Cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ đối với công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao

 

Thủ tục Cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ đối với công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao
Trình tự thực hiện  

– Tổ chức, cá nhân (bên nhận công nghệ – trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước hoặc bên giao công nghệ – trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài) nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ và phí thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ.

– Bộ Khoa học và Công nghệ (Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ) tổ chức thẩm định hồ sơ:

+ Nếu tổ chức, cá nhân đáp ứng được các yêu cầu theo những quy định hiện hành, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.

+ Trong trường hợp không cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện  Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc gửi qua đường bưu điện
Thành phần số lượng hồ sơ  

– Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.

+ Văn bản về tư cách pháp lý của các bên tham gia hợp đồng: bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép phù hợp ngành nghề được hoạt động; Giấy xác nhận tư cách pháp lý đối với người đại diện, ký tên trong hợp đồng.

+ Văn bản chấp thuận chuyển giao công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển giao công nghệ bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trong trường hợp các bên tham gia chuyển giao công nghệ là tổ chức, cá nhân Việt Nam thì chỉ cần bản hợp đồng chuyển giao công nghệ bằng tiếng Việt. Hợp đồng phải được các bên ký kết, đóng dấu và có chữ ký tắt của các bên, đóng dấu giáp lai vào các trang của hợp đồng và phụ lục nếu một trong các bên tham gia hợp đồng là tổ chức.

+ Dự kiến chi phí chuyển giao công nghệ phải trả từng năm và tổng giá thanh toán trong suốt thời hạn hợp đồng.

+ Danh mục tài liệu công nghệ, máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật (nếu có) kèm theo hợp đồng chuyển giao công nghệ.

+ Trong trường hợp có sử dụng vốn nhà nước phải gửi kèm văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư nhất trí với nội dung chuyển giao công nghệ và giá ước tính cho công nghệ được chuyển giao.

+ Giấy uỷ quyền (trong trường hợp uỷ quyền cho bên thứ ba thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ).

Số lượng hồ sơ: 03 bộ hồ sơ, trong đó có ít nhất 01 bộ hồ sơ gốc.

 

Thời hạn giải quyết 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ
Đối tượng thực hiện Tổ chức, cá nhân tiếp nhận hoặc chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao.
Cơ quan thực hiện – Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Khoa học và Công nghệ.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Giấy phép chuyển giao công nghệ.
Lệ phí Mức thu phí thẩm định Hợp đồng chuyển giao công nghệ để cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ được tính theo tỷ lệ bằng 0,1% (một phần nghìn) tổng giá trị của Hợp đồng chuyển giao công nghệ nhưng tối đa không quá 10.000.000 (mười triệu) đồng và tối thiểu không dưới 3.000.000 (ba triệu) đồng.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Đơn đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ (Mẫu kèm theo). Nghị định số 133/2008/NĐ-CP
Yêu cầu, điều kiện thực hiện – Trong trường hợp sử dụng vốn nhà nước để nhận chuyển giao công nghệ trong dự án đầu tư, bên nhận công nghệ phải lập phương án nhận chuyển giao công nghệ, trong đó nêu rõ nội dung chuyển giao công nghệ và giá ước tính của công nghệ để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư. Bên nhận công nghệ phải chịu trách nhiệm về nội dung chuyển giao công nghệ và giá thanh toán cho công nghệ được chuyển giao theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư. Trong trường hợp sử dụng nhiều nguồn vốn để nhận chuyển giao công nghệ, trong đó nguồn vốn nhà nước chiếm tỷ lệ từ 51% trở lên thì cũng phải tuân theo quy định nêu trên.

– Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, bên nhận công nghệ (trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước) hoặc bên giao công nghệ (trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài) thay mặt các bên phải gửi hồ sơ đến Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.

– Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung của Bộ Khoa học và Công nghệ, nếu các bên tham gia hợp đồng không đáp ứng các yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ không còn giá trị.

Cơ sở pháp lý – Luật Chuyển giao công nghệ ngày 29/11/2006;

– Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ, được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 103/2011/NĐ-CP ngày 15/11/ 2011 và Nghị định số 120/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014;

– Thông tư số 200/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định Hợp đồng chuyển giao công nghệ.

 

 

Số hồ sơ 1.007276 Lĩnh vực Khoa học - Công nghệ
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Không còn phù hợp Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.