Công chứng di chúc

 

Thủ tục Công chứng di chúc
Trình tự thực hiện  

– Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc; không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.

– Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên từ chối công chứng di chúc đó hoặc theo đề nghị của người lập di chúc tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

– Trong trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe doạ thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng.

– Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trong trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đó biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc.

Cách thức thực hiện Nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.
Thành phần số lượng hồ sơ Thành phần hồ sơ:

– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch (Mẫu số 01/PYC);

– Dự thảo di chúc (trường hợp tự soạn thảo);

– Bản sao giấy tờ tuỳ thân;

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó;

Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết Không quá hai (02) ngày làm việc; đối với giao dịch yêu cầu công chứng phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá mười (10) ngày làm việc (Thời gian xác minh, giám định, niêm yết không tính vào thời hạn công chứng).
Đối tượng thực hiện Cá nhân, tổ chức
Cơ quan thực hiện Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổ chức hành nghề công chứng

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức hành nghề công chứng

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Văn bản công chứng
Lệ phí  40.000 đồng
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai – Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, văn bản (Mẫu số 01/PYC)
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Không
Cơ sở pháp lý Bộ luật dân sự 

Luật đất đai 

Luật nhà ở 

Luật công chứng 

– Nghị định số 181/2004/NĐ-CP 

– Nghị định số 17/2006/NĐ-CP 

– Nghị định số 71/2010/NĐ-CP.

– Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT

– Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP

– Các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động công chứng.

Lệ phí của thủ tục hành chính này đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai của Thông tư 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT đã hết hiệu lực.

Số hồ sơ B-BTP-BS37 Lĩnh vực Công chứng, chứng thực
Cơ quan ban hành Bộ tư pháp Cấp thực hiện Tỉnh
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.