Cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

 

Thủ tục Cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
Trình tự thực hiện – Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật.

– Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

b) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cục Bảo vệ thực vật xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Bảo vệ thực vật trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.

– Bước 3: Thẩm định hồ sơ và công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam:

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 

Cách thức thực hiện a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu;

b) Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính.

Thành phần số lượng hồ sơ Nộp 01 bộ hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP ;

b) Bản thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón; tên phân bón; dạng phân bón; hướng dẫn sử dụng; phương thức sử dụng; thời hạn sử dụng; cảnh báo an toàn; chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm;

c) Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón (trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt);

d) Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp bao gồm giấy chứng nhận mang tính đặc thù hoặc mang đầy đủ nội dung của giấy chứng nhận lưu hành tự do và các loại văn bản chứng nhận có nội dung tương tự (đối với phân bón nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt).

 

 

Thời hạn giải quyết 03 tháng (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân)
Đối tượng thực hiện Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện Cục Bảo vệ thực vật
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

Thời hạn của quyết định công nhận là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn phải thực hiện gia hạn theo quy định tại Điều 7 Nghị định 84/2019/NĐ-CP.

Lệ phí Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Mẫu số 01: Đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam ban hành kèm Nghị định số 84/2019/NĐ-CP . Nghị định số 84/2019/NĐ-CP
Yêu cầu, điều kiện thực hiện 1. Yêu cầu về công nhận phân bón lưu hành

a) Phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện và phải được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, trừ phân bón hữu cơ được sản xuất để sử dụng không vì mục đích thương mại, phân bón được nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật Trồng trọt; phân bón được sản xuất để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài.

b) Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh công ty hoạt động trong lĩnh vực phân bón tại Việt Nam được đứng tên đăng ký công nhận lưu hành phân bón.

c) Mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được đứng tên đăng ký công nhận một tên phân bón cho mỗi công thức thành phần, hàm lượng dinh dưỡng phân bón.

2. Điều kiện cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam bao gồm:

a) Đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón;

b) Có kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia, trừ loạt phân bón quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật Trồng trọt.

Điều 36, Điều 37 Luật Trồng trọt năm 2018
Cơ sở pháp lý – Điều 36, Điều 37 Luật Trồng trọt năm 2018;

– Điều 36 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017;

– Điều 4, Điều 5, Điều 25 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP

 

Số hồ sơ 1.007923 Lĩnh vực Trồng trọt và bảo vệ thực vật
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.