Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu theo phương thức kiểm tra giảm

 

Thủ tục Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu theo phương thức kiểm tra giảm
Trình tự thực hiện Bước 1:

Khi làm thủ tục hi quan, chủ hàng có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ;

Bước 2:

Cơ quan hquan có trách nhiệm chọn ngẫu nhiên tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khu thuộc diện kiểm tra giảm trong vòng 01 (một) năm để kiểm tra hồ sơ theo quy định.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thông quan hàng hóa. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.

Cách thức thực hiện Không quy định
Thành phần số lượng hồ sơ A. Thành phần hồ sơ:

1. Bản tự công bố sản phẩm theo quy định;

2. 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra thông thường hoặc bản sao chứng thực hoặc bản chính hp pháp hóa lãnh sự một trong các Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực tại thời điểm nộp;

3. Trong trường hợp sản phẩm có nguồn gốc thủy sn và động vật trên cạntrừ các sản phm đã qua chế biến, bao gói snthì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bn chính).

B. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết 03 ngày
Đối tượng thực hiện Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện Cơ quan Hải quan
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Thông quan hàng hóa
Lệ phí 1.500.000 đồng/lô hàng + (số mặt hàng 100.000 nghìn đồng), tối đa 10.000.000 đồng/lô hàng Thông tư 279/TT-BTC
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Không có
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Điều 17. Áp dụng phương thức kiểm tra

1. Kim tra gim áp dụng đối với lô hàng, mặt hàng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đã được xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt đng kiểm tra an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên; có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với lô hàng, mặt hàng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Đã có 03 (ba) lần liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường;

c) Được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP

 

Cơ sở pháp lý 1. Nghị định số 15/2018/NĐ-CP

 

Số hồ sơ 1.003094 Lĩnh vực An toàn thực phẩm
Cơ quan ban hành Bộ y tế Cấp thực hiện Tỉnh
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.