Thông tư 35/2001/TT-BTC về việc nộp tiền thuê đất, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, các nhân trong nước do Bộ Tài Chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2001/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2001 |
THÔNG TƯ
BỘ TÀI CHÍNH SỐ 35 /2001/TT-BTC NGÀY 25 THÁNG 5 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN VIỆC NỘP TIỀN THUÊ ĐẤT, GÓP VỐN LIÊN DOANH BẰNG GIÁ TRỊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRONG NƯỚC
Căn cứ Luật Đất đai, Luật Sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Luật Khuyến khích đầu tư trong nước;
Căn cứ Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11/2/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc nộp tiền thuê đất, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân trong nước như sau:
Phần 1
NỘP TIỀN THUÊ ĐẤT
I- ĐỐI TƯỢNG PHẢI NỘP TIỀN THUÊ ĐẤT:
1- Các đối tượng được nhà nước cho thuê đất theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11/2/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai (gọi chung là Nghị định số 04/2000/NĐ-CP), (Phụ lục I kèm theo Thông tư này), phải nộp tiền thuê đất trên toàn bộ diện tích đất thuê.
2- Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối sau ngày 1/1/1999.
3- Các đối tượng được giao đất không thu tiền sử dụng đất qui định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 04/2000/NĐ-CP nếu sử dụng một phần vào mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài mục đích sử dụng đất được giao (Phụ lục I kèm theo Thông tư này), thì phải nộp tiền thuê đất đối với phần diện tích đất sử dụng vào sản xuất kinh doanh dịch vụ.
4- Tổ chức kinh tế đã được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà đã nộp tiền sử dụng đất hoặc trả tiền nhận chuyển nhượng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước phải chuyển sang thuê đất và nộp tiền thuê đất.
5- Tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng v.v… hàng năm phải thực hiện nộp tiền thuê đối với phần diện tích đất đang thực hiện khai thác.
II- ĐỐI TƯỢNG KHÔNG PHẢI NỘP TIỀN THUÊ ĐẤT:
1- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 8 Nghị định 04/2000/NĐ-CP (Phụ lục II đính kèm Thông tư này).
2- Các đối tượng được giao đất không thu tiền sử dụng đất qui định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 (Phụ lục II đính kèm Thông tư này) và khoản 1 Điều 7 Nghị định số 04/2000/NĐ-CP (trừ phần đất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh đã nói tại khoản 3 Mục I Phần I Thông tư này).
3- Tổ chức kinh tế đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác hoặc đã được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền đó không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì không phải chuyển sang thuê đất.
Trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp kèm theo chuyển mục đích sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép mà tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì không phải chuyển sang thuê đất và không phải nộp tiền thuê đất.
4- Tổ chức đang sử dụng đất có nguồn gốc từ đất ở của hộ gia đình, cá nhân sử dụng hợp pháp sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng diện tích đất đó để làm văn phòng, nhà xưởng để sản xuất, kinh doanh thì không phải chuyển sang thuê đất, không phải nộp tiền thuê đất.
5- Tổ chức nhà nước được cơ quan Nhà nước cho phép sử dụng giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
6- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản trong lòng đất không phải nộp tiền thuê đất đối với phần diện tích không sử dụng trên mặt đất.
III- XÁC ĐỊNH TIỀN THUÊ ĐẤT VÀ NỘP TIỀN THUÊ ĐẤT:
1- Số tiền thuê đất 1 năm (đ/năm) được tính bằng diện tích đất thuê (m2) nhân với đơn giá thuê đất 1 năm (đ/m2/năm).
– Diện tích tính tiền thuê đất là toàn bộ diện tích do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang quản lý, sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Diện tích này được xác định theo hợp đồng thuê đất và bản kê khai đăng ký nộp tiền thuê đất; Trường hợp chưa có hợp đồng thuê đất thì căn cứ vào hồ sơ giao đất hoặc hồ sơ bàn giao cơ sở sản xuất kinh doanh, hồ sơ thuê đất hoặc bản tự kê khai của người sử dụng đất. Khi xác định lại chính thức diện tích sẽ điều chỉnh theo thực tế.
– Đơn giá thuê đất 1 năm được xác định như sau:
Đơn giá thuê đất một năm (đ/m2/năm) |
= |
Giá 1m2 đất do UBND cấp tỉnh quy định theo khung giá các loại đất của Chính phủ |
x |
Hệ số tính giá thuê đất áp dụng cho từng nhóm ngành nghề kinh doanh quy định tại Điều 2 Bản quy định khung giá cho thuê đất đối với các tổ chức trong nước được Nhà nước cho thuê đất ban hành kèm theo Quyết định số 1357 TC/QĐ/TCT ngày 30/12/1995 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính. |
+ Đơn giá tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp (KCN), Khu Chế xuất (KCX), Khu Công nghệ cao (KCNC) được tính bằng 80% đơn giá thuê đất theo cách xác định trên.
+ Tiền thuê đất tính cho năm đầu tiên và năm cuối cùng của thời hạn thuê đất được xác định theo số tháng cho thuê thực tế.
Đối với phần diện tích đất xin trả lại Nhà nước thì tính tiền thuê đất đến thời điểm bàn giao. Trong trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã có văn bản đề nghị trả lại đất, nhưng Nhà nước chưa nhận bàn giao thì sau 01 tháng kể từ ngày có biên bản chấp thuận trả lại đất giữa bên thuê đất và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất, tổ chức không phải nộp tiền thuê đất đối với phần diện tích này.
2- Thời điểm tính tiền thuê đất: Thời điểm tính tiền thuê đất là thời điểm doanh nghiệp được bàn giao đất để sử dụng.
3- Nộp tiền thuê đất:
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng phải nộp tiền thuê đất phải nộp tờ kê khai đăng ký nộp tiền thuê đất (Mẫu số 1 đính kèm Thông tư này) và các chứng từ liên quan cho cơ quan thu tiền thuê đất chậm nhất là 1 tháng kể từ thời điểm tính tiền thuê đất.
– Đất thuê (bao gồm cả khoản thu sử dụng vốn trong trường hợp sử dụng giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh quy định tại Phần II của Thông tư này) tại địa bàn (quận, huyện) nào thì tiền thuê đất nộp vào ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước của địa bàn (quận, huyện) đó theo đúng Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Việc nộp tiền thuê đất được thực hiện theo định kỳ mỗi năm 2 lần, mỗi lần nộp 50% số tiền thuê đất tính trong 1 năm. Lần đầu chậm nhất là ngày 30/6, lần sau chậm nhất là ngày 30/10 của năm.
– Tiền thuê đất nộp hàng năm và được hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh hàng năm của đối tượng thuê đất. Trường hợp nộp 1 lần cho nhiều năm thì được phân bổ theo số năm đã nộp tiền thuê đất và hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh tương ứng với số năm đó.
4- Nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được nhà nước cho thuê đất:
4.1 – Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất phải nộp tiền thuê đất đúng thời hạn, nộp đủ tiền thuê đất vào Kho bạc Nhà nước và chịu sự hướng dẫn của cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu tiền thuê đất.
4.2- Đất sử dụng đã nộp tiền thuê đất theo quy định tại Thông tư này thì không phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp hoặc thuế nhà đất.
5- Miễn, giảm tiền thuê đất:
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước được nhà nước cho thuê đất được miễn hoặc giảm tiền thuê đất trong các trường hợp sau đây:
5.1- Miễn tiền thuê đất trong thời gian dự án xây dựng cơ bản. Trường hợp dự án có nhiều hạng mục công trình hoặc giai đoạn xây dựng độc lập với nhau thì tính miễn giảm tiền thuê đất theo từng hạng mục hoặc giai đoạn xây dựng độc lập đó; Trường hợp không thể tính riêng được theo hạng mục hoặc giai đoạn xây dựng độc lập thì thời gian xây dựng cơ bản được tính theo hạng mục công trình có tỷ trọng vốn lớn nhất.
5.2- Miễn tiền thuê đất kể từ ngày xây dựng cơ bản hoàn thành để thực hiện khuyến khích ưu đãi đầu tư trong nước, (Phụ lục III đính kèm Thông tư này) theo phê duyệt dự án đầu tư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
5.3- Miễn tiền thuê đất 3 năm kể từ ngày xây dựng cơ bản hoàn thành đối với doanh nghiệp có nhà máy, xí nghiệp nằm trong nội thành phố, nội thị xã khi thực hiện quy hoạch di chuyển ra ngoại thành, ngoại thị.
5.4- Miễn, giảm tiền thuê đất cho Thương nhân hoạt động thương mại tại địa bàn miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc theo quy định của Nghị định 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 như sau:
– Miễn tiền thuê đất trong 5 năm đầu và được giảm 50% tiền thuê đất trong 5 năm tiếp theo cho Thương nhân kinh doanh ở khu vực II.
– Miễn tiền thuê đất xây dựng, mở rộng cơ sở kinh doanh cho Thương nhân kinh doanh ở khu vực III.
5.5- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất mà trong cùng thời gian được hưởng nhiều mức miễn hoặc giảm tiền thuê đất theo quy định tại tiết 5.2, 5.3, 5.4 khoản 5 này hoặc được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì chỉ được hưởng một mức miễn hoặc giảm cao nhất.
Sau khi đã miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định tại tiết 5.1, 5.2, 5.3, 5.4, khoản 5 này mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp trước tiền thuê đất 01 lần cho nhiều năm ngay trong năm đầu, thì được giảm tiếp tiền thuê đất như sau:
Nộp cho 5 năm thì được giảm 5% số tiền thuê đất của 5 năm đó, nộp cho thời hạn thuê đất trên 5 năm, thì cứ mỗi năm tăng thêm được giảm cộng thêm 1% (nộp cho 6 năm được giảm 6%, nộp cho 7 năm được giảm 7%…), nhưng tổng mức giảm không vượt quá 25% số tiền thuê đất phải nộp của thời gian đó; Trường hợp nộp tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian thuê đất trên ba mươi (30) năm thì được giảm 30% số tiền thuê đất phải nộp.
5.6- Đối với khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách hoạt động kinh doanh theo mùa vụ, nếu nộp đầy đủ tiền thuê đất theo qui định tại Thông tư này mà bị lỗ thì được xét giảm tiền thuê đất. Số tiền được giảm tương ứng với số lỗ, nhưng mức giảm tối đa là 50% số tiền thuê đất phải nộp.
5.7- Đối với đất thuê để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối mà bị thiên tai, hoả hoạn làm thiệt hại sản lượng đựơc xét miễn giảm tiền thuê đất tương ứng với mức miễn giảm của thuế sử dụng đất nông nghiệp cụ thể như sau:
+ Mức thiệt hại sản lượng của một năm từ 10 đến dưới 20% được giảm tiền thuê đất tương ứng với mức bị thiệt hại;
+ Mức thiệt hại sản lượng của một năm từ 20 đến dưới 30%, giảm 60% tiền thuê phải nộp;
+ Mức thiệt hại sản lượng của một năm từ 30 đến dưới 40%, giảm 80% tiền thuê phải nộp;
+ Mức thiệt hại sản lượng của một năm từ 40% trở lên, miễn nộp tiền thuê đất một năm.
Việc xác định mức thiệt hại để miễn, giảm tiền thuê đất qui định tại tiết này được áp dụng theo phương pháp xác định mức thiệt hại để giảm, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp
5.8- Đối với đất thuê để sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh mà không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối khi bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất khả kháng bị thiệt hại tài sản từ 20% đến dưới 50% giá trị tài sản thì được giảm 50% tiền thuê đất phải nộp trong một năm; Thiệt hại tài sản từ 50% trở lên được miễn nộp tiền thuê đất của cả năm. Tỷ lệ thiệt hại được tính bằng giá trị tài sản bị thiệt hại trên tổng giá trị tài sản hiện có tại thời điểm ngay trước khi bị thiệt hại.
5.9- Số tiền thuê đất làm căn cứ để tính miễn hoặc giảm theo quy định tại tiết 5.6, 5.7, 5.8 là số tiền thuê đất phải nộp sau khi đã trừ miễn hoặc giảm theo quy định tại tiết 5.1, 5.2, 5.3, 5.4 khoản 5 (nếu có).
5.10- Việc thực hiện miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định tại Thông tư này được áp dụng đối với tất cả các dự án được nhà nước cho thuê đất trước và sau khi Thông tư này có hiệu lực thi hành.
– Đối với các dự án đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản được giảm tiền thuê đất theo qui định tại Thông tư 70/TC-QLCS ngày 7/10/1997 thì nay được hưởng miễn tiền thuê đất theo qui định tại tiết 5.1 khoản 5 này cho thời gian xây dựng cơ bản còn lại.
– Đối với dự án đã đi vào hoạt động kể từ ngày xây dựng cơ bản hoàn thành cho đến thời điểm Thông tư này có hiệu lực mà vẫn còn thời gian được hưởng miễn hoặc giảm tiền thuê đất qui định tại tiết 5.2, 5.3, 5.4 khoản 5 thì được miễn hoặc giảm tiền thuê đất cho thời gian được miễn hoặc giảm tiền thuê đất còn lại.
5.11- Để được miễn giảm tiền thuê đất, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải có đơn xin miễn hoặc giảm tiền thuê đất kèm theo giấy tờ cần thiết gửi đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu tiền thuê đất, hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị miễn, giảm tiền thuê đất; Riêng trường hợp xin giảm, miễn theo quy định tại tiết 5.7, 5.8 khoản 5 này thì phải gửi kèm các hồ sơ, giấy tờ chứng minh có thiệt hại về sản xuất, tài sản.
– Giấy phép đầu tư hoặc đăng ký kinh doanh;
– Quyết định cho thuê đất hoặc tờ khai đăng ký nộp tiền thuê đất;
– Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
Phần 2
GÓP VỐN LIÊN DOANH BẰNG GIÁ TRỊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT; XỬ LÝ TRƯỜNG HỢP ĐÃ NHẬN NỢ VÀ ĐÃ HOÀN TRẢ TIỀN THUÊ ĐẤT GÓP VỐN LIÊN DOANH, ĐÃ NỘP TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT HOẶC ĐÃ NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
I- Góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất với tổ chức, cá nhân trong nước.
1- Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp được giao khi dùng giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh để tiếp tục sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối thì giá trị quyền sử dụng đất của bên có đất góp vốn liên doanh do các bên thoả thuận, nhưng giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất không được thấp hơn giá đất nông nghiệp do UBND cấp tỉnh quy định theo khung giá đất do Chính phủ ban hành.
Bên có đất góp vốn liên doanh phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật, không phải nộp tiền thuê đất, không phải nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
2- Góp vốn trong trường hợp được phép chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác hoặc góp vốn bằng đất thuê thì giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh được xác định bằng tiền thuê đất nộp cho ngân sách Nhà nước theo mục đích sử dụng mới trong thời hạn liên doanh.
3- Trường hợp bên có đất góp vốn liên doanh mà đất đó đã nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Mục IV, Phần II này thì bên có đất góp vốn liên doanh chỉ phải nộp thuế đất, không phải nộp tiền thuê đất, không phải nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
II- Góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất với tổ chức, cá nhân nước ngoài: Tổ chức bên Việt Nam được Nhà nước cho phép sử dụng giá trị quyền sử dụng đất (tiền thuê đất) để góp vốn liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, thì giá thuê đất do các bên thoả thuận, nhưng không được thấp hơn đơn giá
thuê đất, mặt nước, mặt biển áp dụng đối với các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Qui định về góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất cụ thể như sau:
1- Đối với tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, tổ chức đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác mà tiền đó không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất hợp pháp nhưng không phải là đất do Nhà nước cho thuê, khi được phép dùng giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh thì không phải nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước đối với giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh, nhưng hàng năm phải nộp thuế sử dụng đất (thuế đất) cho Nhà nước theo qui định của Pháp luật hiện hành.
2- Đối với tổ chức được nhà nước cho thuê đất:
2.1- Doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước cho thuê đất, được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất (tiền thuê đất) góp vốn liên doanh với nước ngoài, thì số tiền thuê đất góp vốn liên doanh là phần vốn của Nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp (Bên Việt Nam) và doanh nghiệp phải nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành. Thời điểm tính và nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước được tính từ thời điểm sử dụng tiền thuê đất góp vốn liên doanh.
Trường hợp đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê đất, khi được Nhà nước cho phép dùng giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh trong thời hạn đã trả tiền thuê đất, thì không phải nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước đối với giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh.
2.2- Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước cho thuê đất đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê đất hoặc trả cho thời gian thuê đất còn lại ít nhất là 5 năm, khi được Nhà nước cho phép dùng giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh trong thời hạn đã trả tiền thuê đất, tổ chức phải nộp tiền thuê đất theo bản quy định về tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển áp dụng đối với các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt nam ban hành kèm theo Quyết định 189/2000/QĐ-BTC ngày 24/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3- Các doanh nghiệp nhà nước trước đây được phép dùng giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh với tổ chức, cá nhân nước ngoài, thì nay giá trị quyền sử dụng đất (tiền thuê đất) tính trong cả thời hạn góp vốn liên doanh được chuyển thành vốn của ngân sách Nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp và nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Thời điểm tính và nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo qui định tại khoản 2.1, Mục này.
3.1- Đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc đối tượng qui định tại khoản 1 Mục này; Nếu như đã nhận nợ và hoàn trả tiền thuê đất cho ngân sách nhà nước theo hướng dẫn tại Thông tư 70/TC-QLCS ngày 7/10/1997 của Bộ Tài chính thì số tiền thuê đất đã nộp được trừ vào số tiền thuế sử dụng đất (thuế đất) phải nộp tính từ thời điểm bàn giao đất sử dụng để góp vốn liên doanh; Nếu còn nợ tiền thuê đất thì nay được chuyển sang nộp thuế sử dụng đất (thuế đất) cho cả thời gian còn nợ tiền thuê đất. Trường hợp đã nộp tiền thuê đất lớn hơn thuế sử dụng đất phải nộp cho cả thời hạn dùng giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh, thì số tiền thuê đất đã trả lớn hơn này được ngân sách nhà nước hoàn trả cho tổ chức.
3.2- Đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc đối tượng qui định tại khoản 2.1, Mục này; Nếu đã nhận nợ và hoàn trả tiền thuê đất cho ngân sách nhà nước theo hướng dẫn tại Thông tư 70/TC-QLCS ngày 7/10/1997 của Bộ Tài chính, thì số tiền thuê đất đã nộp được trừ vào số tiền thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải nộp kể từ thời điểm sử dụng tiền thuê đất góp vốn liên doanh; Nếu còn nợ tiền thuê đất thì nay được chuyển sang nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho cả thời gian còn nợ tiền thuê đất; Trường hợp đặc biệt nếu đã nộp tiền thuê đất lớn hơn số tiền sử dụng vốn phải nộp cho cả thời hạn dùng giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh, thì số tiền thuê đất đã trả lớn hơn này được ngân sách nhà nước hoàn trả cho doanh nghiệp.
III- Ghi vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh:
1- Căn cứ vào đề nghị của tổ chức có đất góp vốn liên doanh và hồ sơ có liên quan bao gồm:
– Đề nghị của tổ chức có đất góp vốn liên doanh;
– Quyết định giao đất, cho thuê đất;
– Giấy phép đầu tư;
– Hợp đồng liên doanh;
– Các giấy tờ liên quan khác.
Hội đồng xác định vốn ngân sách nhà nước bằng giá trị quyền sử dụng đất do Sở Tài chính – Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì phối hợp với Sở Địa chính kiểm tra, xem xét xác định giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh.
Bên có đất góp vốn liên doanh phải ký biên bản xác định vốn ngân sách nhà nước bằng giá trị quyền sử dụng đất (tiền thuê đất) góp vốn liên doanh với Sở Tài chính – Vật giá (theo Mẫu số 2 đính kèm Thông tư này);
2- Căn cứ Biên bản xác định vốn ngân sách nhà nước bằng giá trị quyền sử dụng đất (tiền thuê đất) góp vốn liên doanh, Sở Tài chính -Vật giá ghi tăng vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp bên có đất góp vốn liên doanh; Riêng đối với các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ lập hoặc góp vốn thì Cục Tài chính doanh nghiệp ghi tăng vốn ngân sách nhà nước.
3- Đối với các trường hợp đã ký hợp đồng nhận nợ tiền thuê đất nếu không phát sinh việc điều chỉnh giá thuê đất thì Sở Tài chính -Vật giá chủ trì phối hợp với Sở Địa chính và Cục Tài chính doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp Trung ương), căn cứ hợp đồng giao nhận nợ làm việc với doanh nghiệp bên Việt nam có đất góp vốn liên doanh chuyển thành vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp.
Trường hợp đất được phép góp vốn liên doanh là đất đã nộp tiền sử dụng đất hoặc đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê đất, thì huỷ hợp đồng giao nhận nợ tiền thuê đất trước đây. Bên có đất góp vốn liên doanh có đơn kèm theo hồ sơ, chứng từ và gửi đến Sở Tài chính-Vật giá nơi doanh nghiệp nhận nợ. Hội đồng xác định vốn ngân sách nhà nước bằng giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh do Sở Tài chính- Vật giá chủ trì kiểm tra, xem xét, nếu đúng với kê khai của tổ chức thì ra thông báo xoá hợp đồng giao nhận nợ, sau đó gửi thông báo đến các cơ quan có liên quan.
IV- Đất được coi là đã nộp tiền sử dụng đất:
Đất do nhà nước giao hoặc đất nhận chuyển nhượng mà tiền sử dụng đất đã nộp ngân sách Nhà nước và tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả là tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì đất đó là đất đã nộp tiền sử dụng đất, các trường hợp cụ thể như sau:
– Đất được giao đã nộp tiền đền bù thiệt hại theo Quyết định số 186/HĐBT ngày 31/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang mục đích khác;
– Đất được giao đã nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách Nhà nước theo quy định tại Thông tư số 60 TC/TCT ngày 16 tháng 7 năm 1993 của Bộ Tài chính khi được giao đất thay cho thanh toán giá trị công trình;
– Đất do mua nhà cùng với nhận quyền sử dụng đất có nhà trên đó mà người bán nhà cùng với chuyển quyền sử dụng đất đã nộp thuế thu nhập theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
– Đất do mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước kèm theo chuyển quyền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở;
– Đất được giao đã nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Pháp luật đất đai;
– Đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp kèm theo chuyển mục đích sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
– Đất được giao từ sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng là đất nhà nước giao cho tổ chức kinh tế để thanh toán giá trị công trình đã xây dựng.
Phần 3
XỬ LÝ VI PHẠM, KHEN THƯỞNG VÀ KHIẾU NẠI
1- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất thuộc đối tượng phải kê khai nộp tiền thuê đất không thực hiện đúng việc kê khai nộp tiền thuê đất theo hướng dẫn tại Thông tư này thì cơ quan thuế căn cứ vào các tài liệu điều tra và hồ sơ sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân do UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan địa chính cung cấp, có quyền quyết định các nội dung quy định tại Phần I về nộp tiền thuê đất theo Mẫu số 1 đính kèm Thông tư này và thông báo cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân biết để nộp tiền thuê đất, đồng thời thông báo cho các cơ quan có liên quan biết.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp tiền thuê đất hoặc nộp phạt không đúng thời hạn thì ngoài việc phải nộp đầy đủ số tiền thuê và số tiền phạt theo quy định, mỗi ngày chậm nộp còn phải nộp phạt tiền bằng 0,1% trên số tiền chậm nộp.
Trường hợp đối tượng thuê đất vẫn cố tình dây dưa, chây ỳ không chịu nộp tiền thuê đất và tiền phạt, thì cơ quan thuế có quyền yêu cầu ngân hàng nơi đối tượng thuê đất mở tài khoản trích tiền từ tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân đó để nộp tiền thuê đất, tiền phạt (nếu có) vào kho bạc Nhà nước; Không có tài khoản thì cơ quan thuế báo cáo UBND cùng cấp thực hiện biện pháp cưỡng chế hành chính theo quy định hiện hành.
2- Tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm dụng, tham ô hoặc làm thất thoát tiền thuê đất thì phải bồi thường cho Nhà nước toàn bộ số tiền đã chiếm dụng, tham ô hoặc thất thoát và tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3- Người có công phát hiện các hành vi vi phạm quy định tại Thông tư này thì được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
4- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp tiền thuê đất có quyền khiếu nại những vấn đề có liên quan với Cục thuế địa phương; trong khi chờ giải quyết, người khiếu nại phải nộp đủ và đúng thời hạn số tiền thuê đất và số tiền phạt (nếu có) đã được thông báo. Tổ chức được phép sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn liên doanh có quyền khiếu nại những vẫn đề có liên quan với Sở Tài chính- Vật giá địa phương. Trường hợp không đồng ý với quyết định của cơ quan giải quyết thì có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của cơ quan đã ra quyết định giải quyết. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính là quyết định cuối cùng.
Cơ quan nhận đơn khiếu nại có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đơn.
Phần 4
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm chỉ đạo Sở Tài chính -Vật giá, Sở địa chính, Cục thuế, UBND các cấp; các đối tượng đang sử dụng đất thuộc đối tượng thuê đất và nộp tiền thuê đất trên địa bàn thực hiện đầy đủ các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này.
2- Tổng cục thuế có trách nhiệm chỉ đạo Cục thuế và Chi cục thuế các địa phương:
2.1- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được tờ kê khai đăng ký của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cơ quan thuế kiểm tra và xác định số tiền thuê đất phải nộp và thông báo cho đối tượng thuê đất để thực hiện nộp tiền thuê đất; thu tiền sử dụng vốn; xác định số tiền thuê đất đã nộp để trừ vào số tiền thu về sử dụng vốn phải nộp; xác định số tiền thuê đất còn nợ để thực hiện thu tiền sử dụng vốn đối với thời gian còn nợ tiền thuê đất.
2.2- Các trường hợp sử dụng đất trước ngày 1/1/1999, cơ quan thuế hướng dẫn kê khai đăng ký nộp tiền thuê đất và kiểm tra, xác minh số liệu tính toán các chỉ tiêu trong tờ khai đăng ký và kiểm tra thực tế để xác định đối tượng thuê đất và thực hiện thu tiền thuê đất.
3- Cục Tài chính doanh nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn xác nhận nguồn gốc tiền sử dụng đất đã nộp ngân sách nhà nước và tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giao vốn và quản lý vốn ngân sách nhà nước đối với giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh thuộc doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập.
4- Sở Tài chính- Vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm:
– Là Chủ tịch Hội đồng xác định vốn NSNN bằng giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh, chủ trì phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, xem xét việc thoả thuận về giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn liên doanh của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trên cơ sở đó xác định giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh.
– Kiểm tra và có xác nhận về nguồn gốc tiền sử dụng đất đã nộp, đã nhận chuyển nhượng đất hợp pháp từ người khác hoặc được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền đó không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; giao vốn và quản lý vốn ngân sách nhà nước đối với giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh thuộc doanh nghiệp địa phương.
5- Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký thay thế Thông tư số 70 TC/QLCS ngày 7/10/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc nộp tiền thuê đất, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất của các tổ chức trong nước theo qui định tại Nghị định số 85/CP ngày 17/12/1996 của Chính phủ và các hướng dẫn trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.
MẪU SỐ 1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KÊ KHAI ĐĂNG KÝ NỘP TIỀN THUÊ ĐẤT
Tên tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất:……………… …………………….
Thuộc bộ (ngành, địa phương):………………………………………………………
Địa chỉ:……………………………………………………………………………………….
Số điện thoại:……………………………………………………………………………….
Ngành nghề kinh doanh:………………………………………………………………..
I. Phần kê khai của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất.
1. Tên thửa (lô) đất:
2. Địa điểm (vị trí) đất:
3. Tổng diện tích đất thuê:
4. Nguồn gốc thửa (lô) đất:
– Nguồn gốc thửa đất:
– Tờ bản đồ số (nếu có):……..ngày…./…./….
Bản khoán (nếu có):…….ngày…./…./…… nơi cấp….
5. Diện tích đất theo mục đích sử dụng thực tế (m2):
– Diện tích đất thuộc hệ số nộp tiền thuê đất nhóm 1 (m2):
– Diện tích đất thuộc hệ số nộp tiền thuê đất nhóm 2 (m2):
– Sử dụng vào mục đích khác (m2):
– Đang bị chiếm dụng (m2):
– Hiện chưa sử dụng (m2):
6. Kiến nghị của bên thuê đất:
– Diện tích đất thuê và trả tiền thuê đất (m2):
– Diện tích đất đang làm thủ tục xin trả lại Nhà nước (m2):
7- Bản kê các giấy tờ có liên quan:
– ………………………………………………………………….
– ………………………………………………………………….
– ………………………………………………………………….
– ………………………………………………………………….
Cam kết: Việc kê khai trên đây là đúng, nếu sai……………xin chịu trách nhiệm trước Pháp luật.
Xác nhận của UBND xã, phường, Thị trấn nơi có đất cho thuê |
Ngày…tháng…năm 200.. |
Xác nhận của cơ quan địa chính
(Áp dụng cho đối tượng nộp tiền thuê đất chưa có hợp đồng thuê đất)
(Ký tên, đóng dấu)
II. Phần tính toán của cơ quan thuế:
– Diện tích phải nộp tiền thuê đất:………. m2
– Loại đất (**):
– Hạng hoặc vị trí đất:
– Giá đất để tính tiền thuê đất:……….. đồng/m2
– Đơn giá thuê đất:……..đồng/m2/năm
– Số tiền thuê đất 1 năm:……đồng
– Số tiền miễn giảm (nếu có):……….đồng
– Số tiền thuê đất phải nộp:…………………………đồng/năm
Ngày…tháng…năm…
Thủ trưởng cơ quan
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú: – Mỗi thửa đất sử dụng một tờ đăng ký.
– (**) Loại đất ghi theo tên loại đất của các bảng giá đất của Chính phủ.
– Tổ chức kê khai đăng ký theo phiếu này thay cho tờ khai nộp tiền thuê quy định tại Thông tư 70/TC-QLCS ngày 7/10/1997 của Bộ Tài chính.
MẪU SỐ 2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH VỐN NSNN BẰNG GIÁ TRỊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT GÓP VỐN LIÊN DOANH
Căn cứ Quyết định giao đất, cho thuê đất số:…………..của………………….
cho phép…………………………..được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh với …………………. sử dụng vào mục đích …………………………………..
Căn cứ giấy phép đầu tư số: ………………………………………………………….
Căn cứ Thông tư số: 35 /2001/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2001 của Bộ Tài chính;
Căn cứ tờ kê khai và thoả thuận giữa………………………………………………
Hôm nay, ngày…………….tháng………..năm ………………………………………
Tại:……………………………………………………………………………………………..
I. Cơ quan quản lý nhà nước:
1. Đại diện Sở Tài chính – Vật giá:
Ông (bà):…………………………Chức vụ……………………..Chủ tịch hội đồng
2. Đại diện Sở Địa chính hoặc (Sở Địa chính-Nhà đất):
Ông (bà):……………………………..Chức vụ………………………….thành viên
II. Đại diện tổ chức (Doanh nghiệp có đất góp vốn liên doanh):……………………………………………………………………………………….
Ông (bà): ………………………. Chức vụ ………………………………………………
Trụ sở: ………………………………………………………………………………………..
III. Hội nghị đã thống nhất xác định vốn ngân sách nhà nước bằng giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh như sau:
1. Giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh là:……đồng (hoặc USD)
2. Sử dụng vào mục đích:………………………………………………………………
3. Vị trí thửa (lô) đất tại:……………………………………………………………….
4. Diện tích đất:……………………………………………………………………………
5. Giá cho thuê đất: đồng (hoặc) USD/m2/năm………………………………..
6. Thời hạn góp vốn liên doanh………….kể từ ngày….. tháng ….. năm…
7. Tổ chức (Doanh nghiệp có đất góp vốn liên doanh) có trách nhiệm hạch toán đầy đủ giá trị quyền sử dụng đất trên sổ sách kế toán và thực hiện nghĩa vụ nộp thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
8. Kỳ nộp và mức nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho mỗi lần trong năm thực hiện theo quy định hiện hành và hướng dẫn của cơ quan thuế.
9. Biên bản được lập thành 5 bản.
– Sở Tài chính – Vật giá 1 bản;
– Sở Địa chính hoặc (Sở Địa chính -Nhà đất) 1 bản;
– Cục thuế 1 bản;
– Cục Tài chính doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp Trung ương) 1 bản
– Doanh nghiệp có đất góp vốn liên doanh 1 bản.
Đại diện tổ chức |
Chủ tịch hội đồng |
PHỤ LỤC I
ĐỐI TƯỢNG PHẢI NỘP TIỀN THUÊ ĐẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư 35 /2001/TT-BTC ngày 25 /5/2001
của Bộ Tài chính)
1- Các đối tượng được Nhà nước cho thuê đất quy định tại Điều 9 Nghị định 04/2000/NĐ-CP , gồm:
a- Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh.
b- Hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức theo qui định của pháp Luật về đất đai.
c- Tổ chức kinh tế sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh.
d- Tổ chức kinh tế thuê đất để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất gắn liền với kết cấu hạ tầng đó tại Khu Công nghiệp (KCN), Khu Chế xuất (KCX), Khu Công nghệ cao (KCNC).
2. Các đối tượng được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 04/2000/NĐ-CP , nếu sử dụng một phần đất vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngoài mục đích được giao thì phải nộp tiền thuê đất đối với phần diện tích đất sử dụng vào sản xuất kinh doanh dịch vụ, gồm:
a- Tổ chức được giao quản lý đất có rừng và đất để trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, phòng hộ chắn sóng, lấn biển, phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái; Các tổ chức được nhà nước giao quản lý vườn quốc gia, khu rừng bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hoá -lịch sử – môi trường; nếu sử dụng một phần đất vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngoài mục đích được giao, thì phải nộp tiền thuê đất đối với phần diện tích đó.
b- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc, sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, sử dụng đất để xây dựng các công trình thuộc các ngành và lĩnh vực sự nghiệp về kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, tổ chức được giao quản lý đất có công trình di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng; nếu sử dụng một phần đất vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngoài mục đích được giao, thì phải nộp tiền thuê đất đối với phần diện tích đó.
c- Tổ chức sử dụng đất vào các mục đích công cộng quy định tại Điều 4 của Nghị định 04/2000/NĐ-CP ngày 11/2/2000 của Chính phủ, gồm:
– Đất sử dụng vào mục đích công cộng quy định tại điểm 5 khoản 5 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai bao gồm đất để xây dựng đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, sông, hồ, đê, đập, trường học, bệnh viện, chợ, công viên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ em, quảng trường, sân vận động, sân bay, bến cảng; nếu sử dụng một phần đất vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngoài mục đích được giao, thì phải nộp tiền thuê đất đối với phần diện tích đó.
– Đất sử dụng để xây dựng các công trình công cộng khác bao gồm đất xây dựng nhà máy điện, trạm biến thế điện, hồ thuỷ điện, đường dây thông tin, đường dây tải điện, đường ống dẫn xăng dầu, đường ống dẫn khí, đài khí tượng thuỷ văn, các trạm quan trắc phục vụ nghiên cứu và dịch vụ công cộng, công trình thuỷ lợi, bến tàu, bến xe, bến phà, sân ga, vườn quốc gia, khu an dưỡng, khu nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cơ sở huấn luyện, tập luyện thể dục, thể thao, cơ sở phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật, trung tâm dạy nghề, công trình văn hoá, tượng đài, bia tưởng niệm, câu lạc bộ, nhà hát, bảo tàng, triển lãm, rạp chiếu phim, rạp xiếc, trung tâm cai nghiện ma tuý, trại giáo dưỡng, trại phục hồi nhân phẩm, nghĩa trang, nghĩa địa, khu xử lý chất thải, bãi rác; nếu sử dụng một phần đất vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngoài mục đích được giao, thì phải nộp tiền thuê đất đối với phần diện tích đó.
PHỤ LỤC II
ĐỐI TƯỢNG KHÔNG PHẢI NỘP TIỀN THUÊ ĐẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35 /2001/TT-BTC ngày 25/5/2001của Bộ Tài chính)
1- Các đối tượng được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 8 Nghị định 04/2000/NĐ-CP , gồm:
– Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất để xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê.
– Tổ chức kinh tế sử dụng đất vào mục đích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất gắn liền với kết cấu hạ tầng đó.
– Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất gắn liền với kết cấu hạ tầng đó.
– Hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất để làm nhà ở.
2- Các đối tượng được giao đất không thu tiền sử dụng đất qui định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 và khoản 1 Điều 7 Nghị định số 04/2000/NĐ-CP (trừ phần đất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ), gồm:
– Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 04/2000/NĐ-CP gồm hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối trong hạn mức theo quy định hiện hành.
– Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 04/2000/NĐ-CP gồm các tổ chức tôn giáo đang sử dụng đất.
– Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định số 04/2000/NĐ-CP (trừ phần đất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ), gồm:
+ Tổ chức được giao quản lý đất có rừng và đất để trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, phòng hộ chắn sóng, lấn biển, phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái; Các tổ chức được nhà nước giao quản lý vườn quốc gia, khu rừng bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hoá -lịch sử – môi trường.
+ Doanh nghiệp nhà nước đang sử dụng đất do Nhà nước giao trước ngày 1/1/1999 vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối.
+ Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc, sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, sử dụng đất để xây dựng các công trình thuộc các ngành và lĩnh vực sự nghiệp về kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao; tổ chức được giao quản lý đất có công trình di tích lịch sử văn hoá đã xếp hạng.
+ Tổ chức sử dụng đất vào các mục đích công cộng quy định tại Điều 4 Nghị định 04/2000/NĐ-CP ngày 11/2/2000 của Chính phủ./.
PHỤ LỤC III
MIỄN TIỀN THUÊ ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ THEO QUY QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 51/1999/NĐ-CP NGÀY 8/7/1999 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC (SỬA ĐỔI)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35 /2001/TT-BTC ngày 25/5/2001
của Bộ Tài chính)
1- Các điều kiện được miễn tiền thuê đất:
a- Dự án đầu tư vào các ngành, nghề quy định tại Danh mục A (ngành, nghề thuộc các lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư), Phụ lục IV.
b- Dự án đầu tư thuộc mọi lĩnh vực, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm, có sử dụng số lao động bình quân trong năm ít nhất là: ở đô thị loại 1 và loại 2 là 100 người; ở địa bàn thuộc Danh mục B (địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn) hoặc Danh mục C (địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) là 20 người; ở địa bàn khác là 50 người.
c- Dự án đầu tư được thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn quy định tại Danh mục B, Phụ lục IV.
d- Dự án đầu tư được thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Danh mục C, Phụ lục IV.
2- Miễn tiền thuê đất:
2.1 – Miễn 3 năm đối với dự án đầu tư có một điều kiện a hoặc b qui định tại mục 1 Phụ lục này.
2.2- Miễn 6 năm đối với dự án đầu tư có đủ hai điều kiện a và b qui định tại mục 1 Phụ lục này.
2.3- Miễn 7 năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn quy định tại Mục II Danh mục B (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn) tại Phụ lục IV.
2.4- Miễn 10 năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn qui định tại Mục I Danh mục B (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn) tại Phụ lục IV.
2.5- Miễn 11 năm đối với dự án đầu tư vào các ngành nghề thuộc Danh mục A thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục B, Phụ lục IV đồng thời đáp ứng một điều kiện a hoặc b qui định tại mục 1 Phụ lục này.
2.6- Miễn 13 năm đối với dự án đầu tư vào các ngành nghề thuộc Danh mục A thực hiện tại địa bàn quy định tại Danh mục B, Phụ lục IV đồng thời đáp ứng đủ hai điều kiện a và b qui định tại mục 1 Phụ lục này.
2.7- Miễn 11 năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn quy định tại Mục II Danh mục C (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn), Phụ lục IV.
2.8- Miễn 15 năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn quy định tại Mục I Danh mục C (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn), Phụ lục IV.
2.9- Miễn nộp tiền thuê đất trong suốt thời hạn thực hiện dự án đối với dự án đầu tư vào các ngành nghề thuộc Danh mục A thực hiện tại địa bàn qui định tại Danh mục C (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn), Phụ lục IV./.
PHỤ LỤC IV
DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC, ĐỊA BÀN KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH 51/1999/NĐ-CP NGÀY 8/7/1999 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC (SỬA ĐỔI)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35 /2001/TT-BTC ngày 25 / 5 /2001của Bộ Tài chính)
DANH MỤC A
NGÀNH, NGHỀ THUỘC CÁC LĨNH VỰC ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ:
Các dự án đầu tư vào các ngành, nghề trong từng lĩnh vực sau đây được hưởng ưu đãi:
I- Trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng; trồng cây lâu năm trên đất hoang hoá, đồi, núi trọc; khai hoang; làm muối; nuôi trồng thuỷ sản ở vùng nước chưa được khai thác
1. Trồng rừng phòng hộ (đầu nguồn, ven biển, bảo vệ môi sinh), rừng đặc dụng, rừng sản xuất, khoanh nuôi tái sinh rừng;
2. Trồng cây lâu năm (cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, cây khác) trên đất khai hoang, phục hóa, đồi núi trọc;
3. Làm muối từ nước biển, khai thác muối mỏ, sản xuất muối công nghiệp;
4. Nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo, chưa được sử dụng;
5. Khai hoang, tận dụng đất trống vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
II- Xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển vận tải công cộng; phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá dân tộc
1- Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
– Xây dựng mới, cải tạo, mở rộng nhà máy điện, phát triển mạng lưới điện, xây dựng cơ sở sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, khí sinh vật;
– Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hoá: cầu, đường bộ, sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe; mở thêm các tuyến đường sắt;
– Cải tạo và phát triển mạng lưới thông tin liên lạc;
– Xây dựng nhà máy sản xuất nước, xây dựng hệ thống cấp nước, thoát nước; xây dựng công trình bảo vệ môi trường, xử lý chất thải;
– Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tập trung (ở địa bàn thuộc Danh mục B hoặc C).
2- Phát triển vận tải công cộng;
3- Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá dân tộc:
– Mở trường học dân lập, trường tư thục ở các bậc học: giáo dục mầm non, tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học;
– Thành lập cơ sở dạy nghề, nâng cao tay nghề cho công nhân; bồi dưỡng và nâng cao kiến thức quản lý, kinh doanh;
– Thành lập cơ sở y tế dân lập, cơ sở y tế tư nhân trong các lĩnh vực: khám bệnh, chữa bệnh, dưỡng lão, chăm sóc người tàn tật;
– Thành lập nhà văn hoá dân tộc, đoàn ca, múa, nhạc dân tộc; sưu tầm, bảo tồn, phát triển, phổ biến văn hoá dân tộc; chế tạo nhạc cụ dân tộc.
4. Dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT); hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO); hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT).
5. Đầu tư xây dựng các khu thương mại, siêu thị, các loại nhà ở phục vụ nhu cầu của nhân dân ở thành phố và đô thị.
III- Sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu
Sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cho xuất khẩu đạt giá trị trên 30% giá trị hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính.
IV- Đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ; chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản; dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp
1. Đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ;
2. Chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản;
3. Các dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp: làm đất, tưới nước, tiêu úng, gieo trồng, thu hoạch, bảo vệ, bảo quản nông sản;
4. Các dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ lâm nghiệp: làm đất, cung cấp hạt giống, cây con, tưới nước, bảo vệ rừng;
5. Các dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ ngư nghiệp: kho bảo quản thuỷ sản, cứu hộ cho tàu thuyền đánh cá xa bờ;
6. Các loại dịch vụ về: bảo vệ cây trồng, vật nuôi; nhân và lai tạo giống mới; bảo quản nông sản, lâm sản, hải sản.
V- Nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ, dịch vụ khoa học, công nghệ; tư vấn về pháp lý, đầu tư, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
1. Nghiên cứu triển khai công nghệ;
2. Xây dựng và khai thác các cơ sở nghiên cứu: phòng thí nghiệm, trạm thí nghiệm, trại thí nghiệm nhằm ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất;
3. ứng dụng và phát triển công nghệ cao, chế tạo và gia công vật liệu từ nguồn nguyên liệu trong nước:
– Công nghệ thông tin: tạo ra các phần mềm máy tính dùng trong các lĩnh vực của nền kinh tế;
– Công nghệ sinh học được ứng dụng theo quy mô công nghiệp trong việc sản xuất: cây giống, con giống, thuốc chữa bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng, thức ăn cho người và vật nuôi, kích dục tố trong sinh sản, phân bón sinh học đạt các tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật tiên tiến;
– Công nghệ sản xuất vật liệu mới có tính năng đặc biệt;
– Công nghệ sử dụng lại các chất phế thải rắn, lỏng, khí;
– Công nghệ sản xuất sử dụng ít: nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu, năng lượng hoặc giảm lượng chất thải trên một đơn vị sản phẩm; công nghệ tạo ra các sản phẩm mà trong quá trình sử dụng, sản phẩm này tiêu thụ ít năng lượng, nhiên liệu, nguyên vật liệu hơn so với sản phẩm cùng loại;
– Công nghệ sạch, công nghệ sử dụng hoặc sản xuất ra các trang thiết bị sử dụng: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, năng lượng thuỷ triều hoặc năng lượng sinh học;
– Công nghệ sản xuất các sản phẩm điện tử, bán dẫn, la-de (laser).
4. Tư vấn về pháp lý, đầu tư, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ:
– Tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý, tư vấn chuyển giao công nghệ; dạy nghề, đào tạo kỹ thuật, kỹ năng quản lý;
– Cung cấp thông tin về thị trường, thông tin khoa học – kỹ thuật, công nghệ;
– Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ;
– Tiếp thị, xúc tiến thương mại.
VI- Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ; cải thiện sinh thái và môi trường, vệ sinh đô thị; di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi đô thị; đa dạng hoá ngành, nghề, sản phẩm
1. Đầu tư mua sắm thiết bị thi công phục vụ xây dựng công trình; đầu tư xây dựng các khu thương mại, các siêu thị, các loại nhà ở, phục vụ nhu cầu của nhân dân ở các thành phố và đô thị.
2. Đầu tư thành lập phân xưởng sản xuất mới, lắp đặt dây chuyền sản xuất mới, lắp đặt thêm máy móc vào dây chuyền sản xuất hiện có, lắp đặt máy móc thiết bị mới thay thế cho toàn bộ máy móc thiết bị của dây chuyền hiện có; ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất;
3. Đầu tư cải thiện sinh thái và môi trường; vệ sinh đô thị;
4. Đầu tư di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi đô thị;
5. Đầu tư đa dạng hoá ngành, nghề, sản phẩm.
VII- Những ngành, nghề khác cần ưu tiên phát triển
1. Chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung có quy mô công nghiệp; chế biến thức ăn cho gia súc, thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản;
2. Cơ khí sản xuất và sửa chữa máy nông nghiệp, sản xuất hàng dệt, hàng da, nhựa cao cấp, dụng cụ học tập và giáo cụ học đường, đồ chơi trẻ em, các sản phẩm từ cao su tự nhiên;
3. Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa máy móc, thiết bị để sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản, thiết bị đo lường thí nghiệm, thiết bị và phương tiện xây dựng, khai khoáng; đóng tàu sông, biển; sản xuất đầu máy, toa xe đường sắt; thiết bị cho đường dây và biến thế điện; sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất phần mềm vi tính;
4. Sản xuất nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; sản xuất thuốc thú y, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; thăm dò, khai thác dầu khí và chế biến dầu khí; khai thác và chế biến than; luyện và cán thép; sản xuất kim loại màu, vật liệu xây dựng; sản xuất phân bón; sản xuất hóa chất cơ bản;
5. Các ngành nghề truyền thống: chạm trổ, khảm trai, sơn mài, khắc đá, mây, tre, trúc mỹ nghệ, thảm, lụa tơ tằm, gốm, sứ, thêu ren thủ công, đúc và gò đồng;
Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; sản xuất, dịch vụ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
DANH MỤC B
ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI KHÓ KHĂN
I. Các huyện thuộc tỉnh vùng núi cao
1.Tỉnh Bắc Kạn |
Thị xã Bắc Kạn | 4. Tỉnh Lai Châu | Thị xã Điện Biên Phủ, Thị xã Lai Châu, Huyện Điện Biên. | ||
2.Tỉnh Cao Bằng |
Thị xã Cao Bằng. | 5. Tỉnh Lào Cai | Thị xã Cam Đường, Lào Cai, Huyện Bảo Thắng, | ||
3. Tỉnh Hà Giang |
Thị xã Hà Giang, Huyện Bắc Quang. | 6. Tỉnh Sơn La | Thị xã Sơn La, Huyện Mai Sơn, Yên Châu. | ||
2. Các huyện thuộc tỉnh miền núi, vùng đồng bằng | |||||
1. Tỉnh Bắc Giang |
Huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế. | 18. Tỉnh Ninh Bình |
Thị xã Tam Điệp, Huyện Nho Quan. | ||
2. Tỉnh Hoà Bình |
Huyện Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lương Sơn, Lạc Thuỷ, Tân Lạc, Yên Thuỷ. | 19. Tỉnh Nghệ An |
Huyện Anh Sơn, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Thanh Chương. | ||
3. Tỉnh Lạng Sơn |
Huyện Bắc Sơn, Cao Lộc, Chi Lăng, Hữu Lũng, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan. |
20. Tỉnh Ninh Thuận |
Huyện Ninh Hải. | ||
4. Tỉnh Phú Thọ |
Huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Sông Thao, Thanh Ba, Tam Thanh. | 21. Tỉnh Phú Yên |
Huyện Đồng Xuân, Sông Hinh. | ||
5.Tỉnh Quảng Ninh | Huyện Hoành Bồ, Hải Ninh, Quảng Hà, Tiên Yên, Vân Đồn. | 23. Tỉnh Quảng Trị |
Huyện Đak Rông. | ||
6. Tỉnh Tuyên Quang | Huyện Hàm Yên, Sơn Dương, Yên Sơn. | 24. Tỉnh Quảng Nam |
Huyện Hiệp Đức, Tiên Phước. | ||
7. Tỉnh Thái Nguyên |
Huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, Huyện Định Hoá, Huyện Phú Lương. | 25. Tỉnh Quảng Ngãi |
Huyện Minh Long. | ||
8. Tỉnh Yên Bái |
Huyện Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Yên Bình. | 26. Tỉnh Thanh Hoá |
Huyện Cẩm Thuỷ, Như Thanh, Ngọc Lạc, Thạch Thành. | ||
9. Tỉnh Bình Phước |
Huyện Đồng Phú, Lộc Ninh, Phước Long, Bình Long. | 27. Tỉnh Thừa Thiên-Huế |
Huyện Nam Đông. | ||
10. Tỉnh Đắk Lắk | Huyện Buôn Đôn, Cư Jút, Cư M’gar, Đắk R’Lấp, Đắk Mil, Ea H’leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Pắc, Krông Buk, Krông Bông, Krông Ana, Krông Năng, Huyện Lắk, M’ Đrăk. | 28. Tỉnh An Giang |
Huyện An Phú, Huyện Tri Tôn, Huyện Tịnh Biên. | ||
11. Tỉnh Gia Lai |
Huyện An Khê, Ayun Pa, Chư Sê, Chư Prông, Chư Pảh, Ia Grai. | 29. Tỉnh Bạc Liêu |
Thị xã Bạc Liêu, Huyện Vĩnh Lợi. | ||
12. Tỉnh Kon Tum | Thị xã Kon Tum, Huyện Đắk Hà, Ngọc Hồi. | 30. Tỉnh Cà Mau |
Huyện Thới Bình, Trần Văn Thời. | ||
13. Tỉnh Lâm Đồng | Huyện Bảo Lâm, Cát Tiên, Di Linh, Đạ Tẻh, Đơn Dương, Đức Trọng, Đạ Huoai, Lâm Hà. | 31. Tỉnh Đồng Nai |
Huyện Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc, Long Khánh. | ||
14. Tỉnh Bình Thuận | Huyện Bắc Bình, Đức Linh, Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh. | 32. Tỉnh Kiên Giang |
Huyện Châu Thành, Hòn Đất. | ||
15. Tỉnh Bình Định | Huyện Hoài Ân. | 33. Tỉnh Khánh Hoà |
Huyện Vạn Ninh, Cam Ranh. | ||
16. Tỉnh Hải Dương |
Huyện Chí Linh. | 34. Tỉnh Sóc Trăng |
Thị xã Sóc Trăng, Huyện Long Phú, Mỹ Xuyên. | ||
17. Tỉnh Hà Tĩnh |
Huyện Hương Khê, Hương Sơn. | 35. Tỉnh Trà Vinh |
Huyện Cầu Ngang, Cầu Kè, Tiểu Cần. | ||
DANH MỤC C
ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN |
|||
I. Các huyện thuộc tỉnh vùng núi cao, hải đảo | |||
Tỉnh Bắc Kạn |
Huyện Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Mới, Chợ Đồn, Ngân Sơn, Na Rì | 8. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu |
Huyện Côn Đảo. |
2. Tỉnh Cao Bằng |
Huyện Bảo Lạc, Hạ Lang, Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Quảng Hòa, Thông Nông, Trà Lĩnh, Thạch An, Trùng Khánh. | 9. Thành phố Đà Nẵng |
Huyện Đảo Hoàng Sa. |
3. Tỉnh Hà Giang |
Huyện Bắc Mê, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Quản Bạ, Vị Xuyên, Xín Mần, Yên Minh. | 10. Thành phố Hải Phòng |
Huyện Bạch Long Vĩ, Cát Hải. |
4. Tỉnh Lai Châu |
Huyện Mường Lay, Mường Tè, Phong Thổ, Tủa Chùa, Tuần Giáo, Sìn Hồ, Điện Biên Đông. | 11. Tỉnh Khánh Hoà |
Huyện Trường Sa. |
5. Tỉnh Lào Cai |
Huyện Bắc Hà, Bát Sát, Mường Khương, Than Uyên, Văn Bàn, Sa Pa, Bảo Yên. | 12. Tỉnh Kiên Giang |
Huyện Kiên HảI, Phú Quốc. |
6. Tỉnh Sơn La |
Huyện Bắc Yên, Mộc Châu, Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Sông Mã, Phù Yên. | 13. Tỉnh Quảng Ninh |
Huyện Cô Tô |
7. Tỉnh Bình Thuận |
Huyện Phú Quý. | 14. Tỉnh Quảng Ngãi |
Huyện Lý Sơn. |
II. Các huyện thuộc tỉnh miền núi, vùng dân tộc đồng bằng | |||
Tỉnh Bắc Giang |
Huyện Sơn Động. | 16. Tỉnh Bình Định |
Huyện An Lão,Vĩnh Thạnh, Vân Canh. |
2. Tỉnh Hoà Bình |
Huyện Đà Bắc, Mai Châu. | 17. Tỉnh Khánh Hoà |
Huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn. |
3. Tỉnh Lạng Sơn |
Huyện Bình Gia, Đình Lập. | 18. Tỉnh Ninh Thuận |
Huyện Ninh Sơn. |
4. Tỉnh Phú Thọ |
Huyện Thanh Sơn, Yên Lập. | 19. Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu |
Huyện Tân Thành. |
5. Tỉnh Quảng Ninh | Huyện Ba Chẽ, Bình Liêu. | 20. Tỉnh Bạc Liêu | Huyện Hồng Dân. |
6. Tỉnh Tuyên Quang | Huyện Chiêm Hoá, Na Hang. | 21. Tỉnh Bình Phước |
Huyện Bù Đăng. |
7. Tỉnh Thái Nguyên | Huyện Võ Nhai. | 22. Tỉnh Cà Mau | Huyện U Minh. |
8. Tỉnh Yên Bái |
Huyện Lục Yên, Mù Căng Chải, Trạm Tấu. | 23. Tỉnh Thanh Hoá |
Huyện Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Quan Sơn, Mường Lát, Như Xuân. |
9. Tỉnh Đắk Lắk |
Huyện Đắk Nông, Krông Nô. | 24. Tỉnh Nghệ An | Huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Hợp, Quỳ Châu. |
10. Tỉnh Gia Lai |
Huyện Đức Cơ, KBang, Krông Pa, Kon Chro, Mang Yang. | 25. Tỉnh Quảng Bình |
Huyện Minh Hoá, Tuyên Hoá. |
11. Tỉnh Kon Tum | Huyện Đắk Tô, Đắk Glei, Kon Plong, Sa Thầy. | 26. Tỉnh Quảng Trị | Huyện Hướng Hoá. |
12. Tỉnh Lâm Đồng | Huyện Lạc Dương. | 27. Tỉnh Thừa Thiên – Huế |
Huyện A Lưới. |
13. Tỉnh Kiên Giang | Huyện An Biên, Gò Quao, Vĩnh Thuận. | 28. Tỉnh Quảng Nam |
Huyện Hiên, Giằng, Phước Sơn, Trà My. |
14. Tỉnh Sóc Trăng |
Huyện Mỹ Tú, Huyện Thạnh Trị, Huyện Vĩnh Châu. | 29. Tỉnh Quảng Ngãi |
Huyện Ba Tơ, Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà. |
15. Tỉnh Trà Vinh |
Huyện Châu Thành, Trà Cú. | 30. Tỉnh Phú Yên | Huyện Sơn Hoà. |
Nguyễn Thị Kim Ngân (Đã ký) |
Thông tư 35/2001/TT-BTC về việc nộp tiền thuê đất, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, các nhân trong nước do Bộ Tài Chính ban hành | |||
Số, ký hiệu văn bản | 35/2001/TT-BTC | Ngày hiệu lực | 09/06/2001 |
Loại văn bản | Thông tư | Ngày đăng công báo | 15/07/2001 |
Lĩnh vực |
Doanh nghiệp Đầu tư Bất động sản |
Ngày ban hành | 25/05/2001 |
Cơ quan ban hành |
Bộ tài chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |