Đề nghị giám định tai nạn lao động tái phát

 

Thủ tục Đề nghị giám định tai nạn lao động tái phát
Trình tự thực hiện

1. Đối tượng nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương.

2. Cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định và hoàn thiện hồ sơ đề nghị đi giám định tai nạn tái phát của từng người lao động theo quy định và chuyển hồ sơ lên cơ quan nhân sự cấp trên đến cơ quan nhân sự đầu mối trực thuộc Bộ để chuyển BHXH Bộ Quốc phòng giới thiệu đi giám định.

3. BHXH Bộ Quốc phòng tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị đi giám định tai nạn lao động tái phát của từng người lao động do cơ quan nhân sự cấp trực thuộc Bộ chuyển đến và giới thiệu người lao động đi giám định tai nạn lao động theo quy định.

Cách thức thực hiện Đối tượng trực tiếp nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương.
Thành phần số lượng hồ sơ Thành phần hồ sơ:

  1. Đơn đề nghị giám định tai nạn lao động tái phát của người lao động (Mẫu số 14-HBQP).
  2. Đối với người lao động điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án.
  3. Đối với người lao động điều trị ngoại trú: Bản sao giấy tờ về khám, điều trị bệnh, thương tật do tai nạn lao động, bao gồm: Sổ y bạ, sổ khám bệnh, đơn thuốc hoặc giấy hẹn khám lại hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị ngoại trú.
  4. Biên bản giám định y khoa lần liền kề trước đó;
  5. Bản sao hồ sơ đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết 90 ngày (không tính thời gian giám định).
Đối tượng thực hiện Cá nhân
Cơ quan thực hiện Cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động tái phát.
Lệ phí Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Đơn đề nghị giám định tai nạn lao động tái phát của người lao động (Mẫu số 14-HBQP). Thông tư số 181/2016/TT-BQP
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
  1. Người lao động bị tai nạn lao động quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Sau khi thương tật tái phát đã được điều trị ổn định;
  3. b) Đối với trường hợp thương tật không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quá trình điều trị.
  4. Người lao động quy định tại Điểm a Khoản 1 nêu trên được giám định lại tai nạn lao động sau 24 tháng, kể từ ngày người lao động được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động liền kề trước đó.
Thông tư số 181/2016/TT-BQP
Cơ sở pháp lý
  1. Luật Bảo hiểm xã hội
  2. Luật An toàn, vệ sinh lao động
  3. Nghị định số 37/2016/NĐ-CP
  4. Thông tư số 181/2016/TT-BQP

 

 

 

Số hồ sơ 1.002965 Lĩnh vực Bảo hiểm xã hội
Cơ quan ban hành Bộ quốc phòng Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.