THÔNG TƯ 05/2017/TT-BTP SỬA ĐỔI THÔNG TƯ 18/2013/TT-BTP HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ THỦ TỤC THANH TOÁN CHI PHÍ THỰC HIỆN VỤ VIỆC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ DO BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP BAN HÀNH

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày có hiệu lực: 01/07/2017

BỘ TƯ PHÁP
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 05/2017/TT-BTP

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 18/2013/TT-BTP NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 2013 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ THỦ TỤC THANH TOÁN CHI PHÍ THỰC HIỆN VỤ VIỆC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

Căn cứ Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

Căn cứ Nghị định số 80/2015/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý,

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2013/TT-BTP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn cách tính thời gian thực hiện và thủ tục thanh toán chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2013/TT-BTP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn cách tính thời gian thực hiện và thủ tục thanh toán chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

“ Điều 4. Thời gian tham gia tố tụng

1. Thời gian tham gia tố tụng vụ án hình sự bao gồm:

a) Thời gian gặp gỡ người bị buộc tội tại Trại tạm giam, Nhà tạm giữ do cán bộ Trại tạm giam, Nhà tạm giữ xác nhận; trường hợp bị can, bị cáo tại ngoại thì thời gian gặp do bị can, bị cáo xác nhận hoặc người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo xác nhận;

b) Thời gian tham gia hỏi cung bị can hoặc lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng với Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên do Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên hỏi cung hoặc lấy lời khai xác nhận;

c) Thời gian gặp gỡ, làm việc với người thân thích của người bị buộc tội; thời gian gặp gỡ, làm việc với người bị hại hoặc người thân thích của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác do những người này xác nhận;

d) Thời gian gặp gỡ, làm việc với người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng theo các giai đoạn tố tụng do người trực tiếp làm việc xác nhận;

đ) Thời gian tham gia các hoạt động tố tụng khác (đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm hiện trường,..) cùng với Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên do Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên xác nhận;

e) Thời gian nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng theo các giai đoạn tố tụng do người tiến hành tố tụng được phân công giải quyết vụ án xác nhận;

g) Thời gian xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ cần thiết liên quan đến việc bào chữa, bảo vệ do cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi người thực hiện trợ giúp pháp lý đến xác minh, thu thập chứng cứ xác nhận; thời gian chuẩn bị luận cứ bào chữa, bảo vệ do Trung tâm hoặc Chi nhánh xác nhận trên cơ sở đề xuất của người thực hiện trợ giúp pháp lý và phù hợp với nội dung, tính chất của vụ việc;

h) Thời gian tham gia phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hoặc Thư ký phiên tòa xác nhận;

i) Thời gian thực hiện các công việc cần thiết liên quan đến thủ tục kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm, thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do người được trợ giúp pháp lý xác nhận hoặc do Trung tâm hoặc Chi nhánh xác nhận trên cơ sở đề xuất của người thực hiện trợ giúp pháp lý và phù hợp với nội dung, tính chất của vụ việc;

k) Thời gian thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình thực hiện vụ việc để phục vụ việc bào chữa, bảo vệ do Trung tâm hoặc Chi nhánh xác nhận trên cơ sở đề xuất của người thực hiện trợ giúp pháp lý và phù hợp với nội dung, tính chất của vụ việc.

2. Thời gian tham gia tố tụng vụ án dân sự, việc dân sự bao gồm:

a) Thời gian gặp gỡ, làm việc với đương sự, người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác do những người này xác nhận;

b) Thời gian gặp gỡ, làm việc với người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng theo các giai đoạn tố tụng do người trực tiếp làm việc xác nhận;

c) Thời gian nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng do người được phân công giải quyết vụ án xác nhận;

d) Thời gian xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ cần thiết liên quan đến việc bảo vệ do cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi người thực hiện trợ giúp pháp lý đến xác minh, thu thập chứng cứ xác nhận; thời gian chuẩn bị luận cứ bảo vệ do Trung tâm hoặc Chi nhánh xác nhận trên cơ sở đề xuất của người thực hiện trợ giúp pháp lý và phù hợp với nội dung, tính chất của vụ việc;

đ) Thời gian tham gia các hoạt động tố tụng khác (thẩm định, định giá,..) do cơ quan, tổ chức đó (thẩm định, định giá,…) xác nhận;

e) Thời gian tham gia phiên họp kiểm tra giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ do người được phân công giải quyết vụ án xác nhận;

g) Thời gian tham gia hòa giải đối với vụ án dân sự bắt buộc phải hòa giải trước khi xét xử theo quy định của pháp luật do Thẩm phán chủ trì hoặc Thư ký phiên hòa giải xác nhận;

h) Thời gian tham gia phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hoặc Thư ký phiên tòa xác nhận;

i) Thời gian thực hiện các công việc cần thiết liên quan đến thủ tục kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm, thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do người được trợ giúp pháp lý xác nhận hoặc do Trung tâm hoặc Chi nhánh xác nhận trên cơ sở đề xuất của người thực hiện trợ giúp pháp lý và phù hợp với nội dung, tính chất của vụ việc;

k) Thời gian thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình thực hiện vụ việc để phục vụ việc bảo vệ do Trung tâm hoặc Chi nhánh xác nhận trên cơ sở đề xuất của người thực hiện trợ giúp pháp lý và phù hợp với nội dung, tính chất của vụ việc.

3. Thời gian tham gia tố tụng vụ án hành chính bao gồm:

a) Thời gian gặp gỡ, làm việc với cá nhân, tổ chức có liên quan đến vụ việc theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i và k khoản 2 Điều này.

b) Thời gian tham gia đối thoại do Thẩm phán hoặc Thư ký phiên đối thoại xác nhận.

4. Trường hợp Giám đốc Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh quyết định cử từ 02 (hai) người thực hiện trợ giúp pháp lý trở lên thực hiện trợ giúp pháp lý cho 01(một) người được trợ giúp pháp lý trong cùng một vụ án theo quy định của pháp luật thì thời gian làm căn cứ thanh toán chế độ bồi dưỡng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho mỗi người phải bảo đảm một công việc thực hiện chỉ được tính cho một người thực hiện.

5. Trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án thì thời gian làm căn cứ thanh toán chế độ bồi dưỡng vụ việc trợ giúp pháp lý của người thực hiện trợ giúp pháp lý là thời gian thực tế mà người thực hiện trợ giúp pháp lý đã tham gia trợ giúp pháp lý đến thời điểm đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

6. Trong trường hợp thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý thì thời gian làm căn cứ thanh toán chế độ bồi dưỡng vụ việc trợ giúp pháp lý của người thực hiện trợ giúp pháp lý là thời gian thực tế mà người thực hiện trợ giúp pháp lý đã tham gia trợ giúp pháp lý đến thời điểm thay thế. Thời gian làm căn cứ thanh toán chế độ bồi dưỡng vụ việc trợ giúp pháp lý đối với người được Trung tâm hoặc Chi nhánh cử thay thế là thời gian thực tế mà người thực hiện trợ giúp pháp lý được cử thay thế tiếp tục thực hiện các công việc tiếp theo.

7. Trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý tiếp tục được Trung tâm hoặc Chi nhánh cử thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý ở các giai đoạn tố tụng tiếp theo hoặc trong trường hợp vụ án tiếp tục được giải quyết sau tạm đình chỉ thì thời gian làm căn cứ thanh toán chế độ bồi dưỡng vụ việc trợ giúp pháp lý của người thực hiện trợ giúp pháp lý là thời gian thực tế mà người thực hiện trợ giúp pháp lý đã tham gia trợ giúp pháp lý trong giai đoạn tiếp theo.

2. Bổ sung các Điều 4a, 4b, 4c sau Điều 4 như sau:

“Điều 4a. Chế độ bồi dưỡng theo buổi làm việc

1. Chế độ bồi dưỡng theo buổi làm việc (1/2 ngày làm việc) được áp dụng đối với các vụ việc trợ giúp pháp lý đại diện ngoài tố tụng và các vụ việc tham gia tố tụng do người thực hiện trợ giúp pháp lý lựa chọn để làm căn cứ chi trả chế độ bồi dưỡng thực hiện vụ việc.

2. Buổi làm việc làm căn cứ chi trả tiền bồi dưỡng thực hiện vụ việc cho người thực hiện trợ giúp pháp lý được xác định như sau:

a) Buổi làm việc của người thực hiện trợ giúp pháp lý được tính trên cơ sở 04 giờ làm việc;

b) Trường hợp, người thực hiện trợ giúp pháp lý làm việc trong nhiều buổi nhưng mỗi buổi thực hiện không đủ 04 giờ, thì số buổi làm việc được tính trên tổng số giờ làm việc thực tế (cộng dồn) của người thực hiện trợ giúp pháp lý. Số giờ làm việc lẻ còn lại (nếu có) được tính như sau:

Nếu số giờ làm việc lẻ không đủ 0giờ thì tính thành 1/2 buổi làm việc.

Nếu số giờ làm việc lẻ từ đủ 0giờ trở lên thì tính thành 01 buổi làm việc.

Điều 4b. Khoán chi theo vụ việc

1. Khoán chi theo vụ việc được áp dụng đối với những vụ việc tham gia tố tụng do người thực hiện trợ giúp pháp lý lựa chọn bằng hình thức văn bản sau khi được phân công để làm căn cứ chi trả chế độ bồi dưỡng thực hiện vụ việc.

2. Khi thực hiện khoán chi theo vụ việc, Giám đốc Trung tâm căn cứ nội dung, tính chất vụ việc tham gia tố tụng để quyết định mức khoán chi, cụ thể như sau:

a) Đối với vụ việc tham gia tố tụng hình sự, tính chất vụ việc làm căn cứ để thực hiện khoán chi theo vụ việc được xác định trên cơ sở quy định về phân loại tội phạm trong Bộ luật tố tụng hình sự;

b) Đối với vụ việc tham gia tố tụng dân sự, tính chất vụ việc làm căn cứ để thực hiện khoán chi theo vụ việc được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 337 Bộ luật tố tụng dân sự;

c) Đối với vụ việc tham gia tố tụng hành chính, tính chất vụ việc làm căn cứ để thực hiện khoán chi theo vụ việc được xác định theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật tố tụng hành chính.

3. Khi lựa chọn hình thức khoán chi theo vụ việc thì tùy tính chất, nội dung vụ việc, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải thực hiện các công việc sau đây:

a) Vụ việc tham gia tố tụng hình sự: gặp gỡ, làm việc với người bị buộc tội, người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người tham gia tố tụng khác; tham gia các hoạt động tố tụng; làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và thực hiện các công việc cần thiết khác có liên quan đến việc bào chữa, bảo vệ.

Chi tiết các công việc cần phải thực hiện, thời gian tương ứng cho việc thực hiện mỗi công việc và thời gian tối đa khoán chi cho mỗi vụ việc được thể hiện tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.

b) Vụ việc tham gia tố tụng dân sự; tố tụng hành chính: gặp gỡ, làm việc với các đương sự, những người tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng; tham gia các hoạt động tố tụng; làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và thực hiện các công việc cần thiết khác có liên quan đến việc bảo vệ.

Chi tiết các công việc cần phải thực hiện, thời gian tương ứng cho việc thực hiện mỗi công việc và thời gian tối đa khoán chi cho mỗi vụ việc được thể hiện tại Phụ lục số 02 và số 03 kèm theo Thông tư này.

4. Việc chi trả tiền bồi dưỡng cho người thực hiện trợ giúp pháp lý theo hình thức khoán chi vụ việc phải căn cứ vào công việc mà người thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện. Trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý không thực hiện một hoặc một số công việc theo quy định của Thông tư này thì những công việc đó sẽ không được xác định làm căn cứ để chi trả tiền bồi dưỡng.

Ví dụ: Luật sư A được Trung tâm trợ giúp pháp lý phân công thực hiện trợ giúp pháp lý đối với tội nghiêm trọng. Theo hình thức khoán, Luật sư A phải thực hiện các công việc được nêu tại Phần A phụ lục số 01 (Tham gia từ giai đoạn điều tra đến khi xét xử sơ thẩm đối với tội nghiêm trọng), trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý, Luật sư A gặp gỡ người được trợ giúp pháp lý thống nhất về mức bồi dưỡng …từ 01 lần trở lên thì thời gian để làm căn cứ thanh toán bồi dưỡng 01 buổi tương đương 500.000 đồng mà không phụ thuộc vào số lần gặp, thời gian làm việc mỗi lần gặp. Nếu Luật sư A không thực hiện công việc này thì sẽ bị trừ đi số buổi tương ứng là 01 buổi.

5. Người thực hiện trợ giúp pháp lý kê các công việc đã thực hiện và xác nhận về các công việc đã thực hiện vào Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2013/TT-BTP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn cách tính thời gian thực hiện và thủ tục thanh toán chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.

Điều 4c. Khoán chi theo vụ việc trong một số trường hợp đặc biệt

1. Trong trường hợp Giám đốc Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh quyết định cử từ 02 (hai) Trợ giúp viên pháp lý để thực hiện trợ giúp pháp lý cho 01 (một) người được trợ giúp pháp lý trong cùng một vụ án thì tùy theo tính chất, nội dung vụ việc, căn cứ để chi trả tiền bồi dưỡng là các công việc thực tế của mỗi người thực hiện nhưng không vượt quá số buổi tương ứng áp dụng đối với hình thức khoán chi vụ việc quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Ví dụ 1: A bị truy tố vào tội có khung hình phạt thuộc loại tội nghiêm trọng, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý cử 02 (hai) người thực hiện trợ giúp pháp lý cho A từ giai đoạn điều tra. Sau khi hoàn thành, Giám đốc Trung tâm sẽ căn cứ vào công việc thực tế do 02 (hai) người thực hiện đã làm để làm căn cứ thanh toán bồi dưỡng vụ việc nhưng số buổi thanh toán không vượt quá: 14 buổi.

2. Trường hợp vụ việc trợ giúp pháp lý có 01 (một) người thực hiện trợ giúp pháp lý được phân công thực hiện cho 02 (hai) người được trợ giúp pháp lý trở lên trong cùng một vụ án thì căn cứ để chi trả tiền bồi dưỡng thực hiện vụ việc như sau:

a) Nếu nội dung vụ việc có cùng tính chất thì căn cứ để chi trả tiền bồi dưỡng là các công việc thực tế của người thực hiện nhưng không vượt quá 130% số buổi tương ứng áp dụng đối với hình thức khoán chi vụ việc quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Ví dụ 2: Luật sư – cộng tác viên A thực hiện trợ giúp pháp lý cho B và C từ giai đoạn điều tra. B và C cùng bị truy tố vào tội có khung hình phạt thuộc tội ít nghiêm trọng. Sau khi hoàn thành, Trung tâm sẽ căn cứ vào công việc thực tế do Cộng tác viên A đã làm để làm căn cứ thanh toán bồi dưỡng vụ việc nhưng số buổi thanh toán không vượt quá: 130% x 8,5 buổi = 11,5 buổi.

b) Nếu nội dung vụ việc có tính chất khác nhau thì áp dụng mức khoán chi không vượt quá 130% số buổi tương ứng áp dụng đối với vụ việc có tính chất phức tạp hơn.

Ví dụ 3: Luật sư – cộng tác viên B thực hiện trợ giúp pháp lý cho A và C từ giai đoạn điều tra. A bị truy tố vào tội có khung hình phạt thuộc tội ít nghiêm trọng, C bị truy tố vào tội có khung hình phạt thuộc tội nghiêm trọng. Căn cứ để chi trả tiền bồi dưỡng là các công việc thực tế của người thực hiện nhưng không vượt quá: 130% x 14 buổi = 18,2 buổi.

3. Trường hợp thực hiện trợ giúp pháp lý cho 01 (một) người được trợ giúp pháp lý bị truy tố 02 (hai) tội danh trở lên trong cùng một vụ án thì căn cứ để chi trả tiền bồi dưỡng thực hiện vụ việc như sau:

a) Nếu 02 (hai) tội danh có khung hình phạt khác nhau theo tính chất vụ việc thì áp dụng mức khoán chi không vượt quá 130% số buổi tương ứng áp dụng đối với vụ việc ở tội danh có khung hình phạt cao hơn.

Ví dụ 4: A bị truy tố 02 (hai) tội danh: 01 tội danh có khung hình phạt thuộc tội nghiêm trọng, 01 (một) tội danh có khung hình phạt thuộc tội rất nghiêm trọng và người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia từ giai đoạn điều tra. Căn cứ để chi trả tiền bồi dưỡng là các công việc thực tế của người thực hiện nhưng không vượt quá: 130% x 19 buổi = 24,7 buổi.

b) Nếu 02 (hai) tội danh có cùng khung hình phạt thuộc cùng tính chất thì căn cứ để chi trả tiền bồi dưỡng là các công việc thực tế của người thực hiện nhưng không vượt quá 130% số buổi tương ứng áp dụng đối với hình thức khoán chi vụ việc quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

Ví dụ 5: B bị truy tố 02 (hai) tội danh đều có cùng khung hình phạt thuộc tội rất nghiêm trọng và người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia từ giai đoạn điều tra, căn cứ để chi trả tiền bồi dưỡng là các công việc thực tế của người thực hiện nhưng không vượt quá: 130% x 19 buổi = 24,7 buổi.”

Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp

Các vụ việc đã hoàn thành và người thực hiện đã nộp hồ sơ đề nghị thanh toán trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện thống nhất theo quy định Thông tư số 18/2013/TT-BTP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn cách tính thời gian thực hiện và thủ tục thanh toán chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý để chi trả tiền bồi dưỡng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.

Đối với vụ việc có hoạt động phát sinh trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì hồ sơ thanh toán đối với hoạt động này áp dụng theo quy định của Thông tư số 18/2013/TT-BTP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn cách tính thời gian thực hiện và thủ tục thanh toán chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý để chi trả tiền bồi dưỡng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý; đối với hoạt động phát sinh kể từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực trở về sau thì hồ sơ thanh toán đối với hoạt động đó áp dụng theo quy định của Thông tư này.

Điều 3. Điều khoản thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017./.

 

 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư trung ương Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Thủ tướng, các 
Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang B, cơ quan thuộc Chính ph;
– HĐND, UBND các tnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– 
Văn phòng Quốc hội;
– Hội đng Dân tộc và các Ủy ban của Quc hội;
– Tòa án nhân d
ân tối cao;
– Viện kim sát nhân dân tối cao;
– 
Kim toán Nhà nước;
– Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các hội, đoàn th;
– Cục Kiểm tra văn bn quy phạm pháp luậtBộ Tư pháp;
– Sở Tư pháp, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– 
Công báo, cổng thông tin điện tử: Chính phủ, Bộ Tư phápBộ Tài chính;
– Lưu: VT, Cục TGPL (2).

BỘ TRƯỞNG

Lê Thành Long

PHỤ LỤC SỐ 01

HƯỚNG DẪN KHOÁN CHI VỤ VIỆC THAM GIA TỐ TỤNG HÌNH SỰ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BTP ngày 20/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

A. KHI THAM GIA TỪ GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA ĐẾN GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM

Công việc

Tội ít nghiêm trọng

Tội nghiêm trọng

Tội rất nghiêm trọng

Tội đặc biệt nghiêm trọng

Chi chú

(Buổi tối đa)

(Buổi tối đa)

(Buổi tối đa)

(Buổi tối đa)

 

Vụ việc được đình chỉ giải quyết ở giai đoạn nào thì tính thực tế đến thời điểm đình chỉ.

I. GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA

4 buổi

7 buổi

10 Buổi

11,5 buổi

(1) Tham gia hỏi cung bị can cùng với Điều tra viên; tham gia lấy lời khai người bị hại, người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

1,5

2,0

2,5

3,0

(2) Gặp gỡ người được trợ giúp pháp lý thống nhất về mức yêu cầu bồi thường, mức độ thiệt hại phải bồi thường hoặc thực hiện các quyền, nghĩa vụ tài sản theo quy định của pháp luật.

0,5

1,0

1,5

2,0

(3) Gặp gỡ người bị buộc tội hoặc người thân thích của họ; gặp gỡ, tiếp xúc người làm chứng; làm việc với người bị hại, người thân thích của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và những người tham gia tố tụng khác.

1,0

1,5

2,0

1,5

(4) Xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ cần thiết liên quan.

0,5

1,5

2,0

2,5

(5) Tham gia các hoạt động tố tụng khác (đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm hiện trường,..).

0,5

1,0

2,0

2,5

II. GIAI ĐOẠN TRUY TỐ

2 buổi

3,5 buổi

4,5 buổi

6,5 buổi

(6) Tham gia hỏi cung bị can cùng với Kiểm sát viên hoặc gặp gỡ, tiếp xúc, làm việc với người tiến hành tố tụng (Kiểm sát viên).

1,0

1,5

1,5

2,5

(7) Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại Viện Kiểm sát.

0,5

1,0

1,5

2,0

(8) Tham gia các hoạt động tố tụng khác ở giai đoạn truy tố.

0,5

1,0

1,5

2,0

III. GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM

2,5 buổi

3,5 buổi

4,5 buổi

6 buổi

 
(9) Nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại Tòa án; chuẩn bị luận cứ bào chữa, bảo vệ.

0,5

1,0

1,5

2,0

(10) Tham gia phiên tòa.

1,0

1,5

2,0

2,5

(11) Thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến đến việc bào chữa, bảo vệ hoặc các công việc liên quan đến thủ tục kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm.

1,0

1,0

1,0

1,5

TỔNG CẢ 3 GIAI ĐOẠN (I)+(II)+(III)

8,5 buổi

14 buổi

19 buổi

24 buổi

 

B. KHI THAM GIA TỪ GIAI ĐOẠN TRUY TỐ ĐẾN GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM

Công việc

Tội ít nghiêm trọng

Tội nghiêm trọng

Tội rất nghiêm trọng

Tội đặc biệt nghiêm trọng

Chi chú

(Buổi tối đa)

(Buổi tối đa)

(Buổi tối đa)

(Buổi tối đa)

 

Vụ việc được đình chỉ giải quyết ở giai đoạn nào thì tính thực tế đến thời điểm đình chỉ.

 

 

I. GIAI ĐOẠN TRUY TỐ

5,5 buổi

06 buổi

8,5 buổi

11 buổi

(1) Thực hiện các công việc (2), (3) và (4) của giai đoạn Điều tra.

3,5

3,5

4,0

4,5

(2) Tham gia hỏi cung bị can cùng với Kiểm sát viên hoặc gặp gỡ, tiếp xúc, làm việc với người tiến hành tố tụng.

1,0

1,5

1,5

2,5

(3) Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại Viện Kiểm sát.

0,5

1,0

1,5

2,0

(4) Tham gia các hoạt động tố tụng khác ở giai đoạn truy tố.

0,5

1,0

1,5

2,0

II. GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM

3,0 buổi

3,5 buổi

4,5 buổi

6,0 buổi

(5) Nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại Tòa án; chuẩn bị luận cứ bào chữa, bảo vệ.

1,0

1,0

1,5

2,0

(6) Tham gia phiên tòa.

1,0

1,5

2,0

2,5

(7) Thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến đến việc bào chữa, bảo vệ hoặc các công việc liên quan đến thủ tục kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm.

1,0

1,0

1,0

1,5

TỔNG THAM GIA 2 GIAI ĐOẠN (I)+(II)

8.5 buổi

9,5 buổi

13 buổi

17 buổi

 

C. KHI THAM GIA TỪ GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM

Công việc

Tội ít nghiêm trọng

Tội nghiêm trọng

Tội rất nghiêm trọng

Tội đặc biệt nghiêm trọng

Chi chú

GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM

8,5 buổi

9 buổi

11 buổi

12,5 buổi

 

Vụ việc được đình chỉ giải quyết ở giai đoạn nào thì tính thực tế đến thời điểm đình chỉ.

(1) Thực hiện các công việc (2), (3) và (4) của giai đoạn Điều tra.

4,0

4,5

5

5,5

(2) Nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại Tòa án; chuẩn bị luận cứ bào chữa, bảo vệ.

2,5

2,5

3

3,5

(3) Tham gia phiên tòa.

1,0

1,0

1,5

2,0

(4) Thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến đến việc bào chữa, bảo vệ hoặc các công việc liên quan đến thủ tục kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm.

1,0

1,0

1,5

1,5

D. GIAI ĐOẠN PHÚC THẨM

I. Người thực hiện TGPL đã tham gia ở các giai đoạn trước, tiếp tục được phân công thực hiện ở giai đoạn phúc thẩm

Công việc

Tội ít nghiêm trọng

Tội nghiêm trọng

Tội rất nghiêm trọng

Tội đặc biệt nghiêm trọng

Chi chú

(Buổi tối đa)

(Buổi tối đa)

(Buổi tối đa)

(Buổi tối đa)

 

Vụ việc được đình chỉ giải quyết ở giai đoạn nào thì tính thực tế đến thời điểm đình chỉ.

(1) Gặp gỡ bị cáo hoặc thân nhân của họ hoặc gặp gỡ người được trợ giúp pháp lý thống nhất về mức yêu cầu bồi thường, mức độ thiệt hại phải bồi thường hoặc thực hiện các quyền, nghĩa vụ tài sản theo quy định của pháp luật; gặp gỡ, tiếp xúc người làm chứng; thu thập tài liệu, đồ vật, chứng cứ liên quan.

1,0

1,5

1,5

1,5

(2) Gặp gỡ, tiếp xúc người bị hại, người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

1,0

1,0

1,0

1,5

(3) Nghiên cứu hồ sơ vụ việc.

0,5

1,0

1,5

2,0

(4) Tiếp xúc, làm việc với người tiến hành tố tụng.

1,0

0,5

1,0

1,0

(5) Các công việc cần thiết khác có liên quan đến yêu cầu của người được TGPL (tham gia các hoạt động giám định, định giá chuẩn bị bản luận cứ, bảo vệ,..).

0,5

0,5

0,5

1,0

(6) Tham gia phiên tòa.

1,0

1,5

02

2,0

Tổng số

5,0 buổi

6 buổi

7,5 buổi

9 buổi

 

II. Người thực hiện TGPL không tham gia ở các giai đoạn trước

Công việc

Tội ít

nghiêm trọng

Tội nghiêm trọng

Tội rất nghiêm trọng

Tội đặc biệt nghiêm trọng

Chi chú

(Buổi tối đa)

(Buổi tối đa)

(Buổi tối đa)

(Buổi tối đa)

 

Vụ việc được đình chỉ giải quyết ở giai đoạn nào thì tính thực tế đến thời điểm đình chỉ.

 

 

(1) Gặp gỡ bị can/bị cáo hoặc thân nhân của họ hoặc gặp gỡ người được trợ giúp pháp lý thống nhất về mức yêu cầu bồi thường, mức độ thiệt hại phải bồi thường hoặc thực hiện các quyền, nghĩa vụ tài sản theo quy định của pháp luật.

2,5

3,0

3,0

3,0

(2) Tham gia lấy lời khai người bị hại, người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

1,0

1,5

2,0

2,0

(3) Gặp gỡ, tiếp xúc người làm chứng; Thu thập tài liệu, đồ vật, chứng cứ liên quan.

1,5

2,0

2,0

2,5

(4) Nghiên cứu hồ sơ vụ việc theo các giai đoạn tố tụng (phúc thẩm).

1,0

1,0

1,5

2,0

(5) Tiếp xúc, làm việc với người tiến hành tố tụng.

1,0

0,5

1,0

1,0

(6) Các công việc cần thiết khác có liên quan đến yêu cầu của người được TGPL (tham gia các hoạt động giám định, định giá chuẩn bị bản luận cứ, bảo vệ,..).

0,5

0,5

0,5

1,0

(7) Tham gia phiên tòa.

1,0

1,5

2,0

2,5

Tổng số

8,5 buổi

10 buổi

12 buổi

14 buổi

E. GIAI ĐOẠN GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM

I. Người thực hiện TGPL đã tham gia ở giai đoạn sơ thẩm (hoặc phúc thẩm) hoặc ở cả hai giai đoạn đến khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm

Công việc

Tội ít

nghiêm trọng

Tội nghiêm trọng

Tội rất nghiêm trọng

Tội đặc biệt nghiêm trọng

Chi chú

 

(Buổi tối đa)

(Buổi tối đa)

(Buổi tối đa)

(Buổi tối đa)

 
(1) Thực hiện các công việc cần thiết liên quan đến kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

1,0

1,5

2,0

2,5

Vụ việc được đình chỉ giải quyết ở giai đoạn nào thì tính thực tế đến thời điểm đình chỉ.
(2) Làm việc với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.

1,5

2,0

2,5

3,0

(3) Tiếp xúc, gặp gỡ bị cáo hoặc thân nhân của họ hoặc gặp gỡ người được trợ giúp pháp lý thống nhất về mức yêu cầu bồi thường, mức độ thiệt hại phải bồi thường hoặc thực hiện các quyền, nghĩa vụ tài sản theo quy định của pháp luật.

1,0

1,5

2,0

2,5

(4) Thực hiện xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ, tình tiết liên quan đến vụ việc.

1,5

2,0

2,5

3,0

(5) Nghiên cứu hồ sơ vụ việc.

0,5

1,0

1,0

1,0

(6) Chuẩn bị các văn bản liên quan đến vụ việc, văn bản kiến nghị.

1,0

1,0

1,5

2,0

(7) Tham gia phiên Tòa giám đốc thẩm/tái thẩm.

0,5

0,5

1,0

1,5

Tổng

7,0

9,5

12,5

15,5

II. Người thực hiện TGPL chưa từng tham gia thực hiện vụ việc

Công việc

Tội ít

nghiêm trọng

Tội nghiêm trọng

Tội rất nghiêm trọng

Tội đặc biệt nghiêm trọng

Chi chú

 

(Buổi tối đa)

(Buổi tối đa)

(Buổi tối đa)

(Buổi tối đa)

 
(1) Thực hiện các công việc cần thiết liên quan đến kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

1,5

2,0

2,5

3,0

 

Vụ việc được đình chỉ giải quyết ở giai đoạn nào thì tính thực tế đến thời điểm đình chỉ.

(2) Làm việc với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.

1,5

2,0

2,5

3,0

(3) Tiếp xúc, gặp gỡ bị cáo hoặc người thân thích của họ hoặc gặp gỡ người được trợ giúp pháp lý thống nhất về mức yêu cầu bồi thường, mức độ thiệt hại phải bồi thường hoặc thực hiện các quyền, nghĩa vụ tài sản theo quy định của pháp luật.

1,0

1,5

2,5

3,0

(4) Thực hiện xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ, tình tiết liên quan đến vụ việc.

1,5

2,0

2,5

3,0

(5) Nghiên cứu hồ sơ vụ việc.

1,5

2,0

2,5

3,0

(6) Chuẩn bị các văn bản liên quan đến vụ việc, văn bản kiến nghị.

1,0

1,5

2,0

2,5

(7) Tham gia phiên Tòa giám đốc thẩm/tái thẩm.

0,5

1,0

1,5

2,0

Tổng số

8,5

12

16

19,5

 

PHỤ LỤC SỐ 02

HƯỚNG DẪN KHOÁN CHI VỤ VIỆC THAM GIA TỐ TỤNG DÂN SỰ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BTP ngày 20/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

A. GIAI ĐOẠN SƠ THẨM

Công việc thực hiện

Vụ việc không phức tạp

(Buổi tối đa)

Vụ việc phức tạp

(Buổi tối đa)

Ghi chú

I. Tham gia từ khi khởi kiện đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm

12

20

 

Vụ việc được đình chỉ giải quyết ở giai đoạn nào thì tính thực tế đến thời điểm đình chỉ.

1. Giai đoạn khởi kiện

3,5

5

(1) Gặp gỡ, làm việc với đương sự và những người có liên quan.

1,5

2,0

(2) Nghiên cứu hồ sơ do người được TGPL cung cấp.

1,0

1,5

(3) Các công việc khác trong giai đoạn khởi kiện (viết đơn khởi kiện; chuẩn bị hồ sơ khởi kiện cho người được trợ giúp pháp lý, …).

1,0

1,5

2. Giai đoạn xét xử sơ thẩm

8,5

15

(4) Gặp gỡ đương sự, người làm chứng, những người liên quan và những người tham gia tố tụng khác.

1,0

2,0

(5) Gặp gỡ, làm việc với người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng.

1,5

2,0

(6) Nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại Tòa án; chuẩn bị luận cứ bảo vệ.

1,0

2,0

(7) Xác minh, thu thập, đánh gia tài liệu, đồ vật, chứng cứ cần thiết liên quan đến việc bảo vệ.

1,5

2,0

(8) Tham gia các hoạt động tố tụng khác (thẩm định, định giá …).

0,5

1,0

(9) Làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

1,0

2,0

(10) Tham gia phiên hòa giải (nếu có); phiên họp công bố chứng cứ.

0,5

1,0

 
(11) Tham gia phiên tòa sơ thẩm.

1,0

2,0

(12) Thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến đến việc bảo vệ hoặc các công việc liên quan đến thủ tục kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm.

0,5

1,0

II. Tham gia từ khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm

8,5

15,5

 
(1) Gặp gỡ, làm việc với đương sự, người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác.

1,0

2,0

(2) Gặp gỡ, làm việc với người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng.

1,0

2,0

(3) Nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại Tòa án; chuẩn bị luận cứ bảo vệ.

1,5

2,0

(4) Xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ cần thiết liên quan đến việc bảo vệ.

1,5

2,5

(5) Tham gia các hoạt động tố tụng khác (thẩm định, định giá …).

0,5

1,0

(6) Làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

1,0

2,0

(7) Tham gia phiên hòa giải (nếu có); phiên họp công bố chứng cứ.

0,5

1,0

(8) Tham gia phiên tòa sơ thẩm.

1,0

2,0

(9) Thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến đến việc bảo vệ hoặc các công việc liên quan đến thủ tục kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm.

0,5

1,0

B. GIAI ĐOẠN PHÚC THẨM

Công việc thực hiện

Vụ việc không phức tạp

(Buổi tối đa)

Vụ việc phức tạp

(Buổi tối đa)

Ghi chú

I. Người thực hiện TGPL đã tham gia từ giai đoạn sơ thẩm, tiếp tục được phân công thực hiện TGPL ở giai đoạn phúc thẩm

7,0

10

 

Vụ việc được đình chỉ giải quyết ở giai đoạn nào thì tính thực tế đến thời điểm đình chỉ.

(1) Gặp gỡ, làm việc với đương sự, những người có liên quan đến vụ án hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc.

1,0

1,5

(2) Làm việc với người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng.

1,0

1,5

(3) Xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu đồ vật, chứng cứ, tình tiết liên quan đến việc bảo vệ.

2,5

3,0

(4) Nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng, chuẩn bị luận cứ bảo vệ.

1,0

1,0

(5) Tham gia các hoạt động tố tụng khác (thẩm định, định giá …).

0,5

1,0

(6) Tham gia phiên tòa phúc thẩm.

1,0

2,0

II. Người thực hiện TGPL không tham gia ở các giai đoạn trước

8,5

12

(1) Thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm.

0,5

0,5

(2) Gặp gỡ, làm việc với đương sự, những người có liên quan đến vụ án hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc.

2,0

2,5

(3) Làm việc với người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng.

1,0

1,5

(4) Xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu đồ vật, chứng cứ, tình tiết liên quan đến việc bảo vệ.

2,5

3,0

(5) Nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng; chuẩn bị luận cứ bảo vệ.

1,0

1,5

(6) Tham gia các hoạt động tố tụng khác (thẩm định, định giá …).

0,5

1,0

(7) Tham gia phiên tòa phúc thẩm.

1,0

2,0

C. GIAI ĐOẠN GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM

Công việc thực hiện

Vụ việc không phức tạp

(Buổi tối đa)

Vụ việc phức tạp

(Buổi tối đa)

Ghi chú

I. Người thực hiện TGPL đã tham gia các giai đoạn trước

7,0

10

Vụ việc được đình chỉ giải quyết ở giai đoạn nào thì tính thực tế đến thời điểm đình chỉ.
(1) Thực hiện các công việc cần thiết liên quan đến kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

0,5

1,0

(2) Làm việc với đương sự và những người liên quan.

1,0

1,5

(3) Làm việc với người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng.

1,5

2,0

(4) Xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ.

2,0

2,5

(5) Nghiên cứu hồ sơ vụ việc.

1,0

1,0

(6) Tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm.

1,0

2,0

II. Người thực hiện TGPL chưa tham gia ở giai đoạn sơ thẩm (hoặc phúc thẩm) hoặc ở cả 02 giai đoạn

8,5

12

(1) Thực hiện các công việc cần thiết liên quan đến kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

0,5

1,0

(2) Làm việc với đương sự và những người liên quan.

1,5

2,0

(3) Làm việc với người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng.

1,5

2,0

(4) Xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ.

2,0

2,5

(5) Nghiên cứu hồ sơ vụ việc.

2,0

2,5

(6) Tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm.

1,0

2,0

Ghi chú: Vụ việc đình chỉ giải quyết ở giai đoạn nào thì tính thực tế đến thời điểm đình chỉ giải quyết.

 

PHỤ LỤC SỐ 03

HƯỚNG DẪN KHOÁN CHI VỤ VIỆC THAM GIA TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BTP ngày 20/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

A. GIAI ĐOẠN SƠ THẨM

Công việc thực hiện

Vụ việc không phức tạp

(Buổi tối đa)

Vụ việc phức tạp

(Buổi tối đa)

Ghi chú

I. Tham gia từ khi khởi kiện đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm

12

20

 

Vụ việc được đình chỉ giải quyết ở giai đoạn nào thì tính thực tế đến thời điểm đình chỉ.

1. Giai đoạn khởi kiện

3,5

5

(1) Gặp gỡ, làm việc với đương sự và những người có liên quan.

1,5

2,0

(2) Nghiên cứu hồ sơ do người được TGPL cung cấp.

1,0

1,5

(3) Các công việc khác trong giai đoạn khởi kiện (viết đơn khởi kiện; chuẩn bị hồ sơ khởi kiện cho người được trợ giúp pháp lý, …).

1,0

1,5

2. Giai đoạn xét xử sơ thẩm

8,5

15

(4) Gặp gỡ đương sự, người làm chứng, những người liên quan và những người tham gia tố tụng khác.

1,0

2,0

(5) Gặp gỡ, làm việc với người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng.

1,5

2,0

(6) Nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại Tòa án; chuẩn bị luận cứ bảo vệ;

1,0

2,0

(7) Xác minh, thu thập, đánh gia tài liệu, đồ vật, chứng cứ cần thiết liên quan đến việc bảo vệ.

1,5

2,0

(8) Tham gia các hoạt động tố tụng khác (thẩm định, định giá …).

0,5

1,0

(9) Làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

1,0

2,0

(10) Tham gia đối thoại.

0,5

1,0

(11) Tham gia phiên tòa sơ thẩm.

1,0

2,0

(12) Thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến đến việc bảo vệ hoặc các công việc liên quan đến thủ tục kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm.

0,5

1,0

II. Tham gia từ khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm

8,5

15,5

(1) Gặp gỡ, làm việc với đương sự, người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác.

1,0

2,0

(2) Gặp gỡ, làm việc với người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng.

1,0

2,0

(3) Nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại Tòa án; chuẩn bị luận cứ bảo vệ.

1,5

2,0

(4) Xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ cần thiết liên quan đến việc bảo vệ.

1,5

2,5

(5) Tham gia các hoạt động tố tụng khác (thẩm định, định giá …).

0,5

1,0

(6) Làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

1,0

2,0

(7) Tham gia đối thoại.

0,5

1,0

(8) Tham gia phiên tòa sơ thẩm.

1,0

2,0

(9) Thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến đến việc bảo vệ hoặc các công việc liên quan đến thủ tục kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm.

0,5

1,0

B. GIAI ĐOẠN PHÚC THẨM

Công việc thực hiện

Vụ việc không phức tạp

(Buổi tối đa)

Vụ việc phức tạp

(Buổi tối đa)

Ghi chú

I. Người thực hiện TGPL đã tham gia từ giai đoạn sơ thẩm, tiếp tục được phân công thực hiện TGPL ở giai đoạn phúc thẩm

7,0

10

Vụ việc được đình chỉ giải quyết ở giai đoạn nào thì tính thực tế đến thời điểm đình chỉ.
(1) Gặp gỡ, làm việc với đương sự, những người có liên quan đến vụ án hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc.

1,0

1,5

(2) Làm việc với người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng.

1,0

1,5

(3) Xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu đồ vật, chứng cứ, tình tiết liên quan đến việc bảo vệ.

2,5

3,0

(4) Nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng, chuẩn bị luận cứ bảo vệ.

1,0

1,0

(5) Tham gia các hoạt động tố tụng khác (thẩm định, định giá …).

0,5

1,0

(6) Tham gia phiên tòa phúc thẩm.

1,0

2,0

II. Người thực hiện TGPL không tham gia ở các giai đoạn trước

8,5

12

(1) Thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm.

0,5

0,5

(2) Gặp gỡ, làm việc với đương sự, những người có liên quan đến vụ án hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc.

2,0

2,5

(3) Làm việc với người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng.

1,0

1,5

(4) Xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu đồ vật, chứng cứ, tình tiết liên quan đến việc bảo vệ.

2,5

3,0

(5) Nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng; chuẩn bị luận cứ bảo vệ.

1,0

1,5

(6) Tham gia các hoạt động tố tụng khác (thẩm định, định giá …).

0,5

1,0

(7) Tham gia phiên tòa phúc thẩm.

1,0

2,0

C. GIAI ĐOẠN GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM

Công việc thực hiện

Vụ việc không phức tạp

(Buổi tối đa)

Vụ việc phức tạp

(Buổi tối đa)

Ghi chú

I. Người thực hiện TGPL đã tham gia các giai đoạn trước

7,0

10

Vụ việc được đình chỉ giải quyết ở giai đoạn nào thì tính thực tế đến thời điểm đình chỉ.
(1) Thực hiện các công việc cần thiết liên quan đến kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

0,5

1,0

(2) Làm việc với đương sự và những người liên quan.

1,0

1,5

(3) Làm việc với người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng.

1,5

2,0

(4) Xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ.

2,0

2,5

(5) Nghiên cứu hồ sơ vụ việc.

1,0

1,0

(6) Tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm.

1,0

2,0

II. Người thực hiện TGPL chưa tham gia ở giai đoạn sơ thẩm (hoặc phúc thẩm) hoặc ở cả 02 giai đoạn

8,5

12

(1) Thực hiện các công việc cần thiết liên quan đến kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

0,5

1,0

(2) Làm việc với đương sự và những người liên quan.

1,5

2,0

(3) Làm việc với người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng.

1,5

2,0

(4) Xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ.

2,0

2,5

(5) Nghiên cứu hồ sơ vụ việc.

2,0

2,5

(6) Tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm.

1,0

2,0

Ghi chú: Vụ việc đình chỉ giải quyết ở giai đoạn nào thì tính thực tế đến thời điểm đình chỉ giải quyết.

 

 

THÔNG TƯ 05/2017/TT-BTP SỬA ĐỔI THÔNG TƯ 18/2013/TT-BTP HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ THỦ TỤC THANH TOÁN CHI PHÍ THỰC HIỆN VỤ VIỆC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ DO BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản 05/2017/TT-BTP Ngày hiệu lực 01/07/2017
Loại văn bản Thông tư Ngày đăng công báo 06/06/2017
Lĩnh vực Trợ giúp pháp lý
Ngày ban hành 20/04/2017
Cơ quan ban hành Bộ tư pháp
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản