Giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tái phát

 

Thủ tục Giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tái phát
Trình tự thực hiện
  1. Đối tượng nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương.
  2. Cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương

– Hướng dẫn người lao động nộp hồ sơ; tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu các yếu tố về nhân thân giữa hồ sơ tham gia BHXH và giấy khai sinh, chứng minh thư (căn cước công dân), sổ hộ khẩu… của người lao động, bảo đảm tính thống nhất trước khi lập hồ sơ gửi cơ quan nhân sự cấp trên;

– Bổ sung đầy đủ quá trình đóng BHXH của người lao động vào sổ BHXH đến tháng liền kề trước khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tái phát hoặc đến tháng liền kề trước khi có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa (đối với trường hợp không nghỉ việc điều trị bệnh hoặc không xác định được thời gian ra viện);

– Chủ trì phối hợp với cơ quan chức năng hoàn thiện hồ sơ theo quy định gửi cơ quan nhân sự cấp trên;

– Nhận lại hồ sơ đã được giải quyết từ cơ quan nhân sự cấp trên, giao cho người lao động.

  1. Cơ quan nhân sự cấp trên trung đoàn và tương đương

Tiếp nhận hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tái phát do cơ quan nhân sự cấp dưới chuyển đến, kiểm tra, đối chiếu, hoàn thiện hồ sơ thuộc trách nhiệm theo hướng dẫn, gửi cơ quan nhân sự trực thuộc Bộ, tổng hợp gửi BHXH Bộ Quốc phòng hồ sơ của từng người lao động; nhận lại hồ sơ đã được BHXH Bộ Quốc phòng giải quyết, bàn giao cho đơn vị thuộc quyền để giao cho người lao động.

  1. Cơ quan tài chính cấp trung đoàn và tương đương

Tiếp nhận hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tái phát đã được BHXH Bộ Quốc phòng giải quyết do cơ quan nhân sự hoặc người lao động chuyển đến; kiểm tra, lập danh sách chi trả đầy đủ, kịp thời cho đối tượng.

 

Cách thức thực hiện Đối tượng trực tiếp nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương.
Thành phần số lượng hồ sơ Thành phần hồ sơ:

  1. 1. Giấy ra viện sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật cũ tái phát đối với trường hợp điều trị nội trú. Đối với trường hợp không điều trị nội trú là giấy tờ khám, điều trị thương tật, bệnh tật tái phát, bao gồm: Sổ y bạ, sổ khám bệnh, đơn thuốc hoặc giấy hẹn khám lại hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị ngoại trú.
  2. Sổ theo dõi sức khỏe của cơ quan quân y đơn vị nơi quản lý người lao động.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết 135 ngày, cụ thể:
1. Cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ, giới thiệu đối tượng đi giám định mức suy giảm khả năng lao động trong thời gian không quá 90 ngày kể từ ngày đối tượng điều trị ổn định xong ra viện.
2. Sau khi có kết quả giám định, cơ quan nhân sự các cấp trong Quân đội (từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên) xét duyệt, thẩm định hồ sơ, gửi Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, trong thời gian như sau: 15 ngày đối với cấp trung đoàn và tương đương, 10 ngày đối với cấp sư đoàn và tương đương, 05 ngày đối với cấp đơn vị trực thuộc Bộ.
3. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng: 15 ngày làm việc
Đối tượng thực hiện Cá nhân
Cơ quan thực hiện Cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Quyết định hưởng chế độ đối với người lao động.
Lệ phí Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Không.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Người lao động đã hưởng chế độ tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp nay tiếp tục bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp tái phát Nghị định số 37/2016/NĐ-CP
Cơ sở pháp lý
  1. Luật Bảo hiểm xã hội
  2. Luật An toàn, vệ sinh lao động
  3. Nghị định số 37/2016/NĐ-CP
  4. Thông tư số 181/2016/TT-BQP

 

 

 

 

Số hồ sơ 1.002932 Lĩnh vực Bảo hiểm xã hội
Cơ quan ban hành Bộ quốc phòng Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.