Cung cấp thông tin theo yêu cầu

 

Thủ tục Cung cấp thông tin theo yêu cầu
Trình tự thực hiện  

– Đối với công dân:

+ Công dân nộp Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin tại Trụ sở tiếp công dân Bộ Tư pháp hoặc gửi qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đến Bộ Tư pháp.

+ Công dân nộp chi phí tiếp cận thông tin (nếu có);

+ Nhận kết quả tại Trụ sở tiếp công dân Bộ Tư pháp hoặc qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax.

– Đối với Văn phòng Bộ:

+ Văn phòng Bộ tiếp nhận Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin, vào sổ theo dõi thông tin cung cấp theo yêu cầu. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Văn phòng Bộ hướng dẫn người yêu cầu cung cấp thông tin bổ sung theo quy định.

+ Đối với các thông tin quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 23 Luật Tiếp cận thông tin, thông tin đã từng được cung cấp theo yêu cầu hoặc thông tin đơn giản, có sẵn trong Lưu trữ cơ quan, Văn phòng Bộ tiến hành:

• Ra thông báo về việc giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin;

• Thu chi phí tiếp cận thông tin (nếu có);

• Cung cấp thông tin cho công dân;

• Vào sổ theo dõi cung cấp thông tin theo yêu cầu.

+ Đối với các thông tin không có sẵn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Quy chế cung cấp thông tin cho công dân của Bộ Tư pháp hoặc xét thấy cần thiết có ý kiến của đơn vị tạo ra thông tin, Văn phòng Bộ tiến hành:

• Đề nghị đơn vị chủ trì tạo ra thông tin phối hợp giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin;

• Ra thông báo về thời hạn giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin;

• Nhận kết quả tìm kiếm, xử lý thông tin từ đơn vị tạo ra thông tin;

• Ra thông báo giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin hoặc thông báo từ chối cung cấp thông tin/gia hạn cung cấp thông tin;

• Thu chi phí tiếp cận thông tin (nếu có);

• Cung cấp thông tin cho công dân hoặc từ chối cung cấp thông tin;

• Vào Sổ theo dõi cung cấp thông tin theo yêu cầu

Cách thức thực hiện + Người yêu cầu cung cấp thông tin trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác đến Trụ sở tiếp công dân của Bộ Tư pháp nộp Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin;

+ Người yêu cầu cung cấp thông tin gửi Phiếu yêu cầu qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đến Bộ Tư pháp.

Thành phần số lượng hồ sơ  

+ Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin theo mẫu quy định (Mẫu số 01a hoặc Mẫu số 01b kèm theo Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Tiếp cận thông tin);

+ Văn bản chấp thuận theo mẫu quy định trong trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Luật Tiếp cận thông tin (Mẫu số 06 kèm theo Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Tiếp cận thông tin);

+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin. Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết + Trường hợp cung cấp thông tin trực tiếp tại Trụ sở tiếp công dân Bộ Tư pháp: (i) cung cấp ngay hoặc (ii) chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, Văn phòng Bộ thông báo cho người yêu cầu đến trụ sở để đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chụp, chụp tài liệu hoặc nhận bản sao, bản chụp tài liệu; có thể gia hạn tối đa không quá 10 ngày làm việc.

+ Trường hợp cung cấp thông tin qua mạng điện tử: (i) chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay; (ii) chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác; có thể gia hạn tối đa không quá 15 ngày.

+ Trường hợp cung cấp thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax: (i) chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay; (ii) chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác; có thể gia hạn tối đa không quá 15 ngày.

Đối tượng thực hiện Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng Bộ Tư pháp.

Cơ quan thực hiện Công dân; người nước ngoài cư trú tại Việt Nam trong trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Thông tin được yêu cầu cung cấp hoặc văn bản từ chối cung cấp thông tin.
Lệ phí Theo quy định tại Thông tư số 46/2018/TT-BTC ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết chi phí thực tế để in, sao, chụp và gửi thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Tiếp cận thông tin, cụ thể:

– Chi phí in, sao, chụp thông tin thực hiện theo mức thu quy định

STT

Công việc thực hiện

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

1

Phô tô tài liệu giấy (đã bao gồm vật tư)

 

 

1.1

Phô tô đen trắng

Trang A4

3.000

1.2

Phô tô màu

Trang A4

18.000

2

In từ phim, ảnh gốc (đã bao gồm vật tư)

 

 

2.1

Cỡ từ 15×21 cm trở xuống

Tấm

36.000

2.2

Cỡ từ 20x25cm đến 20x30cm

Tấm

54.000

2.3

Cỡ từ 25x35cm đến 30x40cm

Tấm

135.000

3

In sao tài liệu ghi âm (không bao gồm vật tư)

Phút nghe

27.000

4

In sao phim điện ảnh (không bao gồm vật tư)

Phút chiếu

54.000

5

In tài liệu đã số hóa (toàn văn tài liệu – thông tin cấp 1)

 

 

5.1

– In đen trắng (đã bao gồm vật tư)

Trang A4

2.000

5.2

– In màu (đã bao gồm vật tư)

Trang A4

14.000

 

– Mức chi phí phô tô tài liệu khổ A3 bằng 2 lần mức chi phí phô tô tài liệu khổ A4;– Mức chi phí phô tô tài liệu khổ A2 bằng 4 lần mức chi phí phô tô tài liệu khổ A4;

– Mức chi phí phô tô tài liệu khổ A1 bằng 8 lần mức chi phí phô tô tài liệu khổ A4;

– Mức chi phí phô tô tài liệu khổ A0 bằng 16 lần mức chi phí phô tô tài liệu khổ A4.

 

 

– Chi phí gửi thông tin yêu cầu cung cấp: Mức thu chi phí thực hiện theo mức giá cước tối đa quy định tại Điều 3 và Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 22/2017/TT-BTTTT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ Thông tin và truyền thông quy định mức giá cước tối đa và chính sách miễn, giảm giá cước dịch vụ nhận gửi hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính và dịch vụ chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, cụ thể như sau:

Đơn vị tính: đồng

TT

Nấc khối lượng

Nội tỉnh

Liên tỉnh

Nội quận/thị xã/huyện/ thành phố

Liên quận/thị xã/huyện/ thành phố

Nội vùng

Vùng 1, vùng 3 đến vùng 2 và ngược lại

Vùng 1 đến vùng 3 và ngược lại

1

Đến 100g

26.000

30.000

30.500

31.000

31.500

2

Trên 100g đến 250g

27.000

31.000

32.000

35.000

39.000

3

Trên 250g đến 500g

28.500

32.500

34.500

40.000

53.000

4

Mỗi 500g tiếp theo

2.200

2.900

3.600

6.300

9.700

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai + Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin (Mẫu số 01a; Mẫu số 01b kèm theo Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Tiếp cận thông tin). Nghị định số 13/2018/NĐ-CP
Yêu cầu, điều kiện thực hiện + Đúng đối tượng yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin;

+ Thông tin được cung cấp theo yêu cầu theo quy định tại Điều 23 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016;

+ Không thuộc các trường hợp từ chối cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 28 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016.

Cơ sở pháp lý + Luật Tiếp cận thông tin năm 2016;

+ Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Tiếp cận thông tin;

+ Thông tư số 46/2018/TT-BTC ngày 14/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết chi phí thực tế để in, sao, chụp và gửi thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Tiếp cận thông tin.

 

 

 

 

Số hồ sơ B-BTP-BS01 Lĩnh vực An toàn thông tin
Cơ quan ban hành Bộ tư pháp Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.