2. Khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT

Posted on

Khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là thủ tục hành chính mà tổ chức cần thực hiện. Việc thực hiện thủ tục này được thể hiện theo Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng năm 2013, Thông tư 156/2013/TT-BTC, Thông tư 219/2013/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 93/2017/TT-BTC. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể những nội dung như sau:

1. Đối tượng khai thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng

Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC, khoản 4 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định:  Đối tượng khai thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là người nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng theo quy định pháp luật về thuế GTGT.Trong đó, đối tượng khai thuế trong trường hợp này cụ thể là:  Áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.

2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

Căn cứ Điều 11 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008, khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng năm 2013, khoản 1 Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC khoản 4 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTCĐiều 2Thông tư 93/2017/TT-BTC,  phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT đối với các trường hợp được quy định như sau:

– Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý:

Số thuế GTGT phải nộp = giá trị gia tăng x thuế suất GTGT

– Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng:

Công thức như sau:

 GTGT= giá thanh toán bán ra – gá thanh toán mua vào tương ứng

Trong đó:

Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ragiá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăngcác khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.

Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.

Lưu ý:

– Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý.

– Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm.

Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau.

Kết luận: Khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là thủ tục hành chính mà tổ chức cần thực hiện. Khi thực hiện, tổ chức cần xem quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008, 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng năm 2013, Thông tư 156/2013/TT-BTC, Thông tư 219/2013/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 93/2017/TT-BTC.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây: Khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT