Thủ tục cấp giấy phép phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim (do các cơ sở điện ảnh thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu)

Thủ tục Cấp giấy phép phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim (do các cơ sở điện ảnh thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu)
Trình tự thực hiện – Cơ sở điện ảnh đề nghị cấp giấy phép phổ biến phim nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao.

– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy phép phổ biến phim. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/ Sở Văn hóa và Thể thao.
Thành phần số lượng hồ sơ – Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy phép (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 09 tháng 7 năm 2008);

(2) Giấy chứng nhận bản quyền phim.

– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phim trình duyệt.
Đối tượng thực hiện Tổ chức
Cơ quan thực hiện – Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Quyết định hành chính
Lệ phí
Số TT Nội dung công việc Mức thu (đồng)
Thẩm định và phân loại phim
1 Phim thương mại:
a Phim truyện:
a.1 Độ dài đến 100 phút (1 tập phim) 3.600.000
a.2 Độ dài từ 101 -150 phút tính thành 1,5 tập
a.3 Độ dài từ 151 – 200 phút tính thành 02 tập
b Phim ngắn:
b.1 Độ dài đến 60 phút: 2.200.000
b.2 Độ dài từ 61 phút trở lên thu như phim truyện
2 Phim phi thương mại:
a Phim truyện:
a.1 Độ dài đến 100 phút (1 tập phim) 2.400.000
a.2 Độ dài từ 101 – 150 phút tính thành 1,5 tập
a.3 Độ dài từ 151 – 200 phút tính thành 02 tập
b Phim ngắn:
b.1 Độ dài đến 60 phút 1.600.000
b.2 Độ dài từ 61 phút trở lên thu như phim truyện

Ghi chú: Mức thu quy định trên đây là mức thẩm định lần đầu. Trường hợp kịch bản phim và phim có nhiều vấn đề phức tạp phải sửa chữa để thẩm định lại thì các lần sau thu bằng 50% mức thu tương ứng trên đây.

Thông tư số 289/2016/TT-BTC
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Đơn đề nghị cấp giấy phép phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim (Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BVHTTDL) Thông tư số 20/2013/TT-BVHTTDL
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Không
Cơ sở pháp lý – Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12 ngày 18 ngày 6 tháng 2009. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2009.

– Nghị định số 54/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh ngày 18 tháng 6 năm 2009. Có hiệu lực từ ngày 07 tháng 7 năm 2010.

– Thông tư số 20/2013/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2013 quy định một số nội dung quản lý đối với hoạt động phổ biến phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2014.

– Thông tư số 289/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực điện ảnh. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

 

 

 

 

Số hồ sơ B-BVHTTDL-BS01 Lĩnh vực Điện ảnh
Cơ quan ban hành Bộ văn hóa - thể thao và du lịch Cấp thực hiện Tỉnh
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.