Thủ tục về Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế (cấp mới, cấp đổi và cấp lại) cho trẻ em dưới 006 tuổi

Thủ tục Về Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế (cấp mới, cấp đổi và cấp lại) cho trẻ em dưới 006 tuổi
Trình tự thực hiện – Cá nhân, tổ chức có yêu cầu thực hiện liên thông các thủ tục hành chính nộp hoặc ủy quyền cho người khác nộp 01 bộ hồ sơ như đã nêu trên trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Ủy ban nhân dân cấp xã. Việc ủy quyền phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên;

– Công chức tư pháp – hộ tịch được phân công thực hiện liên thông các thủ tục hành chính (sau đây gọi tắt là công chức tư pháp – hộ tịch) của Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra đầy đủ các thành phần hồ sơ; đồng thời, đối chiếu với danh sách khám chữa bệnh ban đầu do cơ quan Bảo hiểm xã hội cung cấp được niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã, hướng dẫn người dân lựa chọn, đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu. Việc hướng dẫn phải chính xác, rõ ràng;

– Trường hợp người dân chưa có Tờ khai đăng ký khai sinh, Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế thì công chức tư pháp – hộ tịch cấp cho người dân các mẫu giấy tờ đó theo quy định;

– Trường hợp hồ sơ của người dân đầy đủ, đúng thành phần hồ sơ thì công chức tư pháp – hộ tịch có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và tạm thu lệ phí (nếu có); viết giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người dân;

– Trường hợp yêu cầu thực hiện liên thông các thủ tục hành chính không thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của cơ quan mình thì công chức tư pháp – hộ tịch có trách nhiệm giải thích, hướng dẫn cụ thể để người dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật;

– Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ nêu trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch năm 2014 vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân; Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Thời gian thực hiện việc đăng ký khai sinh ngay trong ngày; trường hợp hồ sơ tiếp nhận sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay trong ngày thì tiến hành giải quyết trong ngày làm việc tiếp theo.

– Sau khi thực hiện đăng ký khai sinh xong, công chức tư pháp – hộ tịch lập hồ sơ đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 006 tuổi chuyển cho Công an quận, huyện và Bảo hiểm xã hội quận, huyện. Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 006 tuổi chuyển trước cho Bảo hiểm xã hội quận, huyện thông qua mạng điện tử.

+ Đối với trường hợp đăng ký thường trú:

Ngay sau khi nhận được hồ sơ do công chức tư pháp – hộ tịch chuyển đến, Công an quận, huyện có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, đầy đủ của hồ sơ;

Trường hợp hồ sơ, lệ phí (nếu có) đầy đủ, đúng quy định thì trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Công an quận, huyện thực hiện đăng ký thường trú cho trẻ em và trả kết quả đăng ký thường trú cùng biên lai thu lệ phí thường trú (nếu có) cho công chức tư pháp – hộ tịch để trả cho người yêu cầu.

Trường hợp thông tin hoặc hồ sơ không đảm bảo theo đúng quy định thì trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Công an quận, huyện phải thông báo cho công chức tư pháp – hộ tịch biết để hoàn thiện hồ sơ theo quy định và gửi lại cho cơ quan đăng ký cư trú để đăng ký thường trú cho trẻ em;

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Công an quận, huyện có văn bản trả lời kèm theo hồ sơ trả lại cho công chức tư pháp – hộ tịch biết để xử lý theo quy định; đồng thời, công chức tư pháp – hộ tịch có trách nhiệm ký vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

+ Đối với trường hợp cấp thẻ bảo hiểm y tế:

Ngay sau khi nhận được thông tin qua mạng điện tử do công chức tư pháp – hộ tịch chuyển đến, Bảo hiểm xã hội quận, huyện có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì Bảo hiểm xã hội quận, huyện thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế (cấp mới, cấp đổi và cấp lại) cho trẻ em. Thời gian giải quyết của Bảo hiểm xã hội quận, huyện không quá 05 ngày làm việc đối với thẻ cấp mới; không quá 03 ngày làm việc đối với thẻ cấp lại có thay đổi thông tin; không quá 02 ngày làm việc đối với thẻ cấp lại không thay đổi thông tin;

Trường hợp thông tin hoặc hồ sơ không bảo đảm theo đúng quy định thì trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bảo hiểm xã hội quận, huyện phải thông báo cho công chức tư pháp – hộ tịch biết để hoàn thiện hồ sơ theo quy định và gửi lại cho Bảo hiểm xã hội để cấp thẻ bảo hiểm y tế;

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp thẻ bảo hiểm y tế thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ qua mạng, Bảo hiểm xã hội quận, huyện có văn bản trả lời kèm theo hồ sơ trả lại cho công chức tư pháp – hộ tịch biết để xử lý theo quy định.

– Hết thời hạn nêu trên, Công an, Bảo hiểm xã hội quận, huyện trả hồ sơ giải quyết đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho công chức tư pháp – hộ tịch hoặc gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã qua dịch vụ bưu chính công ích (đối với đơn vị có yêu cầu); Công chức tư pháp – hộ tịch có trách nhiệm kiểm tra các thông tin được ghi trong Sổ hộ khẩu và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu; Đối với các đơn vị chưa thực hiện giao dịch điện tử thì khi đến nhận thẻ, công chức tư pháp – hộ tịch nộp bộ hồ sơ (bản giấy) cho Bảo hiểm xã hội quận, huyện.

– Người nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã nộp hồ sơ để nhận kết quả liên thông các thủ tục hành chính. Nếu người nộp hồ sơ có yêu cầu nhận kết quả thực hiện liên thông các thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích thì đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã khi nộp hồ sơ và trả phí dịch vụ bưu chính công ích;

– Trường hợp người nộp hồ sơ có yêu cầu nhận kết quả từng loại thủ tục trực tiếp tại Công an, Bảo hiểm xã hội quận, huyện thì khi nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã phải yêu cầu cụ thể để ghi vào phiếu hẹn. Hết thời hạn nêu trên, người nộp hồ sơ sẽ được trực tiếp nhận kết quả theo yêu cầu tại Công an, Bảo hiểm xã hội quận, huyện.

Cách thức thực hiện Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
Thành phần số lượng hồ sơ – Thành phần hồ sơ:

* Hồ sơ phải nộp:

+ Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu quy định tại Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị  định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch và Công văn số 1288/HTQTCT-HT ngày 15 tháng 9 năm 2016 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực về việc điều chỉnh một số biểu mẫu hộ tịch ban hành kèm theo Thông tư  số 15/2015/TT-BTP);

+ Giấy chứng sinh. Trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có Giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ;

Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền;

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02 quy định tại Thông tư số 36/2014/TT-BCA ngày 09 tháng 9 năm 2014 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú);

+ Sổ hộ khẩu (nơi xin đăng ký thường trú);

Trường hợp trẻ em có cha, mẹ nhưng không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ, hoặc cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ; hoặc cha hoặc mẹ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm, họ, tên và chữ ký của chủ hộ vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

Trường hợp trẻ em không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ thì phải có Giấy tờ, tài liệu chứng minh không còn cha, mẹ (Giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ mất tích, chết hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc cha, mẹ đã chết); Giấy tờ, tài liệu chứng minh về việc cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng (có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã); Giấy tờ, tài liệu chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về mối quan hệ ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; ý kiến đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (trường hợp cha mẹ không có khả năng nuôi dưỡng).

+ Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế do người nộp hồ sơ lập (mẫu TK1-TS quy định tại Quyết định số 888/QĐ-BHXH ngày 15 tháng 7 năm 2018 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế).

* Giấy tờ phải xuất trình:

+ Người yêu cầu xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân;

+ Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết Không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
Đối tượng thực hiện Cá nhân
Cơ quan thực hiện – Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã;

– Cơ quan phối hợp: Công an quận, huyện, Bảo hiểm xã hội quận, huyện.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu và Thẻ bảo hiểm y tế.
Lệ phí – Lệ phí đăng ký khai sinh: 8.000 đồng/lần (miễn lệ phí đăng ký khai sinh đúng hạn);

– Lệ phí đăng ký thường trú:

+ Các quận: 10.000 đồng/lần;

+ Các huyện: 5.000 đồng/lần.

Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐND
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Tờ khai đăng ký khai sinh;

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (Mẫu HK02);

Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện Không
Cơ sở pháp lý Luật Cư trú ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú ngày 20 tháng 6 năm 2013;

Luật Hộ tịch ngày 20 tháng 11 năm 2014;

– Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú;

– Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;

– Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tư pháp – Bộ Công an – Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 006 tuổi;

– Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 09 tháng 9 năm 2014 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú;

– Thông tư số 36/2014/TT-BCA ngày 09 tháng 9 năm 2014 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký quản lý cư trú;

– Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;

– Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân thành phố quy định mức thu, miễn, giảm các khoản phí, lệ phí;

– Quyết định số 93/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế (cấp mới, cấp đổi và cấp lại) cho trẻ em dưới 006 tuổi; Thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc và điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu; Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất, hỗ trợ chi phí mai táng, hưởng mai táng phí trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

 

Số hồ sơ T-CTH-BS01 Lĩnh vực Hộ tịch
Cơ quan ban hành Cấp thực hiện Tỉnh
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.