Xét hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với những người cộng tác bí mật với cơ quan Công an được Công an từ cấp huyện (quận), Ban An ninh huyện (quận)… trở lên tổ chức, quản lý và giao nhiệm vụ hoạt động trong khoảng thời gian từ tháng 7-1954 đến 30-4-1975 ở chiến trường B, C, K, D (kể cả số đã chết)

 

Thủ tục Xét hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với những người cộng tác bí mật với cơ quan Công an được Công an từ cấp huyện (quận), Ban An ninh huyện (quận)… trở lên tổ chức, quản lý và giao nhiệm vụ hoạt động trong khoảng thời gian từ tháng 7-1954 đến 30-4-1975 ở chiến trường B, C, K, D (kể cả số đã chết)
Trình tự thực hiện
  1. Trách nhiệm của đối tượng và thân nhân đối tượng

+ Làm bản khai theo mẫu quy định.

+ Nộp bản khai và các giấy tờ gốc hoặc giấy tờ được coi là gốc, giấy tờ có liên quan cho UBND xã, phường (trừ các đối tượng là người cộng tác bí mật với cơ quan Công an thì nộp cho đơn vị trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ hoặc Công an cấp huyện).

+ Bảo đảm tính trung thực của bản khai, các giấy tờ có liên quan và chịu trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm pháp luật.

  1. Trách nhiệm của các cấp Công an trong việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ một lần

a) Đối với Công an cấp huyện có trách nhiệm:

+ Tiếp nhận hồ sơ của các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 Mục I Thông tư số 04/TT-BCA(X13), ngày 28/4/2006 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ trong Công an nhân dân (sau đây gọi tắt là Thông tư số 04/TT-BCA(X13)) do UBND cấp xã chuyển đến.

+ Tiếp nhận hồ sơ của người cộng tác bí mật với cơ quan Công an chuyển đến, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đối tượng, lập biên bản đề nghị giải quyết chế độ (theo mẫu 6A).

+ Tổng hợp các tài liệu trên báo cáo về Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Đối với tổng cục; bộ tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ trưởng (gọi tắt là đơn vị, địa phương) có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của các đối tượng tại đơn vị.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Công an các đơn vị, địa phương hoàn chỉnh hồ sơ các đối tượng và gửi về Tổng cục Chính trị Công an nhân dân (qua Cục Chính sách) 01 bộ hồ sơ; 01 bộ hồ sơ lưu tại đơn vị, địa phương.

c) Cục Chính sách có trách nhiệm: Tiếp nhận hồ sơ đối tượng của các đơn vị, địa phương báo cáo. Tổ chức xét duyệt hồ sơ theo quy định.

+ Tổng hợp danh sách các đối tượng hưởng chế độ và phối hợp với Cục Tài chính lập dự toán kinh phí đảm bảo đề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí.

+ Ra quyết định hưởng chế độ kèm theo danh sách đối tượng được hưởng chuyển về Công an các đơn vị, địa phương thực hiện chi trả.

d) Cục Tài chính có trách nhiệm:

+ Phối hợp với Cục Chính sách lập dự toán kinh phí và đề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí đảm bảo theo quy định.

+ Tiếp nhận kinh phí Bộ Tài chính cấp; cấp phát cho Công an các đơn vị, địa phương thực hiện và hướng dẫn chi trả, thanh quyết toán theo quy định.

Cách thức thực hiện trực tiếp tại cơ quan tổ chức cán bộ các tổng cục, bộ tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ.
Thành phần số lượng hồ sơ + Thành phần hồ sơ:

  1. a) Bản khai cá nhân (mẫu 3A).
  2. b) Bản khai của thân nhân (mẫu 3B) phải kèm theo giấy uỷ quyền của thân nhân chủ yếu có xác nhận của chính quyền xã (phường) nơi người uỷ quyền cư trú (mẫu 04).
  3. c) Bản xác nhận viết bằng tay của cán bộ Công an trực tiếp quản lý, nội dung: nêu rõ quá trình công tác của người đứng ra xác nhận, thời gian quản lý, giao nhiệm vụ gì cho người cộng tác với cơ quan Công an. Bản xác nhận của cán bộ Công an phải có xác nhận của đơn vị khi công tác. Trường hợp đơn vị khi công tác của người đứng ra xác nhận đã giải thể hoặc tách thành nhiều đơn vị, nếu không đơn vị nào nắm được người đứng ra xác nhận thì đơn vị nghiệp vụ cấp trên căn cứ hồ sơ lưu trữ xác nhận.
  4. d) Biên bản đề nghị hưởng chế độ một lần của đơn vị trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ (mẫu 6A). Trường hợp đơn vị trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ đã giải thể hoặc tách thành nhiều đơn vị; đơn vị nào nắm được thì lập biên bản đề nghị. Nếu không đơn vị nào nắm được thì đơn vị nghiệp vụ cấp trên căn cứ hồ sơ lưu trữ lập biên bản đề nghị.

đ) Công văn đề nghị (mẫu 8A) kèm theo danh sách những người cộng tác với cơ quan Công an được hưởng chế độ một lần (mẫu 9C).

+ Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ.

Thời hạn giải quyết theo Quyết định hưởng chế độ của cấp có thẩm quyền.
Đối tượng thực hiện cá nhân
Cơ quan thực hiện cơ quan tổ chức cán bộ các tổng cục, bộ tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Quyết định hưởng chế độ.
Lệ phí không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai + Bản khai cá nhân (mẫu 3A).

+ Bản khai của thân nhân (mẫu 3B)

+ Giấy uỷ quyền của thân nhân chủ yếu có xác nhận của chính quyền xã (phường) nơi người uỷ quyền cư trú (mẫu 04).

+ Biên bản đề nghị hưởng chế độ một lần của đơn vị trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ (mẫu 6A).

+ Công văn đề nghị (mẫu 8A).

+ Danh sách những người cộng tác với cơ quan Công an được hưởng chế độ một lần (mẫu 9C).

Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC
Yêu cầu, điều kiện thực hiện áp dụng với đối tượng là công an nhân dân, công nhân viên công an trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở chiến trường B, C, K trong khoảng thời gian từ ngày 20/7/1954 đến 30/4/1975, về gia đình từ ngày 31/12/1976 trở về trước, chưa được hưởng một trong các chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc, bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng và chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC, ngày 07/12/2005 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC
Cơ sở pháp lý + Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg

+ Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg

+ Thông tư số 04/TT-BCA(X13)

+ Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC

+ Thông tư liên tịch số 21/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC

 

 

 

Số hồ sơ 2.002197 Lĩnh vực Chế độ chính sách
Cơ quan ban hành Bộ công an Cấp thực hiện Trung ương Tỉnh
Tình trạng Không còn phù hợp Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.