Xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật
Thủ tục | Xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật | |
Trình tự thực hiện | – Trách nhiệm của tác giả đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước”:
+ Tác giả đăng ký tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo chuyên ngành gửi 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao hoặc Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương trong trường hợp tác giả là hội viên. + Trường hợp tác giả đã mất thì người đại diện hợp pháp của tác giả hoặc Ban Chấp hành Hội Văn học, nghệ thuật nơi tác giả là hội viên, sau khi thống nhất với người đại diện hợp pháp của tác giả, đăng ký tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo quy định. – Trách nhiệm của Hội đồng cấp cơ sở: + Xem xét, đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo quy định; + Thông báo công khai kết quả xét tặng trong thời gian 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn xem xét, đánh giá hồ sơ; + Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả; + Hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật; được ít nhất 80% tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp bỏ phiếu đồng ý; gửi cơ quan thường trực của Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước theo quy định. – Trách nhiệm của Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước: + Xem xét, đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo quy định; + Thông báo công khai kết quả xét tặng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn xem xét, đánh giá hồ sơ; + Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả; + Hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật; được ít nhất 80% tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp bỏ phiếu đồng ý; gửi cơ quan thường trực của Hội đồng cấp Nhà nước theo quy định. – Trách nhiệm của Hội đồng cấp Nhà nước: + Xem xét, đánh giá và bỏ phiếu lựa chọn tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” theo quy định; + Thông báo công khai kết quả xét tặng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn xem xét, đánh giá và lựa chọn tác phẩm, công trình; + Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả; + Xem xét đề nghị bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước và bỏ phiếu đối với các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật có giá trị đặc biệt xuất sắc, có ảnh hưởng rộng lớn, lâu dài trong đời sống xã hội nhưng chưa đạt tỷ lệ phiếu đồng ý theo quy định tại Hội đồng cấp Nhà nước”. + Hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật; được ít nhất 80% tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp bỏ phiếu đồng ý; trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định. + Hội đồng cấp Nhà nước gửi Bộ Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương) 03 bộ hồ sơ để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định. – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố Quyết định tặng và trao tặng “Giải thưởng Nhà nước” của Chủ tịch nước. |
|
Cách thức thực hiện | Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện | |
Thành phần số lượng hồ sơ | – Thành phần hồ sơ:
(1) Bản đăng ký tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo Mẫu số 1b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 90/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ; (2) Bản sao, ảnh chụp tác phẩm, công trình đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” được in trên khổ giấy A4, kèm theo các thông tin cơ bản về năm, tháng được công bố; tóm tắt nội dung tác phẩm; (3) Quyết định tặng thưởng hoặc Giấy chứng nhận Giải thưởng đối với những tác phẩm, công trình quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định số 133/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ: Nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện). (4) Đối với tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật của tác giả là người nước ngoài mà hồ sơ sử dụng ngôn ngữ nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có chứng thực; (5) Các tài liệu khác liên quan đến tác phẩm, công trình (nếu có). – Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
|
Thời hạn giải quyết | – Theo thời gian quy định trong Kế hoạch được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành trước mỗi đợt xét tặng.
– Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật được xét tặng và công bố 05 năm một lần, vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2 tháng 9. |
|
Đối tượng thực hiện | Cá nhân, tổ chức | |
Cơ quan thực hiện | – Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch nước.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. – Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao. |
|
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Bằng chứng nhận “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật | |
Lệ phí | Không | |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Bản đăng ký tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo Mẫu số 1b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 90/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ | Nghị định số 90/2014/NĐ-CP |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | – Tác giả có tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật được xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” phải trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Chấp hành tốt pháp luật Việt Nam.
– Đã được công bố, sử dụng dưới các hình thức xuất bản, kiến trúc, triển lãm, sân khấu, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, giảng dạy, đĩa hát và các hình thức khác kể từ ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) mùng 2 tháng 9 năm 1945. Thời gian công bố tối thiểu là 03 năm đối với “Giải thưởng Nhà nước” tính đến thời điểm nộp hồ sơ tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật hoặc Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương; – Không có tranh chấp về quyền tác giả kể từ thời điểm được công bố. – Đối với những tác phẩm, công trình được công bố, sử dụng từ năm 1993 trở về trước: + Có tác dụng tốt trong giáo dục, xây dựng con người mới, nâng cao trình độ thẩm mỹ của nhân dân, góp phần đáng kể vào việc thay đổi nhận thức của nhân dân trong sự nghiệp phát triển văn học, nghệ thuật Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; + Có giá trị xuất sắc về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. – Đối với những tác phẩm, công trình được công bố, sử dụng sau năm 1993: + Có tác dụng tốt trong giáo dục, xây dựng con người mới, nâng cao trình độ thẩm mỹ của nhân dân, góp phần đáng kể vào việc thay đổi nhận thức của nhân dân trong sự nghiệp phát triển văn học, nghệ thuật Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; + Có giá trị xuất sắc về văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật: Đã được tặng Giải Nhất, Nhì, Ba (Giải A, B, C hoặc Giải Vàng, Bạc, Đồng) tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật cấp quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hoặc được tặng Giải Nhất, Nhì, Ba (Giải A, B, C hoặc Giải Vàng, Bạc, Đồng) của Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương thuộc lĩnh vực chuyên ngành hoặc được tặng giải thưởng chính tại các cuộc thi, liên hoan chuyên nghiệp và triển lãm về văn học, nghệ thuật quốc tế có uy tín. |
Nghị định số 133/2018/NĐ-CP |
Cơ sở pháp lý | – Nghị định số 90/2014/NĐ-CP .
– Nghị định số 133/2018/NĐ-CP – Nghị định số 11/2019/NĐ-CP. |
Số hồ sơ | Lĩnh vực | Văn hóa | |
Cơ quan ban hành | Bộ văn hóa - thể thao và du lịch | Cấp thực hiện | Trung ương |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |