THÔNG TƯ 32/2017/TT-BYT QUY ĐỊNH VỀ TỦ THUỐC, TRANG THIẾT BỊ Y TẾ, TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN Y TẾ TRÊN TÀU BIỂN VÀ BIỂU MẪU BÁO CÁO Y TẾ DO BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ BAN HÀNH
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2017/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 07 năm 2017 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TỦ THUỐC, TRANG THIẾT BỊ Y TẾ, TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN Y TẾ TRÊN TÀU BIỂN VÀ BIỂU MẪU BÁO CÁO Y TẾ
Căn cứ Bộ Luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về tủ thuốc, trang thiết bị y tế, tài liệu hướng dẫn y tế trên tàu biển và biểu mẫu báo cáo Y tế.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về tủ thuốc, trang thiết bị y tế, tài liệu hướng dẫn y tế trên tàu biển và biểu mẫu báo cáo y tế.
2. Thông tư này áp dụng đối với tàu biển Việt Nam theo quy định tại Điều 13 của Bộ Luật hàng hải Việt Nam và các tổ chức cá nhân có liên quan.
Điều 2. Quy định tủ thuốc và trang thiết bị y tế trên tàu biển
1. Tủ thuốc và trang thiết bị y tế trên tàu biển nhằm phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc y tế cho thuyền viên trên tàu biển khi chưa tiếp cận được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên đất liền.
2. Tủ thuốc, trang thiết bị y tế trên tàu biển được phân loại như sau:
a) Tủ thuốc, trang thiết bị y tế cho tàu biển loại A là tủ thuốc dành cho tàu biển có số sỹ quan và thuyền viên trên 100 người, thực hiện chuyến đi quốc tế dài hơn 03 ngày.
b) Tủ thuốc, trang thiết bị y tế cho tàu biển loại B là tủ thuốc dành cho tàu biển có số sỹ quan và thuyền viên trên 100 người, thực hiện chuyến đi quốc tế từ 03 ngày trở xuống hoặc tàu biển có số sỹ quan và thuyền viên từ 25 đến 100 người, thực hiện chuyến đi quốc tế;
c) Tủ thuốc, trang thiết bị y tế cho tàu biển loại C là tủ thuốc dành cho tàu biển có số sỹ quan và thuyền viên từ 15 đến 25 người, thực hiện chuyến đi quốc tế;
d) Tủ thuốc, trang thiết bị y tế cho tàu biển loại D là tủ thuốc dành cho tàu biển thực hiện chuyến đi nội địa hoặc tàu biển có số sỹ quan và thuyền viên dưới 15 người, thực hiện chuyến đi quốc tế;
đ) Tủ thuốc, trang thiết bị y tế cho tàu biển chở hàng nguy hiểm là tủ thuốc dành cho tàu biển được thiết kế đặc biệt dùng để chở hàng hóa có độ nguy hiểm cao đối với môi trường, sức khỏe và tính mạng con người.
3. Danh mục thuốc trong tủ thuốc cho các loại tàu biển thuộc Khoản 2 Điều này được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Danh mục trang thiết bị y tế cho các loại tàu biển thuộc Khoản 2 Điều này được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Danh mục thuốc, trang thiết bị y tế cho phao bè cứu sinh trên tàu biển được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Các loại tàu biển được quy định tại Khoản 2 Điều này phải được trang bị Hộp cấp cứu phản vệ và thực hiện đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về phòng và xử trí sốc phản vệ.
Điều 3. Quy định về tài liệu hướng dẫn y tế trên tàu biển
Tài liệu hướng dẫn y tế trên tàu biển được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này và theo các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
Điều 4. Quy định biểu mẫu báo cáo y tế trên tàu biển
1. Biểu mẫu báo cáo y tế được quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thuyền trưởng và người phụ trách tủ thuốc và chăm sóc y tế trên tàu biển có trách nhiệm lập biểu mẫu báo cáo y tế. Biểu mẫu báo cáo y tế dùng để trao đổi thông tin với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên bờ. Thông tin trong biểu mẫu báo cáo y tế phải được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho việc chẩn đoán, chăm sóc, điều trị theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 5. Quy định về người phụ trách, hướng dẫn sử dụng và bảo quản thuốc, trang thiết bị y tế trên tàu biển
1. Người phụ trách tủ thuốc và chăm sóc y tế trên tàu biển quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 2 Thông tư này là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Người phụ trách tủ thuốc và chăm sóc y tế trên tàu biển quy định tại các điểm b, c, d và đ Khoản 2 Điều 2 Thông tư này ít nhất phải là thuyền viên có chứng chỉ về chăm sóc y tế, sơ cứu y tế theo quy định của Công ước Quốc tế về các tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca thuyền viên (STCW78) và các sửa đổi Công ước, do cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành y học biển hoặc hàng hải cấp.
2. Người phụ trách tủ thuốc và chăm sóc y tế trên tàu biển có trách nhiệm bảo quản, cấp phát thuốc và trang thiết bị y tế.
3. Người phụ trách tủ thuốc và chăm sóc y tế trên tàu biển trước khi dùng thuốc, trang thiết bị y tế cho thuyền viên mắc bệnh hoặc bị tai nạn trên tàu phải khai thác tiền sử dị ứng thuốc của thuyền viên và ghi vào sổ khám bệnh các nội dung sau: tên thuyền viên bị bệnh hoặc bị tai nạn, chẩn đoán, các biện pháp đã sơ cứu, tên thuốc, số lượng thuốc, thời gian sử dụng thuốc, đường dùng.
4. Thuốc, trang thiết bị y tế trên tàu biển phải được bảo quản trong tủ kín, gắn cố định ở nơi hợp vệ sinh, dễ thấy trên tàu và có nhiệt độ, độ ẩm phù hợp điều kiện bảo quản ghi trên nhãn thuốc, trang thiết bị y tế. Các ngăn tủ phải đủ rộng để lưu trữ thuốc, trang thiết bị y tế để có thể nhận diện và lấy ra sử dụng ngay khi cần. Những loại thuốc cấp cứu cần được bảo quản tại ngăn riêng ở vị trí dễ dàng tiếp cận.
5. Việc bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
6. Thuốc hết hạn, thuốc không bảo đảm chất lượng phải được bảo quản riêng, niêm phong có chữ ký của thuyền trưởng và người phụ trách tủ thuốc và chăm sóc y tế trên tàu biển để xử lý theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về quản lý chất lượng thuốc.
7. Thuyền trưởng, người phụ trách tủ thuốc và chăm sóc y tế trên tàu biển có trách nhiệm lập Báo cáo xuất, nhập, tồn số lượng thuốc sử dụng trên tàu biển theo quy định tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này làm căn cứ để mua bổ sung thuốc.
Điều 6. Trách nhiệm của chủ tàu
1. Thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên làm việc trên tàu biển.
2. Bảo đảm đầy đủ thuốc, trang thiết bị y tế, tài liệu hướng dẫn y tế trên tàu biển theo quy định tại Thông tư này.
3. Bảo đảm cho thuyền viên được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại cảng mà tàu ghé vào.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2017.
Điều 8. Trách nhiệm thi hành
Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế và Cục Y tế, Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế và Cục Y tế, Bộ Giao thông vận tải báo cáo Bộ Y tế để xem xét giải quyết./.
Nơi nhận: – Văn phòng Chính phủ (Vụ Khoa giáo văn xã, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ); – Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo); – Các Thứ trưởng Bộ Y tế; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL); – Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; – Y tế các Bộ, ngành; – Cổng TTĐT Bộ Y tế; – Lưu: VT, KCB (03b), PC (02b). |
KT. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Viết Tiến |
PHỤ LỤC SỐ 1
DANH MỤC THUỐC TRÊN TÀU BIỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Danh mục thuốc trên tàu biển
Mục |
Loại thuốc |
TT |
Tên hoạt chất |
Đơn vị tính |
Nồng độ- Hàm lượng |
Tàu biển |
||||
Loại A |
Loại B |
Loại C |
Loại D |
|||||||
I |
Hạ sốt, giảm đau |
1 |
Paracetamol |
Viên nén |
500mg |
300 |
200 |
200 |
50 |
|
Viên sủi |
500mg |
100 |
50 |
30 |
10 |
|||||
Viên đặt |
150mg |
10 |
|
|
|
|||||
II |
Chống dị ứng, chống say sóng, chống nôn |
2 |
Chlorpheniramin |
Viên |
4mg |
120 |
100 |
60 |
20 |
|
3 |
Cinnarizine |
Viên |
25mg |
200 |
150 |
100 |
30 |
|||
4 |
Diphenhydramin |
Ống |
10mg/2ml |
30 |
20 |
10 |
5 |
|||
III |
Kháng sinh |
5 |
Amoxicillin |
Viên |
500mg |
400 |
300 |
200 |
100 |
|
6 |
Cefadroxyl |
Viên |
500mg |
300 |
|
|
|
|||
7 |
Cefixim |
Viên |
100 |
50 |
|
|
|
|||
8 |
Cefuroxim |
Viên |
500mg |
100 |
100 |
50 |
30 |
|||
9 |
Ciprofloxacin |
Viên |
500mg |
300 |
200 |
100 |
50 |
|||
10 |
Clarithromycin |
Viên |
500mg |
200 |
100 |
50 |
30 |
|||
11 |
Doxycyclin |
Viên |
100mg |
200 |
100 |
50 |
30 |
|||
12 |
Sulfamethoxazol + trimethoprim |
Viên |
480mg |
200 |
120 |
100 |
40 |
|||
IV |
Tiêu hoá | |||||||||
|
– | Đau dạ dày |
13 |
Attapulgite mormoiron hoạt hóa + hỗn hợp magnesi carbonat và nhôm hydroxyd |
Gói |
3g |
150 |
120 |
60 |
30 |
14 |
Magnesi hydroxyd + nhôm hydroxyd |
Viên |
400mg+400mg |
192 |
144 |
96 |
48 |
|||
15 |
Omeprazole |
Viên |
20mg |
200 |
150 |
100 |
50 |
|||
– | Tiêu chảy |
16 |
Diosmectit |
Gói |
3g |
90 |
60 |
30 |
10 |
|
17 |
Lactobacillus acidophilus |
Gói |
109 CFU /gói |
60 |
40 |
30 |
10 |
|||
18 |
Oresol |
Gói |
20,5g |
100 |
60 |
30 |
10 |
|||
4,1g |
40 |
|
|
|
||||||
19 |
Sulfamethoxazol + trimethoprim |
(Đã có trong phần thuốc kháng sinh) |
||||||||
– | Lỵ amip |
20 |
Metronidazol |
Viên |
500mg |
300 |
200 |
100 |
50 |
|
– | Lỵ trực khuẩn |
21 |
(Dùng kháng sinh Amoxicilin và Sulfamethoxazol + trimethoprim) |
|||||||
– | Nhuận tràng |
22 |
Sorbitol + natri citrat |
Tuýp |
8g |
10 |
10 |
5 |
2 |
|
23 |
Sorbitol |
Gói |
5g |
60 |
40 |
20 |
5 |
|||
– | Chữa trĩ |
24 |
Trimebutin + ruscogenines |
Viên |
120mg+10mg |
50 |
30 |
20 |
10 |
|
– | Chống nôn |
25 |
Domperidon |
Viên |
10mg |
100 |
50 |
30 |
|
|
– | Chống co thắt cơ trơn |
26 |
Atropin sulfat |
Ống |
0,25 mg/ml |
100 |
60 |
30 |
10 |
|
27 |
Alverine citrate |
Viên |
40mg |
120 |
90 |
60 |
30 |
|||
– | Thuốc khác |
28 |
Trimebutin maleate |
Viên |
100mg |
60 |
|
|
|
|
29 |
Than hoạt |
Viên |
120g |
60 |
60 |
30 |
30 |
|||
V |
Tim mạch | |||||||||
|
– | Đau thắt ngực |
30 |
Glyceryl trinitrat |
Viên |
2,6mg |
150 |
60 |
30 |
15 |
Lọ xịt |
10g |
1 |
|
|
|
|||||
– | Thuốc chống huyết khối |
31 |
Acetylsalicylic acid |
Viên |
0,1g |
150 |
90 |
60 |
30 |
|
– | Chống tăng huyết áp |
32 |
Amlodipin |
Viên |
5mg |
150 |
|
|
|
|
33 |
Atenolol |
Viên |
50mg |
50 |
30 |
20 |
10 |
|||
34 |
Captopril |
Viên |
25mg |
200 |
150 |
100 |
30 |
|||
35 |
Metoprolol |
Viên |
50mg |
84 |
|
|
|
|||
36 |
Methyldopa |
Viên |
250mg |
200 |
100 |
50 |
|
|||
– | Chống loạn nhịp |
37 |
Amiodarone |
Viên |
200mg |
100 |
|
|
|
|
– | Chữa suy tim |
38 |
Digoxin |
Viên |
0,25mg |
50 |
|
|
|
|
– | Lợi tiểu |
39 |
Furosemid |
Viên |
40mg |
90 |
60 |
30 |
20 |
|
VI | Nội tiết chuyển hóa | |||||||||
|
– | Gout |
40 |
Colchicin |
Viên |
1mg |
100 |
|
|
|
41 |
Meloxicam |
Viên |
7,5mg |
100 |
|
|
|
|||
– | Tiểu đường |
42 |
Gliclazide |
Viên |
30mg |
120 |
|
|
|
|
43 |
Metformine chlorhydrate |
Viên |
500mg |
200 |
|
|
|
|||
VII |
Hô hấp | |||||||||
|
– | Giảm ho |
44 |
Terpin hydrat + Codein |
Viên |
100mg+3,9mg |
200 |
200 |
100 |
50 |
– | Chữa cơn hen |
45 |
Salbutamol |
Viên |
4mg |
150 |
100 |
50 |
30 |
|
46 |
Salbutamol (sulfat) |
Bình xịt |
100mcg/liều |
05 |
03 |
02 |
01 |
|||
47 |
Theophylin |
Viên |
100mg |
150 |
90 |
60 |
30 |
|||
VIII | Tai mũi họng – Mắt – Răng hàm mặt |
|
||||||||
|
– | Nhỏ mũi |
48 |
Naphazolin hoặc Oxymetazolin |
Lọ |
0,05%/8ml |
20 |
15 |
10 |
5 |
– | Nhỏ tai |
49 |
Cồn boric |
Lọ |
3%/10ml |
20 |
15 |
10 |
5 |
|
– | Nhỏ mắt |
50 |
Chloramphenicol |
Lọ |
0,4%/8ml |
50 |
40 |
30 |
20 |
|
51 |
Natri clorid |
Lọ |
0,9%/8ml |
60 |
50 |
30 |
20 |
|||
52 |
Tetraxyclin |
Tuýp |
1%/5g |
20 |
10 |
5 |
3 |
|||
– | Thuốc răng |
53 |
Spiramycin + Metronidazol |
Viên |
1,5MIU+250mg |
150 |
100 |
50 |
30 |
|
IX |
Ngoài da |
|
||||||||
|
– | Chữa ghẻ |
54 |
Diethylphtalat |
Hộp |
8g |
10 |
5 |
3 |
2 |
– | Chống nấm |
55 |
Ketoconazol |
Tuýp |
10g |
5 |
3 |
2 |
1 |
|
– | Thuốc bỏng |
56 |
Dexpanthenol |
Bình xịt |
4,63g |
5 |
3 |
2 |
1 |
|
– | Viêm da |
57 |
Gentamycin + Bethamethasone |
Tuýp |
10g |
5 |
3 |
2 |
1 |
|
– | Vệ sinh, sát khuẩn |
58 |
Cồn 700 hoặc 900 |
Chai |
500ml |
5 |
2 |
1 |
1 |
|
59 |
Oxy già |
Lọ |
3%/50ml |
50 |
30 |
20 |
10 |
|||
60 |
Povidon iodin |
Chai |
10%/500ml |
5 |
3 |
2 |
1 |
|||
– | Thuốc khác |
61 |
Cao xoa |
Hộp |
3g |
30 |
20 |
10 |
5 |
|
X |
Các thuốc khác |
|
|
|
||||||
|
– | Gây nghiện |
62 |
Morphin (hydroclorid, sulfat) |
Ống |
10mg/1ml |
10 |
5 |
3 |
2 |
|
– | Hướng tâm thần |
63 |
Diazepam |
Viên |
5mg |
70 |
50 |
30 |
20 |
Ống |
10mg/2ml |
20 |
10 |
5 |
2 |
|||||
– | Chống trầm cảm |
64 |
Amitryptilin |
Viên |
25mg |
100 |
50 |
30 |
|
|
– | Gây tê |
65 |
Lidocain 2% |
Ống |
40mg/2ml |
30 |
20 |
10 |
5 |
|
– | Chống động kinh |
66 |
Valproate sodium |
Viên |
500mg |
30 |
|
|
|
|
– | Chữa sốt rét |
67 |
Cloroquin |
Viên |
250mg |
200 |
150 |
100 |
20 |
|
– | Chống viêm, chống dị ứng |
68 |
Methyl prednisolon |
Viên |
4mg |
60 |
|
|
|
|
16mg |
120 |
60 |
30 |
|
||||||
– | Chống viêm, giảm phù nề |
69 |
Alpha chymotrypsin |
Viên |
4,2mg |
100 |
80 |
60 |
20 |
|
70 |
Meloxicam |
Viên |
7,5mg |
80 |
60 |
40 |
20 |
|||
– | Chống sốc |
71 |
Adrenalin |
Ống |
1mg/1ml |
50 |
20 |
10 |
5 |
|
72 | Methyl prednisolon |
Ống |
40mg |
10 |
8 |
5 |
2 |
|||
– | Vitamin |
73 |
Vitamin C |
Viên |
500mg |
300 |
200 |
100 |
50 |
|
74 |
Vitamin K |
Ống |
10mg |
20 |
10 |
5 |
3 |
|||
– | Điều trị hạ calci máu |
75 |
Calcium gluconat |
Viên |
500mg |
200 |
150 |
100 |
30 |
|
– | Bù điện giải |
76 |
Kaliclorid |
Viên |
600 mg |
60 |
30 |
20 |
10 |
|
Ống |
500mg/5ml |
20 |
|
|
|
|||||
– | Dịch truyền |
77 |
Natri clorid 0,9% |
Chai |
500ml |
30 |
10 |
5 |
1 |
|
78 | Glucose 5% |
Chai |
500ml |
20 |
7 |
5 |
1 |
|||
79 | Glucose 10% |
Chai |
500ml |
10 |
5 |
2 |
1 |
|||
– | Thuốc giun sán |
80 |
Mebendazol |
Viên |
500mg |
30 |
25 |
15 |
5 |
|
– | Chống uốn ván |
81 |
Huyết thanh kháng uốn ván (SAT) |
Ống |
1500UI/2ml |
15 |
10 |
5 |
2 |
|
– | Kháng virus |
82 |
Acyclovir |
Viên |
800mg |
100 |
50 |
30 |
10 |
|
Tuýp |
5%/5g |
10 |
5 |
3 |
2 |
|||||
– | Chất sát trùng, tẩy uế |
83 |
Chloramin B |
Viên |
50mg |
100 |
50 |
30 |
10 |
|
84 | Nước Javel |
Chai |
ml |
5000 |
3000 |
2000 |
500 |
2. Danh mục thuốc dùng cho tàu chở hàng độc hại, nguy hiểm (Danh mục thuốc bổ sung thêm cho các tàu chở hàng độc hại, nguy hiểm)
TT |
Tên thuốc |
Đơn vị |
Nồng độ- Hàm lượng |
Số lượng |
1 |
Furosemid |
Ống |
20mg/2ml |
10 |
2 |
Glucose |
Gói |
500g |
05 |
3 |
Metoclopramide HCl |
Ống |
10mg/2ml |
15 |
4 |
Morphin (hydroclorid, sulfat) |
Ống |
10mg/1ml |
05 |
5 |
Naloxone HCl |
Ống |
0,4mg/1ml |
05 |
6 |
Xanh Methylene |
Lọ |
10ml |
20 |
PHỤ LỤC SỐ 02
DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TRÊN TÀU BIỂN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
STT |
Tên dụng cụ |
Tàu biển |
|||
Loại A |
Loại B |
Loại C |
Loại D |
||
I | Dụng cụ cấp cứu – hồi sức | ||||
1 | Cáng Neil Robertson |
02 |
01 |
01 |
01 |
2 | Bình oxy di động (loại 10 lít) |
02 |
01 |
01 |
01 |
3 | Bình oxy to (40 lít) |
01 |
01 |
01 |
|
4 | Đồng hồ oxy |
02 |
01 |
01 |
01 |
5 | Mask thở oxy |
06 |
03 |
02 |
01 |
6 | Dây thở mũi |
06 |
03 |
02 |
01 |
7 | Canul hầu-họng (canul Mayo) |
04 |
02 |
01 |
01 |
8 | Sonde hút nhớt đường hô hấp trên |
06 |
03 |
01 |
|
9 | Bóng Ambu |
04 |
02 |
01 |
|
10 | Nẹp xương kim loại, gỗ hoặc plastic (bộ) cho: |
|
|
|
|
– Chi trên |
05 |
03 |
03 |
01 |
|
– Chi dưới (mỗi loại và mỗi chi) |
05 |
03 |
03 |
01 |
|
II | Dụng cụ băng bó và khâu vết thương | ||||
1 | Băng dính vải (cuộn) 250 x 5 |
06 |
03 |
02 |
01 |
2 | Băng cá nhân 300 x 10 cm |
100 |
50 |
20 |
05 |
3 | Băng tam giác bằng vải (90 x 130cm) |
10 |
05 |
03 |
02 |
4 | Băng vải (hoặc gạc cuộn) 5m x 5cm |
150 |
100 |
50 |
05 |
5 | Băng chun (cuộn) |
20 |
12 |
06 |
02 |
6 | Gạc vô trùng 5x5cm |
200 |
100 |
50 |
20 |
7 | Gạc vô trùng 10x10cm |
200 |
100 |
50 |
20 |
8 | Găng y tế loại bình thường (hộp) |
10 |
05 |
02 |
01 |
9 | Găng phẫu thuật (đôi) |
30 |
20 |
10 |
05 |
10 | Kim liền chỉ |
30 |
20 |
10 |
05 |
11 | Kéo thẳng tù |
01 |
01 |
01 |
01 |
12 | Kéo cong tù |
01 |
01 |
01 |
01 |
13 | Kéo nhọn thẳng |
01 |
01 |
01 |
|
14 | Kéo nhọn tù |
01 |
01 |
01 |
|
15 | Bộ tiểu phẫu |
01 |
01 |
01 |
01 |
16 | Kéo cắt chỉ |
01 |
01 |
01 |
01 |
17 | Kìm kẹp kim |
01 |
01 |
01 |
|
18 | Kẹp phẫu tích có mấu |
01 |
01 |
01 |
|
19 | Kẹp phẫu tích không mấu |
01 |
01 |
01 |
|
20 | Kẹp cầm máu cong có răng |
01 |
01 |
01 |
|
21 | Kẹp cầm máu cong không răng |
02 |
02 |
01 |
|
22 | Kẹp cầm máu thẳng có răng |
01 |
01 |
01 |
|
23 | Kẹp cầm máu thẳng không răng |
02 |
02 |
01 |
|
24 | Panh mũi Everbest |
02 |
01 |
01 |
|
III | Dụng cụ khác (other equipments) | ||||
1 | Nồi hấp dụng cụ loại hấp khô |
01 |
01 |
01 |
|
2 | Nồi luộc dụng cụ chạy điện |
01 |
01 |
01 |
|
3 | Bơm tiêm 1ml |
50 |
30 |
20 |
05 |
4 | Bơm tiêm 5ml |
50 |
30 |
20 |
05 |
5 | Bơm tiêm 10ml |
20 |
10 |
05 |
|
6 | Nhiệt kế |
05 |
03 |
02 |
01 |
7 | Huyết áp + ống nghe |
03 |
02 |
01 |
01 |
8 | Bô tiểu |
03 |
02 |
01 |
01 |
9 | Bô đại tiện |
03 |
02 |
01 |
01 |
10 | Sonde tiểu Foley 2 nhánh (3 nhánh) |
10 |
05 |
03 |
|
PHỤ LỤC SỐ 03
DANH MỤC TỦ THUỐC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CHO PHAO BÈ CỨU SINH
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TT |
Tên thuốc và dụng cụ |
Đơn vị |
Số lượng |
Hướng dẫn sử dụng |
I |
Thuốc | |||
1 |
Amoxycillin/ clavulanate 875/125 mg |
Viên |
100 |
Kháng sinh phổ rộng chống kháng khuẩn |
2 |
Cinnarizin 25mg |
Viên |
40 |
Phòng say sóng, điều trị chóng mặt, buồn nôn |
3 |
Kem chống nắng |
tuýp |
10 |
Chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời |
4 |
Morphine sulfate loại tiêm 10 mg/ml, 1-ml dùng 1 lần |
ống |
05 |
Giảm đau, an thần |
5 |
Muối natri chloride 1g, |
viên |
100 |
Dùng cho người say nắng, say nóng |
6 |
Paracetamol 500mg |
viên |
100 |
Giảm đau, hạt sốt |
II |
Dụng cụ và vật tư y tế | |||
1 |
Băng chun, 10cm/cuộn |
Cuộn |
12 |
|
2 |
Băng cuộn, 10cmx10m |
Cuộn |
10 |
|
3 |
Gạc tiệt trùng |
Miếng |
100 |
|
4 |
Băng dính 2cmx8cm |
Miếng |
100 |
|
5 |
Gạc thấm nước 10×10 cm |
Miếng |
100 |
|
6 |
Kéo cắt băng, cắt chỉ đầu tù |
cái |
1 |
|
7 |
Xà phòng rửa tay |
bánh |
10 |
|
8 |
Kính chống nắng |
cái |
20 |
|
9 |
Bơm tiêm 50 ml |
cái |
20 |
|
10 |
Băng dính vải, 5 cm x 5 m |
Cuộn |
5 |
|
11 |
Nhiệt kế y học |
cái |
2 |
PHỤ LỤC SỐ 04
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN Y TẾ TRÊN TÀU BIỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
A. Hướng dẫn sử dụng tủ thuốc trên tàu biển
STT |
Tên hoạt chất |
Dạng bào chế & hàm lượng |
Chỉ định |
Liều dùng & cách dùng |
Chú ý |
|||||
I – Thuốc hạ sốt, giảm đau | ||||||||||
1 |
Paracetamol | Viên nén 500mg | Hạ sốt
Giảm đau: đau đầu, đau răng, đau cơ, khớp… |
Uống 1 viên 500mg/ lần hoặc 15mg/kg khi đau, sốt, cách nhau 4-6 giờ | Không sử dụng cho người suy gan nặng
Thận trọng với người suy thận, suy gan
|
|||||
Viên sủi 500mg | Uống 1 viên 500mg/ lần hòa tan 1 viên với nước đun sôi để nguội. Uống cách nhau 4-6 giờ | |||||||||
Viên đặt hậu môn 150mg | Dùng cho trẻ em: đặt hậu môn 1 viên/ lần, khi sốt, đau, cách nhau 4-6 giờ/lần. | |||||||||
II – Thuốc chống dị ứng, chống say sóng, chống nôn | ||||||||||
2 |
Chlopheniramin | Viên nén 4mg | Dị ứng ngoài da như mày đay, Eczema,…
Dị ứng đường hô hấp: sổ mũi, ngạt mũi,… |
Uống 1 viên/lần x 3lần/ngày | Thuốc gây buồn ngủ nên không sử dụng khi lái tàu, vận hành máy móc | |||||
3 |
Cinnarizin | Viên nén 25mg | Phòng say tàu xe
Điều trị chóng mặt, buồn nôn, ù tai, đau đầu do kích thích |
Uống 1-2 viên/lần x 3 lần/ngày | Không sử dụng khi lái tàu, vận hành máy móc
Tăng tác dụng an thần nếu uống rượu khi dùng thuốc. |
|||||
4 |
Diphenhydramin | Ống tiêm 10mg/2ml | Các trường hợp dị ứng: thức ăn, thời tiết, Eczema, viêm mũi dị ứng,….
Tác dụng an thần, chống nôn, chống co thắt |
Tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch:
1-5 ống / lần Không quá 10 ống/lần Không quá 40 ống/ngày |
Thuốc gây buồn ngủ nên không sử dụng khi lái tàu, vận hành máy móc
Có thể gây khô miệng, táo bón, đau đầu, trống ngực,… |
|||||
III – Thuốc kháng sinh | ||||||||||
5 |
Amoxicillin | Viên nang 500mg | Viêm họng, viêm amidal, viêm xoang, viêm tai giữa. Viêm phổi, viêm phế quản.
Viêm dạ dày Nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm ruột, thương hàn |
Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày
Mỗi đợt điều trị 7-10 ngày |
Thận trọng khi dùng cùng các thuốc chống đông máu.
Tác dụng phụ (hiếm gặp): dị ứng thuốc, rối loạn tiêu hóa,… |
|||||
6 |
Cefadroxyl | Viên 500mg | Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: viêm thận – bể thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản – phổi, viêm xoang, viêm tai giữa. Nhiễm khuẩn da và mô mềm. Các nhiễm khuẩn khác |
Người lớn và trẻ em (> 40 kg): 500 mg – 1 g, 2 lần mỗi ngày tùy theo mức độ nhiễm khuẩn | Chống chỉ định với người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin. | |||||
7 |
Cefixim | Viên 100mg | Viêm tai giữa, viêm họng, viêm xoang, viêm amiđan, viêm phế quản cấp, viêm phổi.
Viêm bàng quang, viêm bàng quang – niệu đạo, viêm thận – bể thận. |
Liều dùng 8mg/kg/ngày. – Trẻ 6 tháng – 1 tuổi: 3,75mg/ngày. |
Dị ứng với penicillin. – Trẻ < 6 tháng, phụ nữ có thai & cho con bú không dùng |
|||||
8 |
Cefuroxim | Viên 500mg | Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: nhiễm khuẩn ở tai, mũi, họng; Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: viêm phổi và viêm phế quản cấp. Nhiễm khuẩn niệu-sinh dục: viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo. Bệnh lậu. Nhiễm khuẩn da và mô mềm. |
Liều dùng: 1- 2viên/ lần x 2 lần/ ngày | Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn cảm với các kháng sinh nhóm cephalosporin. | |||||
9 |
Ciprofloxacin | Viên nén 500mg | Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục, hô hấp.
Viêm tai giữa, viêm da, cơ, lậu. Nhiễm trùng đường tiêu hóa, đường mật. Dự phòng bệnh do não mô cầu |
Lậu: 1 viên/ngày
Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa, da cơ: uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày Uống trong ít nhất 7 ngày |
Không dùng cho phụ nữ có thai
Thận trọng khi sử dụng với người cao tuổi, người có tổn thương thần kinh. |
|||||
10 |
Clarithromycin | Viên nén 500mg | Viêm amydal, viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang cấp, viêm da cơ,…
Bạch hầu, ho gà. Viêm loét dạ dày |
Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày
Với người suy thận ½ viên/lần x 2 lần/ngày |
Không dùng chung với thuốc Tefenadin (1 loại thuốc chống dị ứng thế hệ mới) | |||||
11 |
Doxycyclin | Viên nang 100mg | Điều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu.
Viêm nhiễm ngoài da: chốc, mụn, nhọt, viêm quanh móng. Điều trị lỵ |
Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày.
Một đợt điều trị 7 – 10 ngày |
Không dùng cho người suy gan nặng
Có thể gây kích ứng da khi tiếp xúc với ánh nắng. Uống thuốc với nhiều nước hoặc để tránh kích ứng đường tiêu hóa, không nằm ngay sau khi uống |
|||||
12 |
Sulfamethoxazol + trimethoprim | Viên nén 480mg | Các nhiễm khuẩn đường tiêu hóa (lỵ, thương hàn, tiêu chảy,…)
Viêm đường tiết niệu, sinh dục, lậu,….. |
Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày | Không dùng cho người suy gan, suy thận nặng, phụ nữ có thai.
Thận trọng khi dùng cho người bị thiếu máu mạn tính |
|||||
IV – Thuốc tiêu hóa | ||||||||||
– Đau dạ dày | ||||||||||
13 |
Attapulgite mormoiron hoạt hóa+ hỗn hợp magnesi carbonat và nhôm hydroxyd | Gói 3g | Điều trị các triệu chứng đau do rối loạn thực quản – dạ dày – tá tràng. Điều trị triệu chứng trong trào ngược dạ dày thực quản | Người lớn: 1 gói hòa tan trong nửa ly nước uống khi có cơn đau hoặc sau bữa ăn trong trường hợp trào ngược dạ dày thực quản | Không dùng quá 6 gói 1 ngày | |||||
14 |
Magnesi hydroxyd + nhôm hydroxyd | Viên nén nhai 800mg | Điều trị chứng đau do bệnh thực quản, dạ dày, tá tràng | Nhai 1-2 viên khi đau hoặc 1giờ sau ăn và trước khi đi ngủ
Tối đa 6 viên/ngày |
Thận trọng với người suy thận nặng | |||||
15 |
Omeprazol | Viên nang 20mg | Viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản | Viêm loét dạ dày: 20mg/ngày x 4 tuần
Trào ngược dạ dày thực quản: 40mg/ngày x 8 tuần Uống trước bữa ăn sáng 30 phút |
Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Có thể gặp triệu chứng nhức đầu, chóng mặt nhẹ, buồn nôn |
|||||
– Thuốc tiêu chảy | ||||||||||
16 |
Diosmectit | Gói bột pha uống 3g | Tiêu chảy cấp, mạn
Chứng đau của bệnh thực quản, dạ dày, tá tràng. |
1 – 3 gói/ngày, hòa mỗi gói trong nửa ly nước, uống xa bữa ăn hoặc khi đau | Thuốc có thể làm thay đổi thời gian hấp thu của các thuốc khác ® nên uống Smecta cách các thuốc khác ít nhất 1h | |||||
17 |
Lactobacillus acidophilus | Gói bột 109 CFU /gói | Antibio được dùng để ngăn ngừa và điều trị bổ sung trong các trường hợp rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, trướng bụng, ỉa phân sống. | Người lớn: 1 gói x 2 lần/ngày.
Trẻ em: ½ gói x 2 lần/ngày,. – Tiêu chảy cấp và táo bón: sử dụng liều gấp đôi. |
Không dùng khi dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc | |||||
18 |
Oresol | Gói bột pha uống 20,5g | Dùng trong các trường hợp mất nước, điện giải do sốt cao, tiêu chảy, nôn mửa hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng | Pha 1 gói với 1 lít nước đun sôi để nguội uống theo nhu cầu trong 24 giờ, quá 24 giờ không dùng nữa | Nên pha với nước đun sôi để nguội, không đun sau khi pha. | |||||
Gói bột pha uống 4,1g | Dùng trong các trường hợp mất nước, điện giải do sốt cao, tiêu chảy, nôn mửa | Pha 1 gói với 200ml nước đun sôi để nguội uống theo nhu cầu trong 24 giờ, quá 24 giờ không dùng nữa | Nên pha với nước đun sôi để nguội, không đun sau khi pha. | |||||||
19 |
Sulfamethoxazol + trimethoprim | Xem tại phần thuốc kháng sinh ( STT 12) | ||||||||
– Lỵ amip | ||||||||||
20 |
Metronidazol | Viên nén 500mg | Bệnh do amip
Viêm đường tiết niệu, sinh dục Nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí trong phẫu thuật |
Uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày x 7-10 ngày
Với viêm đường sinh dục 1 viên/ngày x 10 ngày (điều trị cả người có quan hệ tình dục với bệnh nhân) |
Không dùng với bệnh nhân động kinh, rối loạn đông máu
Có thể gây cảm giác buồn nôn, chóng mặt nhẹ, biếng ăn. |
|||||
– Lỵ trực khuẩn | ||||||||||
21 |
Amoxicillin & Sulfamethoxazol + trimethoprim | Xem phần thuốc kháng sinh (STT 5+12) | ||||||||
– Nhuận tràng | ||||||||||
22 |
Sorbitol + natri citrat
|
Dạng tuyp thụt hậu môn
8g |
Điều trị táo bón
Thụt tháo phân trước phẫu thuật, nội soi |
1-2 tuyp/lần
Mở nắp bảo vệ, đưa đầu tuýp thụt vào hậu môn, bóp mạnh, giữ nguyên ống bóp và rút ra. |
Dặn bệnh nhân không đi ngoài ngay mà giữ nhịn 1 lúc rồi mới đi | |||||
23 |
Sorbitol | Gói bột pha uống
5g |
Điều trị táo bón
Chứng khó tiêu |
Pha 1 gói với khoảng 50ml nước sôi để nguội
Táo bón: uống 2-4 gói/ngày, lúc đói Khó tiêu: uống 1 gói trước bữa ăn 2-3 lần/ngày |
Không dùng với người bị viêm ruột non, viêm loét đại-trực tràng
Có thể gây đau bụng, ỉa chảy, khi đó nên ngừng thuốc |
|||||
– Trĩ | ||||||||||
24 |
Trimebutin + ruscogenines | Viên nang đặt hậu môn | Điều trị trĩ
Điều trị chứng ngứa, đau hậu môn |
Đặt hậu môn 1 – 2 viên/ngày | Không nên sử dụng để điều trị kéo dài | |||||
– Chống nôn | ||||||||||
25 |
Domperidon | Viên 10mg | Các triệu chứng ăn không tiêu, trào ngược dạ dày thực quản và viêm thực quản:
Đầy bụng, đầy hơi, ợ hơi. Buồn nôn, nôn. |
Người lớn: Mỗi lần 1 viên x 3 lần/ngày, 15-30 phút
Trẻ em: Mỗi lần 1/2 viên 3 lần/ngày. Trước bữa ăn và nếu cần thêm 1 lần trước khi đi ngủ. |
Không được dùng khi việc kích thích vận động dạ dày có thể nguy hiểm như đang xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột cơ học hoặc thủng tiêu hóa. | |||||
– Thuốc chống co thắt | ||||||||||
26 |
Atropin sulfat | Ống tiêm 0,25mg/1ml | Điều trị các cơn co thắt đường tiêu hóa, tiết niệu: đau dạ dày, viêm loét dạ dày, đau do sỏi mật, sỏi thận, co thắt môn vị,… | Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch 1-2 ống/lần
Tối đa 4 ống/lần và 8 ống/ngày |
Thuốc gây giãn đồng tử, mạch nhanh, khô miệng, táo bón.
Không dùng với người bị mạch nhanh, glocom, tắc ruột. |
|||||
27 |
Alverine citrate | Viên nén 40mg | Chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, tiết niệu, cơn đau do co thắt. | Liều trung bình cho người lớn là: mỗi lần 1-2 viên, ngày 3-4 lần | Ðau không rõ nguyên nhân. Người bị tắc ruột, liệt ruột. Cấm dùng cho trẻ em | |||||
– Thuốc khác | ||||||||||
28 |
Trimebutin maleate | Viên nén 100mg | Điều trị đau do rối loạn chức năng của đường tiêu hóa và ống mật. | Liều thông thường 1 viên x 3 lần/ngày | Nên thận trọng không dùng trim butine trong 3 tháng đầu của thai kỳ và chỉ dùng trong quý 2 và quý 3 của thai kỳ khi thật sự cần thiết | |||||
29 |
Than hoạt | Cấp cứu ngộ độc thuốc, hóa chất
Có thể kết hợp với thuốc khác để điều trị đầy hơi, khó tiêu |
Pha 50g thuốc với 250ml nước uống
Nếu nhiễm độc nặng nhắc lại 25 – 50 g sau 4 – 6 giờ trong vòng 48 giờ |
Làm giảm hấp thu các thuốc khác ở đường tiêu hóa nên nếu cần phối hợp thuốc nên dùng thuốc tiêm
Không sử dụng khi đã dùng các thuốc đặc hiệu Có thể gây nôn, táo bón, ỉa phân đen |
||||||
V – Thuốc tim mạch | ||||||||||
– Thuốc đau thắt ngực | ||||||||||
30 |
Glyceryl trinitrat | Viên nén 2,6mg | Dự phòng cơn đau thắt ngực
Hỗ trợ điều trị suy tim |
Uống 1 viên/lần x 2-3 lần/ngày
|
Không nhai hoặc ngậm khi uống
Không dùng khi huyết áp thấp (<90/60 mmHg) Hạn chế uống rượu khi dùng thuốc |
|||||
Lọ xịt 10g | Dùng trong nhồi máu cơ tim cấp | Mỗi lần phun, đưa được 0,15 – 0,4 mg nitroglycerin vào niêm mạc miệng. Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được dưới 5 phút và giảm 50% trong 3 – 4 phút. | Nên ngồi hoặc nằm sau khi dùng thuốc | |||||||
– Thuốc chống huyết khối | ||||||||||
31 |
Acetylsalicylic acid | Viên nén 100mg | Điều trị cơn đau thắt ngực
Dự phòng thứ phát nhồi máu cơ tim, đột quỵ. |
Uống 1 viên/ngày để điều trị đau thắt ngực, dự phòng nhồi máu cơ tim, đột quỵ
Thuốc phải uống sau khi ăn no |
Không dùng cho người viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn đông máu | |||||
– Tăng huyết áp | ||||||||||
32 |
Amlodipin | Viên nang 5mg | Tăng huyết áp & thiếu máu cơ tim kèm đau thắt ngực ổn định. | 5 mg x 1 lần/ngày, có thể tăng liều 10 mg/ngày nếu không đáp ứng điều trị sau 2 tuần.
Người già & bệnh nhân xơ gan: cần chỉnh liều. |
Có thể phù & đỏ bừng do giãn mạch Thỉnh thoảng: chuột rút, tiểu đêm, ho. | |||||
33 |
Atenolol | Viên nén 50mg | Điều trị tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực | 1 – 2 viên/ngày
Cần giảm liều ở bệnh nhân suy thận |
Không dùng khi mạch chậm (< 60 nhịp/phút)
Không dùng cho bệnh nhân suy tim nặng, hen phế quản |
|||||
34 |
Captopril | Viên nén 25mg | Điều trị tăng huyết áp, suy tim.
|
Liều: 1 viên/lần x 2-4 lần/ngày, uống 1 h trước bữa ăn.
Hạ HA nhanh bằng cách ngậm thuốc dưới lưỡi. |
Không dùng với bệnh nhân bị hẹp động mạch thận 2 bên.
Thận trọng với người bị suy thận. |
|||||
35 |
Metoprolol | Viên | Tăng huyết áp, đau thắt ngực, loạn nhịp tim. Điều trị duy trì sau nhồi máu cơ tim, hồi hộp do bệnh tim chức năng, cường giáp | Tăng huyết áp: 50 mg ngày 1 lần, có thể 100-200 mg ngày 1 lần hoặc kết hợp thuốc.
Đau thắt ngực, loạn nhịp 100-200 mg ngày 1 lần. Có thể dùng lúc đói hoặc no: Uống nguyên hoặc nửa viên, không nhai hoặc nghiền |
Không được dùng metoprolol cho các bệnh nhân bị nghi ngờ là có nhồi máu cơ tim cấp. Nên giảm liều dần trong 10 ngày trước khi ngưng thuốc. | |||||
36 |
Methyldopa | Viên nén 250mg | Điều trị tăng huyết áp |
250mg x 2 – 3lần/ngày |
Có thể gây nhức đầu, tim đập chậm, hạ HA thế đứng, dị ứng, rối loạn tiêu hóa. | |||||
– Chống loạn nhịp | ||||||||||
37 |
Amiodarone | Viên nén 200mg | Phòng ngừa và điều trị một số dạng rối loạn nhịp tim | Uống 1 viên/lần x 3 lần/ ngày x 8-10 ngày, sau đó duy trì ½-2 viên/ ngày | Trước khi bắt đầu điều trị phải làm điện tâm đồ. Phải ngừng điều trị nếu có bloc nhĩ thất độ 2 và 3. | |||||
– Điều trị suy tim | ||||||||||
38 |
Digoxin | Viên nén 0,25mg | Suy tim, rung nhĩ và cuồng động nhĩ nhất là khi có tần số thất quá nhanh, nhịp nhanh trên thất kịch phát. | Liều bình thường dùng một lần trong ngày là 0,125 – 0,5 mg | Phải thận trọng cao độ bằng giám sát điện tâm đồ (ÐTÐ) nếu người bệnh có nguy cơ cao tai biến tim phải điều trị. | |||||
– Lợi tiểu | ||||||||||
39 |
Furosemid | Viên nén 40mg | Dùng trong cấp cứu phù phổi cấp
Điều trị suy tim Phù do tim, gan, thận |
Phù phổi cấp: uống 40mg, sau 1h chưa đỡ uống thêm 40mg (ưu tiên dùng đường tiêm nếu có)
Điều trị phù: 1 – 2 viên/ngày |
Thận trọng với bệnh nhân đái khó, phì đại tiền liệt tuyến
Gây giảm kali máu (cần chú ý bổ sung kali khi dùng thuốc này) Có thể tụt HA áp tư thế đứng |
|||||
VI- Nội tiết chuyển hóa | ||||||||||
– Gout | ||||||||||
40 |
Colchicin | Viên nén 1mg | Đợt cấp của bệnh gút, Dự phòng bệnh gút tái phát, phòng ngừa cơn cấp của bệnh gút trong vài tháng đầu khi thiết lập chế độ điều trị bằng các thuốc hạ Acid Uric máu, các thuốc gây Uric niệu (tăng đào thải Acid Uric) | Đợt gút cấp: Ngày 1: uống 3 viên (chia ra sáng, trưa, tối mỗi lần 1viên). Ngày 2 và 3: uống 2 viên (sáng 1,tối 1 viên). Từ ngày thứ 4: uống 1 viên vào buổi tối. Tổng liều điều trị không quá 10 viên. Lần điều trị sau phải cách lần điều trị trước ít nhất 3 ngày. | Đề phòng cơn gút cấp: trong giai đoạn đầu điều trị với các thuốc hạ Acid Uric máu như Allopurinol hay các thuốc làm tăng đào thải Acid Uric uống 1 viên vào buổi tối. | |||||
41 |
Meloxicam | Viên nén 7,5mg | Thoái hóa khớp, viêm cốt sống, viêm khớp.
Giảm cơn đau do thấp khớp cấp tính |
Uống 1 viên/lần x 1 lần/ngày, nếu không đỡ có thể dùng 2 viên, không dùng quá 2 viên/ngày. | Thuốc gây kích ứng dạ dày-tá tràng nên uống sau ăn no | |||||
– Điều trị tiểu đường | ||||||||||
42 |
Gliclazide | Viên nén 30mg | Đái tháo đường týp 2 (không lệ thuộc insulin), phối hợp với chế độ ăn kiêng phù hợp, khi sự kiểm soát đường huyết không đạt được bằng chế độ ăn kiêng đơn thuần | Liều thường dùng hàng ngày là từ 1 đến 4 viên (tối đa là 120mg), mỗi ngày uống một lần duy nhất vào thời điểm ăn sáng. Liều dùng phụ thuộc vào đáp ứng điều trị | Không dùng cho đái tháo đường tuýp 1. Thận trọng nguy cơ gây hạ đường huyết, mất kiểm soát đường huyết | |||||
43 |
Metformine chlorhydrate | Viên nén 500mg | Ðiều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (typ II): Ðơn trị liệu, khi không thể điều trị tăng glucose huyết bằng chế độ ăn đơn thuần | Uống 500 mg/lần, ngày 2 lần (uống vào các bữa ăn sáng và tối) | Ðối với người bệnh dùng metformin, cần theo dõi đều đặn các xét nghiệm cận lâm sàng. Không dùng metformin ở người bệnh suy giảm chức năng gan | |||||
VII– Hô hấp | ||||||||||
– Giảm ho | ||||||||||
44 |
Terpin hydrat + Codein | Viên nang | Giảm ho các chứng ho gió, ho khan, ho do nhiễm lạnh, ho do viêm đường hô hấp,… | Không dùng trong các trường hợp: ho do suyễn, suy hô hấp, trẻ em < 30 tháng
Dùng thuốc kéo dài 240-540 ngày có thể gây nghiện codein |
Uống 1 viên x 2-3 lần/ngày | |||||
– Chữa cơn hen | ||||||||||
45 |
Salbutamol | Viên nén 4mg | Điều trị cắt cơn hen
Viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản co thắt |
Uống ½-1 viên/lần x 3-4 lần/ngày, tăng dần liều nếu không đáp ứng, tối đa 2 viên/lần
Ở người già nên bắt đầu bằng ½ viên/lần |
Có thể gây nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, run đầu ngón tay, chuột rút | |||||
46 |
Salbutamol (sulfat) | Hộp dạng xịt phân liều 100mcg/liều | Cắt cơn khó thở do hen, bệnh phổi mãn tính, viêm phế quản mãn tính
Dự phòng cơn khó thở không liên tục |
Xịt 2 nhát khi khó thở, không đỡ có thể xịt thêm 2 nhát
Liều dự phòng: 1nhát/lần x 2-3 lần/ngày |
Hít thở sâu trước khi xịt, ngậm kín miệng hộp, vừa xịt vừa hít vào bằng miệng sao cho thuốc không bay ra ngoài, ngậm miệng hít thở đều | |||||
47 |
Theophylin | Viên nén 100mg | Phòng và điều trị tình trạng khó thở, khò khè do bệnh hen, viêm phế quản co thắt, viêm phế quản mạn,… | Uống 1 viên/ngày, uống với nhiều nước trước bữa ăn 1 giờ | Có thể gây đau bụng, buồn nôn, mất ngủ, hồi hộp trống ngực,…
Khi dừng thuốc đột ngột cần báo bác sĩ |
|||||
VIII – Tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt | ||||||||||
– Nhỏ mũi | ||||||||||
48 |
Naphazolin hoặc Oxymetazolin | Lọ chứa dung dịch 0,05% | Viêm mũi xung huyết, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm mũi do lạnh. | Nhỏ dung dịch vào mũi 3-4 lần/ngày | Không dùng quá 1 tuần khi đã bóc hộp thuốc | |||||
– Nhỏ Tai | ||||||||||
49 |
Cồn boric | Lọ chứa dung dịch 3% | Nấm tai
Ngứa tai Phòng viêm tai |
Nhỏ tai 3-5 giọt/lần x 2-3 lần/ngày | Không nhỏ trực tiếp lên chỗ da bị viêm | |||||
– Nhỏ mắt | ||||||||||
50 |
Chloramphenicol | Lọ chứa dung dịch 0,4% | Viêm mi mắt, viêm túi lệ, viêm giác mạc, nhiễm trùng mắt và đau mắt hột | Nhỏ mắt 2-3 giọt/lần x 3-4 lần/ngày | Không dùng quá 3 tuần, nên hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng mà hiệu quả không cao | |||||
51 |
Natri clorid | Lọ chứa dung dịch 0,9% | Dùng để rửa mắt trong các trường hợp khô mắt, rửa trôi dị vật nhỏ bám vào mắt, làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi | Nhỏ vào mắt, hốc mũi 1-3 giọt/lần x 2-3 lần/ngày hoặc nhiều hơn nếu cần | Mẫn cảm với các thành phần của thuốc | |||||
52 |
Tetraxyclin | Tuýp gel 1% | Đau mắt hột
Viêm kết mạc Viêm loét giác mạc… |
Đau mắt hột: tra vào mắt trước khi đi ngủ 1 lần/ngày x 6 ngày/tháng x 6 tháng
Viêm loét giác mạc: tra 2-3 lần/ngày |
Không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em < 8 tuổi | |||||
– Thuốc răng | ||||||||||
53 |
Spiramycin + Metronidazol | Viên nén
1,5MIU+ 250mg |
Nhiễm trùng răng miệng, apxe răng, viêm tấy, viêm quanh răng, viêm lợi, viêm tuyến mang tai,…
Phòng ngừa nhiễm khuẩn răng miệng hậu phẫu |
Uống 2 viên/lần x 2 – 3 lần/ngày
Uống trong ít nhất 7 ngày Trường hợp nặng có thể uống 8 viên/ngày |
Hạn chế với bệnh nhân tâm thần, tổn thương thần kinh.
Ngưng thuốc khi có triệu chứng chóng mặt, lú lẫn. Không uống rượu khi dùng thuốc |
|||||
IX – Thuốc ngoài da | ||||||||||
– Thuốc ghẻ | ||||||||||
54 |
Diethylphtalat | Dạng lọ chứa nước hoặc hộp chứa mỡ | Trị ghẻ, ngứa
Chống muỗi, vắt |
Thoa lên vùng da bị nhiễm 2-3 lần/ngày | Điều trị cả người bệnh lẫn người nguy cơ cao | |||||
– Chống nấm | ||||||||||
55 |
Ketoconazol | Tuyp 10g | Nấm, viêm da nhờn, vảy nến
Mụn cơm, trứng cá thông thường |
Bôi vừa đủ lớp mỏng trên vùng da cần điều trị 1-3 lần/ngày | Không dùng trên diện da rộng, nứt nẻ, nhạy cảm hoặc trên niêm mạc miệng, mắt, hậu môn, sinh dục hoặc tổn thương diện rộng. | |||||
– Thuốc bỏng | ||||||||||
56 |
Dexpanthenol | Bình xịt 4,63 g | Dùng hỗ trợ các thương tổn ngoài da như bỏng, trầy xước, mảng ghép da chậm lành, cháy nắng
Các bệnh lý có nang và bọng nước ngoài da |
Phun bọt thuốc lên vùng tổn thương đều đặn mỗi ngày một hoặc vài lần
Lắc đều trước khi xịt, quay đầu van lên phía trên và giữ bình thẳng đứng khi xịt |
Thuốc cần được bảo quản ở nhiệt độ
< 50oC, tránh nguồn dễ bắt cháy, không phun vào ngọn lửa hoặc vật nóng |
|||||
– Viêm da | ||||||||||
57 |
Gentamycin + Betamethaxone | Tuyp gel 10g | Nấm da, nấm chân, nấm bẹn, nước ăn chân
Viêm da do dị ứng: eczema, mày đay, chốc lở, viêm da tróc vảy… Viêm da có sưng tấy do nhiễm khuẩn |
Bôi thuốc đều đặn 1 lớp mỏng lên vùng da tổn thương 2 lần/ngày vào sáng và tối | Tránh thoa lên diện rộng, băng ép
Chú ý với những bệnh nhân dị ứng với thuốc khác ở nhóm glycosid |
|||||
– Vệ sinh, sát khuẩn | ||||||||||
58 |
Cồn 70o hoặc 90o | Chai 500ml đóng kín | Sát trùng vết thương, da
Vệ sinh, tiệt trùng dụng cụ y tế |
Da, vết thương: tẩm cồn vào bông bôi lên da, vết thương
Dụng cụ y tế: dùng bông tẩm cồn lau hoặc ngâm trực tiếp trong cồn |
Nên dùng cồn 70o vì cồn 90o gây rát da, tổn thương tế bào và nhanh bay hơi | |||||
59 |
Oxy già | Lọ dung dịch 3% | Rửa vết thương
Súc miệng |
Đổ trực tiếp lên vết thương và dùng bông, gạc vệ sinh sạch
Để súc rửa miệng: pha loãng theo tỷ lệ 1:1 |
Không dùng oxy già dưới áp lực để rửa vết thương sâu vì có thể tạo khí dưới da
Không dùng súc miệng, rửa vết thương trong thời gian dài Không dùng cho những vết thương đang lành |
|||||
60 |
Povidon iodin | Chai dung dịch 10 % | Sát trùng vết thương nhỏ, nông, hoặc trước khi thực hiện thủ thuật
Điều trị hỗ trợ 1 số bệnh ngoài da |
Pha loãng trước khi dùng bông tẩm để sát trùng vết thương hoặc đổ trực tiếp lên vết thương | Không dùng cho người dị ứng với Iod
Không dùng xà phòng, các chất có dẫn xuất thủy ngân khi đang dùng Betadine |
|||||
61 |
Cao sao vàng | Hộp chứa thuốc dạng gel bôi | Cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi
Đau bụng do lạnh Các vết bầm tụ máu |
Khi đau đầu, chóng mặt: xoa vào 2 bên thái dương, gáy; Khi sổ mũi: xoa vào 2 bên mũi
Khi đau bụng: xoa vào bụng; Xoa lên các vết bầm tím, máu tụ. |
Không bôi vào mắt, vết thương hở | |||||
X – Các thuốc khác | ||||||||||
– Gây nghiện | ||||||||||
62 |
Morphin (hydroclorid, sulfat) | 10mg/1ml | Giảm đau mạnh trong trường hợp đau trầm trọng hoặc đau không đáp ứng với các thuốc giảm đau khác:
– Đau sau chấn thương – Đau sau phẫu thuật – Đau ở thời kỳ cuối của bệnh, đau do ung thư – Cơn đau gan, đau thận – Phối hợp khi gây mê và tiền mê |
Tiêm dưới da hay bắp thịt: thường dùng cho người lớn là 10mg, cứ 4 giờ 1 lần có thể thay đổi từ 5 đến 20mg
Tiêm tĩnh mạch: liều khởi đầu 10-15mg, tiêm tĩnh mạch chậm
|
Morphin nên dùng với liều nhỏ nhất mà có tác dụng và càng ít thường xuyên nếu có thể để tránh nghiện | |||||
– Hướng tâm thần | ||||||||||
63 |
Diazepam | Viên nén 5mg | Trạng thái lo âu, kích động, mất ngủ
Sảng rượu, triệu chứng cai rượu Co cứng cơ do não hoặc thần kinh ngoại biên, co giật Tiền mê trước phẫu thuật |
Điều trị lo âu, mất ngủ: bắt đầu từ liều ½ – 1 viên/lần x 2-3 lần/ngày, mất ngủ thì uống trước lúc đi ngủ
Trường hợp kích động, hoảng loạn có thể dùng liều cao hơn không quá 2 viên |
Không dùng với người bị nhược cơ, suy hô hấp nặng
Không dùng cho người trong trạng thái ám ảnh, sợ hãi Không dùng để điều trị bệnh lý loạn thần mạn Không uống rượu khi dùng thuốc |
|||||
Ống tiêm 10mg/2ml | Trạng thái lo âu, kích động, mất ngủ
Sảng rượu, triệu chứng cai rượu Co cứng cơ do não hoặc thần kinh ngoại biên, co giật Tiền mê trước phẫu thuật |
Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch
Điều trị lo âu nặng và co thắt cơ cấp tính: tiêm ½-1 ống, có thể nhắc lại nếu cần thiết. Tiền mê: 1 ống tiêm tĩnh mạch chậm |
Không dùng với người bị nhược cơ, suy hô hấp nặng
Không dùng cho người trong trạng thái ám ảnh, sợ hãi Không dùng để điều trị bệnh lý loạn thần mạn Không uống rượu khi dùng thuốc |
|||||||
– Chống trầm cảm | ||||||||||
64 |
Amitryptilin | Viên nén 25mg | Điều trị trầm cảm, lo âu, an thần | Uống 1 viên/ngày x 2-3 lần/ngày có thể tăng liều lên 6 viên/ngày x 3-4 tuần. Sau đó duy trì liều 2-4 viên/ngày chia 2-3 lần | Không dùng với bệnh nhân giai đoạn đầu sau nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết
Có thể gây mệt mỏi, suy nhược, rối loạn nhịp tim,… |
|||||
– Gây tê | ||||||||||
65 |
Lidocain 2% | Ống tiêm 20mg | Gây tê tại chỗ, niêm mạc và làm giảm triệu chứng đau
Điều trị trong ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, rung thất |
Gây tê tại chỗ: tiêm vào tổ chức dưới da xung quanh và tại vị trí cần làm thủ thật; niêm mạc (mũi, miệng, thực quản, khí quản,…) nhỏ trực tiếp thuốc vào vùng cần gây tê
Để điều trị rối loạn nhịp tim nên theo ý kiến bác sĩ |
Không dùng với người bệnh bị nhịp chậm, suy tim nặng | |||||
– Chống động kinh | ||||||||||
66 |
Valproate sodium | Viên nén 500mg | Ðộng kinh cơn vắng ý thức, co giật ở trẻ, động kinh giật cơ, động kinh co giật toàn thể, động kinh co cứng, sốt co giật. | Người lớn 600 mg/ngày, tăng dần 200 mg/3 ngày. cho hiệu quả thường: 1000 – 2000 mg/ngày hay 20 – 30 mg/kg. Trẻ > 20 kg 400 mg/ngày, tăng dần cho đến khi kiểm soát được, thường 20 – 30 mg/kg/ngày. |
Nên nuốt viên thuốc chứ không nhai. – Trẻ < 3 tuổi. – Người suy thận. – Phụ nữ có thai |
|||||
– Chữa sốt rét | ||||||||||
67 |
Cloroquin | Viên nén 250mg | Dự phòng và điều trị sốt rét
Điều trị amip gan và sán lá gan Điều trị viêm đa khớp dạng thấp và Lupus ban đỏ |
Sốt rét: 2 ngày đầu uống 2-3 viên chia 2 lần, ngày thứ 3 uống 1-1,5 viên uống 1 lần
Dự phòng sốt rét 2 viên/tuần uống 1 lần Viêm gan do amip: ngày đầu 2 viên, những ngày sau 1 viên trong 2-3 tuần |
Không dùng với người bị bệnh vảy nến, bệnh võng mạc mắt, người mang thai
Thận trọng với bệnh nhân bệnh gan, máu và rối loạn thần kinh Có thể gây rối loạn tiêu hóa, chán ăn hoặc viêm dây thần kinh ngoại biên, rối loạn thị giác, thiếu máu tan máu, dị tật thai nhi. |
|||||
– Chống viêm, chống dị ứng | ||||||||||
68 |
Methyl prednisolon | Viên nén 4mg, 16mg | Viêm da dị ứng, viêm đường hô hấp dị ứng, viêm khớp, thấp khớp, bệnh về máu, tăng canxi máu liên quan đến ung thư | Người lớn: khởi đầu từ 4 – 48 mg/ngày, dùng liều đơn hoặc chia liều tùy theo bệnh; – Bệnh xơ cứng rải rác 160 mg/ngày x 1 tuần, tiếp theo 64 mg, 2 ngày 1 lần x 1 tháng. – Trẻ em: Suy vỏ thượng thận 0,117 mg/kg chia 3 lần. – Các chỉ định khác 0,417 – 1,67 mg/kg chia 3 hoặc 4 lần. |
Tránh dùng ở phụ nữ có thai & bà mẹ đang cho con bú | |||||
– Chống viêm, giảm phù nề | ||||||||||
69 |
Alpha chymotrypsin | Viên nén 4,2mg | Giảm phù nề do chấn thương, viêm nhiễm | Uống 2 viên/lần x 2-3 lần/ngày | Không dùng với những bệnh nhân bị tăng áp suất dịch kính, đục nhân mắt vì gây tăng nhãn áp | |||||
70 |
Meloxicam | Viên nén 7,5mg | Thoái hóa khớp, viêm cốt sống, viêm khớp.
Giảm cơn đau do thấp khớp cấp tính |
Uống 1 viên/lần x 1 lần/ngày, nếu không đỡ có thể dùng 2 viên, không dùng quá 2 viên/ngày | Thuốc gây kích ứng dạ dày-tá tràng nên uống sau ăn no | |||||
– Chống sốc | ||||||||||
71 |
Adrenalin | ống tiêm 1mg/ml | Nên sử dụng khi đã có ý kiến của thầy thuốc
Chỉ định trong hồi sinh tim phổi, cấp cứu shock phản vệ, cơn hen ác tính, glocom góc mở,… |
Trong ngừng tim: Tiêm tĩnh mạch ½-1 ống cách nhau mỗi 3-5 phút
Trong sốc phản vệ: tiêm bắp ½-1 ống, sau 10-15 phút tiêm nhắc lại liều như trước đến khi đưa huyết áp về bình thường |
Không dùng trên người bị gây mê bằng nhóm Halothan, người bị cường giáp, bệnh tim mạch nặng, tăng HA, glocom góc hẹp
Không tiêm tĩnh mạch Adrenalin khi chưa pha loãng |
|||||
72 |
Methyl prednisolon | ống tiêm 40mg | Cấp cứu dị ứng nặng hoặc, sốc do phẫu thuật, phù não, suy thượng thận
Tiêm vào khớp điều trị viêm khớp, viêm bao hoạt dịch |
Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 1-5 ống/ngày, không quá 20 ống/ngày
Tiêm tại chỗ: ½-1 ống/ngày |
Không dùng với người bị nấm diện rộng
Có thể gây phù nề, tăng huyết áp, hạ kali máu, rối loạn nội tiết |
|||||
– Vitamin | ||||||||||
73 |
Vitamin C | Viên nén 500mg | Phòng và điều trị thiếu vitmin C
Tăng cường thể trạng, chóng lành vết thương Dùng trong cúm, bệnh do virus |
Bệnh thiếu vitamin C: ½-1 viên/ngày chia 2 lần, uống trong 2 tuần
Cúm, sốt virus,…: 1 viên/ngày chia 2 lần |
Không dùng cho người bị sỏi thận, người bị thiếu máu huyết tán
Có thể gây tiêu chảy, đau dạ dày nên uống khi ăn no |
|||||
74 |
Vitamin K | Ống tiêm 10mg | Điều trị thiếu vitamin K
Xuất huyết và nguy cơ xuất huyết do giảm prothrombin máu |
Tiêm bắp 1-2 ống, có thể nhắc lại sau 8-12h nếu không có hiệu quả
|
Không được tiêm bắp trong các trường hợp có nguy cơ xuất huyết cao
Có thể làm tăng suy giảm chức năng gan ở người suy gan nặng |
|||||
– Điều trị hạ canxi máu | ||||||||||
75 |
Calcium Gluconat | Viên | Hạ calci máu tiên phát, do thiểu năng cận giáp, do thiếu vitamin D,…
Dự phòng thiếu calci ở những người chế độ ăn thiếu calci, thời kỳ mang thai, trẻ sơ sinh |
Cấp cứu hạ calci máu uống 2-4 viên
Điều trị thiếu calci mạn tính 1-3 viên/ngày chia làm nhiều lần
|
Không dùng ở người bệnh tim và bệnh thận, người tăng calci máu, người bệnh đang dùng digitalis | |||||
– Bù điện giải kali | ||||||||||
76 |
Kaliclorid | Viên nén 600mg | Điều trị thiếu hụt Kali
Dự phòng thiếu hụt kali ở người dùng thuốc Furosemid, tiêu chảy, nôn mửa nhiều,… |
Điều trị thiếu Kali 1-2 viên/ngày
Dự phòng có thể bắt đầu từ liều ½ viên/ngày |
Không dùng ở người tăng Kali máu
Không dùng ở người tắc ruột, hẹp môn vị, dạ dày chậm tiêu Thận trọng ở người suy thận, người loét dạ dày, tá tràng |
|||||
Ống 500mg/5ml | Tiêm tĩnh mạch 1-2 ống/ lần | |||||||||
– Dịch truyền | ||||||||||
77 |
Natri clorid 0,9% | Chai dung dịch 500ml | Cung cấp, bổ sung nước và điện giải cho cơ thể trong các trường hợp: tiêu chảy, nôn, sốt cáo, mất máu,…
Dùng làm dung môi pha tiêm 1 số thuốc Có thể dùng để sát khuẩn nhẹ tại chỗ: rửa vết thương, súc miệng,… |
Truyền tĩnh mạch, theo dõi đáp ứng trên lâm sàng và điều chỉnh | Không dùng ở người tăng natri, ứ dịch, tăng huyết áp, suy tim sung huyết | |||||
78 |
Glucose 5% | Chai dung dịch 500ml | Bù dịch cho cơ thể trong các trường hợp mất máu, mất nước, tụt huyết áp,…
Điều trị hạ đường huyết. Cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể khi cần Giải độc trong 1 số trường hợp ngộ độc: thuốc ngủ, Carbon diocid, Cyanide,… |
Truyền tĩnh mạch lượng tùy theo nhu cầu người bệnh
Theo dõi lâm sàng và điều chỉnh |
Không dùng cho người bệnh không dung nạp Glucose, đái tháo đường,…
Không truyền cùng máu qua 1 dây truyền vì có thể gây tan máu Truyền kéo dài có thể gây phù hoặc ngộ độc nước |
|||||
79 |
Glucose 10% | Chai dung dịch 500ml | Bù dịch cho cơ thể trong các trường hợp mất máu, mất nước, tụt huyết áp,…khi không có các dung dịch khác
Điều trị hạ đường huyết. Cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể khi cần |
Điều trị hạ đường huyết có thể truyền tĩnh mạch ½ chai, theo dõi và đánh giá lại để chỉnh liều
Chỉ định liều và điều chỉnh tùy lâm sàng từng bệnh nhân |
Không dùng cho BN đái tháo đường có đường máu cao, hôn mê tăng thẩm thấu, nhiễm toan, mê sảng, ngộ độc rượu cấp
Không dùng cho bệnh nhân chấn thương sọ não |
|||||
– Thuốc giun sán | ||||||||||
80 |
Mebendazole | Viên nén 500mg | Nhiễm 1 hay nhiều loại giun: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim | Uống hoặc nhai 1 viên duy nhất cho 1 lần
Trung bình 6 tháng nên uống dự phòng 1 viên |
Không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ < 2 tuổi, người bị suy gan | |||||
– Thuốc chống uốn ván | ||||||||||
81 |
Huyết thanh kháng uốn ván SAT | ống tiêm 1500UI | Dự phòng uốn ván ở người bị vết thương có nguy cơ mắc uốn ván
Điều trị uốn ván |
Dự phòng: 1500 UI càng sớm càng tốt sau khi bị thương, tiêm dưới da
Điều trị: 50.000-100.000 UI tiêm dưới da ½ liều, tiêm bắp ½ liều |
Không dùng cho người trước đây từng dị ứng với huyết thanh ngựa | |||||
– Kháng virus | ||||||||||
82 |
Aciclovir | Viên nén 800mg | Bệnh Zona, thủy đậu, Herpes môi miệng, sinh dục | Zona, thủy đậu: 1 viên/lần x 5 lần/ngày, phòng ngừa zona tái phát ½ viên/lần x 4 lần/ngày
Herpes môi, sinh dục: ¼ viên/lần x 5 lần/ngày x 5 ngày |
Có thể có triệu chứng chóng mặt, buồn ngủ hay dị ứng thuốc nhưng hiếm gặp | |||||
Tuýp mỡ bôi | Bôi ngoài da 1-2 lần/ ngày | |||||||||
– Chất sát trùng, tẩy uế | ||||||||||
83 |
Chloramin B | Viên nén 50mg | Dùng để sát trùng, tẩy uế | |||||||
84 |
Nước Javel | Chai (ml) | Dùng để tiệt khuẩn một số dụng cụ nhiễm bẩn | |||||||
PHỤ LỤC SỐ 05
BIỂU MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC Y TẾ TRÊN TÀU BIỂN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
BÁO CÁO CÔNG TÁC Y TẾ TRÊN TÀU BIỂN
Thời gian: từ ngày….tháng….năm……… đến ngày….tháng….năm………
Biểu mẫu 1: QUẢN LÝ VỀ BỆNH TẬT
1. Số lượt người nghỉ ốm …………………………………………………………………….
2. Tổng số ngày nghỉ ốm ……………………………………….……………………………..
3. Biểu mẫu
TT |
Họ và tên thuyền viên |
Tuổi |
Chức danh |
Chẩn đoán |
Điều trị |
Kết quả |
|
Nam |
Nữ |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu mẫu 2: QUẢN LÝ TAI NẠN LAO ĐỘNG
Ngày, tháng, năm |
TT |
Họ và tên thuyền viên |
Tuổi |
Thời gian bị tai nạn |
Thời gian cấp cứu tại chỗ |
Tình trạng thương tích |
Nguyên nhân |
Xử trí cấp cứu |
Kết quả |
|
Nam |
Nữ |
|||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người báo cáo |
Thuyền trưởng |
PHỤ LỤC SỐ 06
BIỂU MẪU BÁO CÁO XUẤT, NHẬP, TỒN THUỐC SỬ DỤNG TRÊN TÀU BIỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2017/TT-BYT ngày tháng năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
BÁO CÁO XUẤT, NHẬP, TỒN THUỐC SỬ DỤNG TRÊN TÀU BIỂN
Thời gian: từ ngày ……. tháng ….năm …… đến ngày ……. tháng ….năm ……
Ngày, tháng, năm |
TT |
Thuốc/trang thiết bị y tế |
Nhập |
Xuất |
Tồn |
Ghi chú |
|
|
I. Thuốc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…………………… |
|
|
|
|
|
|
II. Trang thiết bị y tế |
|
|
|
|
|
|
…………………… |
|
|
|
|
Người lập báo cáo |
|
Thuyền trưởng |
THÔNG TƯ 32/2017/TT-BYT QUY ĐỊNH VỀ TỦ THUỐC, TRANG THIẾT BỊ Y TẾ, TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN Y TẾ TRÊN TÀU BIỂN VÀ BIỂU MẪU BÁO CÁO Y TẾ DO BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | 32/2017/TT-BYT | Ngày hiệu lực | 15/09/2017 |
Loại văn bản | Thông tư | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Giao thông - vận tải Thể thao Y tế |
Ngày ban hành | 28/07/2017 |
Cơ quan ban hành |
Bộ y tế |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |