Xác nhận đối với người đang công tác bị thương từ ngày 31/12/1994 trở về trước, chưa được giám định
Thủ tục | Xác nhận đối với người đang công tác bị thương từ ngày 31/12/1994 trở về trước, chưa được giám định | |
Trình tự thực hiện | 1. Đối tượng làm đơn đề nghị (Mẫu TB5) kèm theo một trong các giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương theo quy định, gửi cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị. 2. Các cấp từ trung đoàn và tương đương trở lên kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ gửi đến Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị. 3. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị: a) Thẩm định hồ sơ; b) Chuyển trả Cục Chính trị quân khu (đối tượng thuộc thẩm quyền giám định của quân khu) hoặc giới thiệu đến Hội đồng Giám định y khoa (đối tượng cấp tá và công nhân viên chức quốc phòng có mức lương tương đương; đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền) để giám định, xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật; 4. Hội đồng Giám định y khoa: a) Giám định, xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật; b) Ra biên bản giám định y khoa chuyển trả cơ quan đề nghị giám định. 5. Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền) ra quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp hằng tháng (Mẫu TB3) hoặc quyết định trợ cấp thương tật một lần (Mẫu TB4); cấp giấy chứng nhận thương binh. |
|
Cách thức thực hiện | Cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp đến cơ quan, đơn vị quản lý. | |
Thành phần số lượng hồ sơ | 1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bị thương giải quyết chế độ (Mẫu TB5); 2. Giấy chứng nhận bị thương (Mẫu TB1). 3. Bản sao có công chứng giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương sau đây: a) Giấy ra viện sau khi điều trị vết thương và một trong các giấy tờ sau: – Trường hợp bị thương quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP , Thủ trưởng cấp tiểu đoàn và tương đương báo cáo, Thủ trưởng cấp trung đoàn và tương đương trở lên cấp giấy xác nhận. – Trường hợp bị thương quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP phải có quyết định đi làm nghĩa vụ quốc tế do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp; giấy xác nhận trường hợp bị thương do Thủ trưởng cấp trung đoàn và tương đương trở lên cấp (Mẫu XN1). – Trường hợp bị thương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP phải có một trong các giấy tờ sau: Kết luận của cơ quan điều tra; Trường hợp không xác định được đối tượng phạm tội phải có quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án; Trường hợp đối tượng phạm tội bỏ trốn hoặc không xác định được nơi đối tượng cư trú phải có quyết định truy nã bị can; Trường hợp vụ án kéo dài phải có quyết định gia hạn điều tra; Trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc đã chết phải có một trong các giấy tờ sau: Quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án. – Trường hợp bị thương quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP phải có biên bản xảy ra sự việc do cấp trung đoàn và tương đương trở lên trực tiếp quản lý lập (Mẫu XN2) hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập. – Trường hợp bị thương quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP phải có biên bản xảy ra sự việc của cấp trung đoàn và tương đương trở lên trực tiếp tổ chức huấn luyện, diễn tập lập (Mẫu XN2) kèm theo bản sao kế hoạch hoặc văn bản chỉ đạo có liên quan của cấp có thẩm quyền; quyết định hoặc văn bản giao nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh. – Trường hợp bị thương quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP phải có giấy xác nhận trường hợp bị thương và giấy xác nhận làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn do Thủ trưởng cấp trung đoàn và tương đương trở lên cấp (Mẫu XN1). – Trường hợp bị thương quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP phải có quyết định hoặc văn bản giao làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; biên bản xảy ra sự việc do Thủ trưởng đội (đoàn) tìm kiếm, quy tập lập. b) Trường hợp bị thương quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP thì việc cấp giấy chứng nhận bị thương căn cứ một trong các giấy tờ được xác lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước có ghi nhận bị tù đày và vết thương thực thể, như: Lý lịch cán bộ, lý lịch; đảng viên, lý lịch quân nhân hoặc hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. c) Trường hợp bị thương từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước thì việc cấp giấy chứng nhận bị thương phải căn cứ vào một trong các giấy tờ có ghi vết thương thực thể sau: – Giấy tờ được cấp khi bị thương: Phiếu chuyển thương, chuyển viện; giấy ra viện; phiếu sức khỏe; sổ sức khỏe; giấy chứng nhận bị thương; bệnh án điều trị (bản sao); – Bản sao có chứng thực: Lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân được lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước; – Trường hợp lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, phiếu sức khỏe, sổ sức khỏe lập trước ngày 31 tháng 12 năm 1994 nhưng không ghi vết thương thực thể (chỉ ghi bị thương) thì kèm theo biên bản kiểm tra vết thương thực thể của cấp sư đoàn và tương đương trở lên (Mẫu XN3 hoặc XN4). 4. Một trong số giấy tờ có ghi vết thương thực thể, như sau: a) Giấy tờ được cấp khi bị thương: Phiếu chuyển thương, chuyển viện; giấy ra viện; phiếu sức khỏe; sổ sức khỏe; giấy chứng nhận bị thương; bệnh án điều trị (bản sao); b) Bản sao có chứng thực: Lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân được lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước; . c) Trường hợp lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, phiếu sức khỏe, sổ sức khỏe lập trước ngày 31 tháng 12 năm 1994 nhưng không ghi vết thương thực thể (chỉ ghi bị thương) thì kèm theo biên bản kiểm tra vết thương thực thể của cấp sư đoàn và tương đương trở lên (Mẫu XN3 hoặc XN4). * Số lượng hồ sơ: 03 bộ. |
|
Thời hạn giải quyết | 60 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không tính thời gian giám định), cụ thể: 1. Cấp trung đoàn và tương đương trở lên, mỗi cấp trong thời hạn 10 ngày làm việc. 2. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị trong thời hạn 10 ngày làm việc. 3. Hội đồng Giám định y khoa trong thời hạn 10 ngày làm việc. 4. Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền), trong thời hạn 10 ngày làm việc. |
|
Đối tượng thực hiện | Cá nhân. | |
Cơ quan thực hiện | 1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền). 2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không. 3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp đối tượng. 4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cấp từ trung đoàn và tương đương trở lên; Hội đồng Giám định y khoa, Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị. |
|
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp hằng tháng (Mẫu TB3) hoặc quyết định trợ cấp thương tật một lần (Mẫu TB4); cấp giấy chứng nhận thương binh. | |
Lệ phí | Không | |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bị thương và giải quyết chế độ (Mẫu TB5) | Thông tư số 202/2013/TT-BQP |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | 1. Người bị thương thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi chung là thương binh): a) Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; b) Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu; c) Hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể; d) Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ. Trường hợp bị thương trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là thương binh; đ) Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự; e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; g) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai; h) Làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; i) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao. 2. Đối tượng đang công tác bị thương từ ngày 31/12/1994 trở về trước chưa được giám định. |
Nghị định số 31/2013/NĐ-CP |
Cơ sở pháp lý | – Nghị định số 31/2013/NĐ-CP – Thông tư số 202/2013/TT-BQP |
Số hồ sơ | 1.002997 | Lĩnh vực | Chế độ chính sách |
Cơ quan ban hành | Bộ quốc phòng | Cấp thực hiện | Tỉnh |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.