Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

 

Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Trình tự thực hiện – Bước 1: Tổ chức có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận phải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận (Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).

– Bước 2: Cơ quan tiếp nhận xem xét thành phần và tính hợp lệ của hồ sơ.

– Bước 3: Cơ quan tiếp nhận tổ chức thẩm định hồ sơ và đánh giá tổ chức đăng ký.

– Bước 4: Không quá 30 ngày làm việc từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan tiếp nhận sẽ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Cơ quan đầu mối có văn bản thông báo lý do cho tổ chức đề nghị biết.

 

Cách thức thực hiện Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
Thành phần số lượng hồ sơ  

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

– Bản sao có chứng thực giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập tổ chức của cơ quan có thẩm quyền;

– Danh mục thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định của tổ chức;

– Danh mục tài liệu kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình kiểm định tương ứng với các đối tượng kiểm định đăng ký;

– Tài liệu về kiểm định viên: Danh sách phân công kiểm định viên; Bản sao có chứng thực Chứng chỉ kiểm định viên, thẻ kiểm định viên (nếu có) đang còn hiệu lực hoặc bản sao có chứng thực các loại giấy chứng nhận, chứng chỉ tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định; Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ kiểm định viên;

– Tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm của người phụ trách kỹ thuật;

– Quy trình hoặc quy chế giám sát chất lượng hoạt động kiểm định của tổ chức;

– Bản sao có chứng thực chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý chất lượng, năng lực của tổ chức (nếu có);

– Mẫu tem kiểm định, ký hiệu đóng (dập) trên đối tượng kiểm định (trong trường hợp không thể dán tem kiểm định).

 

Thời hạn giải quyết  không quá 30 ngày làm việc (kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ).
Đối tượng thực hiện Tổ chức có nhu cầu tham gia hoạt động kiểm định các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương bình và Xã hội.
Cơ quan thực hiện Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động hoặc công văn thông báo lý do không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động (trong đó có nêu rõ lý do từ chối).
Lệ phí  theo quy định của Bộ Tài chính.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Mẫu Giấy chứng nhận quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 3 năm 2014 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;

– Mẫu Danh mục thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định của tổ chức quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 3 năm 2014 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;

– Mẫu Danh mục tài liệu kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình kiểm định quy định tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 3 năm 2014 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;

– Mẫu Danh sách phân công kiểm định viên quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 3 năm 2014 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 5, Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH, cụ thể:

– Là đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng hoặc có đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;

– Cơ sở vật chất, kỹ thuật: Có đủ thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định các đối tượng thuộc phạm vi kiểm định theo yêu cầu tại quy trình kiểm định. Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định theo từng nhóm đối tượng kiểm định tối thiểu phải đáp ứng quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 06/2014/TT-BLĐTBXH ; Có thiết bị để nhập, lưu trữ và truyền dữ liệu điện tử về kết quả kiểm định đến Cơ quan đầu mối; Có đủ các quy trình kiểm định, quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến từng đối tượng thuộc phạm vi kiểm định.

– Kiểm định viên: Đối với mỗi đối tượng thuộc phạm vi kiểm định phải có ít nhất 02 (hai) kiểm định viên thuộc biên chế chính thức của tổ chức (là viên chức hoặc người lao động ký kết hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc người lao động ký kết hợp đồng không xác định thời hạn).

– Hệ thống tổ chức, quản lý hoạt động kiểm định: Tổ chức phải có người phụ trách chung về kỹ thuật; Tổ chức phải có quy trình, quy chế giám sát chất lượng đối với hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; Trong vòng 01 (một) năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, Tổ chức phải thiết lập, duy trì hệ thống quản lý chất lượng công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc TCVN ISO/IEC 17020:2001

Cơ sở pháp lý Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;

– Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 3 năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

 

 

Số hồ sơ 1.000354 Lĩnh vực An toàn lao động
Cơ quan ban hành Bộ lao động-thương binh và xã hội Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Không còn phù hợp Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.