Báo cáo giải trình nhu cầu, thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

 

Thủ tục Báo cáo giải trình nhu cầu, thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
Trình tự thực hiện Bước 1: Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) gửi báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH đến cơ quan chấp thuận Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được ủy quyền.

Trường hợp có thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động gửi báo cáo giải trình thay đổi theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH đến cơ quan chấp thuận Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được ủy quyền trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.

Bước 2: Cơ quan chấp thuận Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được ủy quyền thông báo việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài tới người sử dụng lao động theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi.

Cách thức thực hiện Người sử dụng lao động nộp báo cáo giải trình trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan chấp thuận Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được ủy quyền.
Thành phần số lượng hồ sơ Thành phần hồ sơ: Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

Thời hạn giải quyết Thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi.
Đối tượng thực hiện  Người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài làm việc cho người sử dụng lao động sau đây:

– Doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

– Nhà thầu nước ngoài hoặc trong nước tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;

– Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;

– Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;

– Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;

– Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

– Cơ quan nhà nước ở địa phương;

– Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở địa phương;

– Tổ chức sự nghiệp theo quy định tại điểm d, đ, e khoản 1 Điều 2 Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Trừ một số đối tượng người lao động nước ngoài sau đây:

– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ;

– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được;

– Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;

– Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm;

– Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam.

Cơ quan thực hiện Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính  Chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài của người sử dụng lao động.
Lệ phí Theo quy định tại Thông tư số 250/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thông tư số 250/2016/TT-BTC
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Người sử dụng lao động xác định được nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được Nghị định số 11/2016/NĐ-CP 
Cơ sở pháp lý Nghị định số 11/2016/NĐ-CP  và Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH

 

 

Số hồ sơ 1.000105 Lĩnh vực Lao động nước ngoài
Cơ quan ban hành Bộ lao động-thương binh và xã hội Cấp thực hiện Tỉnh
Tình trạng Không còn phù hợp Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.