Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường cao đẳng nghề, phân hiệu của trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài
Thủ tục | Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường cao đẳng nghề, phân hiệu của trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài | |
Trình tự thực hiện | a) Trường Cao đẳng nghề hoặc Phân hiệu trường cao đẳng nghề nộp hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề tại Tổng cục Dạy nghề;
b) Tổng cục Dạy nghề tổ chức kiểm tra các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề và trình Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề; trường hợp không đủ điều kiện để trình thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do; c) Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép đăng ký hoạt động dạy nghề; d) Tổng cục Dạy nghề gửi bản sao Giấy phép hoạt động dạy nghề cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi trường cao đẳng nghề hoặc phân hiệu của trường cao đẳng nghề tổ chức hoạt động dạy nghề, để thực hiện quản lý theo địa bàn. |
|
Cách thức thực hiện | Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện | |
Thành phần số lượng hồ sơ | 06 bộ hồ sơ (trong đó có 1 bộ hồ sơ gốc) bao gồm:
a) Văn bản đăng ký hoạt động dạy nghề (theo mẫu); b) Bản sao có chứng thực Quyết định cho phép thành lập (hoặc Quyết định cho phép mở phân hiệu), đồng thời gửi kèm hồ sơ đề nghị cho phép thành lập hoặc cho phép mở phân hiệu; c) Quy chế tổ chức, hoạt động; d) Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện; đ) Báo cáo đăng ký hoạt động dạy nghề (theo mẫu), đồng thời gửi kèm: – Danh sách Hiệu trưởng (Giám đốc), Phó Hiệu trưởng (Phó Giám đốc), trưởng các khoa, phòng, ban và kế toán trưởng (đối với hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động của phân hiệu, cần bổ sung danh sách cán bộ phụ trách phân hiệu và cơ cấu, bộ máy tổ chức của phân hiệu); – Danh sách và lý lịch cá nhân của cán bộ, giáo viên, giảng viên (cơ hữu, thỉnh giảng); – Cấp học, trình độ đào tạo, ngành, nghề đào tạo; – Chương trình, kế hoạch giảng dạy, tài liệu học tập, danh mục sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chính; – Đối tượng tuyển sinh, quy chế và thời gian tuyển sinh; – Quy chế đào tạo; – Quy mô đào tạo (học sinh, sinh viên, học viên); – Các quy định về học phí và các loại phí liên quan; – Quy định về kiểm tra, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo; – Mẫu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng. e) Giấy tờ liên quan đến thủ tục mở ngành theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp phải làm thủ tục mở ngành. |
|
Thời hạn giải quyết | a) Trong thời hạn 27 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Dạy nghề tổ chức kiểm tra thực tế các điều kiện bảo đảm cho hoạt động dạy nghề theo quy định và lập báo cáo kiểm tra, trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét và cấp Giấy phép hoạt động dạy nghề cho trường cao đẳng nghề hoặc phân hiệu của trường | |
Đối tượng thực hiện | Trường cao đẳng nghề/ Phân hiệu trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài. | |
Cơ quan thực hiện | Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. | |
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Giấy phép hoạt động dạy nghề | |
Lệ phí | Không | |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | a) Văn bản đăng ký hoạt động dạy nghề (theo mẫu tại Phụ lục 4 )
b) Báo cáo đăng ký hoạt động dạy nghề (theo mẫu tại Phụ lục 4a) |
Thông tư số 23/2013/TT-BLĐTBXH |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | a) Các nghề đăng ký hoạt động trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề phải có trong danh mục mã cấp III thuộc 44 nhóm nghề quy định tại Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg ngày 09/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bảng danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân (theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 23/2013/TT-BLĐTBH);
b) Đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; c) Có đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình dạy nghề, trong đó: Tỷ lệ học sinh/giáo viên tối đa là 25 học sinh/giáo viên đối với các ngành nhân văn, kinh tế và dịch vụ; 20 học sinh/giáo viên đối với các ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ; 15 học sinh/giáo viên đối với các ngành năng khiếu; d) Có đủ chương trình, học liệu dạy nghề theo quy định, trong đó chương trình dạy nghề chi tiết trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề được xây dựng trên cơ sở của chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. |
Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg |
Cơ sở pháp lý | Luật Dạy nghề;
Nghị định số 73/2012/NĐ-CP Thông tư số 23/2013/TT-BLĐTBXH |
Số hồ sơ | B-BLDTBXH-BS7 | Lĩnh vực | Dạy nghề |
Cơ quan ban hành | Bộ lao động-thương binh và xã hội | Cấp thực hiện | Trung ương |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |