Thủ tục xét công nhận nhà khoa học đầu ngành

Thủ tục Xét công nhận nhà khoa học đầu ngành
Trình tự thực hiện Bước 1: Cá nhân đáp ứng tiêu chuẩn quy định thuộc những lĩnh vực được lựa chọn nhà khoa học đầu ngành mà lĩnh vực đó chưa có nhà khoa học đầu ngành, nộp và hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận nhà khoa học đầu ngành tại tổ chức khoa học và công nghệ nơi đang công tác trước ngày 31 tháng 01 hằng năm.
Bước 2: Thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ nơi nhà khoa học công tác thành lập Hội đồng thẩm định để xác định nhà khoa học đủ điều kiện tham gia xét chọn nhà khoa học đầu ngành. Hội đồng thẩm định có không quá 05 thành viên, do Thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ là Chủ tịch Hội đồng.
Thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ gửi kết quả thẩm định kèm theo hồ sơ của cá nhân đáp ứng tiêu chuẩn nhà khoa học đầu ngành đến Hội khoa học chuyên ngành trước ngày 15 tháng 3 hàng năm.
Bước 3: Ban Chấp hành Hội khoa học chuyên ngành tổ chức đánh giá chuyên môn đối với hồ sơ xét chọn nhà khoa học đầu ngành.
Ban Chấp hành Hội khoa học chuyên ngành đề xuất công nhận nhà khoa học đầu ngành đối với nhà khoa học được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên Ban Chấp hành Hội khoa học chuyên ngành đồng ý đề xuất công nhận là nhà khoa học đầu ngành.
Ban Chấp hành Hội khoa học chuyên ngành gửi kết quả xét chọn (gồm bản nhận xét, đánh giá uy tín khoa học của ứng viên, phiếu, biên bản kiểm phiếu, kết quả kiểm phiếu) và hồ sơ của nhà khoa học đến Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan chủ quản của tổ chức khoa học và công nghệ nơi nhà khoa học đang công tác; các trường hợp khác gửi đến Bộ Khoa học và Công nghệ trước ngày 15 tháng 5 hàng năm để xem xét, quyết định công nhận nhà khoa học đầu ngành.
Bước 4: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo thẩm tra hồ sơ đề nghị công nhận nhà khoa học đầu ngành trước khi quyết định công nhận nhà khoa học đầu ngành và gửi danh sách nhà khoa học đầu ngành về Bộ Khoa học và Công nghệ trước ngày 31 tháng 7 hằng năm để tổng hợp.
Bước 5: Quyết định công nhận nhà khoa học đầu ngành được gửi về cơ quan chủ quản của tổ chức khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ nơi nhà khoa học đầu ngành công tác để thực hiện chính sách trọng dụng.
Cách thức thực hiện Nộp qua bưu chính công ích hoặc nộp trực tiếp tại Vụ Tổ chức cán bộ
Thành phần số lượng hồ sơ *Bản đăng ký xét công nhận nhà khoa học đầu ngành

*Bản sao các văn bằng, chứng chỉ

*Lý lịch khoa học có xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý

*Các tài liệu khác chứng minh đạt tiêu chuẩn theo quy định

Số lượng: 1 bản chính

Thời hạn giải quyết 105 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định hồ sơ
Đối tượng thực hiện Tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Cơ quan thực hiện Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Tổ chức cán b

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Quyết định công nhận nhà khoa học đầu ngành
Lệ phí Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Bản đăng ký xét công nhận nhà khoa học đầu ngành (theo Mẫu số 03/TDKHCN).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện – Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ được xem xét, công nhận là nhà khoa học đầu ngành nếu đáp ứng đồng thời các tiêu chuẩn sau:

+Đứng đầu về chuyên môn của bộ môn khoa học, phòng thí nghiệm hoặc tương đương trong các đại học quốc gia, đại học vùng, trường đại học trọng điểm và các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc thẩm quyền thành lập được quy định tại các Điểm a, b và đ Khoản 1 Điều 12 Luật Khoa học và công nghệ;

+ Có trình độ tiến sĩ trở lên;

+ Hàng năm, thực hiện một trong các hoạt động sau: Chủ trì hoặc có báo cáo chính thức tại các hội thảo khoa học quốc tế chuyên ngành; giảng dạy tại trường đại học hoặc nghiên cứu tại tổ chức khoa học và công nghệ có uy tín ở nước ngoài;

+ Trong 03 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ xét chọn nhà khoa học đầu ngành, là tác giả chính của ít nhất 03 bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế có uy tín, hoặc chủ biên 01 sách chuyên khảo, hoặc là tác giả của 01 sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ và được ứng dụng, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội;

+ Chủ trì thực hiện thành công ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia hoặc nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt;

+ Sử dụng thành thạo ít nhất 01 ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh;

+ Được ít nhất 3/4 thành viên Ban chấp hành Hội khoa học chuyên ngành (được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội) thống nhất đề xuất công nhận là nhà khoa học đầu ngành.

Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BKHCN-BNV-BTC
Cơ sở pháp lý Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

– Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ;

– Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BKHCN-BNV-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2015 của liên Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ

 

Số hồ sơ 1.000845 Lĩnh vực Khoa học - Công nghệ
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Không còn phù hợp Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.