THÔNG TƯ 14/2016/TT-BTC HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH KHI CÁC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ THAM GIA THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI, CÂN ĐỐI CUNG CẦU CHO NỀN KINH TẾ DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 07/03/2016

BỘ TÀI CHÍNH
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 14/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2016

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH KHI CÁC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ THAM GIA THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI, CÂN ĐỐI CUNG CẦU CHO NỀN KINH TẾ

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại Thông báo số 146/TB-VPCP ngày 8/4/2014 của Văn phòng Chính phủ;

Sau khi thống nhất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại công văn số 3657/LĐTBXH-KHTC ngày 11/9/2015;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính khi các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vn điều lệ tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, cân đi cung cầu cho nền kinh tế,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn cơ chế tài chính khi các công ty trách nhiệm hữhạn một thành viên (TNHHMTV) do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động sản xuất kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp và có tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, cân đối cung cầu cho nền kinh tế theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc tự nguyện đăng ký thực hiện theo chủ trương của Nhà nước không vì mục đích lợi nhuận và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

2. Đối tượng áp dụng bao gồm: Công ty TNHHMTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty) tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, cân đối cung cầu cho nền kinh tế; cơ quan đại diện chủ sở hữu và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, cân đối cung cầu cho nền kinh tế.

3. Các hoạt động trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định tại Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ và Nghị định số 93/2015/NĐ-CP ngày 15/10/2015 của Chính phủ không thuộc phạm vi, đối tượng áp dụng Thông tư này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Công ty TNHHMTV do nhà nước nắm giữ 100% vn điều lệ (sau đây gọi là doanh nghiệp) bao gồm:

a) Công ty TNHHMTV là công ty mẹ của các Tập đoàn kinh tế; công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước; công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ – công ty con;

b) Công ty TNHHMTV độc lập trực thuộc các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, trực thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty.

c) Các công ty TNHHMTV do doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

2. Thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, cân đối cung cầu cho nền kinh tế” (sau đây viết tắt là thực hiện nhiệm vụ chính trị) là thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo, quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc tự nguyện đăng ký thực hiện nhiệm vụ theo chủ trương của Nhà nước không vì mục đích lợi nhuận và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

3. Hoạt động sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp: bao gồm các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không bao gồm hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục I: QUY ĐỊNH CƠ CHẾ TÀI CHÍNH KHI CÁC DOANH NGHIỆP THAM GIA THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI CÂN ĐỐI CUNG CẦU CHO NỀN KINH TẾ

Điều 3. Cơ chế miễn giảm về tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê mặt nước

Các doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị nếu thỏa mãn các điều kiện về miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước thì được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước đối với diện tích đất, diện tích thuê mặt nước sử dụng đúng mục đích, nhiệm vụ chính trị theo quy định tại Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất và Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Trình tự, thủ tục miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 4. Quản lý doanh thu

Các doanh nghiệp mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi riêng doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng sản phẩm, dịch vụ khi tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, cân đối cung cầu cho nền kinh tế.

Điều 5. Quản lý chi phí

Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình các doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị được hạch toán riêng và phải đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan.

Các doanh nghiệp mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi riêng chi phí phát sinh trong quá trình các doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị theo nguyên tắc:

1. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng, hạch toán riêng tài sản cố định, tài sản lưu động và chi phí khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị thì tập hp các chi phí theo chứng từ thực tế.

2. Trường hp doanh nghiệp sử dụng chung tài sản cố định, tài sản lưu động, không thể tách riêng chi phí khác khi thực hiện nhiệm vụ chính trị thì thực hiện phân bổ chi phí (gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tài sản lưu động và chi phí khác) theo tỷ lệ doanh thu của phần hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ khi tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị với tổng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp.

Điều 6. Các khoản nộp ngân sách nhà nước

Các khoản nộp ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 7. Xử lý chênh lệch doanh thu và chi phí

Chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng sản phẩm, dịch vụ khi tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị được hạch toán vào kết quả sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp để thực hiện xác định thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy đnh của pháp luật;

– Trường hp doanh thu lớn hơn chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng sản phẩm, dịch vụ khi tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị thì thu nhập từ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan.

– Trường hợp doanh thu nhỏ hơn chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng sản phm, dịch vụ khi tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị thì chênh lệch được bù từ phần lợi nhuận sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp.

Điều 8. Chế độ báo cáo, kiểm toán

1. Doanh nghiệp lập báo cáo riêng về hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị bao gồm các chỉ tiêu theo phụ lục kèm theo Thông tư này.

2. Doanh nghiệp thực hiện lập và nộp báo cáo về hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị cùng với kỳ lập và nộp báo cáo tài chính năm gửi cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp cùng cấp.

3. Doanh nghiệp thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính trong đó có kiểm toán doanh thu, chi phí của hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị để làm căn cứ hỗ trợ về vốn, miễn, giảm về tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê mặt nước và áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Điều 9. Tài khoản kế toán

Tài khoản kế toán được thực hiện theo hệ thống tài khoản kế toán áp dụng đối với doanh nghiệp.

Mục II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP THAM GIA THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, ĐẢM BẢO AN NINH XÃ HỘI, CÂN ĐỐI CUNG CẦU CHO NỀN KINH TẾ

Điều 10. Các trường hợp được loại trừ khi đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng quỹ tiền lương đối với doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị

Khi đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng quỹ tiền lương, doanh nghiệp được loại trừ khoản lỗ do tham gia nhiệm vụ chính trị ảnh hưởng đến việc:

1. Đánh giá mức độ bảo toàn vốn của doanh nghiệp.

2. Xếp hạng, xếp loại doanh nghiệp, xếp loại người quản lý doanh nghiệp

3. Xét khen thưởng doanh nghiệp; xét khen thưởng người quản lý doanh nghiệp.

4. Xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch, xác định quỹ tiền lương thực hiện năm đối với người lao động; khi xây dựng quỹ tiền lương, thù lao kế hoạch, xác định quỹ tiền lương, thù lao thực hiện năm đối với người quản lý doanh nghiệp.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Hiệu lực thi hành

1Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 03 năm 2016.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, xử lý./.

 

 

Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ; các Phó TTCP;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí Thư;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Kiểm toán nhà nước;
– Công báo;
– Website Chính phủ; Website Bộ Tài chính;

– Ủy ban nhân dân, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước;
– Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
– Lưu: VT, TCDN (500).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Văn Hiếu

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BTC ngày 20/01/2016 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CUNG ỨNG SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHI THAM GIA THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI, CÂN ĐỐI CUNG CẦU CHO NỀN KINH TẾ

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Chỉ tiêu

Thc hiện năm trưc

Năm báo cáo

So sánh %

Kế hoạch

Thực hiện

Thực hiện so với năm trước

Thực hiện so với kế hoạch

 

 

1

2

3

4=3/1

5=3/2

I

Kết quả sản xuất kinh doanh          

1

Tng doanh thu          

2

Tổng chi phí (đã loại trừ tin thuê đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê mặt nước được miễn giảm)          

3

Chênh lch giữa doanh thu và chi phí = (1 – 2)          

II

Các khoản được hỗ trợ          

1

Tiền thuê đất được min, giảm          

2

Tin thu sử dụng đt được miễn, giảm          

3

Tiền thuê mặt nước được miễn, giảm          

4

Số thuế TNDN được ưu đãi          

Ghi chú: Các chỉ tiêu trên lấy theo số liệu của hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị.

 

……, Ngày    tháng     năm

NGƯỜI LẬP BIỂU

KẾ TOÁN TRƯỞNG

GIÁM ĐỐC

 

THÔNG TƯ 14/2016/TT-BTC HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH KHI CÁC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ THAM GIA THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI, CÂN ĐỐI CUNG CẦU CHO NỀN KINH TẾ DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 14/2016/TT-BTC Ngày hiệu lực 07/03/2016
Loại văn bản Thông tư Ngày đăng công báo 28/02/2016
Lĩnh vực Doanh nghiệp
Tài chính công
Ngày ban hành 20/01/2016
Cơ quan ban hành Bộ tài chính
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản