THÔNG TƯ 13/2012/TT-BTTTT VỀ QUY ĐỊNH KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG DO BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 15/09/2012

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG

——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: 13/2012/TT-BTTTT

Hà Nội, ngày 30 tháng 07 năm 2012

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUPHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bn quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm v, quyền hạn và cơ ctổ chức của Bộ. cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Thông tư số 20/2010/TT-BTP ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành mộsố điều của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư ban hành Quy định về kim tra và xử lý văn bản quphạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông,

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2012.

Quyếđịnh số 04/2008/QĐ-BTTTT ngày 10 tháng 3 năm 2008 ca Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quchế kiểm tra, xử lý văn bản quphạm pháp luật hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 3. Chánh Văn phòng; Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các Cơ quan, tổ chức có liên quan; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
– Thủ tưng Chính ph;
– Các Phó Thủ tướng CP;
– VP Trung ương và các Ban Đng;
– VP Quc hội và các UB ca Quốc hội;
– VP Chủ tịch nướcVP Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– Tòa án ND tối cao; Viện Kim sát ND Tối cao;
– HĐND, UBNĐ và Sở TTTT các tnh, thành phố trực thuộc TW;
– Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ TT&TT;
– Các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ TT&TT;
– Cục Kim tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
– Các cơ quan báo chí;
– Công báo, TTĐT Chính phủ;
– Cổng TTĐT Bộ TT&TT;
– Lưu: VTVụ PC, ĐTD (800).

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Bắc Son

 

QUY ĐỊNH

VỀ KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
(Ban hành kèm theThông tư số 13/2012/TT-BTTTT ngày 30 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quđịnh này quy định về kiểm tra văn bản quphạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (sau đâgọi tt là văn bản) và xử lý văn bn có dấu hiệu trái pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tnh) ban hành trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Văn bản được kim tra, xử lý theo Quđịnh này gồm:

a) Thông tư do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;

b) Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông với Bộ trưởng, Thủ trưng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

c) Thông tư do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Quyết định, Chỉ thị của Ủban nhân dân cp tỉnh ban hành có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật về thông tin và truyền thông nhưng không được ban hành bng hình thức văn bản quy phạm pháp luật; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức và nội dunnhư văn bản quphạm pháp luật do cơ quan, người không có thm quyền tại Bộngành và địa phương ban hành có liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông cũng được kim tra, xử lý theo quy định tại Quđịnh này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà nước (bao gồm Vụ, Cục thuộc Bộ. Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, sađây gọi tắt là các tổ chức thuộc Bộ), các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc kim tra và xử lý văn bn quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Điều 3. Mục đích kiểm tra văn bản

Việc kim tra văn bản được tiến hành nhằm phát hiện những nội duntrái pháp luật của văn bđể kịp thời đình chỉ việc thhành, hủy bỏ, bãi bbảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thng nhất của hệ thống pháp luật; đồng thời, kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xác định trách nhiệm ca cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật, góp phần nâng cao cht lượnghiệu quả công tác xây dựnvà hoàn thiện hệ thống pháp luật tronlĩnh vực thông tin và truyền thông.

Điều 4. Nội dung kiểm tra văn bản

Nội dung kim tra văn bản là việc xem xét, đánh giá và kết luận về tính hp hiến, hợp pháp ca văn bn theo các nội dung được quđịnh tại Luật Ban hành văn bn quphạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008 (sau đây gọi là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật) và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 0tháng 12 năm 2004 (sau đây gọi là Luật Ban hành văn bn quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân).

Văn bản hợp hiến, hợp pháp là văn bản bo đảm đủ các điều kiện sau đây:

1. Ban hành đúng căn cứ pháp .

Căn cứ pháp lý cho việc ban hành văn bản là những văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp  cao hơn đang có hiệu lực thi hành hoặc đã ký ban hành, thông qua mà chưa có hiệu lực tại thời điểm ban hành nhưng có hiệu lực trước hoặc cùng thđiểm với văn bản được ban hành đó, bao gồm:

a) Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thm quyền quđịnh về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ban hành văn bn;

b) Văn bn quphạm pháp luật ccơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền quy định về vấn đề thuộc đối tượng, phạm vđiều chỉnh ca văn bản.

2. Ban hành đúng thm quyền.

Thẩm quyền ban hành văn bản bao gồm thẩm quyền về hình thức và thquyền về nội dung.

a) Thẩm quyền về hình thức là việc cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản chỉ được ban hành văn bản theo đúng hình thức (tên gọi) văn bn quy phạm pháp luật đã được quy định cho cơ quan, người có thẩm quyền đó tại Luật Ban bành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ca Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

b) Thẩm quyền về nội dung, là việc cơ quan, người có thẩm quyền chỉ được ban hành cávăn bản có nội dung phù hợp với thm quyền, ca mình được pháp luật cho phép hoặc đã được phân công, phân cấp. Thẩm quyền này được xác định trong các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên có thm quyền quy định về phân công, phân cấpquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước cụ thể của từng cơ quan, từng cấp, từng ngành đối với từng lĩnh vực.

3. Nội dung ca văn bản phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành:

a) Văn bản được ban hành phù hợp với Hiến pháp, LuậtNghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết ca Ủy ban Thườnvụ Quốc hội; LệnhQuyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ và Quyết định ca Thủ tướng Chính ph;

b) Văn bản quy phạm pháp luật không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác và bảo đảm thống nhất giữa văn bn hiện hành với văn bản mới được ban hành của cùng một cơ quan;

c) Văn bản do Bộ trưng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành có liên quan đến lĩnh vực nào thì phải phù hợp với văn bản ca Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực đó:

d) Văn bản do các cơ quan có thẩm quyền ban hành trong lĩnh vực thông tin và truyền thông phải phù hợp với văn bản của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;

đ) Văn bản do Bộ trưng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành phải không làm cn trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Văn bản được ban hành phải trình bày đúng thể thức, kỹ thuậtheo quy định ca pháp luật

5. Văn bản được ban hành phi tuân thủ đầy đủ các quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành theo quy định ca pháp luật.

Điều 5. Cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra

Văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định nội dung ti pháp luật của văn bản được kim tra theo quđịnh tại Điều 4 của Quy định này là nhữnvăn bản bảo đm các điều kiện sau đây:

1. Văn bản phải có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản được kim tra do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.

Trong trường hp các văn bn là cơ sở pháp lý được xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra có quy định khác nhau về cùnmộvấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp  cao hơn.

Trong trường hp các văn bản là cơ sở pháp lý để kim tra đều do một cơ quan ban hành về cùng một vấn đề nhưng có quy định khác nhau, thì áp dụn2 quy định của văn bản được ban hành sau; đối với văn bản do các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng văn bn ca Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan nganBộ quản lý nhà nước về lĩnh vực đó.

2. Văn bản đang có hiệu lực hoặc đã được ký ban hành, thông qua nhưng chua có hiệu lực tại thời đim kiểm tra.

Thi điểm kim tra văn bn là thời điểm cơ quan, người có thm quyn ký ban hành, thông qua văn bản được kiểm tra và phát sinh thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan có thm quyền kiểm tra văn bản.

a) Văn bản đang có hiệu lực tại thời điểm kim tra:

Thời điểm có hiệu lực cvăn bản quy phạm pháp luật được xác định theo quy định tại Điều 78 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Điều 51 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

Các văn bản làm cơ sở pháp lý đ xác định nội dung trái pháp luật ca văn bản được kiểm tra phải chưa hết thời hạn có hiệu lực được quđịnh trong các văn bn đó; chưa được thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban bành văn bản đó; chưa bị hủy bỏ, bãi bỏ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Văn bản đã bị ngưng hiệu lực theo quy định tại Điều 80 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Điều 52 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân. Ủy ban nhân dân thì không được sử dụng làm cơ sở pháp lý để kiểm tra văn bản từ thời điểm ngưng hiệu lực cho đến thời điểm tiếp tục có hiệu lực thi hành theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Văn bn đã được ký ban hành, thông qua chưa có hiệu lực tại thời điểm kiểm tra nhưng phải có hiu lực trước hoặc cùng thời điểm có hiệu lực ca văn bđược kim trabao gồm văn bản được đưa vào làm căn cứ pháp lý để ban hành văn bản được kiểm tra; văn bn có liên quan đến việc xác định nội dung trái pháp luật ca văn bn được kiểm tra.

Điều 6. Công bố kết quả xử lý văn bản trái pháp luật

1. Sau khi xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật theo quy định (kể cả trường hợp văn bản được xử lý bằng hình thức đính chính), Vụ Pháp chế có trách nhiệm công khai quyết định xử lý văn bản có nội duntrái pháp luật đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng, đăng trên Công báo, đề nghị cơ quan ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật đăng trên trang thông tin điện tử của  quan ban hành văn bn hoặc niêm yết theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tt là Nghị định số 40/2010/NĐ-CP) và quy định của Chính phủ về Công báo.

Đối với các văn bản quđịnh tại khoản 2khoản 3 Điều 18 của Quy định này thì kết quả xử lý phải được gửi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà trước đó văn bản đã được gửi; nếu văn bản đó đã được đăng công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin chúng, đăng trên tranthông tin điện tử ca cơ quan ban hành hoặc được niêm yết thì kết quả xử lý cũng phải được công khai đăng, đưa tin trên các phương tiện thông tin đó.

2. Việc công khai kết quả xử lý văn bản trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với kết quả xử lý văn bản trái pháp luật của Bộ Thông tin và Truyền thông tự kiểm tra văn bản do mình ban hành.

3. Tổ chức pháp chế hoặc tổ chức được giao thực hiện chức năng pháp chế hoặc công chức pháp chế chuyên trách (sau đây gọi chung là tổ chức pháp chế) của các tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (hoặc chuyên viên được phân công nhiệm vụ kiểm trxử lý văn bn ca các tổ chức thuộc Bộ không có tổ chức pháp chế) có trách nhiệm công khai kết quả xử lý văn bản trái pháp luật đối với các văn bản quy định tại khoản 1 Điều 9 của Quy định này do tổ chức tự kiểm tra. nh thức công khai kết quả xử lý thc hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 7. Gửi văn bản đến cơ quan kiểm tra

Trong thời hạn chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày ký ban hành, văn bn phải được gửi đến cơ quan, người có thm quyn kim tra văn bản theo quy định sau đây:

1. Thông tư của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông gửi đến Cục Kiểm tra văn bản thuộc Bộ Tư pháp, Vụ Pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền kim tra theo ngành, lĩnh vực.

2. Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Bộ Thông tin và Truyền thông vi Bộ trưng khác. Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưng Viện kiểm sát nhân dân tối cao gửi đến Cục Kim tra văn bn thuộc Bộ Tư pháp.

3. Thông tư liên lịch giữa Bộ trưởng Bộ Thôntin và Truyền thông với Bộ trưng Bộ Tư pháp gửi đến Vụ Pháp luật thuộc Văn phòng Chính phủ.

4. Thông tư, thông tư liên tịch có quy định về lĩnh vực thông tin và truyền thông, do Bộ trưởngThủ trưởng cơ quan ngang Bộ khác ban hành và văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tnh ban hành gửi đến Vụ Pháp chế Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 8. Kiểm tra và xử lý văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước

Việc kiểm tra và xử lý văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CPQuy định này và theo quđịnh của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Chương 2.

TỰ KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN DO BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG, CÁC TỔ CHỨC THUỘC BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BAN HÀNH

Điều 9. Trách nhiệm và thời điểm tự kiểm tra văn bản

1. Thủ trưởng các tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra đối với văn bản có thể thức và nội dung như văn bản quy phạm pháp luật, văn bn có thể thức khônphải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quphạm pháp luật do cơ quan mình ban hànhcụ thể là công văn, thông cáothông báo, quy định, quy chế, điều Iệ, chương trình, kế hoạch và các hình thức văn bản hành chính khác.

2. Các cơ quan, tổ chức phối hp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông có trách nhiệm tự kim tra các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có chứa quphạm pháp luật hoặc có thể thức và nội dung như văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức mình ban hành có liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông.

3. Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm:

a) Là đầu mối giúp Bộ trưng thực hiệviệc tự kim tra văn bn thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưng Bộ Thông tin và Truyền thông;

b) Thực hiện việc kiểm tra văn bản do các tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành khi phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật hoặc khi có kiến nghị của tổ chức, cá nhân;

c) Theo dõi việc tự kim tra văn bản của các tổ chức thuộc Bộ Thông Tin và Truyền thông theo quy định tại khon 1 Điều này.

4. Tổ chức pháp chế của các tổ chức thuộc Bộ (hoặc chuyên viên được phân công nhiệm vụ kiểm tra, xử lý văn bản ở các tổ chức thuộc Bộ không thành lập tổ chức pháp chế) là đầu mối giúp Thủ trưởng các tổ chức thuộc Bộ thực hiện việc tự kim tra văn bn quđịnh tại khon 1 Điều này.

5. Việc tự kiểm tra và xử lý văn bản được thực hiện trong các thời điểm sau:

a) Ngay sau khi văn bn được ban hành;

b) Khi nhận được thông báo của cơ quan có thm quyền kiểm tra văn bản hoặc nhận được yêu cầukiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các phương tiện, thông tin đại chúng về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật hoặc không còn phù hợp.

Điều 10. Quy trình tự kiểm tra và xử lý văn bản sau khi ban hành

1. Vụ Pháp chế, tổ chức pháp chế của các tổ chức thuộc Bộ chịu trách nhiệm thường xuyên thực hiện tự kiểm tra các văn bản ngay sau khi văn bản được ban hành.

2. Vụ Pháp chế, tổ chức pháp chế phân công chuyên viên, mở Sổ theo dõi côntác kiểm tra văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục I ca Quy định này.

Chuyên viên được phân công tự kim tra văn bản có trách nhiệm xem xét, đánh giá và kết luận tính hợp pháp của văn bản được kiểm tra, lập Phiếu kim tra văn bn theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Quđịnh nàbáo cáo Lãnh đạo Vụ Pháp chế hoặc Lãnh đạo tổ chức pháp chế.

Trường hp phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật, trái thẩm quyền hoặc không còn phù hợp thì chuyên viên thực hiện tự kim tra văn bản lập Phiếu kiểm tra văn bản có dấu hiệu trái pháp luật theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Quy định này báo cáo Lãnh đạo Vụ Pháp chế hoặc Lãnh đạo tổ chức pháp chế.

3. Vụ Pháp chế hoặc tổ chức pháp chế ca các tổ chức thuộc Bộ thông báo và chủ trì làm việc, với cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo và cơ quan, đơn vị chủ trì trình văn bđể thống nhất những nội dung trái pháp luật hoặc không còn phù hợp; thống nhất biện pháp xử lý nội dung, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp của văn bản được kiểm tra (đình chỉ, sửa đi, hủy bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung ca văn bản) để báo cáo Lãnh đạo Bộ hoặc Thủ trưởng các tổ chức thuộc Bộ đã ban hành văn bxem xét, quyết định.

Trường hợp Vụ Pháp chế hoặc tổ chức pháp chế của các tổ chức thuộc Bộ và cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo, cơ quan, đơn vị chủ trì trình văn bn không thống nht biện pháp xử lý đối với văn bản trái pháp luật thì cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo và cơ quan, đơn vị chủ trì trình phải có văn bn giải trình. Vụ Pháp chế hoặc tổ chức pháp chế đề xuất biện pháp xử lý văn bản.

4. Vụ Pháp chế hoặc tổ chức pháp chế của các tổ chức thuộc Bộ lập hồ sơ tự kim tra và xử lý văn bản báo cáo Lãnh đạo Bộ hoặc Thủ trưởng các tổ chức thuộc Bộ. Hồ sơ bao gồm:

a) Phiếu trình giải quyết văn bản theo mẫu quy định về công tác văn thư;

b) Báo cáo kết quả tự kiểm tra văn bn theo quy định tại khoản 5 Điều này;

c) Phiếu kim tra văn bản có dấu hiệu trái pháp luật (theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Quđịnh này);

d) Văn bản được kim tra;

đ) Văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý để kiểm tra;

e) Văn bản giải trình của cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo và cơ quan, đơn vị chủ trì trình văn bn (nếu có).

5. Báo cáo kết quả tự kiểm tra văn bn bao gồm nhữnnội dung sau đây:

a) Xem xét, đánh giá nội dung, mức độ trái pháp luật của văn bản; đề xuất, biện pháp xử lý văn bn; biện pháp khc phục hậu quả do văn bản trái pháp luật gây ra (nếu có); thời hạn xử lý đối với văn bn đó;

b) Xác định nguyên nhân, trách nhiệm của cán bộcông chức tham mưu soạn tho, thẩm định, thẩm tra và thông qua văn bn.

6. Thứ tởng được phân công phụ trách soạn tho văn bn có trách nhiệm xem xét, trình Bộ trưởng để xử lý kịp thi văn bản trái pháp luật do Bộ đã ban hành.

7. Thủ trưng các tổ chức thuộc Bộ đã ban hành văn bn quđịnh tại khoản 1 Điều 9 của Quy định này có trách nhiệm xem xét, xử lý văn bản trái pháp luật đã ban hành.

Điều 11. Quy trình tự kiểm tra và xử lý văn bản khi nhận được thông báo hoặc yêu cầu, kiến nghị

1. Khi nhận được thông báo của Bộ, cơ quan ngang Bộ kháhoặc nhận được yêu cầukiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các phương tiện thông tin đại chúng về văn bn do Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc các tổ chức thuộc Bộ ban hành có dấu hiệu trái pháp luật hoặc không còn phù hợp; Lãnh đạo Bộ hoặc Thủ trưởng các tổ chức thuộc Bộ giao nhiệm vụ cho  quan, đơn vị đã tham mưu trình văn bản đó thực hiện việc tự kiểm tra và gửi Báo cáo kết quả tự kim tra cho Vụ Pháp chế, tổ chức pháp chế để lấy ý kiến.

2. Vụ Pháp chếtổ chức pháp chế thực hiện việc tự kitra độc lập, trả lời cơ quan, đơn vị tham mưu trình văn bản.

3. Cơ quan, đơn vị tham mưu trình văn bn lập hồ sơ tự kiểm tra văn bản báo cáo Lãnh đạo Bộ hoặc Thủ trưởng các tổ chức thuộc Bộ. Hồ sơ bao gồm:

a) Phiếu trình gii quyết văn bản theo mẫu quy định về công tác văn thư;

b) Phiếu kitra văn bản có du hiệu trái pháp luật (theo mẫu quđịnh tại Phụ lục III của Quy định này);

c) Văn bản được kiểm tra;

d) Văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý để kiểm tra;

đ) Báo cáo kết quả tự kim tra văn bn theo quđịnh tại khoản 5 Điều 10 ca Quy định này;

e) Ý kiến của Vụ Pháp chế hoặc tổ chức pháp chế về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật.

4. Lãnh đạo Bộ hoặc Thủ trưởng các tổ chức thuộc Bộ xem xét, kết luận và xử  văn bn có dấu hiệu trái pháp luật (nếu có). Cơ quan, đơn vị tham mưu trình văn bn dự thảo, trình Lãnh đạo Bộ hoặc Th trưng các tổ chức thuộc Bộ ký văn bn thông báo kết quả xử lý văn bản gửi cho Bộ,  quan nganBộ hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân và các phương tiện thông tin đại chúng đã thông báo, yêu cầukiến nghị; đồng thời gửi Vụ Pháp chế, tổ chức pháp chế để tổng hợp, theo dõi.

5. Thời hạn tự kiểm tra và xử lý văn bản theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khon 4 Điều này là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhn được thông báo của Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc nhận được yêu cầu, kiến nghị của tổ chức, cá nhân.

Hết thời hạn xử lý theo quy định tại khoản này, nếu cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo và cơ quan, đơn vị chủ trì trình văn bản, người đã ban hành văn bản có dấu hiệu trái pháp luật không tự kiểm traxử lý hoặc Vụ Pháp chếtổ chức pháp chế ca các tổ chức thuộc Bộ không nhất trí với kết quả xử lý của cơ quan, đơn vị chủ trì soạn tho, cơ quan, đơn vị chủ trì trình văn bn, người đã ban hành văn bản thì trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, Vụ Pháp chế, tổ chức pháp chế của các tổ chức thuộc Bộ có thẩm quyến xử lý đối vi văn bđó phải báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền cấp trên trực tiếp xem xét, xử lý theo quy định.

Chương 3.

KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN THEO THẨM QUYỀN

MỤC 1. KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO BỘ TRƯỞNG, THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN NGANG BỘ KHÁC; HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH BAN HÀNH

Điều 12. Thẩm quyền kiểm tra văn bản

Vụ trưởng Vụ Pháp chế chủ trì, phối hp vi Thủ trưởng các tổ chức thuộc Bộ giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông kim tra các văn bn quy phạm pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về thôntin và truyền thông do Bộ trưởngThủ trưng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tnh ban hành.

Điều 13. Phương thức kiểm tra văn bản

1. Kim tra văn bn gửi đến Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Kim tra văn bản khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các phương tiện thông tin đại chúng về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật hoặc không còn phù hợp.

3. Kim tra văn bản theo chuyêđề, địa bàn (tại cơ quan ban hành văn bản).

Điều 14. Kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn

1. Vụ Pháp chế xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình kiểm tra văn bn theo chuyên đề, địa bàn trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình đã được duyệt.

2. Trường hp cần thành lập Đoàn kim tra liên ngành để thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn thì Vụ Pháp chế đề xuất thành phn Đoàn kiểm tra trình Bộ trưởng quyết định.

3. Trước khi thực hiện việc kiểm tra theo chuyên đ, địa bàn, Vụ Pháp chế có trách nhiệm thông báo cho  quan có văn bn được kim tra biết. Cơ quan có văn bản được kim tra có trách nhiệm phối hp với Đoàn kiểm tra trong việc thực hiện kim tra văn bản.

Điều 15. Thẩm quyền xử lý văn bản trái pháp luật

Vụ trưởng Vụ Pháp chế tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý văn bản trái pháp luật về thông tin và truyền thông:

1. Kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưng cơ quan ngang Bộ hoặc Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ, bãi bỏ một phhoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật do Bộ trưng, Thủ trưng cơ quan nganBộ ban hành liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tnh ban hành trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết ca Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định ca Chủ tịch nước; các văn bản do Chính phủ, Thủ tưng Chính phủ ban hành hoặc trái với các văn bản của Bộ trưởnBộ Thông tin và Truyền thông về ngành, lĩnh vực do Bộ Thông tin và Truyền thông phụ trách.

3. Đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tưng Chính phủ hủy bỏ, bãi bỏ một phn hoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với văn bn về ngành, lĩnh vực qulý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 16. Quy trình thực hiện việc kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khác, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành

1. Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với thủ trưởng các tổ chức thuộc Bộ thực hiện kiểm tra, xử lý văn bản thuộc thẩm quyền kim tra ca Bộ trưng Bộ Thông tin và Truyền thông; theo dõi việc tiếp nhận văn bn được gửi đến đ kitra, phân công lãnh đạochuyên viên thực hiện kim tra văn bản.

Khi nhận được văn bản của Vụ Pháp chế yêu cầu phối hợp thực hiện kiểm traxử lý văn bản thì Thủ trưởng các tổ chức thuộc Bộ có trách nhiệm phân công người phối hợp thực hiện kim tra trực tiếp hoặc có văn bản trả lời trong thời gian 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.

2. Chuyên viên được phân công kim tra văn bản có trách nhiệm xem xét, đánh giá và kết luận tính hợp pháp của văn bản được kiểm tralập Phiếu kim tra văn bản, báo cáo Vụ trưởng Vụ Pháp chế.

Trường hợp phát hiện văn bn có nội dung trái pháp luật, trái thẩm quyền hoặc không còn phù hợp, lập Phiếu kiểm tra văn bản có dấu hiệu trái pháp luật báo cáo Vụ trưng Vụ Pháp chế.

3. Vụ Pháp chế lập hồ sơ kiểm tra và xử  văn bn trái pháp luật trình Lãnh đạo Bộ. Hồ sơ bao gồm:

a) Phiếu trình giải quyết văn bn theo mẫu quy định về công tác văn thư;

b) Phiếu kim tra văn bản có dấu hiệu trái pháp luật (theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Quy định này) và công văn trả lời của tổ chức thuộc Bộ (nếu có);

c) Văn bản được kim tra;

d) Văn bn quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý để kiểm tra;

đ) Dự thảo văn bản thông báo gửi cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản trái pháp luật.

4. Vụ Pháp chế tham mưu cho Bộ trưng Bộ Thông tin và Truyền thông ký thông báo gửi cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản để tự kiểm traxử lý theo quy định của pháp luật và yêu cầu gửi kết quả tự kiểm tra, xử lý cho Bộ Thông tin và Truyền thông.

5. Trong thời hạn quy định tại kho1 Điều 17 cQuy định này, cơ quan, người đã ban hành văn bn không gửi thông báo về kết quả tự kim tra, xử lý ca mình hoặc kết quả xử lý không được Bộ Thông tin và Truyền thông chp nhận thì Vụ Pháp chế tham mưu cho Lãnh đạo Bộ xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định sau:

a) Kiến nghị Bộ trưng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đã ban hành văn bản trái pháp luật đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bđó trong thời hạn quy định; nếu kiến nghị đó không được chp nhận hoặc không được xử lý trong thời hạn nói trên thì Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

b) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với văn bản quy phạm pháp luật về thông tin và truyền thông của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quc hội; Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tưng Chính phủ hoặc của Bộ Thông tin và Truyền thông.

c) Đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ hủy bỏ, bãi bỏ mộphần hoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tnh trái với văn bn về ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông.

6. Trường hp Vụ Pháp chế tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý văn bn trái pháp luật thì hồ sơ kiến nghị phải được gửi đến Bộ Tư pháp, đồng thời gửi đến Văn phòng Chính ph.

Điều 17. Thời hạn xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật

1. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ Thông tin và Truyền thông về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, cơ quan, người đã ban hành văn bản phải tổ chức tự kiểm tra, xử lý văn bản đó và thông báo kết quả xử lý cho Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Hết thời hạn xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều nàynếu cơ quan, người đã ban hành văn bn có dấu hiệu trái pháp luật không tự kim tra, xử lý hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông không nhất trí với kết quả xử lý của cơ quan, ngưđã ban hành văn bn thì trong thi hạn 15 (mười lăm ngày, Vụ trưng Vụ Pháp chế có trách nhiệm báo cáo và kiến nghị Bộ trưng Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện theo quđịnh tại khoản 5 Điều 16 của Quđịnh này.

MỤC 2. KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN CÓ CHỨA QUY PHẠM PHÁT LUẬT BAN HÀNH KHÔNG ĐÚNG HÌNH THỨC, THẨM QUYỀN

Điều 18. Thẩm quyền kiểm tra và xử lý văn bản có chứa quy phạm pháp luật ban hành không đúng hình thức, thẩm quyền

Vụ trưng Vụ Pháp chế tham mưugiúp Bộ trưng Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức thực hiện việc kiểm tra đối với các văn bản sau đây:

1. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật về thông tin và truyền thông do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành nhưng không được ban hành bng hình thức thông tư, thông tư liên tịch;

2. Văn bn có chứa quy phạm pháp luật về thông tin và truyền thông do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân;

3. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật về thông tin và truyền thônhoặc văn bản có thể thức và nội dung như văn bản quy phạm pháp luật do Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ khác, cơ quan thuộc Chính ph, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Điều 19. Phương thức kiểm tra và quy trình kiểm tra

1. Vụ trưng Vụ Pháp chế giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra các văbản quy định tại Điều 18 của Quy định này khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và của cơ quan thông tin đại chúng.

2. Quy trình kiểm tra đối với văn bản quy định tại Điều 18 thực hiện theo quy định tại khoản 1, 23 và khoản 4 Điều 16 của Quy định này.

Điều 20. Thông báo văn bản trái pháp luật và hình thức xử lý

1. Vụ trưng Vụ Pháp chế tham mưu cho Bộ trưng Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo cho Bộ trưởngThủ trưởng cơ quan ngang Bộ khác, Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân nơi có văn bản được kiểm tra để chỉ đạo, tổ chức việc tự kiểm tra, hủy bỏ văn bản theo thẩm quyền. Thông báo đồng thời cũng được gửi cho cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật.

2. Khi nhận được thông báo của Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan, người đã ban hành văn bn phđình chỉ và hủy bỏ nội dung trái pháp luật của văn bản. Trường hợp cơ quan, người đã ban hành văn bản không xử lý thì Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo cơ quan; người có thẩm quyn xử lý hy bỏ nội dung trái pháp luật của văn bản đó.

3. Các văn bản quy định tại Điều 18 của Quy định này được xử lý như sau:

a) Hủy bỏ toàn bộ văn bn đối với trường hợp văn bn có thể thức và nội dung như văn bn quy phạm pháp luật do người không có thm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành;

b) Hủy bỏ các quy phạm pháp luật trong văn bản do người có thẩm quyền ban hành văn bn quy phạm pháp luật ban hành nhưng không đúng hình thức văn bản theo quy định ca pháp luậtcác quy phạm pháp luật trong văn bản do người không có thẩm quyền ban hành văn bn quy phạm pháp luật ban hành.

Việc ban hành văn bn mới để điều chnh các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật trước đây điều chnh nhưnđã bị hủy bỏ do Bộ trưởngThủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấquyết định theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

4. Việc xem xét. xử lý trách nhiệm đối với người, cơ quan đã ban hành văn bản trái pháp luật quy định tại Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP.

Chương 4.

CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ VĂN BẢN TRÁI PHÁP LUẬT

Điều 21. Các hình thức xử lý văn bản trái pháp luật

1. Đình chỉ việc thi hành mộphần hoặc toàn bộ nội dung văn bn.

2. Hủy bỏbãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bn.

Điều 22. Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật

1. Hình thức đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bn áp dụng trong trường hợp nội dung trái pháp luật đó chưa được sửa đổi, bổ sung, hủbỏbãi bỏ kịp thời và nếu tiếp tục thực hiện thì có thể gây hậu qu nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Điều 23. Hủy bỏ, bãi bỏ văn bản trái pháp luật

1. Hình thức hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản áp dụng trong trường hp một phần hoặc toàn bộ văn bản đó được ban hành trái thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền về nội dung hoặc không phù hợp với quy định ca pháp luật từ thời điểm văn bản được ban hành.

2. Hình thức bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bn áp dụng trong trường hợp một phn hoặc toàn bộ văn bản làm căn cứ ban hành văn bđược kiểm tra đã được thay thế bằng văn bản khác của cơ quan nhà nước có thm quyền, dẫn đến nội dung của văn bản không còn phù hợp với pháp luật hin hành hoặc tình hình kinh tế – xã hội thay đổi

Điều 24. Đính chính văn bản

Trong quá trình kiểm tra phát hiện văn bản chỉ sai về căn cứ pháp lý được viện dẫn, thể thức, kỹ thuật trình bày còn nội dung của văn bản phù hợp với quđịnh của pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, hp pháp thì đính chính đối với những sai sót đó.

Chương 5.

NGHĨA VỤ, QUYỀN CỦA CƠ QUAN, NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN

Điều 25. Nghĩa vụ của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản có văn bản được kiểm tra

Cơ quan, người có thm quyền ban hành văn bn có văn bản được kiểm tra (sau đâgọi là cơ quan, người có văn bản được kim tra) có trách nhiệm sau:

1. Gửi văn bn đã ban hành đến cơ quan, ngưi có thm quyền kiểm tra theo quy định; cung cp thông tin, tài liệu cần thiết cho cơ quan, người có thm quyền kim tra văn bản.

2. Thực hiện việc đăng công báoniêm yết, đưa tin các văn bản quy phạm pháp luật đã được xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định ca pháp luật.

3. Giải trình về nội dung văn bn theo yêu cầu của cơ quan, người có thm quyền kiểm tra văn bản.

4. Kịp thời tổ chức tự kim tra để phát hiện và xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật theo quđịnh.

5. Thông báo về việc xử lý văn bn trái pháp luật cho cơ quan, người có thm quyn kim tra văn bn.

6. Tạo điều kiện cho cơ quan, người có thm quyền kiểm tra văn bản thực hiện nhiệm vụ kim tra văn bản.

7. Thực hiện các quyết định, u cầu ca Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP.

8. Thực hiện các quyết định, kiến nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điều 15 của Quy định này.

Điều 26. Quyền của cơ quan, người có văn bản được kiểm tra

1. Được thông báo về kế hoạch, nội dung kiểm tranội dung được yêu cu.

2. Trình bày ý kiến liên quan đến nội dung văn bn được kiểm tra.

3. Từ chối trả lời, cung cấp thông tin không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hoặc những thông tin thuộc bí mật nhà nước không được phép cung cấp theo quđịnh của pháp luật.

4. Giải trình và đề nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét lại thông báo về xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.

5. Trường hợp Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn quyết định xử lý theo quđịnh tại Điều 15 của Quy định này thì cơ quan, người có văn bản được kim tra có quyền đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét lại quyết định xử lý. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị xem xét lại quyết định xử lýnếu Bộ Thông tin và Truyền thông không trả lời hoặc cơ quan, người có văn bản được kim tra không nhất trí thì cơ quan, người có văn bn được kim tra có quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Khi thực hiện các quyền quđịnh tại khoản 4 và khoản 5 Điều nàycơ quan, người có văn bản được kiểm tra cn chứng minh được văn bản do mình ban hành đúng pháp luật và phi chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về tính trung thực, đúng đắn trong báo các đề nghị ca mình.

Điều 27. Xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật

Việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP và hưng dẫn cụ thể của Bộ Nội vụBộ Tư pháp.

Chương 6.

ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN

Điều 28. Kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý văn bản

1. Kinh phí bảo đảm cho côntác kiểm tra và người làm công tác kim tra văn bản quphạm pháp luật của cơ quan, tổ chức thuộc cấp nào do ngân sách nhà nước cấp đó bo đảm và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quđịnh tại Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, qun lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kim tra, xử lý văn bn quphạm pháp luật.

2. Hàng nămcăn cứ Kế hoạch tự kiểm tra, kim tra và xử lý văn bản và chế độ hiện hànhVụ Pháp chế phối hợp với các tổ chức thuộc Bộ Xâdựng Kế hoạch kinh phí cho công tác kiểm trvà xử lý văn bản quy phạm pháp luật gửi về Vụ Kế hoạch – Tài chính để tổng hợp.

3Vụ Kế hoạch – Tài chính phân bổ kinh phí cho côntác tự kim tra, kim tra văn bản trên cơ sở đề xuất của Vụ Pháp chế, trình lãnh đạo Bộ phê duyệt. Vụ Pháp chế có trách nhiệm quản lý, sử dụng s kinh phí được cấp hàng năm theo đúng các quy định ca pháp luật.

Điều 29. Cộng tác viên kiểm tra văn bản

1. Cộng tác viên kim tra văn bn là người được lựa chọn trong số các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và kiểm tra văn bn phù hợp với lĩnh vực văn bản được kim trado người đứng đầu cơ quan kiểm tra văn bản ký hp đồng cộng táchoạt động theo cơ chế khoán việc hoặc hp đồng có thời hạnchịu sự quản lýhướng dẫn nghiệp vụ và thực hiện công việc theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra văn bản.

2. Căn cứ mức độ, yêu cu kim tra văn bản quphạm pháp luật, Vụ trưng Vụ Pháp chế xây dựng và qun lý đội ngũ cộng tác viên kim tra văbản quy phạm pháp luật.

Điều 30. Hệ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra, xử lý văn bản

1. Hệ cơ sở dữ liệu kiểm tra văn bản bao gm các nội dung cơ bản sau:

a) Các văn bn quphạm pháp luật đã được rà soát để xác lập cơ sở pháp lý phục vụ cho việc tự kitra, kitra văn bản thuộc thẩm quyền ca Bộ Thôntin và Truyền thông;

b) Kết quả tự kiểm trakiểm tra và xử lý văn bn trái pháp luật;

c) Các thôntin về nghiệp vụ kim tra;

d) Các thôntin, tài liệu, dữ liệu khác phục vụ cho công tác tự kim tra. Kim tra văn bn.

2. Hệ cơ sở dữ liệu kim tra văn bn của Bộ Thông tin và Truyền thông được tin học hóa phù hp vđiều kiện thực tế để bảo đảm thuận tiện cho tra cứu và áp dụng.

Chương 7.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 31. Trách nhiệm của các tổ chức thuộc Bộ

1. Tự kim tra các văn bdo tổ chức mình chủ trì soạn tho và phối hợp với Vụ Pháp chế theo quđịnh tại Quy định này để việc kim tra, xử lý văn bn được tổ chức thực hiện kịp thời, đạt kết quả cao, đúng quy định của pháp luật.

2. Thường xuyên tiến hành rà soát, hệ thống hóa các văn bản quphạm pháp luật do Bộ Thông tin và Truyền thônban hành thuộc lĩnh vực mà tổ chức mình được giao giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước, kịp thi phát hiện các nội dung không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội, yêu cầu quản lý nhà nước hoặc khi cơ quan nhà nước cấp trên ban hành văn bn mới để đề xuất sửa đổi, b sung, thathế hoặc bãi bỏ.

3. Phân công tổ chức pháp chế hoặc chuyên viên làm đầu mốithực hiện nhiệm vụ kim tra, xử  văn bản.

4. Định kỳ 06 (sáu) tháng, hàng năm các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ báo cáo kết quả tự kiểm tra văn bản và xử lý văn bthequy định tại Quđịnh này.

Điều 32. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế

1. Chủ trì, phi hp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức thực hiện tự kim tra, kim traxử lý văn bản quy phạm pháp luật về thông tin và truyền thông.

2. Chủ trì, phối hợp với các tổ chức thuộc Bộ xâdựng, qun lý Hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác kim tra văn bn theo Điều 30 Quy định này; thường xuyên và kịp rà soát, xác định văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực tại thờđiểm kiểm tra văn bn để làm cơ sở pháp lý phục vụ cho công tác kiểm tra n bn.

3. Lập Sổ theo dõi côntác kiểm tra văn bản và Sổ theo dõi xử lý văn bn có dấu hiệu trái pháp luật theo mẫu quy định tại Phụ lục và Phụ lục IV của Quy định này để theo dõi, đôn đốc việc xử lý văn bản của các cơ quan.

4. Tổ chức sơ kết, tng kết côntác kiểm traxử lý văn bn quy phạm pháp luật về thông tin và truyền thôntheo kế hoạch; dự thảo báo cáo công tác kiểm tra văn bản trình Bộ trưởng phê duyệt để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi Bộ Tư pháp theo định kỳ sáu tháng, một năm.

Điều 33. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan

Khi phát hiện n bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông thuộc phạm vi điều chỉnh của Quđịnh này có nội dung trái pháp luật, mâu thuẫn, chng chéo hoặc khôncòn phù hvới tình hình phát triển kinh tế – xã hội, không đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của ngành thông tin và truyn thông thì cátổ chức, cá nhân có liên quan và cán bộ, công chức, viên chức ngành thông tin và truyền thông phn ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông, (qua Vụ Pháp chế) để kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền./.

 

PHỤ LỤC I

MẪU SỔ THEO DÕI CÔNG TÁC KIỂM TRA VĂN BẢN

(Ban hành kètheo Quy định về kiểm tra, xử lý văn bn quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông)

Tên cơ quan lập sổ theo dõi
——————-

SỔ THEO DÕI

CÔNG TÁC KIỂM TRA VĂN BẢN

NĂM ….

(Trang bìa S)

(Nội dung Sổ)

STT

Ngày tháng năm văn bản đến Bộ TT&TT

Số đến

Cơ quan ban hành văn bản

Số, ký hiệu của văn bản

Ngày tháng năm ban hành văn bản

Tên loại, trích yếu nội dung văn bản

Tự kiểm tra

Kiểm tra theo thẩm quyền

Người kiểm tra văn bản

Kết quả kiểm tra

Lãnh đạo

Chuyên viên

Trái pháp luật

Không trái pháp luật

1

2

3

 

PHỤ LỤC II

MẪU PHIẾU KIỂM TRA VĂN BẢN

(Ban hành kèm theo Quy định về kiểm tra, xử lý văn bn quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông)

BỘ TT&TT (CỤC…)
VỤ……(PHÒNG…)

——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

 

Hà Nội, ngày  tháng  năm 

 

PHIẾU KIỂM TRA VĂN BẢN

1. Tên văn bản được kiểm tra:

2. Văn bản làm cơ sở pháp lý để kiểm tra:

3. Ý kiến của chuyên viên kiểm tra:

– Văn bản có dấu hiệu trái pháp luật:

– Văn bn không có dấu hiệu trái pháp luật:

4. Ý kiến của Lãnh đạo phụ trách:

– Đồng ý:

– Không đồng ý:

 

Lãnh đạo phụ trách
(Họ và tên, chức vụ, chữ ký)

Chuyên viên kim tra
(Họ và tên, chữ ký)

 

PHỤ LỤC III

MẪU PHIẾU KIỂM TRA VĂN BẢN CÓ DẤU HIỆU TRÁI PHÁP LUẬT

(Ban hành kèm theo Quy định về kiểm tra, xử lý văn bquy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông)

BỘ TT&TT (CỤC…)
VỤ……(PHÒNG…)

——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

 

Hà Nội, ngày  tháng  năm 

 

PHIẾU KIỂM TRA VĂN BẢN CÓ DẤU HIỆU TRÁI PHÁP LUẬT

Chun viên kiểm tra văn bản:

Đơn vị công tác:

Văn bn được kim tra*:

STT**

Dấu hiệu trái pháp luật

Cơ sở pháp lý

Ý kiến của chuyên viên kiểm tra

Về dấu hiệu trái pháp luật

Đề xuất xử lý

1

2

 

Chuyên viên kim tra
(Họ và tên, chữ ký)

____________

Ghi rõ tên, s, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hànhcơ quan ban hành và trích yếu văn bn

** Ghi lần lượt các dấu hiệu trái pháp luật.

 

PHỤ LỤC IV

MẪU SỔ THEO DÕI XỬ LÝ VĂN BẢN CÓ DẤU HIỆU TRÁI PHÁP LUẬT

(Ban hành kèm theo Quy định về kiểm tra, x lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông)

Tên cơ quan lập sổ theo dõi
——————-

SỔ THEO DÕI XỬ LÝ VĂN BẢN

CÓ DẤU HIỆU TRÁI PHÁP LUẬT

NĂM ….

(Trang bìa S)

(Nội dung Sổ)

STT

Văn bản có dấu hiệu trái pháp luật *

Đề xuất xử lý

Kết quả xử lý

Ghi chú

Văn bản đề xuất **

Nội dung đề xuất

Người ký

Cơ quan/người có trách nhiệm xử lý

Văn bản xử lý ***

Nội dung xử lý

1

2

3

Ghi rõ tên, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành, tên cơ quan ban hành, trích yếu của văn bn.

** Ghi rõ tên, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành, người ký văn bn đề xuất.

*** Ghi rõ tênsố, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hànhngười ký văn bản xử lý.

 

 

THÔNG TƯ 13/2012/TT-BTTTT VỀ QUY ĐỊNH KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG DO BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 13/2012/TT-BTTTT Ngày hiệu lực 15/09/2012
Loại văn bản Thông tư Ngày đăng công báo 12/08/2012
Lĩnh vực Công nghệ thông tin
Bộ máy nhà nước, nội vụ
Ngày ban hành 30/07/2012
Cơ quan ban hành Bộ thông tin và truyền thông
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn
Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản