Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương nhân mua gom của cư dân biên giới

 

Thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương nhân mua gom của cư dân biên giới
Trình tự thực hiện – Bước 1: Người khai hải quan thực hiện việc khai hải quan, gửi đến cơ quan Hải quan. Cơ quan hải quan phản hồi việc tiếp nhận hoặc yêu cầu khai bổ sung, bổ sung hồ sơ…(nếu có) để người khai hải quan thực hiện các yêu cầu đó và nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định.

– Bước 2: Trong trường hợp cơ quan hải quan có yêu cầu kiểm tra hồ sơ giấy, kiểm tra thực tế hàng hóa thì người khai hải quan xuất trình hồ sơ hải quan trong, xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra.

– Bước 3: Sau khi cơ quan hải quan thực hiện việc thông quan hàng hóa, tờ khai hàng hóa nhập khẩu được xác nhận thông quan trên hệ thống (trường hợp khai điện tử) hoặc được công chức hải quan ký tên, đóng dấu xác nhận thông quan trên tờ khai hải quan giấy.

Cách thức thực hiện Điện tử, khai trên tờ khai hải quan giấy (Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP)
Thành phần số lượng hồ sơ – Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai hải quan:

– Trường hợp khai điện tử: Người khai hải quan gửi các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 Phụ lục I Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đến Hệ thống của cơ quan Hải quan.

– Trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy (theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ): Nộp 02 bản chính Tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC .

b) Bảng kê mua gom hàng hóa: Nộp 01 bản chính theo mẫu BK-MGHCDBG 2019/HQVN tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 80/2019/TT-BTC .

c) Tờ khai hàng nhập khẩu cư dân biên giới: Nộp 01 bản chính theo mẫu HQ2019/TKNKBG tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 80/2019/TT-BTC .

d) Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính.

đ) Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngoại thương và thương mại đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc văn bản thông báo giao quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu:

đ.1) Nếu nhập khẩu một lần: 01 bản chính;

đ.2) Nếu nhập khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi nhập khẩu lần đầu.

e) Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính.

Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.

Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;

g) Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên (nếu thuộc trường hợp phải nộp)

h) Tờ khai trị giá:

– Trường hợp khai điện tử: Người khai hải quan gửi các chỉ tiêu thông tin của Tờ khai trị giá theo mẫu quy định tại Phụ lục III Thông tư số 39/2015/TT-BTC gửi đến Hệ thống của cơ quan hải quan dưới dạng dữ liệu điện tử.

– Trường hợp trên tờ khai hải quan giấy: nộp 02 bản chính Tờ khai trị giá theo mẫu quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC cho cơ quan hải quan.

i) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

k) Danh mục máy móc, thiết bị trong trường hợp phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hoặc phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời: 01 bản chụp và xuất trình bản chính Danh mục máy móc, thiết bị để đối chiếu kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi theo quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC trong trường hợp nhập khẩu nhiều lần;

l) Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu, chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, pháp luật về quản lý ngoại thương mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;

m) Hợp đồng bán hàng cho trường học, viện nghiên cứu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng: 01 bản chụp.

Các chứng từ quy định tại điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i nêu trên nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa ASEAN hoặc Cổng thông tin trao đổi với các nước khác theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết – Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi cơ quan hải quan nhận được hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 23 Luật Hải quan số 54/2014/QH13)

– Thời hạn hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa (Khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan số 54/2014/QH13):

+ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;

+ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hoá chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan;

– Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.

Đối tượng thực hiện Người khai hải quan (Thương nhân theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ khi thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới phải được cấp mã số thuế trước khi làm thủ tục hải quan)
Cơ quan thực hiện a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan cửa khẩu gần nhất nơi thương nhân đã mua gom hàng hóa.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Xác nhận thông quan hàng hóa
Lệ phí 20.000 đồng
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai – Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy) theo mẫu HQ/2015/NK quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

– Tờ khai trị giá (trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy) theo mẫu tại Phụ lục III Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

– Bảng kê mua gom hàng hóa theo mẫu BK-MGHCDBG 2019/HQVN tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 80/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019 của Bộ Tài chính.

– Tờ khai hàng nhập khẩu cư dân biên giới theo mẫu HQ2019/TKNKBG tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 80/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019 của Bộ Tài chính.

Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015

Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015

Thông tư số 80/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019

Yêu cầu, điều kiện thực hiện – Phải tuân thủ quy định của pháp luật về chính sách mặt hàng, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm.

– Đối với hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới: thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 01/2018/TT-BCT ngày 27/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

– Thời hạn nộp hồ sơ hải quan chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày mua gom hàng hóa,

– Thương nhân mua gom phải tập kết hàng hóa mua gom tại các địa điểm sau: khu vực cửa khẩu; địa điểm kiểm tra tập trung hoặc địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa ở biên giới; các địa điểm khác đã được cơ quan Hải quan công nhận hoặc thành lập ở khu vực biên giới.

– Hàng hóa nhập khẩu được thương nhân mua gom của cư dân biên giới phải thuộc Danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư số 02/2018/TT-BCT ngày 27/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

– Thương nhân mua gom hàng hóa nhập khẩu của cư dân biên giới chỉ được bán hoặc vận chuyển hàng hóa đã mua gom ra khỏi khu vực chợ biên giới hoặc các địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa quy định tại khoản 5 Điều này vào nội địa khi đã hoàn thành thủ tục hải quan, nộp đầy đủ thuế và các khoản thu khác (nếu có) theo quy định của pháp luật. Thương nhân được sử dụng tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan để làm chứng từ lưu hành, vận chuyển hàng hóa vào nội địa.

Cơ sở pháp lý Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;

Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

– Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

– Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

– Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

– Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

– Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

– Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh;

– Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới;

– Thông tư số 01/2018/TT-BCT ngày 27/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết hàng hóa mua bán, trao đổi qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới của thương nhân;

– Thông tư số 02/2018/TT-BCT ngày 27/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết Danh Mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới;

– Điều 3, Điều 4 Thông tư số 80/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan, quản lý thuế, phí và lệ phí đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.

 

Số hồ sơ B-BTC-BS60 Lĩnh vực Hải quan
Cơ quan ban hành Bộ tài chính Cấp thực hiện Tỉnh
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.