Công nhận lại đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa

 

Thủ tục Công nhận lại đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa
Trình tự thực hiện a) Nộp hồ sơ TTHC:

Đăng kiểm viên đã hoàn thành nhiệm vụ, không bị bất kỳ hình thức kỷ luật nào, trước khi Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên hết hiệu lực 03 tháng gửi hồ sơ công nhận lại Đăng kiểm viên đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

b) Giải quyết TTHC:

– Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; trong phạm vi 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn cho đơn vị đăng kiểm và người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ thì thống nhất với đơn vị đăng kiểm và người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên về thời gian, địa điểm để tiến hành kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế tối đa 03 tháng, kể từ ngày thông báo.

Cách thức thực hiện – Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

– Qua hệ thống bưu chính; hoặc

– Hình thức phù hợp khác.

Thành phần số lượng hồ sơ a) Thành phần hồ sơ:

Giấy đề nghị của đơn vị đăng kiểm theo mẫu (bản chính);

– Lý lịch chuyên môn của Đăng kiểm viên theo mẫu (bản chính) nếu có thay đổi so với hồ sơ công nhận lần đầu.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết Trong vòng 03 ngày làm việc sau khi có kết luận kiểm tra, đánh giá năng lực đạt yêu cầu.
Đối tượng thực hiện Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện – Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục Đăng kiểm Việt Nam

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đăng kiểm Việt Nam

– Cơ quan phối hợp: Không có.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Giấy chứng nhận.
Lệ phí Không có.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Giấy đề nghị của đơn vị đăng kiểm. Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT 
Yêu cầu, điều kiện thực hiện a) Tiêu chuẩn của nhân viên nghiệp vụ

– Tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên.

– Hoàn thành chương trình tập huấn nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

b) Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III

– Có trình độ chuyên môn thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên thuộc một trong các ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, kỹ thuật tàu thủy, cơ khí tàu thuyền;

+ Đã tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên thuộc một trong các ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy;

+ Có trình độ trung cấp trở lên thuộc một trong các ngành điều khiển tàu biển, động cơ đốt trong, điện tàu thủy, cơ khí, cơ khí động lực, cơ khí ô tô và đã được đào tạo bổ sung chuyên môn đại cương về máy tàu thủy hoặc vỏ tàu thủy theo chương trình 1 hoặc chương trình 3 quy định tại Mục III Phụ lục I của Thông tư 49/2015/TT-BGTVT.

– Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III.

– Thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại đơn vị đăng kiểm như sau:

+ Đối tượng có chuyên môn quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 5 Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT: tối thiểu 24 tháng đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng hoặc 12 tháng đối với người có trình độ đại học trở lên.

+ Đối tượng có chuyên môn quy định tại điểm c khoản 1 Điều Điều 5 Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT thực hiện nhiệm vụ theo quy định, tại điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT: tối thiểu 12 tháng.

c) Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II

– Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, kỹ thuật tàu thủy, cơ khí tàu thuyền.

– Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II.

– Là Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III có thời gian giữ hạng liên tục tối thiểu 36 tháng.

– Có ngoại ngữ tiếng Anh trình độ B trở lên hoặc tương đương.

– Đã thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại đơn vị đăng kiểm đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II tối thiểu 12 tháng.

d) Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I

– Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, kỹ thuật tàu thủy, cơ khí tàu thuyền.

– Là Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II có thời gian giữ hạng liên tục tối thiểu 36 tháng.

– Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I.

– Có ngoại ngữ tiếng Anh trình độ C trở lên hoặc tương đương.

– Đã thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại đơn vị đăng kiểm đối với các phương tiện thuộc nhiệm vụ của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I tối thiểu 12 tháng.

đ) Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế

– Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, kỹ thuật tàu thủy, điện tàu thủy.

– Có ngoại ngữ tiếng Anh trình độ B trở lên hoặc tương đương.

– Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa của Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế.

– Đã thực tập nghiệp vụ thẩm định thiết kế tối thiểu 12 tháng.

e) Tiêu chuẩn lãnh đạo đơn vị

– Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm hạng I, hạng II theo quy định tại Thông tư quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa phải là đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa.

– Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm hạng III theo quy định tại Thông tư quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa phải nắm vững các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định, quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến đăng kiểm phương tiện thủy nội địa và các quy định của pháp luật Việt Nam.

Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT 
Cơ sở pháp lý Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT 

Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT 

 

 

 

 

Số hồ sơ Lĩnh vực Đăng kiểm
Cơ quan ban hành Bộ giao thông vận tải Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.