Chứng nhận hợp quy, cấp lại giấy chứng nhận hợp quy áp dụng đối với sản phẩm sản xuất trong nước của các đơn vị đã có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm và sản phẩm nhập khẩu

 

Thủ tục Chứng nhận hợp quy, cấp lại giấy chứng nhận hợp quy áp dụng đối với sản phẩm sản xuất trong nước của các đơn vị đã có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm và sản phẩm nhập khẩu
Trình tự thực hiện – Các tổ chức, cá nhân thực hiện lấy mẫu sản phẩm sản xuất trong nước theo nguyên tắc ngẫu nhiên.

– Số lượng mẫu phải đủ theo yêu cầu của phép đo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

– Các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị chứng nhận hợp quy theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011 và gửi hồ sơ đến Tổ chức chứng nhận hợp quy

– Thời gian Tổ chức chứng nhận hợp quy đánh giá và cấp Giấy chứng nhận hợp quy là không quá mười (10) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định

Trường hợp không cấp giấy chứng nhận hợp quy, Tổ chức chứng nhận hợp quy có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận và nêu rõ lý do

– Trong những trường hợp đặc biệt, khi việc chứng nhận hợp quy đòi hỏi thời gian dài hơn quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 30/2011/TT-BTTTT, Tổ chức chứng nhận hợp quy có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận biết lý do. Thời gian đánh giá và cấp Giấy chứng nhận hợp quy tối đa là không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

– Đối với trường hợp cấp lại giấy chứng nhận hợp quy: tổ chức, cá nhân phải thực hiện lại thủ tục chứng nhận hợp quy trong các trường hợp quy định tại Điều 22 Chương V Thông tư 30/2011/TT-BTTTT, trình tự thực hiện giống như đăng ký đề nghị cấp mới giấy chứng nhận hợp quy.

Cách thức thực hiện – Trực tiếp tại trụ sở các Trung tâm kiểm định và chứng nhận trực thuộc Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông

– Thông qua hệ thống bưu chính.

Thành phần số lượng hồ sơ Văn bản đề nghị chứng nhận hợp quy (theo mẫu tại Phụ lục II của Thông tư 30/2011/TT-BTTTT);

– Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân: Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định/Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư (với trường hợp là tổ chức); Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (với trường hợp là cá nhân). Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp có thể nộp bản sao kèm bản gốc để đối chiếu;

– Kết quả đo kiểm sản phẩm của đơn vị đo kiểm có đủ thẩm quyền quy định tại khoản 1 và 3 Điều 5 của Thông tư 30/2011/TT-BTTTT và được cấp trong vòng hai (02) năm tính đến ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định;

– Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm thể hiện đầy đủ các nội dung: Tên, ký hiệu và các thông tin kỹ thuật của sản phẩm, ảnh chụp bên ngoài, hãng sản xuất.

– Bản sao chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (trường hợp sản xuất trong nước).

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định

Trong những trường hợp đặc biệt, khi việc chứng nhận hợp quy đòi hỏi thời gian dài hơn quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 30/2011/TT-BTTTT, Tổ chức chứng nhận hợp quy có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận biết lý do. Thời gian đánh giá và cấp Giấy chứng nhận hợp quy tối đa là không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định

Đối tượng thực hiện Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện – Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Các Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận trực thuộc Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông

– Cơ quan phối hợp (nếu có): các Sở Thông tin và Truyền thông

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Giấy chứng nhận hợp quy
Lệ phí Quy định tại Quyết định 89/2004/QĐ-BTC ngày 22/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quyết định 89/2004/QĐ-BTC
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Văn bản đề nghị chứng nhận hợp quy (theo mẫu tại Phụ lục II của Thông tư 30/2011/TT-BTTTT) Thông tư 30/2011/TT-BTTTT
Yêu cầu, điều kiện thực hiện – Chứng nhận hợp quy đối với thiết bị vô tuyến điện phải phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện và bảo đảm các quy định quản lý về chất lượng phát xạ, an toàn bức xạ vô tuyến điện và tương thích điện từ theo quy định của pháp luật.

– Ngoài việc tuân thủ Thông tư này về chứng nhận và công bố hợp quy, các thiết bị vô tuyến điện khi sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam còn phải có Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện

Thông tư 30/2011/TT-BTTTT
Cơ sở pháp lý Luật Viễn thông 2009;

Luật Tần số vô tuyến điện 2009;

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006;

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007;

– Nghị định số 127/2007/NĐ-CP;

– Nghị định số 132/2008/NĐ-CP;

– Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ;

– Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ;

– Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT 

– Thông tư số 31/2011/TTTT-BTTTT

– Thông tư số 32/2011/TTTT-BTTTT

– Quyết định số 89/2004/QĐ-BTC

 

 

 

 

 

 

Số hồ sơ 1.004934 Lĩnh vực Viễn thông - internet
Cơ quan ban hành Bộ thông tin và truyền thông Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.