13. Đăng ký huỷ và thông báo kết quả huỷ tem rượu
Đăng ký hủy và thông báo hủy tem rượu
Các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu tiêu thụ trong nước phát hiện mất tem hoặc có tem rượu hư hỏng thì phải lập báo cáo và đăng ký hủy tem rượu. Sau đây, căn cứ Nghị định số 105/2017/NĐ-CP; Thông tư số 160/2013/TT-BTC Dữ liệu Pháp lý sẽ trình bày rõ hơn về vấn đề này:
1. Trường hợp mất, hư hỏng tem rượu
– Điều 6 Thông tư số 160/2013/TT-BTC quy định:
+ Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu tiêu thụ trong nước phát hiện mất tem phải lập Báo cáo về việc mất tem, gửi đến Cơ quan Thuế quản lý trực tiếp (theo Mẫu số 03, Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) chậm nhất không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày phát hiện việc mất tem.
+ Các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu tiêu thụ trong nước có tem rượu hư hỏng (rách, hỏng…), tem không có nhu cầu sử dụng phải có văn bản kèm Bảng kê chi tiết đăng ký huỷ với Cơ quan Thuế quản lý trực tiếp; Bộ Tài chính ủy quyền cho Cục trưởng Cục Thuế kiểm tra có văn bản chấp thuận cho hủy tại đơn vị. Đơn vị tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về số tem đã hủy.
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu tiêu thụ trong nước chỉ được hủy tem rượu sau khi có văn bản chấp thuận của Cục trưởng Cục Thuế về việc hủy tem rượu tại đơn vị.
2. Xử lý vi phạm
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 160/2013/TT-BTC: Rượu nhập khẩu và rượu sản xuất trong nước thuộc loại phải dán tem nhưng không dán tem; hoặc dán tem không đúng quy định, dán tem giả đều bị coi là hàng hóa vi phạm và bị xử lý theo quy định về hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái.
Tổ chức, cá nhân trong nước kinh doanh, tàng trữ trái pháp luật sản phẩm rượu không dán tem hoặc dán tem giả sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
Kết luận: Trên đây là một số lưu ý mà Dữ liệu Pháp lý gửi đến bạn đọc dựa trên những quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP; Thông tư số 160/2013/TT-BTC.
Chi tiết trình tự, thủ tục, biểu mẫu xem tại đây: Đăng ký huỷ và thông báo kết quả huỷ tem rượu