Khám giám định đối với trường hợp vết thương còn sót

 

Thủ tục

Khám giám định đối với trường hợp vết thương còn sót

Trình tự thực hiện Bước 1. Cá nhân gửi các giấy tờ, hồ sơ có liên quan đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp hồ sơ gửi về Hội đồng giám định y khoa tỉnh.

Bước 2. Căn cứ hồ sơ do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển đến, cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện việc lập hồ sơ khám GĐYK:

– Nếu hồ sơ không hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực của Hội đồng GĐYK trả lại hồ sơ GĐYK cho cơ quan đã giới thiệu đối tượng đi khám giám định kèm theo văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

– Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Hội đồng GĐYK phải thực hiện khám giám định cho đối tượng và ban hành Biên bản khám giám định trong thời gian không quá 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Bước 3. Trả Biên bản khám GĐYK cho đối tượng.

Cách thức thực hiện Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
Thành phần số lượng hồ sơ 1. Thành phần hồ sơ bao gồm:– Bản chính Giấy giới thiệu của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội do Lãnh đạo Sở ký tên và đóng dấu. Giấy giới thiệu phải ghi rõ đối tượng khám giám định vết thương còn sót, đồng thời ghi rõ vết thương còn sót và/hoặc vị trí mảnh kim khí trong cơ thể cần khám giám định.

– Bản sao Giấy chứng nhận bị thương do Lãnh đạo Sở ký xác nhận, đóng dấu. Trường hợp đối tượng đã là thương binh thì thay bằng bản chính Bản trích lục hồ sơ thương binh.

– Bản sao Biên bản khám GĐYK của Hội đồng GĐYK đã khám xác định tỷ lệ % TTCT do thương tật lần gần nhất, được Lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ký tên và đóng dấu.

– Một trong các giấy tờ sau: Kết quả chụp X-quang; Kết quả chụp cắt lớp vi tính; Giấy chứng nhận phẫu thuật (đối với trường hợp đã phẫu thuật, thủ thuật lấy dị vật); Giấy ra viện điều trị vết thương còn sót (nếu có). Giấy tờ nêu trên phải do Giám đốc hoặc người được ủy quyền ký tên, đóng dấu của bệnh viện (dấu sử dụng trong giao dịch chính thức của bệnh viện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu. Sau đây gọi tắt là dấu hợp pháp của bệnh viện).

– Giấy đề nghị khám giám định của người đi khám có xác nhận của UBND xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đi khám đang làm việc.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết 40 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Đối tượng thực hiện Cá nhân
Cơ quan thực hiện Trung tâm giám định y khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Biên bản khám giám định đối với trường hợp vết thương còn sót.
Lệ phí Không có
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Không có
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Không có
Cơ sở pháp lý 1. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13

2. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP

3. Thông tư liên tịch số 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH 

 

Số hồ sơ 1.002405 Lĩnh vực Y tế
Cơ quan ban hành Bộ y tế Cấp thực hiện Tỉnh
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.