Hải quan xử lý nguyên vật liệu dư thừa, phế liệu, phế phẩm, phế thải; máy móc, thiết bị thuê mượn (thủ công – điện tử) B-BTC-052486-TT

 

Thủ tục Hải quan xử lý nguyên vật liệu dư thừa, phế liệu, phế phẩm, phế thải; máy móc, thiết bị thuê mượn (thủ công – điện tử) B-BTC-052486-TT
Trình tự thực hiện I/ Thực hiện theo phương thức thủ công

* Trách nhiệm của doanh nghiệp:

Thực hiện thủ tục xử lý vật liệu dư thừa, phế liệu, phế phẩm, phế thải; máy móc, thiết bị tạm xuất phục vụ gia công tại Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công, gồm:

1. Bán tại thị trường Việt Nam (thực hiện theo phương thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ);

2. Xuất khẩu trả ra nước ngoài (thực hiện như thủ tục xuất khẩu thương mại);

3. Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam (thực hiện như thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp);

4. Biếu, tặng tại Việt Nam (thực hiện theo phương thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ);

5. Tiêu hủy tại Việt Nam.

* Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

Thực hiện thủ tục hải quan phù hợp đối với từng hình thức xử lý.

II/ Thực hiện theo phương thức điện tử

* Trách nhiệm của doanh nghiệp:

1. Bán tại thị trường Việt Nam: Thủ tục hải quan thực hiện theo phương thức xuất, nhập khẩu tại chỗ.

2. Xuất khẩu trả ra nước ngoài: Thủ tục hải quan xuất trả nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê mượn ra nước ngoài thực hiện như đối với lô hàng xuất khẩu theo hợp đồng mua bán. Công chức Hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa phải đối chiếu nguyên liệu xuất trả với mẫu lưu nguyên liệu lấy khi nhập khẩu; đối chiếu chủng loại, ký mã hiệu của máy móc thiết bị ghi trên tờ khai tạm nhập hoặc tờ khai chuyển tiếp gần nhất với máy móc thiết bị tái xuất.

3. Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam: Thủ tục hải quan chuyển nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị sang hợp đồng gia công khác thực hiện như thủ tục hải quan giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp.

4. Biếu tặng tại Việt Nam:

Thủ tục hải quan thực hiện như thủ tục đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ (trong trường hợp này hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công được coi là hợp đồng mua bán).

5. Tiêu hủy phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:

5.1. Việc tiêu hủy thực hiện sau khi kết thúc hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công. Việc tiêu hủy này áp dụng cho cả sản phẩm gia công được bên thuê gia công đề nghị tiêu hủy tại Việt Nam.

5.2. Thủ tục hải quan giám sát tiêu hủy thực hiện như sau:

a. Người khai hải quan tạo thông tin “Đề nghị giám sát tiêu hủy phế liệu, phế phẩm gia công hoặc sản phẩm, bán thành phẩm gia công” kèm theo thông tin văn bản cho phép tiêu hủy tại Việt Nam của Sở Tài nguyên – Môi trường theo định dạng chuẩn quy định tại mẫu Đề nghị giám sát tiêu hủy phế liệu, phế phẩm gia công hoặc sản phẩm, bán thành phẩm gia công gửi đến cơ quan hải quan quản lý hợp đồng gia công;

b. Doanh nghiệp chủ động tổ chức việc tiêu hủy và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tác động của toàn bộ quá trình tiêu hủy đối với môi trường;

c. Cơ quan hải quan quản lý hợp đồng gia công cử công chức Hải quan giám sát quá trình tiêu hủy;

d. Khi kết thúc tiêu hủy, các bên phải tiến thành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy theo đúng qui định. Biên bản này phải có chữ ký của Giám đốc doanh nghiệp, dấu của doanh nghiệp có hàng tiêu hủy; họ, tên, chữ ký của công chức Hải quan giám sát việc tiêu hủy, những người được Giám đốc doanh nghiệp giao thực hiện tiêu hủy.

* Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

Thực hiện thủ tục hải quan phù hợp đối với từng hình thức xử lý.

Cách thức thực hiện I/ Thực hiện bằng phương thức thủ công:

Trực tiếp tại trụ sở cơ cơ quan hành chính

II/ Thực hiện bằng phương thức điện tử:

Gửi nhận thông tin qua hệ thống khai hải quan điện tử đã được nối mạng với cơ quan hải quan qua CVAN

Thành phần số lượng hồ sơ 1. Bán tại Việt Nam: Hồ sơ như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ;

2. Xuất trả ra nước ngoài: Hồ sơ như đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại;

3. Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác: Hồ sơ như thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp;

4. Biếu tặng tại Việt Nam: Hồ sơ như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ: và văn bản biếu, tặng của bên đặt gia công: nộp 01 bản chính; Văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương nếu hàng biếu tặng thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Công Thương; văn bản cho phép của cơ quan chuyên ngành nếu hàng nhập khẩu phải có giấy phép của cơ quan chuyên ngành: nộp 01 bản chính.

5. Tiêu hủy tại Việt Nam:

Văn bản đề nghị tiêu hủy.

* Số lượng hồ sơ: Thông tư số 117/2011/TT-BTC không qui định.

Thời hạn giải quyết Thông tư số 117/2011/TT-BTC không qui định.
Đối tượng thực hiện  Tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thực hiện – Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi Cục Hải quan.

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan

– Cơ quan phối hợp (nếu có): không

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính  Nguyên vật liệu dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế thải; máy móc, thiết bị thuê, mượn được xử lý theo qui định.
Lệ phí 20.000 theo Thông tư số 172/2010/TT-BTC . Thông tư số 172/2010/TT-BTC
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Đối chiếu thủ tục tương ứng với hình thức xử lý
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Không
Cơ sở pháp lý – Luật Hải quan,

– Nghị định số 154/2005/NĐ-CP

– Thông tư số 194/2010/TT-BTC

– Thông tư số 117/2011/TT-BTC

– Thông tư số 222/TT-BTC

– Thông tư số 172/2010/TT-BTC

Thông tư số 172/2010/TT-BTC đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại Thông tư 274/2016/TT-BTC

Số hồ sơ 1.001336 Lĩnh vực Hải quan
Cơ quan ban hành Bộ tài chính Cấp thực hiện Quận - Huyện
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.