14. Tổ chức lại, giải thể Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định

Posted on

Tiêu đề: Tổ chức lại, giải thể Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định
Tổ chức lại, giải thể Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định là thủ tục hành chính mà Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần thực hiện. Việc thực hiện thủ tục này được thể hiện theo Luật việc làm 2013, Nghị định 23/2021/NĐ-CP Nghị định số 120/2020/NĐ-CP, Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Sau đây, Pháp lý Việt Nam sẽ cụ thể những nội dung như sau:
1.Điều kiện tổ chức lại, giải thể Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định:
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 37 Luật việc làm và  khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2021/NĐ-CP  thì trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập là đơn vị sự nghiệp công lập. Do đó Điều kiện tổ chức lại, giải thể trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

a) Điều kiện tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập:(Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP)

– Có điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng quy định về số lượng người làm việc tối thiểu quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

– Không đáp ứng đủ các tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

– Việc tổ chức lại các đơn vị đảm bảo không làm giảm mức độ tự chủ về tài chính hiện có của đơn vị; trường hợp thực hiện hợp nhất, sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính ở các mức độ khác nhau thì mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi hợp nhất, sáp nhập được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

– Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài: Ngoài việc đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại điểm a, b và c khoản này, cần bảo đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại về việc tổ chức lại và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

b) Điều kiện giải thể đơn vị sự nghiệp công lập: (Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP)

Việc giải thể đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện khi có một trong các điều kiện sau:

– Không còn chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước;

– Không đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

– Ba năm liên tiếp hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền;

– Thực hiện theo quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài: Ngoài việc đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d khoản này, cần bảo đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại về việc giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Trình tự thực hiện quyết tổ chức lại, giải thể Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định:
Căn cứ  Điều 18 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP, trình tự thực hiện thủ tục này được thực hiện như quy định đối với việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể như sau:

a) Gửi và tiếp nhận hồ sơ:

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP:

– Cơ quan, tổ chức đề nghị tổ chức lại, Nghị định số 120/2020/NĐ-CPgiải thể đơn vị sự nghiệp công lập gửi hồ sơ tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập 01 (một) bộ đến cơ quan, tổ chức thẩm định được quy định tại Điều 13 Nghị định này để thẩm định; đốì với các cơ quan có liên quan để phối hợp hoặc để biết thì chỉ ghi tên các cơ quan đó vào mục nơi nhận của công văn hoặc tờ trình đề nghị tổ chức lại, giải thể.

– Cơ quan, tổ chức tiếp nhận hồ sơ tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập phải lập danh mục hồ sơ theo dõi quá trình xử lý theo quy định.
– Hồ sơ gửi là văn bản chính được ký tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức đề nghị tổ chức lại, giải thể và các tài liệu khác có liên quan theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.

b) Xử lý hồ sơ tổ chức lại, giải thể:

Căn cứ Điều 15 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP:

Về thẩm định tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập

a) Tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì thời hạn thẩm định là 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan, tổ chức thẩm định phải có văn bản thẩm định gửi cơ quan, tổ chức đề nghị tổ chức lại, giải thể;

b) Tổ chức lại, giải thể p đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì thời hạn thẩm định là 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan, tổ chức thẩm định phải có văn bản thẩm định gửi cơ quan, tổ chức đề nghị tổ chức lại, giải thể.

Về quyết định tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập

Trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày cơ quan, tổ chức đề nghị tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến của cơ quan, tổ chức thẩm định và trình theo quy định, cơ quan hoặc người có thẩm quyền phải ra quyết định tổ chức lại, giải thể.

Trường hợp cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định tổ chức lại, giải thể không đồng ý việc tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thì có ý kiến bằng văn bản (nêu rõ lý do) gửi cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.

Lưu ý: Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về thời hạn thẩm định và quyết định tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

3. Thành phần hồ sơ và thời hạn giải quyết tổ chức lại, giải thể Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định:
a) Thành phần hồ sơ:

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP quy định, thành phần hồ sơ tổ chức lại, giải thể Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định như sau:
– Đề án tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
– Tờ trình đề án tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập và

-Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
– Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có).

Lưu ý: Trong đó, nội dung đề án, tờ trình đề án tổ chức lại, giải thể được quy định chi tiết tại  Điều 16, 17 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP:

Đề án, tờ trình giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (Điều 17 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP)
– Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc tổ chức lại, giải thể;
– Phương án xử lý các vấn đề về nhân sự, tổ chức bộ máy, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;
– Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có).
– Quy định trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và các cá nhân có liên quan đối với việc thực hiện phương án tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập và thời hạn xử lý.

Đề án, tờ trình tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập (Điều 16 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP)

– Các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này;

– Thực trạng tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập trước khi tổ chức lại;

– Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;

– Các văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có);

– Quy định trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và các cá nhân có liên quan đối với việc thực hiện phương án tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập và thời hạn xử lý.

b) Thời hạn giải quyết:
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP, thời hạn giải quyết việc tổ chức lại, giải thể như sau:

– Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đúng thủ tục), cơ quan, tổ chức thẩm định phải có văn bản thẩm định.

– Trong thời hạn 25 (hai lăm) ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan, tổ chức thẩm định có văn bản thẩm định, cơ quan hoặc người có thẩm quyần quyết định việc tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập ra quyết định tổ chức lại, giải thể.

Trường hợp cơ quan hoặc người có thẩm quyền không đồng ý việc giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan đề nghị việc tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập biết rõ lý do.

Kết luận: Tổ chức lại, giải thể Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định là thủ tục hành chính mà Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần thực hiện để tổ chức lại hệ thống của mình làm việc một cách hiệu quả hơn. Khi thực hiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần xem quy định tại Luật việc làm 2013, Nghị định 23/2021/NĐ-CP Nghị định số 120/2020/NĐ-CP, Nghị định 28/2020/NĐ-CP..