65. Khai quyết toán phí, lệ phí khác thuộc ngân sách nhà nước
Luật Quản lý thuế 2019; Luật phí và lệ phí 2015; Nghị định 120/2016/NĐ-CP, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP; Thông tư số 80/2021/TT-BTC; Thông tư số 19/2021/TT-BTC. quy định chi tiết về thủ tục khai quyết toán phí, lệ phí khác thuôc ngân sách nhà nước. Sau đây, Dữ liệu Pháp lý sẽ trình bày rõ hơn về vấn đề này:
1. Một số khái niệm
– Khái niệm phí được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Luật phí và lệ phí 2015 như sau:
Phí là một khoản tiền mà cá nhân, tổ chức phải trả nhằm bù đắp cơ bản các chi phí, đồng thời mang tính chất phục vụ khi cá nhân, tổ chức được cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được ban hành theo quy định của pháp luật. Có danh mục các loại phí phải nộp được ghi nhận tại mục A Phụ lục 01 ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí 2015.
– Lệ phí được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật phí và lệ phí 2015, theo đó:
Lệ phí được xác định là một khoản tiền đã được cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền ấn định mức thu mà các cá nhân, tổ chức bắt buộc phải nộp khi được các cơ quan nhà nước cung cấp các dịch vụ công, các công việc phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí được ghi nhận tại mục B Phụ lục 01 ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí 2015.
– Lưu ý: Điều 85 Thông tư số 80/2021/TT-BTC quy định:
+Ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng Việt. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. Trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài có tổng độ dài hơn 20 trang giấy A4 thì người nộp thuế có văn bản giải trình và đề nghị chỉ dịch những nội dung, điều khoản có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
+Đối với hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định thuế thì tuỳ vào tính chất của từng loại hợp đồng và yêu cầu của cơ quan thuế (nếu có), người nộp thuế cần dịch những nội dung trong hợp đồng như: tên hợp đồng, tên các điều khoản trong hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng hoặc thời gian thực tế chuyên gia của nhà thầu nước ngoài hiện diện tại Việt Nam (nếu có), trách nhiệm, cam kết của mỗi bên; các quy định về bảo mật và quyền sở hữu sản phẩm (nếu có), đối tượng có thẩm quyền ký kết hợp đồng, các nội dung có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế và các nội dung tương tự (nếu có); đồng thời gửi kèm theo bản sao hợp đồng có xác nhận của người nộp thuế.
+Việc hợp pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp chỉ bắt buộc trong trường hợp cụ thể hướng dẫn tại Điều 30, Điều 62 và Điều 70 Thông tư này.
2. Về khai quyết toán phí, lệ phí khác thuộc ngân sách nhà nước
Nghị định 120/2016/NĐ-CP quy định:
– Số thu từ phí, lệ phí năm 2016, tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện quyết toán theo quy định của Pháp lệnh Phí và lệ phí và quy định của pháp luật về quản lý thuế; sau khi quyết toán, số tiền phí, lệ phí được trích để lại chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định; từ ngày 1/1/2018, số tiền lệ phí còn dư phải nộp toàn bộ vào NSNN.
Theo hướng dẫn tại Nghị định 120, thì phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào NSNN, trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ theo tỷ lệ xác định; phần còn lại (nếu có) nộp NSNN.
– Nguyên tắc thứ hai là, phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo tỷ lệ xác định quy định tại Điều 5 Nghị định 120; phần còn lại (nếu có) nộp ngân sách nhà nước.
– Thứ ba, phí thu từ các hoạt động dịch vụ do tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí được xác định theo quy định tại Điều 5 Nghị định 120; phần còn lại (nếu có) nộp NSNN, trừ trường hợp Chính phủ có quy định khác thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. Số tiền phí được để lại là doanh thu của tổ chức thu phí.
3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế(Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019)
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
a) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;
c) Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
Lưu ý: Trường hợp người nộp thuế lựa chọn và gửi hồ sơ đến cơ quan thuế thông qua giao dịch điện tử thì phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Kết luận: Như vậy, khi thực hiện thủ tục khai quyết toán phí, lệ phí khác thuộc ngân sách nhà nước thì cần phải lưu ý những quy định của pháp luật về Luật Quản lý thuế 2019; Luật phí và lệ phí 2015; Nghị định 120/2016/NĐ-CP, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP; Thông tư số 80/2021/TT-BTC; Thông tư số 19/2021/TT-BTC.
Chi tiết trình tự, thủ tục, biểu mẫu xem tại đây: