Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con giữa các công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài với nhau

 

Thủ tục Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con giữa các công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài với nhau.
Trình tự thực hiện – Nộp hồ sơ tại bộ phận lãnh sự của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

– Viên chức lãnh sự kiểm tra, thẩm định hồ sơ; trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viên chức lãnh sự tiếp nhận hồ sơ để giải quyết; trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viên chức lãnh sự hướng dẫn cho người nộp hồ sơ làm lại.

– Trong trường hợp cần phải xác minh thì cơ quan đại diện gửi văn bản đề nghị xác minh tới cơ quan có thẩm quyền

– Nhận kết quả tại bộ phận lãnh sự của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

(Xem danh sách các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để biết thông tin về địa chỉ, lịch làm việc để nộp hồ sơ và nhận kết quả).

Cách thức thực hiện – Trực tiếp tại trụ sở cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc qua đường bưu điện (chỉ áp dụng đối với việc nộp hồ sơ).

– Các bên cha, mẹ, con phải có mặt khi viên chức lãnh sự tiến hành đăng ký việc nhận cha, mẹ, con (ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và cấp Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con).

Thành phần số lượng hồ sơ – Tờ khai:

+ Theo mẫu TP/HT-2012-TKCMC.1 đối với trường hợp cha, mẹ nhận con;

+ Theo mẫu TP/HT-2012-TKCMC.2 đối với trường con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi nhận cha, mẹ;

+ Theo mẫu TP/HT-2012-TKCMC.3 đối với trường hợp con đã thành niên nhận cha, mẹ.

– Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của người con hoặc bản chụp Giấy khai sinh của người con kèm theo bản chính để đối chiếu, nếu đã đăng ký khai sinh (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực).

– Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).

– Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế của cha, mẹ và con (nếu con đã được cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế), xuất trình bản chính để đối chiếu, hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết – Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ;

– Trường hợp cần phải xác minh thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cơ quan đại diện gửi văn bản đề nghị xác minh tới cơ quan có thẩm quyền; trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác minh, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm gửi kết quả xác minh tới cơ quan đại diện; trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, cơ quan đại diện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con; tổng thời gian giải quyết không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài nơi người đề nghị đăng ký việc nhận cha, mẹ, con đang cư trú hoặc cơ quan đại diện kiêm nhiệm, cơ quan đại diện thuận tiện nhất cho người đề nghị đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, nếu ở nước người đó cư trú không có cơ quan đại diện.
Cơ quan thực hiện Công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính – 01 bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho mỗi bên cha, mẹ, con.

– Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.

Lệ phí – 200USD/bản

– Cấp bản sao: 5 USD/bản

Thông tư số 236/2009/TT-BTC
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai – Mẫu: TP/HT-2012-TKCMC.1: Tờ khai đăng ký việc nhận con;

– Mẫu: TP/HT-2012-TKCMC.2: Tờ khai đăng ký việc nhận cha, mẹ (dùng cho trường hợp cha/mẹ/người giám hộ nhận cha/mẹ cho con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự);

– Mẫu: TP/HT-2012-TKCMC.3: Tờ khai đăng ký việc nhận cha, mẹ (dùng cho trường hợp con đã thành niên nhận cha, mẹ).

Thông tư số 05/2012/TT-BTP
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ, con. Thông tư số 06/2012/TTLT-BTP-BNG
Cơ sở pháp lý Luật Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài

– Nghị định số 158/2005/NĐ-CP

– Nghị định số 06/2012/NĐ-CP

– Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT-BTP-BNG

– Thông tư số 06/2012/TTLT-BTP-BNG

– Thông tư số 05/2012/TT-BTP

– Thông tư số 236/2009/TT-BTC

 

Thông tư số 236/2009/TT-BTC đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại Thông tư 264/2016/TT-BTC

Thông tư số 05/2012/TT-BTP đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại Thông tư 15/2015/TT-BTP

 

Số hồ sơ 1.001121 Lĩnh vực Hộ tịch
Cơ quan ban hành Bộ ngoại giao Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.