QUYẾT ĐỊNH 5925/QĐ-BCT NĂM 2014 CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, SỬA ĐỔI, THAY THẾ, HỦY BỎ HOẶC BÃI BỎ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5925/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH/THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC THAY THẾ/THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ HỦY BỎ HOẶC BÃI BỎ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu và Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành/thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế/thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: – Như Điều 3; – Lãnh đạo Bộ; – Cục KSTTHC (Bộ Tư pháp); – Lưu: VT, PC, XNK (02). |
KT. BỘ TRƯỞNG Hồ Thị Kim Thoa |
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH/SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC THAY THẾ/BỊ HỦY BỎ HOẶC BÃI BỎ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5925/QĐ-BCT ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương
STT |
Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
Số, ký hiệu, ngày tháng năm ban hành và tên loại, trích yếu của VBQPPL có quy định về TTHC |
I. Thủ tục hành chính cấp trung ương | ||||
1. |
Thủ tục cấp phép nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học | Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu |
Cục Xuất nhập khẩu |
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. |
2. |
Thủ tục cấp phép nhập khẩu một số mặt hàng có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng | Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu |
Cục Xuất nhập khẩu |
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. |
3. |
Thủ tục cấp phép đối với hàng hóa gia công cho nước ngoài thuộc danh mục xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép | Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu |
Cục Xuất nhập khẩu |
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. |
4. |
Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng đường, muối, nguyên liệu thuốc lá, trứng gia cầm | Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu |
Cục Xuất nhập khẩu |
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. |
5. |
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh | Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu |
Cục Xuất nhập khẩu |
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh, hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa. |
6. |
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận Mã số tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt | Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu |
Cục Xuất nhập khẩu |
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Lụật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa. |
7. |
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận Mã số tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng | Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu |
Cục Xuất nhập khẩu |
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa. |
8. |
Thủ tục sửa đổi, bổ sung Mã số tạm nhập, tái xuất | Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu |
Cục Xuất nhập khẩu |
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa. |
9. |
Thủ tục cấp lại Mã số tạm nhập, tái xuất | Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu |
Cục Xuất nhập khẩu |
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa. |
10. |
Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép | Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu |
Cục Xuất nhập khẩu |
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa. |
11. |
Thủ tục cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất theo hình thức khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép | Cấp phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa |
Cục Xuất nhập khẩu |
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa. |
12. |
Thủ tục cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép | Cấp phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa |
Cục Xuất nhập khẩu |
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa. |
13. |
Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép | Cấp phép kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa |
Cục Xuất nhập khẩu |
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa. |
14. |
Thủ tục cấp phép nhập khẩu tự động thuốc lá điếu, xì gà | Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu |
Cục Xuất nhập khẩu |
– Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá;
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. – Thông tư số 37/2013/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2013 quy định nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà. |
15. |
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi Mẫu VC | Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu |
Cục Xuất nhập khẩu |
– Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;
– Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi; – Thông tư số 01/2013/TT-BCT ngày 03 tháng 01 năm 2013 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi: – Thông tư số 31/2013/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do Việt Nam-Chi Lê. |
2. Danh mục thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương
STT |
Tên thủ tục hành chính hủy bỏ, bãi bỏ |
Số hồ sơ |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
Số, ký hiệu, ngày tháng năm ban hành và tên loại, trích yếu của VBQPPL có quy định về việc bãi bỏ TTHC |
I. Thủ tục hành chính cấp trung ương | |||||
1. |
Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng đường muối, nguyên liệu thuốc lá, trứng gia cầm | B-BCT-254839-TT | Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu | Cục Xuất nhập khẩu | – Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. |
2. |
Thủ tục cấp giấy phép tạm nhập tái xuất đối với mặt hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu | B-BCT-254835-TT | Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu | Cục Xuất nhập khẩu | – Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa. |
3. |
Thủ tục cấp giấy phép chuyển khẩu đối với mặt hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu | B-BCT-254836-TT | Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu | Cục Xuất nhập khẩu | – Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa. |
4. |
Thủ tục cấp giấy phép tạm nhập tái xuất hàng đã qua sử dụng | B-BCT-235813-TT | Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu | Cục Xuất nhập khẩu | – Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa. |
5. |
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh | B-BCT-235822-TT | Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu | Cục Xuất nhập khẩu | – Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa. |
6. |
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt | B-BCT-235832-TT | Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu | Cục Xuất nhập khẩu | – Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa. |
7. |
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng đã qua sử dụng | B-BCT-235838-TT | Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu | Cục Xuất nhập khẩu | – Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa. |
8. |
Thủ tục điều chỉnh nội dung mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất đã được cấp | B-BCT-235843-TT | Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu | Cục Xuất nhập khẩu | – Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa. |
9. |
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất trong trường hợp bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng | B-BCT-235845-TT | Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu | Cục Xuất nhập khẩu | – Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa. |
10. |
Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với mặt hàng thuốc lá điếu, xì gà | B-BCT-235847-TT | Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu | Cục Xuất nhập khẩu | – Thông tư số 37/2013/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2013 quy định nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà. |
11. |
Thủ tục cấp phép nhập khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ có nguồn gốc từ Campuchia. | B-BCT-254840-TT | Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu | Cục Xuất nhập khẩu | – Thông tư số 01/2014/TT-BCT ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Campuchia. |
12. |
Thủ tục cấp phép nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm thép | B-BCT-212712-TT | Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu | Cục Xuất nhập khẩu | – Thông tư số 17/2014/TT-BCT ngày 16 tháng 06 năm 2014 quy định bãi bỏ Thông tư số 23/2012/TT-BCT ngày 07 tháng 8 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm thép. |
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
1. Thủ tục hành chính cấp Trung ương
1. Thủ tục cấp phép nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học
a) Trình tự thực hiện
– Tổ chức nộp hồ sơ (gửi qua đường bưu điện) đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu); địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
– Bộ Công Thương kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu.
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ hoặc không đồng ý cấp phép, Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản cho tổ chức để hoàn chỉnh hồ sơ hoặc nêu rõ lý do không cấp phép.
– Tổ chức nhận văn bản cấp phép qua đường bưu điện.
b) Cách thức thực hiện: Qua đường bưu điện
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 (một) bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của tổ chức.
– Văn bản đề nghị nhập khẩu của tổ chức kê khai cụ thể tên hàng, mã số HS, số lượng, mục đích sử dụng từng mặt hàng và xác nhận, cam đoan tính xác thực của các nội dung này: 1 (một) bản chính
– Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép đã được cấp trước đó (trừ trường hợp nhập khẩu lần đầu): 1 (một) bản chính.
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức có chức năng nghiên cứu khoa học, thương nhân có nhu cầu nhập khẩu để nghiên cứu phát triển sản phẩm.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Công Thương
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương
– Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép nhập khẩu.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
2. Thủ tục cấp phép nhập khẩu một số mặt hàng có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng
a) Trình tự thực hiện
– Thương nhân nộp hồ sơ (gửi qua đường bưu điện) đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu); địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
– Bộ Công Thương kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu.
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ hoặc không đồng ý cấp phép, Bộ thông báo bằng văn bản cho thương nhân để hoàn chỉnh hồ sơ hoặc nêu rõ lý do không cấp phép.
– Thương nhân nhận văn bản cấp phép qua đường bưu điện.
b) Cách thức thực hiện: Qua đường bưu điện
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 (một) bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
– Văn bản đề nghị nhập khẩu của thương nhân nêu rõ tên hàng, mã số HS, số lượng, trị giá từng mặt hàng; 1 (một) bản chính.
– Văn bản chấp thuận của Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng về việc nhập khẩu lô hàng: 1 (một) bản chính.
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân có nhu cầu nhập khẩu.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Công Thương
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương
– Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép nhập khẩu.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
3. Thủ tục cấp phép đối với hàng hóa gia công cho nước ngoài thuộc danh mục xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép
a) Trình tự thực hiện
– Thương nhân nộp hồ sơ (gửi qua đường bưu điện) đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu); địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
– Bộ Công Thương kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, Bộ Công Thương cấp giấy phép cho thương nhân.
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ hoặc không đồng ý cấp phép, Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản cho thương nhân để hoàn chỉnh hồ sơ hoặc nêu rõ lý do không cấp phép.
– Thương nhân nhận văn bản cấp phép qua đường bưu điện.
b) Cách thức thực hiện: Qua đường bưu điện
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Văn bản đề nghị cấp phép gia công hàng hóa, trong đó, nêu cụ thể các nội dung quy định tại Điều 29 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;
– Ý kiến xác nhận (thể hiện bằng văn bản) của Bộ quản lý chuyên ngành.
d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân có nhu cầu gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài các mặt hàng xuất nhập khẩu phải có giấy phép.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Công Thương
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương
– Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ quản lý chuyên ngành.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
4. Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng đường, muối, thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm
a) Trình tự thực hiện
– Thương nhân nộp hồ sơ (gửi qua đường bưu điện) đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu); địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
– Bộ Công Thương kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Bộ Công Thương thông báo bằng điện thoại hoặc văn bản cho thương nhân để hoàn chỉnh hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Công Thương tiến hành thẩm tra nội dung hồ sơ. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện, trong thời hạn 10 ngày làm việc, tính từ thời điểm phân giao lượng hạn ngạch thuế quan đã được các Bộ, ngành thống nhất, Bộ Công Thương ban hành văn bản cấp phép cho thương nhân được nhập khẩu.
– Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan hoặc văn bản trả lời của Bộ Công Thương được gửi cho thương nhân qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên Đơn đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu của thương nhân.
– Trường hợp từ chối cấp phép, Bộ Công Thương trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Thương nhân có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhập khẩu theo yêu cầu của Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BCT .
Trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, thương nhân có báo cáo (thay cho báo cáo quý III) gửi Bộ Công Thương đánh giá khả năng nhập khẩu cả năm đó, đề nghị điều chỉnh tăng, giảm hạn ngạch nhập khẩu được cấp hoặc báo cáo số lượng hàng hóa không có khả năng nhập khẩu để phân giao cho thương nhân khác.
b) Cách thức thực hiện: Qua đường bưu điện
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Đơn đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BCT);
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 01 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân theo quy định.
d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thời điểm phân giao lượng hạn ngạch thuế quan đã được các Bộ, ngành thống nhất.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Công Thương
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương
– Cơ quan phối hợp (nếu có): Các Bộ quản lý chuyên ngành, Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương).
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép nhập khẩu của Bộ Công Thương.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Đơn đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu (Phụ lục III Thông tư số 04/2014/TT-BCT);
– Mẫu báo cáo nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan (Phụ lục IV Thông tư số 04/2014/TT-BCT).
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu cho thương nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hạn ngạch thuế quan, cụ thể như sau:
– Muối: Thương nhân có nhu cầu sử dụng muối trong sản xuất theo xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành.
– Thuốc lá nguyên liệu: Thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp và có nhu cầu sử dụng cho sản xuất thuốc lá điếu một tỷ lệ nhất định thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu do Bộ Công Thương xác nhận (Tổng công ty ngành hàng là đầu mối nhận hạn ngạch cho các công ty thành viên).
– Trứng gia cầm: Thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu.
– Đường tinh luyện, đường thô: Thực hiện theo hướng dẫn hàng năm của Bộ Công Thương sau khi thống nhất với các Bộ, ngành liên quan.
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
PHỤ LỤC III
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ HẠN NGẠCH THUẾ QUAN NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TÊN THƯƠNG NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:………………. |
….., ngày…. tháng…. năm…. |
ĐƠN ĐĂNG KÝ HẠN NGẠCH THUẾ QUAN NĂM…
Kính gửi: Bộ Công Thương
1. Tên thương nhân (ghi rõ tên tiếng Việt đầy đủ và tên viết tắt):…………………………………….
Điện thoại:………………………………………………… Fax:…………………………………………….
E-mail:……………………………………………………………………………………………………………….
2. Địa chỉ giao dịch:………………………………………………………………………………………………
3. Địa chỉ cơ sở sản xuất chính:………………………………………………………………………………
4. Sản phẩm có sử dụng mặt hàng hạn ngạch thuế quan làm nguyên liệu đầu vào:
………………………………………………………………………………………………………………………..
5. Nhu cầu sử dụng mặt hàng hạn ngạch thuế quan cho sản xuất (công suất thực tế/ công suất thiết kế):
Căn cứ Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, thương nhân báo cáo tình hình nhập khẩu mặt hàng … trong năm … và đăng ký nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm … như sau:
Mô tả hàng hóa (HS) |
Thông tin chi tiết |
Năm 20… |
Đăng ký HNTQ năm 20… |
||
HNTQ được cấp năm 20… |
TH nhập khẩu 3 quý |
Ước TH nhập khẩu năm 20… |
|||
Ví dụ:
Thuốc lá nguyên liệu (HS 2401) |
– Lượng (tấn) | ||||
– Trị giá (nghìn USD) | |||||
– Xuất xứ |
Thương nhân cam đoan những kê khai trên đây là đúng, nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đề nghị Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 20… cho mặt hàng nêu trên với số lượng là: …
Người đại diện theo pháp luật của thương nhân |
* Ghi chú: Trường hợp có điều chỉnh hạn ngạch thuế quan trong năm thì đề nghị nêu rõ.
PHỤ LỤC IV
MẪU BÁO CÁO NHẬP KHẨU THEO HẠN NGẠCH THUẾ QUAN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TÊN THƯƠNG NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:………………. |
….., ngày…. tháng…. năm…. |
Kính gửi: Bộ Công Thương
Căn cứ Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, thương nhân báo cáo tình hình thực hiện nhập khẩu mặt hàng … theo hạn ngạch thuế quan năm … (tới thời điểm báo cáo) như sau:
Mô tả hàng hóa (HS) |
Thông tin chi tiết |
Kết quả thực hiện HNTQ |
Ghi chú |
||||
HNTQ được cấp |
Quý l |
Quý II |
Quý III |
Quý IV |
|||
Ví dụ:
Thuốc lá nguyên liệu (HS 2401) |
– Lượng (tấn) | ||||||
– Trị giá (nghìn USD) | |||||||
– Xuất xứ |
… (Tên thương nhân) … cam đoan những kê khai trên đây là đúng, nếu sai thương nhân xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Người đại diện theo pháp luật của thương nhân |
5. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh
a) Trình tự thực hiện
– Doanh nghiệp gửi qua đường bưu điện 1 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số; tạm nhập, tái xuất đến Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương (Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
– Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
– Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có kho, bãi kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi. Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra điều kiện kho, bãi, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cho doanh nghiệp.
– Trường hợp không cấp Mã số tạm nhập, tái xuất, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Mã số tạm nhập, tái xuất hoặc văn bản trả lời của Bộ Công Thương được gửi cho doanh nghiệp qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.
b) Cách thức thực hiện: Qua đường bưu điện
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Đơn đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất (theo mẫu tại Phụ lục VI Thông tư số 05/2014/TT-BCT): 1 bản chính;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;
– Văn bản của Tổng cục Hải quan xác nhận về việc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 05/2014/TT-BCT: 1 bản chính;
– Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 05/2014/TT-BCT (theo mẫu tại Phụ lục số VII): 1 bản chính;
– Tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở hữu kho, bãi hoặc hợp đồng thuê kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh đáp ứng quy định tại Khoản 3, Điều 9 Thông tư số 05/2014/TT-BCT: bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;
– Văn bản của cơ quan điện lực nơi doanh nghiệp có kho, bãi xác nhận về việc kho, bãi có đủ nguồn điện Iưới để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa: 1 bản chính.
d) Thời hạn giải quyết
– Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có kho, bãi kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi. Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra điều kiện kho, bãi, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cho doanh nghiệp.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 9 Thông tư số 05/2014/TT-BCT.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Công Thương
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương
– Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới, Tổng cục Hải quan, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và các cơ quan liên quan.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Mã số tạm nhập, tái xuất.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Đơn đề nghị cấp mã số tạm nhập tái xuất (theo mẫu Phụ lục VI Thông tư số 05/2014/TT-BCT): 1 (một) bản chính;
– Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 05/2014/TT-BCT (theo mẫu tại Phụ lục số VII): 1 bản chính.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Được thành lập tối thiểu là 2 (hai) năm, đã có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
– Có số tiền ký quỹ, đặt cọc là 10 tỷ VNĐ (mười tỷ đồng Việt Nam) nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi theo quy định.
– Có kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh, cụ thể:
+ Kho, bãi có sức chứa tối thiểu là 100 (một trăm) công-ten-nơ lạnh loại 40 (bốn mươi) feet, diện tích tối thiểu là 1.500 m2 (một nghìn năm trăm mét vuông). Kho, bãi được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng, được xây dựng với chiều cao tối thiểu là 2,5m (hai phẩy năm mét); có đường dành cho xe chở công-ten-nơ di chuyển ra vào kho, bãi; có cổng ra vào và biển hiệu của doanh nghiệp sử dụng kho, bãi;
+ Kho, bãi có đủ nguồn điện (gồm điện lưới và máy phát điện dự phòng có công suất tương đương) và các thiết bị chuyên dùng kèm theo để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa của kho, bãi;
+ Kho, bãi phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê với thời hạn thuê tối thiểu là 3 (ba) năm; phải nằm trong khu vực quy hoạch hệ thống kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc trong khu vực do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quy định để xây dựng kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh.
+ Kho, bãi mà doanh nghiệp đã kê khai để xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất không được cho doanh nghiệp khác thuê toàn bộ hoặc một phần để sử dụng vào mục đích xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất.
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa.
PHỤ LỤC VI
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP MÃ SỐ TẠM NHẬP TÁI XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương)
Mẫu (1): Áp dụng đối với hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục III
TÊN DOANH NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…… |
……., ngày…. tháng…. năm 20…. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh
Kính gửi: Bộ Công Thương
1. Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………………………
– Địa chỉ trụ sở chính: …………………. Số điện thoại: ………………….. Số fax: ………………..
– Địa chỉ website (nếu có): ……………………………………………………………………………………..
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:… do … cấp ngày … tháng … năm …
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, doanh nghiệp xin cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.
2. Kho, bãi chuyên dùng để phục vụ việc kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh của doanh nghiệp:
STT |
Tên kho/ bãi |
Địa chỉ kho, bãi |
Hình thức sở hữu (Thuộc sở hữu hoặc kho thuê) |
Sức chứa (m2/công-ten-nơ) |
Ghi chú |
1. |
……… |
……… |
……… |
……… |
……… |
2. |
……… |
……… |
……… |
……… |
……… |
3. Nguồn điện để bảo quản hàng thực phẩm đông lạnh:
– Điện lưới (số lượng trạm biến áp, công suất từng trạm biến áp).
– Máy phát điện dự phòng (số lượng máy phát điện; nhãn hiệu, công suất và số serie của từng máy).
– Thiết bị cắm điện chuyên dùng (số lượng).
4. Hồ sơ kèm theo gồm:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 01 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp.
– Văn bản của Tổng cục Hải quan xác nhận về việc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 05/2014/TT-BCT: 1 bản chính.
– Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận việc doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định: 1 bản chính.
– Văn bản của cơ quan điện lực xác nhận về việc kho, bãi của doanh nghiệp có đủ nguồn điện lưới đủ để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo quy định: 1 bản chính.
– Tài liệu, giấy tờ chứng minh về kho, bãi và các trang thiết bị nêu tại mục 2 và 3 nêu trên,
Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp |
PHỤ LỤC VII
MẪU GIẤY XÁC NHẬN VIỆC ĐẶT CỌC, KÝ QUỸ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương)
KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH…./ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …….. |
…., ngày…. tháng…. năm 20….. |
GIẤY XÁC NHẬN DOANH NGHIỆP NỘP TIỀN ĐẶT CỌC, KÝ QUỸ THEO QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 05/2014/TT-BCT
Kho bạc Nhà nước tỉnh (thành phố)…/ Chi nhánh Ngân hàng tỉnh (thành phố) … xác nhận như sau:
1. Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………..
– Địa chỉ trụ sở chính: ………… Số điện thoại: ………… Số fax: …………………………………
– Địa chỉ website (nếu có): …………………………………………………………………………….
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: … do … cấp ngày … tháng … năm …
– Số tài khoản:
Đã nộp số tiền … vào tài khoản nêu trên.
2. Số tiền nêu trên được doanh nghiệp nộp vào Kho bạc Nhà nước tỉnh (thành phố) …/ tài khoản phong tỏa tại Chi nhánh Ngân hàng tỉnh (thành phố) … theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu một số loại hàng hóa.
3. Số tiền nêu trên chỉ được sử dụng hoặc hoàn trả lại doanh nghiệp theo đề nghị bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Bộ Công Thương theo đúng quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương.
Người đứng đầu Kho bạc/ Chi nhánh Ngân hàng |
6. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận Mã số tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt
a) Trình tự thực hiện
– Doanh nghiệp gửi qua đường bưu điện 1 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất đến Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương (Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
– Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
– Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
– Trường hợp không cấp Mã số tạm nhập, tái xuất, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Mã số tạm nhập, tái xuất hoặc văn bản trả lời của Bộ Công Thương được gửi cho doanh nghiệp qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.
b) Cách thức thực hiện: Qua đường bưu điện
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Đơn đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất (theo mẫu tại Phụ lục VI Thông tư số 05/2014/TT-BCT): 1 bản chính;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;
– Văn bản của Tổng cục Hải quan xác nhận về việc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 05/2014/TT-BCT: 1 bản chính;
– Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 05/2014/TT-BCT (theo mẫu tại Phụ lục số VII): 1 bản chính.
d) Thời hạn giải quyết
– Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 10 Thông tư số 05/2014/TT-BCT.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Công Thương
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Mã số tạm nhập, tái xuất.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Đơn đề nghị cấp mã số tạm nhập tái xuất (theo mẫu Phụ lục VI Thông tư số 05/2014/TT-BCT): 1 (một) bản chính.
– Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 05/2014/TT-BCT (theo mẫu tại Phụ lục số VII): 1 bản chính.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Được thành lập tối thiểu là 2 (hai) năm, đã có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
– Có số tiền ký quỹ, đặt cọc là 7 tỷ VNĐ (bảy tỷ đồng Việt Nam) nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa.
PHỤ LỤC VI
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP MÃ SỐ TẠM NHẬP TÁI XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương)
Mẫu (2): Áp dụng đối với hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục IV hoặc hàng đã qua sử dụng thuộc Phụ lục V
TÊN DOANH NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……… |
……, ngày….. tháng….. năm 20…. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt/ hàng đã qua sử dụng
Kính gửi: Bộ Công Thương
1. Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………….
– Địa chỉ trụ sở chính: ………… Số điện thoại: ………… Số fax: …………………………………
– Địa chỉ website (nếu có): …………………………………………………………………………….
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: … do … cấp ngày … tháng … năm …
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, doanh nghiệp xin cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt/ hàng đã qua sử dụng.
2. Hồ sơ kèm theo gồm:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp.
– Văn bản của Tổng cục Hải quan xác nhận về việc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Khoản 3 Điều 10/ Điều 11 Thông tư số 05/2014/TT-BCT: 1 bản chính.
– Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận việc doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định: 1 bản chính.
Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp |
PHỤ LỤC VII
MẪU GIẤY XÁC NHẬN VIỆC ĐẶT CỌC, KÝ QUỸ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương)
KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH…/ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……… |
……, ngày…. tháng….. năm 20… |
GIẤY XÁC NHẬN DOANH NGHIỆP NỘP TIỀN ĐẶT CỌC, KÝ QUỸ THEO QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 05/2014/TT-BCT
Kho bạc Nhà nước tỉnh (thành phố) …/ Chi nhánh Ngân hàng tỉnh (thành phố) … xác nhận như sau:
1. Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………….
– Địa chỉ trụ sở chính: ………… Số điện thoại: ………… Số fax: …………………………………
– Địa chỉ website (nếu có): …………………………………………………………………………….
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: … do … cấp ngày … tháng … năm …
– Số tài khoản:
Đã nộp số tiền … vào tài khoản nêu trên.
2. Số tiền nêu trên được doanh nghiệp nộp vào Kho bạc Nhà nước tỉnh (thành phố) …/ tài khoản phong tỏa tại Chi nhánh Ngân hàng tỉnh (thành phố) … theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu một số loại hàng hóa.
3. Số tiền nêu trên chỉ được sử dụng hoặc hoàn trả lại doanh nghiệp theo đề nghị bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Bộ Công Thương theo đúng quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương.
Người đứng đầu Kho bạc/ Chi nhánh Ngân hàng |
7. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận Mã số tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng
a) Trình tự thực hiện
– Doanh nghiệp gửi qua đường bưu điện 1 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất đến Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương (Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
– Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
– Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
– Trường hợp không cấp Mã số tạm nhập, tái xuất, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Mã số tạm nhập, tái xuất hoặc văn bản trả lời của Bộ Công Thương được gửi cho doanh nghiệp qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.
b) Cách thức thực hiện: Qua đường bưu điện
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Đơn đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất (theo mẫu tại Phụ lục VI): 1 bản chính;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;
– Văn bản của Tổng cục Hải quan xác nhận về việc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 05/2014/TT-BCT: 1 bản chính;
– Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 05/2014/TT-BCT (theo mẫu tại Phụ lục số VII): 1 bản chính.
d) Thời hạn giải quyết
– Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 11 Thông tư số 05/2014/TT-BCT.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Công Thương
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Mã số tạm nhập, tái xuất.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Đơn đề nghị cấp mã số tạm nhập tái xuất (theo mẫu Phụ lục VI Thông tư số 05/2014/TT-BCT): 1 (một) bản chính.
Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 05/2014/TT-BCT (theo mẫu tại Phụ lục số VII): 1 bản chính.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Được thành lập tối thiểu là 2 (hai) năm, đã có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
– Có số tiền ký quỹ, đặt cọc là 7 tỷ VNĐ (bảy tỷ đồng Việt Nam) nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa.
PHỤ LỤC VI
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP MÃ SỐ TẠM NHẬP TÁI XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương)
Mẫu (2): Áp dụng đối với hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục IV hoặc hàng đã qua sử dụng thuộc Phụ lục V
TÊN DOANH NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……… |
……, ngày….. tháng….. năm 20…. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt/ hàng đã qua sử dụng
Kính gửi: Bộ Công Thương
1. Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………..
– Địa chỉ trụ sở chính: ………… Số điện thoại: ………… Số fax: …………………………………
– Địa chỉ website (nếu có): …………………………………………………………………………….
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: … do … cấp ngày … tháng … năm …
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, doanh nghiệp xin cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt/ hàng đã qua sử dụng.
2. Hồ sơ kèm theo gồm:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp.
– Văn bản của Tổng cục Hải quan xác nhận về việc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Khoản 3 Điều 10/ Điều 11 Thông tư số 05/2014/TT-BCT: 1 bản chính.
– Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận việc doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định: 1 bản chính.
Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp |
PHỤ LỤC VII
MẪU GIẤY XÁC NHẬN VIỆC ĐẶT CỌC, KÝ QUỸ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương)
KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH…/ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……… |
……, ngày…. tháng….. năm 20… |
GIẤY XÁC NHẬN DOANH NGHIỆP NỘP TIỀN ĐẶT CỌC, KÝ QUỸ THEO QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 05/2014/TT-BCT
Kho bạc Nhà nước tỉnh (thành phố) …/ Chi nhánh Ngân hàng tỉnh (thành phố) … xác nhận như sau:
1. Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………….
– Địa chỉ trụ sở chính: ………… Số điện thoại: ………… Số fax: …………………………………
– Địa chỉ website (nếu có): …………………………………………………………………………….
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: … do … cấp ngày … tháng … năm …
– Số tài khoản:
Đã nộp số tiền … vào tài khoản nêu trên.
2. Số tiền nêu trên được doanh nghiệp nộp vào Kho bạc Nhà nước tỉnh (thành phố) …/ tài khoản phong tỏa tại Chi nhánh Ngân hàng tỉnh (thành phố) … theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu một số loại hàng hóa.
3. Số tiền nêu trên chỉ được sử dụng hoặc hoàn trả lại doanh nghiệp theo đề nghị bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Bộ Công Thương theo đúng quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương.
Người đứng đầu Kho bạc/ Chi nhánh Ngân hàng |
8. Thủ tục sửa đổi, bổ sung Mã số tạm nhập, tái xuất
a) Trình tự thực hiện
– Doanh nghiệp gửi qua đường bưu điện 1 (một) bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung Mã số tạm nhập, tái xuất đến Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương (Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
– Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
– Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh nội dung Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cho doanh nghiệp.
– Văn bản trả lời của Bộ Công Thương được gửi cho doanh nghiệp qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung Mã số tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.
b) Cách thức thực hiện: Qua đường bưu điện
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung Mã số tạm nhập, tái xuất: 1 bản chính;
– Mã số tạm nhập, tái xuất đã được cấp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;
– Các giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh nội dung: mỗi loại 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp.
d) Thời hạn giải quyết
– Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh nội dung Mã số tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất có nhu cầu điều chỉnh nội dung Mã số tạm nhập, tái xuất.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Công Thương
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương
– Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới, Tổng cục Hải quan, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và các cơ quan liên quan.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Mã số tạm nhập, tái xuất.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa.
9. Thủ tục cấp lại Mã số tạm nhập, tái xuất
a) Trình tự thực hiện
– Doanh nghiệp gửi qua đường bưu điện 1 (một) bộ hồ sơ đề nghị lại cấp Mã số tạm nhập, tái xuất đến Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương (Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
– Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
– Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp lại Mã số tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
– Mã số tạm nhập, tái xuất hoặc văn bản trả lời của Bộ Công Thương được gửi cho doanh nghiệp qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.
b) Cách thức thực hiện: Qua đường bưu điện
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Văn bản đề nghị cấp lại Mã số tạm nhập, tái xuất, nêu rõ lý do mất, thất lạc, kèm theo cam kết của doanh nghiệp;
– Bản sao Mã số tạm nhập, tái xuất, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp (nếu có).
d) Thời hạn giải quyết
– Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp lại Mã số tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Công Thương
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Mã số tạm nhập, tái xuất.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp bị mất, thất lạc Mã số tạm nhập, tái xuất.
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa.
10. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép
a) Trình tự thực hiện
– Doanh nghiệp gửi 1 (một) bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép qua đường bưu điện đến Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương.
– Trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời băng văn bản và nêu rõ lý do.
– Giấy phép hoặc văn bản trả lời của Bộ Công Thương được gửi cho doanh nghiệp qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên đơn đề nghị cấp Giấy phép.
b) Cách thức thực hiện: Qua đường bưu điện
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất (theo mẫu tại Phụ lục IX Thông tư số 05/2014/TT-BCT): 1 bản chính;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Mã số tạm nhập, tái xuất đối với trường hợp doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng thuộc Phụ lục V Thông tư số 05/2014/TT-BCT): 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;
– Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu do doanh nghiệp ký với khách hàng nước ngoài: mỗi loại 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;
– Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép tạm nhập, tái xuất đã được cấp, có xác nhận của cơ quan hải quan (theo mẫu tại Phụ lục X Thông tư số 05/2014/TT-BCT): 1 bản chính.
d) Thời hạn giải quyết
– Trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Công Thương
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Bộ trưởng Bộ Công Thương ủy quyền cho Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu (Phụ lục IX Thông tư số 05/2014/TT-BCT);
– Báo cáo tình hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa (Phụ lục X Thông tư số 05/2014/TT-BCT).
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Nghi định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa.
PHỤ LỤC IX
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT, TÁI NHẬP, CHUYỂN KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương)
Mẫu (1): Áp dụng đối với trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa
TÊN DOANH NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……….. |
….., ngày….. tháng….. năm 20…. |
Kính gửi: Bộ Công Thương
– Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………..…….
– Địa chỉ trụ sở chính: ………… Số điện thoại: ………… Số fax: …………………………………
– Địa chỉ website (nếu có): …………………………………………………………………………….
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: … do … cấp ngày … tháng … năm …
– Mã số tạm nhập, tái xuất (nếu có): …
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, doanh nghiệp xin kinh doanh tạm nhập, tái xuất:
TT |
Mặt hàng |
Mã HS |
Số lượng |
Trị giá |
– Công ty nước ngoài bán hàng: ………………………………………………………………………
+ Theo hợp đồng nhập khẩu số … ngày… tháng… năm…
+ Cửa khẩu nhập hàng: …
– Công ty nước ngoài mua hàng: …………..…………………………………………………………
+ Theo hợp đồng xuất khẩu số … ngày… tháng… năm…
+ Cửa khẩu xuất hàng: …
Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp |
Hồ sơ gửi kèm theo:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp.
– Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu: mỗi loại 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp.
– Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép tạm nhập, tái xuất đã được Bộ Công Thương cấp trước đó, có xác nhận của cơ quan hải quan (theo mẫu tại Phụ lục X): 1 bản chính.
PHỤ LỤC X
BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU HÀNG HÓA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương)
TÊN THƯƠNG NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………….. |
……, ngày… tháng… năm 20… |
Kính gửi: Bộ Công Thương
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, thương nhân xin báo cáo tình hình thực hiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất/kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa như sau:
Tên hàng |
Mã số HS |
Giấy phép do Bộ Công Thương cấp (Số…) |
Thực hiện tạm nhập |
Thực hiện tái xuất |
Số lượng còn chưa tái xuất hiện đang lưu giữ tại kho/bãi/cảng (nếu có) |
||||||
Lượng (chiếc/tấn) |
Trị giá (USD) |
Lượng (chiếc/tấn) |
Trị giá (USD) |
CK tạm nhập |
Lượng (chiếc/tấn) |
Trị giá (USD) |
CK tái xuất |
Lượng (chiếc/tấn) |
Trị giá (USD) |
||
Đề nghị kê khai cụ thể tên hàng |
Đề nghị kê khai cụ thể mã số HS 08 số của hàng hóa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thương nhân cam đoan những nội dung kê khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai thương nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm được pháp luật./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN |
Người đại diện theo pháp luật của thương nhân |
11. Thủ tục cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất theo hình thức khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép
a) Trình tự thực hiện
– Thương nhân gửi 1 (một) bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép qua đường bưu điện đến Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương.
– Trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Giấy phép hoặc văn bản trả lời của Bộ Công Thương được gửi cho thương nhân qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên đơn đề nghị cấp Giấy phép.
b) Cách thức thực hiện: Qua đường bưu điện
c) Thành phần, số tượng hồ sơ:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất (theo mẫu tại Phụ lục IX): 1 bản chính;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
– Hợp đồng thuê, mượn ký với khách hàng nước ngoài: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
– Văn bản chấp thuận của Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành về việc thương nhân tạm nhập, tái xuất hàng hóa đó: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
d) Thời hạn giải quyết
– Trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được, hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân có nhu cầu tạm nhập, tái xuất theo hình thức khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Công Thương
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Bộ trưởng Bộ Công Thương ủy quyền cho Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép tạm nhập, tái xuất.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu (Phụ lục IX Thông tư số 05/2014/TT-BCT).
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa.
PHỤ LỤC IX
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT, TÁI NHẬP, CHUYỂN KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương)
Mẫu (2): Áp dụng đối với trường hợp tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo hình thức khác
TÊN THƯƠNG NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………. |
……, ngày…. tháng…. năm 20…. |
Kính gửi: Bộ Công Thương
– Tên thương nhân: ……………………………………………………………………………………
– Địa chỉ trụ sở chính: …………… Số điện thoại: …………… Số fax: ……………………………
– Địa chỉ website (nếu có): ……………………………………………………………………………
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: … do … cấp ngày … tháng … năm …
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, thương nhân xin tạm nhập, tái xuất:
TT |
Mặt hàng |
Mã HS |
Số lượng |
Trị giá |
– Mục đích tạm nhập, tái xuất: …………………………………………………………………………
– Công ty nước ngoài cho thuê/mượn: ……………………………………………………………….
– Theo hợp đồng số … ngày … tháng… năm …
– Cửa khẩu nhập hàng: …………………………………………………………………………………
– Cửa khẩu xuất hàng: ………………………………………………………………………………..
Thương nhân xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
Người đại diện theo pháp luật của thương nhân |
Hồ sơ gửi kèm theo:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp của thương nhân: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
– Hợp đồng thuê, mượn hàng hóa: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
– Văn bản chấp thuận của Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành đối với việc tạm nhập, tái xuất hàng hóa: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
12. Thủ tục cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép
a) Trình tự thực hiện
– Thương nhân gửi 1 (một) bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép qua đường bưu điện đến Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương.
– Trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Giấy phép hoặc văn bản trả lời của Bộ Công Thương được gửi cho thương nhân qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên đơn đề nghị cấp Giấy phép.
b) Cách thức thực hiện: Qua đường bưu điện
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập (theo mẫu tại Phụ lục IX Thông tư số 05/2014/TT-BCT): 1 bản chính;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
– Hợp đồng, thỏa thuận sửa chữa, bảo hành của đối tác nước ngoài hoặc hợp đồng cho thuê, mượn hàng hóa: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
d) Thời hạn giải quyết
– Trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân có nhu cầu tạm xuất, tái nhập hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Công Thương
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Bộ trưởng Bộ Công Thương ủy quyền cho Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu (Phụ lục IX Thông tư số 05/2014/TT-BCT).
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa.
PHỤ LỤC IX
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT, TÁI NHẬP, CHUYỂN KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương)
Mẫu (3): Áp dụng đối với trường hợp tạm xuất, tái nhập hàng hóa
TÊN THƯƠNG NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………. |
….., ngày…. tháng…. năm 20… |
Kính gửi: Bộ Công Thương
– Tên thương nhân: ……………………………………………………………………………………
– Địa chỉ trụ sở chính: …………… Số điện thoại: …………… Số fax: ……………………………
– Địa chỉ website (nếu có): ………………………………………….…………………………………
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: … do … cấp ngày … tháng … năm …
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, thương nhân xin tạm xuất, tái nhập:
TT |
Mặt hàng |
Mã HS |
Số lượng |
Trị giá |
– Mục đích tạm xuất, tái nhập: …………………………………………………………………………
– Hợp đồng sửa chữa, bảo hành/ Hợp đồng cho thuê, mượn số…. ngày… tháng… năm…
– Cửa khẩu xuất hàng: …………………………………………………………………………………
– Cửa khẩu nhập hàng: ………………………………………………………………………………..
Thương nhân xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm xuất tái nhập hàng hóa.
Người đại diện theo pháp luật của thương nhân |
Hồ sơ gửi kèm theo:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp của thương nhân: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
– Hợp đồng sửa chữa, bảo hành/ Hợp đồng cho thuê, mượn: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
13. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép
a) Trình tự thực hiện
– Thương nhân gửi 1 (một) bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép qua đường bưu điện đến Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương.
– Trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Giấy phép hoặc văn bản trả lời của Bộ Công Thương được gửi cho thương nhân qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên đơn đề nghị cấp Giấy phép.
b) Cách thức thực hiện: Qua đường bưu điện
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu (theo mẫu tại Phụ lục IX Thông tư số 05/2014/TT-BCT): 1 bản chính;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
– Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu do thương nhân ký với khách hàng nước ngoài: mỗi loại 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
– Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp, có xác nhận của cơ quan hải quan (theo mẫu tại Phụ lục X): 1 bản chính.
d) Thời hạn giải quyết
– Trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời băng văn bản và nêu rõ lý do.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Công Thương
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Bộ trưởng Bộ Công Thương ủy quyền cho Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu (Phụ lục IX Thông tư số 05/2014/TT-BCT).
– Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu (theo mẫu tại Phụ lục X Thông tư số 05/2014/TT-BCT).
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa.
PHỤ LỤC IX
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT, TÁI NHẬP, CHUYỂN KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương)
Mẫu (4): Áp dụng đối với trường hợp kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa
TÊN THƯƠNG NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………. |
….., ngày…. tháng…. năm 20… |
Kính gửi: Bộ Công Thương
– Tên thương nhân: ……………………………………………………………………………………
– Địa chỉ trụ sở chính: …………… Số điện thoại: …………… Số fax: ……………………………
– Địa chỉ website (nếu có): ……………………………………………………………………………
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: … do … cấp ngày … tháng … năm …
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, thương nhân xin kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa:
TT |
Mặt hàng |
Mã HS |
Số lượng |
Trị giá |
– Công ty nước ngoài bán hàng: ………………………………………………………………………
+ Theo hợp đồng nhập khẩu số … ngày … tháng … năm …
+ Cửa khẩu nhập hàng: …
– Công ty nước ngoài mua hàng: ……………………………………………………………………
+ Theo hợp đồng xuất khẩu số … ngày … tháng … năm …
+ Cửa khẩu xuất hàng: …
Thương nhân xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.
Người đại diện theo pháp luật của thương nhân |
Hồ sơ gửi kèm theo:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp của thương nhân: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
– Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu: mỗi loại 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
– Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được Bộ Công Thương cấp trước đó, có xác nhận của cơ quan hải quan (theo mẫu tại Phụ lục X): 1 bản chính.
PHỤ LỤC X
BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU HÀNG HÓA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương)
TÊN THƯƠNG NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………….. |
……, ngày… tháng… năm 20… |
Kính gửi: Bộ Công Thương
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, thương nhân xin báo cáo tình hình thực hiện kinh, doanh tạm nhập, tái xuất/kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa như sau:
Tên hàng |
Mã số HS |
Giấy phép do Bộ Công Thương cấp (Số…) |
Thực hiện tạm nhập |
Thực hiện tái xuất |
Số lượng còn chưa tái xuất hiện đang lưu giữ tại kho/bãi/cảng (nếu có) |
||||||
Lượng (chiếc/tấn) |
Trị giá (USD) |
Lượng (chiếc/tấn) |
Trị giá (USD) |
CK tạm nhập |
Lượng (chiếc/tấn) |
Trị giá (USD) |
CK tái xuất |
Lượng (chiếc/tấn) |
Trị giá (USD) |
||
Đề nghị kê khai cụ thể tên hàng |
Đề nghị kê khai cụ thể mã số HS 08 số của hàng hóa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thương nhân cam đoan những nội dung kê khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai thương nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm được pháp luật./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN |
Người đại diện theo pháp luật của thương nhân |
thực hiện: Qua đường bưu điện
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Đơn đăng ký nhập khẩu tự động thuốc lá điếu, xì gà: 2 (hai) bản theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 37/2013/TT-BCT ;
– Hợp đồng nhập khẩu: 1 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
– Hóa đơn thương mại: 1 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
– Vận đơn hoặc chứng từ vận tải của lô hàng: 1 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
d) Thời hạn giải quyết
– Trong vòng 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của thương nhân, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương 14. Thủ tục cấp phép nhập khẩu tự động thuốc lá điếu, xì gà
a) Trình tự thực hiện
– Thương nhân gửi 1 (một) bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép qua đường bưu điện đến Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương.
– Bộ Công Thương kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu tự động.
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ hoặc không đồng ý xác nhận, Bộ thông báo bằng văn bản cho thương nhân để hoàn chỉnh hồ sơ hoặc nêu rõ lý do không xác nhận.
– Thương nhân nhận văn bản cấp phép bằng đường bưu điện.
– Chế độ báo cáo:
Trong 15 (mười lăm) ngày đầu của quý kế tiếp, thương nhân nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà phải gửi về Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương Báo cáo bằng văn bản tình hình nhập khẩu tự động thuốc lá điếu, xì gà của quý trước đó, trong đó nêu rõ: chủng loại, số lượng, trị giá nhập khẩu, giá bán, và dự kiến kế hoạch nhập khẩu trong thời gian tới (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 37/2013/TT-BCT).
Trước ngày 15 tháng 10 hàng năm, thương nhân nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà phải báo cáo Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương (thay cho báo cáo quý III) tình hình nhập khẩu 3 (ba) quý và dự kiến nhập khẩu năm tiếp theo.
b) Cách thức tiến hành xác nhận Đơn đăng ký nhập khẩu tự động thuốc lá điếu, xì gà. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ hoặc trường hợp không xác nhận, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương có văn bản thông báo cho thương nhân bổ sung hồ sơ hoặc nêu rõ lý do.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: là thương nhân được Bộ Công Thương chỉ định làm doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà theo cam kết về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Công Thương
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép nhập khẩu tự động thuốc lá điếu, xì gà.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Đơn đăng ký nhập khẩu tự động thuốc lá điếu, xì gà (Phụ lục II Thông tư số 37/2013/TT-BCT),
– Mẫu báo cáo quý/năm về tình hình nhập khẩu tự động thuốc lá điếu, xì gà (Phụ lục III Thông tư số 37/2013/TT-BCT).
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá;
– Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
– Thông tư số 37/2013/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2013 quy định nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà.
PHỤ LỤC II
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU TỰ ĐỘNG THUỐC LÁ ĐIẾU, XÌ GÀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2013/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định nhập khẩu thuốc lá điều, xì gà)
TÊN THƯƠNG NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………… |
…., ngày…. tháng…. năm…. |
Kính gửi: Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương
(Đ/c: 54 Hai Bà Trưng – Hoàn Kiếm – Hà Nội)
Căn cứ Thông tư số 37/2013/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà, (Tên thương nhân …), đề nghị Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương xác nhận Đơn đăng ký nhập khẩu tự động thuốc lá điếu, xì gà như sau:
Tên hàng và nhãn hiệu: ………………………………………………
Mã số (HS 8 số): ………………………………………………………
Hợp đồng nhập khẩu số: ……………………………………………..
Số lượng: ……………………………………………………………….
Trị giá (USD): …………………………………………………………..
Nước xuất khẩu: ……………………………………………………….
Thương nhân xin gửi kèm theo Đơn đăng ký này bản sao hợp đồng, bản sao vận đơn và bản sao hóa đơn thương mại của lô hàng nhập khẩu có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
Đề nghị Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương xác nhận Đơn đăng ký nhập khẩu tự động lô hàng nói trên.
Ghi chú:
Đơn đăng ký được lập thành 02 bản, 01 bản lưu tại Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương và 01 bản nộp cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu.
Đã đăng ký tại Cục Xuất nhập khẩu – |
Người đại diện hợp pháp của thương nhân (Ký tên và đóng dấu) |
PHỤ LỤC III
MẪU BÁO CÁO QUÝ/NĂM VỀ TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU TỰ ĐỘNG THUỐC LÁ ĐIẾU, XÌ GÀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2013/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà)
TÊN THƯƠNG NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …… |
…., ngày…. tháng…. năm…. |
Báo cáo tình hình nhập khẩu tự động thuốc lá điếu, xì gà
Kính gửi: Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương (Đ/c: 54 Hai Bà Trưng – Hoàn Kiếm – Hà Nội)
Căn cứ Thông tư số 37/2013/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà, thương nhân xin báo cáo tình hình nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà (tới thời điểm báo cáo) như sau:
Tên hàng |
Mã HS |
Kết quả thực hiện nhập khẩu * |
Lũy kế đến thời điểm báo cáo |
Dự kiến nhập khẩu năm sau |
||||||||||||||
Quý l |
Quý II |
Quý III |
Quý IV |
|||||||||||||||
Lượng (bao, hộp) |
Trị giá (USD) |
Giá bán bình quân |
Lượng (bao, hộp) |
Trị giá (USD) |
Giá bán bình quân |
Lượng (bao, hộp) |
Trị giá (USD) |
Giá bán bình quân |
Lượng (bao, hộp) |
Trị giá (USD) |
Giá bán bình quân |
Lượng (bao, hộp) |
Trị giá (USD) |
Giá bán bình quân |
Lượng (bao, hộp) |
Trị giá (USD) |
||
1…… | ||||||||||||||||||
2…… | ||||||||||||||||||
…….. |
Kế hoạch tiêu thụ: ……………………………………………………………………..
Thương nhân cam đoan những kê khai trên đây là đúng, nếu sai thương nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp Luật.
Người đại diện hợp pháp của thương nhân |
* Ghi chú:
Các quý đã thực hiện ghi số lượng và trị giá nhập khẩu trong từng quý (tính theo ngày mở tờ khai hải quan), quý tiếp theo quý báo cáo – ghi số dự kiến thực hiện.
Phần mềm của Báo cáo gửi về Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương theo các địa chỉ email: haptd@moit.gov.vn; trangtm@moit.gov.vn
15. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi Mẫu VC
a) Trình tự thực hiện
– Thương nhân đăng ký hồ sơ thương nhân tại Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thuộc Bộ Công Thương (sau đây gọi tắt là PQLXNK);
– Thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O tại PQLXNK;
– PQLXNK kiểm tra xem bộ hồ sơ có hợp lệ hay không và thông báo ngay cho thương nhân về một trong trường hợp sau:
1. Chấp nhận cấp C/O và thời gian thương nhân sẽ nhận được C/O;
2. Đề nghị bổ sung chứng từ (nêu cụ thể những chứng từ cần bổ sung);
3. Đề nghị kiểm tra lại chứng từ (nêu cụ thể thông tin cần kiểm tra nếu có bằng chứng cụ thể, xác thực làm căn cứ cho việc đề nghị kiểm tra này);
4. Từ chối cấp C/O nếu phát hiện một trong những trường hợp sau:
a) Người đề nghị cấp C/O chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ thương nhân;
b) Hồ sơ đề nghị cấp C/O không đúng như quy định tại Điều 9;
c) Người đề nghị cấp C/O chưa nộp chứng từ nợ từ lần cấp C/O trước đó;
d) Người đề nghị cấp C/O có gian lận về xuất xứ từ lần cấp C/O trước đó và vụ việc chưa được giải quyết xong;
đ) Người đề nghị cấp C/O không cung cấp đầy đủ hồ sơ lưu trữ theo quy định để chứng minh xuất xứ hàng hóa khi Tổ chức cấp C/O tiến hành hậu kiểm tra xuất xứ hàng hóa;
e) Hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung;
g) Mẫu C/O được khai bằng mực màu đỏ, viết tay, hoặc bị tẩy xóa, hoặc mờ không đọc được, hoặc được in bằng nhiều màu mực khác nhau;
h) Có căn cứ hợp pháp rõ ràng chứng minh hàng hóa không có xuất xứ theo quy định của pháp luật.
– Cán bộ PQLXNK kiểm tra thêm, nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính và trình người có thẩm quyền ký cấp C/O.
– Người có thẩm quyền của PQLXNK ký cấp C/O.
– Cán bộ PQLXNK đóng dấu, vào sổ và trả C/O cho thương nhân.
* Hệ thống cấp C/O qua mạng (eCOSys)
Đối với các thương nhân tham gia eCOSys, người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O sẽ kê khai các dữ liệu qua hệ thống eCOSys, ký điện tử và truyền tự động tới Tổ chức cấp C/O. Sau khi kiểm tra hồ sơ trên hệ thống eCOSys, nếu chấp thuận cấp C/O, Tổ chức cấp C/O sẽ thông báo qua hệ thống eCOSys cho thương nhân đến nộp hồ sơ đầy đủ bằng giấy cho Tổ chức cấp C/O để đối chiếu trước khi cấp C/O.
b) Cách thức thực hiện:
– Trực tiếp tại trụ sở các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực
– Bưu điện
– Internet (doanh nghiệp khai điện tử cho hồ sơ đề nghị cấp C/O)
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Hồ sơ đăng ký thương nhân gồm:
a. Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp C/O, ký C/O và mẫu con dấu của thương nhân (Phụ lục 01 Thông tư 06/2011/TT-BCT);
b. Bản sao có dấu sao y bản chính của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân;
c. Bản sao có dấu sao y bản chính của giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (nếu có);
d. Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) ra hàng hóa đề nghị cấp C/O (Phụ lục 2 Thông tư 06/2011/TT-BCT).
2. Hồ sơ đề nghị cấp C/O
Đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng cố định và trước đó đã nộp hồ sơ chi tiết nêu, hồ sơ đề nghị cấp C/O bao gồm:
a. Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (Phụ lục 3 Thông tư 06/2011/TT-BCT);
b. Mẫu C/O (Phụ lục IV-A Thông tư 31/2013/TT-BCT) đã được khai hoàn chỉnh;
c. Bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan (có đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp). Các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp tờ khai hải quan.
d. Bản sao hóa đơn thương mại (có đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người thương nhân).
đ. Bản sao vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Trường hợp cấp C/O giáp lưng cho cả lô hàng hoặc một phần lô hàng từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, chứng từ này có thể không bắt buộc phải nộp nếu trên thực tế thương nhân không có.
e. Bản tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực); hoặc bản kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS của sản phẩm đầu ra (đối với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể).
Trong trường hợp chưa có bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan và vận tải đơn (hoặc chứng từ tương đương vận tải đơn), người đề nghị cấp C/O có thể được nợ các chứng từ này nhưng không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày được cấp C/O.
Đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu, hoặc sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu ngoài các chứng từ nêu trên, trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể đi kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân và yêu cầu người đề nghị cấp C/O nộp thêm các tài liệu, chứng từ sau dưới dạng bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân:
a. Quy trình sản xuất ra hàng hóa;
b. Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất);
c. Hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất);
d. Xác nhận của người bán hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi sản xuất ra nguyên liệu, hàng hóa (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất) trong trường hợp không có những chứng từ nêu tại điểm nêu trên;
đ. Giấy phép xuất khẩu (nếu có);
e. Chứng từ, tài liệu cần thiết khác.
Đối với các thương nhân tham gia eCOSys, người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O sẽ kê khai các dữ liệu qua hệ thống eCOSys, ký điện tử và truyền tự động tới Tổ chức cấp C/O. Sau khi kiểm tra hồ sơ trên hệ thống eCOSys, nếu chấp thuận cấp C/O, Tổ chức cấp C/O sẽ thông báo qua hệ thống eCOSys cho thương nhân đến nộp hồ sơ đầy đủ bằng giấy cho Tổ chức cấp C/O để đối chiếu trước khi cấp C/O.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
d) Thời hạn giải quyết:
– Không quá 4 giờ làm việc kể từ thời điểm người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ đối với trường hợp xuất khẩu qua đường hàng không;
– Không quá 8 giờ làm việc kể từ thời điểm người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ đối với trường hợp xuất khẩu bằng các phương tiện khác;
– Đối với trường hợp thương nhân nộp hồ sơ qua bưu điện, thời gian cấp C/O là 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận ghi trên bì thư.
Tổ chức cấp C/O có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trong trường hợp có căn cứ rõ ràng cho thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ để cấp C/O hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O đã cấp trước đó. Thời hạn xử lý việc cấp C/O đối với trường hợp này không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày người đề nghị cấp nộp hồ sơ đầy đủ.
– Hồ sơ đề nghị cấp C/O khai báo qua hệ thống mạng Internet được xem xét giải quyết trong thời gian sớm nhất trước các hồ sơ đề nghị cấp C/O được nộp trực tiếp hoặc được gửi qua đường bưu điện tới Tổ chức cấp C/O. Trường hợp chậm nhất cũng không quá 4 giờ làm việc kể từ khi Tổ chức cấp C/O nhận được hồ sơ bằng giấy tờ đầy đủ và hợp lệ của thương nhân theo quy định hiện hành.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
– Tổ chức, cá nhân.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Công Thương
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực
– Cơ quan phối hợp (nếu có): Tổng cục Hải quan
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp C/O, ký C/O và mẫu con dấu của thương nhân (Phụ lục 01 Thông tư 06/2011/TT-BCT);
– Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) ra hàng hóa đề nghị cấp C/O (Phụ lục 2 Thông tư 06/2011/TT-BCT)
– Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (Phụ lục 3 Thông tư 06/2011/TT-BCT);
– Mẫu C/O của Việt Nam (Phụ lục IV-A Thông tư 31/2013/TT-BCT);
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;
– Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi;
– Thông tư số 01/2013/TT-BCT ngày 03 tháng 01 năm 2013 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi;
– Hiệp định khu vực thương mại tự do Việt Nam – Chi Lê ngày 11 tháng 11 năm 2011 tại Hô-nô-lu-lu, Ha-oai, Hoa Kỳ được hai nước ký sửa đổi ngày 20 tháng 5 năm 2013;
– Thông tư số 31/2013/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do Việt Nam – Chi Lê.
MẪU 1
ĐĂNG KÝ MẪU CHỮ KÝ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN KÝ ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O VÀ MẪU CON DẤU CỦA THƯƠNG NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi)
…., ngày…. tháng…. năm….
Kính gửi: ………………………………………….…………………….. (tên của Tổ chức cấp C/O)
Công ty: ………………………………………………….……………… (tên doanh nghiệp)
Địa chỉ: …………………………………………………………….…… (địa chỉ của doanh nghiệp)
1. Đề nghị được đăng ký các cá nhân của doanh nghiệp có tên, mẫu chữ ký và dấu dưới đây:
TT |
Họ và tên |
Chức vụ |
Mẫu chữ ký |
Mẫu dấu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
có thẩm quyền hoặc được ủy quyền ký trên Đơn đề nghị cấp Mẫu C/O.
2. Đăng ký các cá nhân có tên dưới đây:
TT |
Họ và tên |
Chức danh |
Phòng (Công ty) |
Số Chứng minh thư |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
được ủy quyền tới liên hệ cấp C/O tại… (tên của Tổ chức cấp C/O).
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký, ủy quyền này.
CÔNG TY……………… |
MẪU 2
DANH MỤC CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT CỦA THƯƠNG NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi)
……, ngày…. tháng…. năm…..
Kính gửi: ……………………………………….……………….. (tên của Tổ chức cấp C/O)
Công ty: ………………………………………………………… (tên doanh nghiệp)
Địa chỉ: …………………………..……………………………… (địa chỉ của doanh nghiệp)
Đề nghị được đăng ký các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu của doanh nghiệp chúng tôi như sau:
TT |
Tên, địa chỉ, điện thoại, fax của cơ sở |
Phụ trách cơ sở |
Diện tích nhà xưởng |
Mặt hàng sản xuất để xuất khẩu (ghi riêng từng dòng cho mỗi mặt hàng) |
|||
Tên hàng |
Số lượng công nhân |
Số lượng máy móc |
Công suất theo tháng |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký này.
CÔNG TY……………… |
MẪU 3
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi)
1. Mã số thuế của doanh nghiệp…………. | Số C/O:………………………………………… | ||||||||
2. Kính gửi: (Tổ chức cấp C/O)……………
……………………………………………….. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O Mẫu….. Đã đăng ký Hồ sơ thương nhân tại………….. ………………………….vào ngày…………….. |
||||||||
3. Hình thức cấp (đánh (P) vào ô thích hợp)
£ Cấp C/O £ Cấp lại C/O (do mất cắp, thất lạc hoặc hư hỏng) |
£ C/O giáp lưng £ C/O có hóa đơn do nước thứ ba phát hành |
||||||||
4. Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O:
– Mẫu C/O đã khai hoàn chỉnh £ – Tờ khai hải quan £ – Hóa đơn thương mại £ – Vận tải đơn/chứng từ tương đương £ – Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu £ – Giấy phép xuất khẩu £ |
– Hóa đơn mua bán nguyên liệu trong nước £ – Hợp đồng mua bán £ – Bảng tính toán hàm lượng giá trị khu vực £ – Bản mô tả quy trình sản xuất ra sản phẩm £ – Các chứng từ khác……………………. £ |
||||||||
5. Người xuất khẩu (tên tiếng Việt):………………..
– Tên tiếng Anh:……………………………………… – Địa chỉ:………………………………………………. – Điện thoại:……………, Fax:………. Email:……… |
6. Người sản xuất (tên tiếng Việt):…………..
– Tên tiếng Anh:……………………………….. – Địa chỉ:………………………………………… – Điện thoại:………, Fax:………. Email:…….. |
||||||||
7. Người nhập khẩu/ Người mua (tên tiếng Việt):……………………………………………………….
– Tên tiếng Anh:……………………………………….……………………………………………………. – Địa chỉ:………………………………………………..……………………………………………………. – Điện thoại:………………………………….…, Fax:………………..…. Email:………………………… |
|||||||||
8. Mã HS (8 số) | 9. Mô tả hàng hóa (tiếng Việt và tiếng Anh) | 10. Tiêu chí xuất xứ và các yếu tố khác | 11. Số lượng | 12. Trị giá FOB (USD)* | |||||
(Ghi như hướng dẫn tại mặt sau của C/O)
|
|||||||||
13. Số Invoice:………
………………………. Ngày:……./……/…… |
14. Nước nhập khẩu:
…………….. ……………. |
15. Số vận đơn:………..
………………………….. Ngày:…/……/………….. |
16. Số và ngày Tờ khai Hải quan xuất khẩu và những khai báo khác (nếu có):
………………………………… |
||||||
17. Ghi chú của Tổ chức cấp C/O:
– Người kiểm tra:………………………………… – Người ký:……………………………………….. – Người trả:……………………………………….. – Đề nghị đóng:
|
18. Doanh nghiệp chúng tôi xin cam đoan lô hàng nói trên được khai báo chính xác, đúng sự thực và phù hợp với các quy định về xuất xứ hàng hóa hiện hành. Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời khai trước pháp luật.
Làm tại…………. ngày……. tháng…… năm….. (Ký tên, ghi rõ chức vụ và đóng dấu) |
||||||||
* Trong trường hợp trị giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu không tính bằng USD, doanh nghiệp phải quy đổi trị giá đó sang USD khi khai trên Đơn này. Việc khai trên Đơn này không ảnh hưởng đến việc ghi trị giá của hợp đồng trên C/O.
PHỤ LỤC IV-A
MẪU C/O VC CỦA VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2013/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do Việt Nam – ChiLê)
Original (Duplicate/Triplicate)
CERTIFICATE OF ORIGIN Page:
1. Exporter’s business name, address, country | 4. Reference No.: ___________
VIET NAM – CHILE Free Trade Agreement FORM VC Issued in_______________________ (Country) (See Overleaf Notes) |
|||||||
2. Consignee’s name, address, country | ||||||||
For Official Use
£ Preferential Tariff Treatment Given under FTA £Preferential Tariff Treatment Not Given under FTA (plase state reason(s)) ………………………………………………. Signature of Authorized Signatory of the Importing Country |
||||||||
3. Means of transport and route (as far as known)
Departure date: Vessel’s name/Aircraft etc: Port of Discharge: |
5. £ Issued Retroactively
£ Non-Party Invoicing £ Certified True Copy |
|||||||
6. Item number | 7. Marks and numbers of packages | 8. Number and type of packages, description of goods (including HS code) | 9. Origin criterion | 10. Gross weight or quantity | 11. Number and date of invoices | |||
12. Declaration by the exporter:
The undersigned, hereby declares that the above details and statement are correct; that all the goods were produced in ……………………………….. (country) and that they comply with the origin requirements specified for these goods in the VCFTA Agreement ……………………………….. Place and date, name, signature and company authorized signatory |
13. Certification
It is hereby certified, on the basis of control carried out, that the declaration by the exporter is correct.
……………………………….. Place and date, signature and stamp of Issuing Authority |
|||||||
OVERLEAF NOTES
For the purpose of claiming preferential tariff treatment, the document should be completed legibly and filled by the exporter. All items of the form should be completed in the English Language.
If the space of this document is insufficient to specify the necessary particulars for identifying the goods and other related information, the exporter may provide the information using additional Certificate of Origin.
Box 1: State the full name, address and country of the exporter.
Box 2: State the full name, address and country of the consignment.
Box 3: Provide the departure date, the name of vessel/aircraft and the name of the port of discharge, as far as known.
Box 4: State the country where the Certificate of Origin is issued.
Box 5:
– If the Certificate of Origin is issued Retroactively, the “Issued Retroactively” box should be ticked (P)
– In case where invoices are issued by a non-Party, the “Non-Party invoicing” box should be ticked (P)
– In case the Certificate of Origin is a duplicate of the original, in accordance wiih Rule 8, the “certified true copy” box should be ticked (P).
Box 6: Provide the item number.
Box 7: Provide the marks and number of packages.
Box 8: Provide the number and type of packages, HS code and description of each good consigned. The HS code should be indicated at the six-digit level.
The description of the good on a Certificate of Origin should be substantially identical to the description on the invoice and, if possible to the description under HS code for the good.
Box 9: For the goods that meet the origin criterion, the exporter must indicate the origin criterion met, in the manner shown in the following table:
Description of Criterion | Criterion (Insert in Box 9) |
a) a good is wholly obtained or produced in the Party as set out and defined in Article 4.3 of the VCFTA | WO |
b) a good satisfies paragraph 1 of Article 4.4 of the VCFTA | RVC 40% or CTH |
c) a good satisfies paragraph 3 of Article 4.4 of the VCFTA (i.e the Product Specific Rules)
– Change in Tariff Classification · Change in Tariff Chapter · Change in Tariff Heading · Change in Tariff Subheading
– Regional Value Content |
CC CTH CTSH
RVC 40%, RVC 50% |
d) a good is produced entirely in the Party exclusively from originating materials of the Parties | PE |
Also, exporters should indicate the following where applicable: | |
(e) Goods which comply with Article 4.6 of the VCFTA | ACU |
(f) Goods which comply with Article 4.9 of the VCFTA | DMI |
Box 10: For each good indicate the quantity or gross weight
Box 11: Indicate the invoice number(s) and date(s) for each good. The invoice should be the one issued for the importation of the good into the importing Party.
Where invoices are issued by a third country, in accordance wilh Rule 17 of the Operational Certification Procedures, the “Non- Party Invoicing” box in box 5 should be ticked (P). The number of invoices issued for the importation of goods into the importing Party should be indicated in box 11, and the full legal name and address of the company or person that issued the invoices shall be indicated in box 8.
In a case where the invoice number issued in a non-Party at the time of issuance of the Certificate of Origin is not known, Box 11 should be left blank.
Box 12: This Box should be completed, signed and dated by the exporter. The “Date” should be the date when the Certificate of Origin is applied for.
Box 13: This Box should be completed, dated, signed and stamped by the Issuing Authority of the exporting Parly. The “Date” should be the date when the Certificate of Origin is issued.
QUYẾT ĐỊNH 5925/QĐ-BCT NĂM 2014 CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, SỬA ĐỔI, THAY THẾ, HỦY BỎ HOẶC BÃI BỎ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG | |||
Số, ký hiệu văn bản | 5925/QĐ-BCT | Ngày hiệu lực | 01/07/2014 |
Loại văn bản | Quyết định | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Thương mại Bộ máy nhà nước, nội vụ |
Ngày ban hành | 01/07/2014 |
Cơ quan ban hành |
Bộ công thương |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |