bón sử dụng
11. Đánh giá chung:
Tên giống |
Tình hình sinh trưởng |
Năng suất (tấn/ha) |
Nhận xét chung |
Ý kiến của người SX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12. Kết luận và đề nghị:
|
……., Ngày tháng năm 20… |
THÔNG TƯ 33/2013/TT-BNNPTNT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG DO BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 33/2013/TT-BNNPTNT | Ngày hiệu lực | 21/12/2013 |
Loại văn bản | Thông tư | Ngày đăng công báo | 14/07/2013 |
Lĩnh vực |
Quyền đối với giống cây trồng |
Ngày ban hành | 21/06/2013 |
Cơ quan ban hành |
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |