Kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

 

Thủ tục

Kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

Trình tự thực hiện – Bước 1: Tổ chức, cá nhân sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động đề nghị các tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đủ năng lực để thực hiện kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng hoặc kiểm định định kỳ, bất thường trong quá trình sử dụng;

Bước 2: Tổ chức kiểm định ký hợp đồng và thống nhất chương trình kiểm định, thông báo cho tổ chức, cá nhân sử dụng máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động việc đồng ý thực hiện hoặc từ chối cung cấp dịch vụ kiểm định bằng công văn (có nêu rõ lý do từ chối cung cấp dịch vụ);

– Bước 3: Thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy trình kiểm định đối với máy, thiết bị, vật tư nêu tại bước 1;

– Bước 4: Sau 05 ngày kể từ ngày công bố biên bản kiểm định tại cơ sở, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cung cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định nếu đạt yêu cầu; Biên bản kiểm định; Dán tem kiểm định nếu kết quả kiểm định đạt yêu cầu hoặc thông báo cho cơ sở biết để có biện pháp khắc phục khi kết quả kiểm định không đạt yêu cầu.

Cách thức thực hiện Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Thành phần số lượng hồ sơ Thành phần hồ sơ được quy định theo từng đối tượng cụ thể tại quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tương ứng ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, bao gồm các loại như sau:

– Đối với kiểm định lần đầu:  Lý lịch của thiết bị; Hồ sơ xuất xưởng; Các báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường; biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, thiết bị bảo vệ (nếu có); Hồ sơ lắp đặt; Tính toán sức bền các bộ phận chịu lực (nếu có); Hướng dẫn lắp đặt và vận hành an toàn; Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.

– Đối với kiểm định định kì: Lý lịch, biên bản kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả kiểm định lần trước; Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có);

– Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: Hồ sơ như trường hợp kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm tra bổ sung các hồ sơ khác quy định trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp: Hồ sơ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp; biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.

Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: Hồ sơ lắp đặt.

Thời hạn giải quyết Thời gian kiểm định cụ thể phụ thuộc vào độ phức tạp của từng thiết bị và quy trình kiểm định. Tổ chức kiểm định cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày công bố biên bản kiểm định đạt yêu cầu.
Đối tượng thực hiện Tổ chức, cá  nhân sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.
Cơ quan thực hiện Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính – Trường hợp kết quả kiểm định đạt yêu cầu: Giấy chứng nhận kết quả kiểm định; Biên bản kiểm định; Dán tem kiểm định cho thiết bị;

– Trường hợp kết quả kiểm định không đạt yêu cầu: Biên bản kiểm định nêu rõ lý do kết quả kiểm định không đạt yêu cầu; Thông báo cho cơ sở biết để có biện pháp khắc phục.

Lệ phí Thực hiện theo cơ chế giá dịch vụ quy định tại Thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH ngày 11/11/2016 quy định giá tối thiểu đối với dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Không quy định.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Không quy định.
Cơ sở pháp lý Luật an toàn, vệ sinh lao động

Nghị định số 44/2016/NĐ-CP

Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH

Thông tư số 16/2017/TT-BLĐTBXH

 

Số hồ sơ 1.000143 Lĩnh vực An toàn lao động
Cơ quan ban hành Bộ lao động-thương binh và xã hội Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.