Thông tư 25/2003/TT-BGDĐT hướng dẫn thực hiện mua sắm thiết bị dạy học phục vụ việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào ban hành
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2003/TT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2003 |
THÔNG TƯ
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 25/2003/TT-BGDĐT NGÀY 09 THÁNG 6 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MUA SẮM THIẾT BỊ DẠY HỌC PHỤC VỤ VIỆC ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội và Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông để tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể việc mua sắm thiết bị dạy học phục vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông như sau:
I. CÁC THIẾT BỊ CẦN THIẾT VÀ YÊU CẦU THỰC HIỆN KHI MUA SẮM
1. Các thiết bị dạy học cần thiết phải mua sắm:
– Mua sắm những thiết bị dạy học hiện chưa có ở các trường học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của các lớp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
– Bổ sung thiết bị dạy học lớp 1 và lớp 6
– Thiết bị dạy học cho lớp 2 và lớp 7.
– Thiết bị dạy học cho các lớp tiếp theo.
2. Yêu cầu phải thực hiện khi mua thiết bị dạy học:
Đảm bảo chất lượng, đủ số lượng theo quy định các mẫu thiết bị dạy học tối thiểu đã được Bộ phê duyệt và trang bị bình quân cho các lớp cụ thể như sau:
– Mua bổ sung thiết bị lớp 1 và mua thiết bị lớp 2: Đảm bảo mỗi lớp có ít nhất 1 bộ thiết bị dạy học tối thiểu.
– Mua bổ sung thiết bị lớp 6 và mua thiết bị lớp 7: Đảm bảo số lượng các hạng mục thiết bị trong danh mục thiết bị dạy học tối thiểu là số lượng tính cho trường có từ 1 đến 3 lớp, trường có từ 4 đến 8 lớp thì số lượng tính gấp đôi, trường có từ 9 lớp trở lên thí số lượng tính gấp ba (thay thế điểm 3.5 “Đổi mới chương trình nội dung sách giáo khoa”, mục 3 Phần II trong Công văn số 2256/KHTC ngày 19/3/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
– Đối với các lớp học tiếp theo, sẽ được hướng dẫn bổ sung hàng năm.
– Các Sở Giáo dục và Đào tạo cần có kế hoạch xây dựng các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm ở tru+ng học cơ sở, trung học phổ thông để sử dụng và bảo quản thiết bị được hiệu quả.
– Ưu tiên cung cấp đồ dùng dạy học cho vùng núi, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn để kịp vào đầu năm học. Đồng thời cần tổ chức huy động nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia đóng góp xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho nhà trường.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP TRONG VIỆC MUA SẮM THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
– Chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện đúng các quy định tại Thông tư này và các văn bản hướng dẫn về công tác thiết bị do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
– Căn cứ vào danh mục thiết bị đã được quy định tại Quyết định số 12/2003/QĐ-BGDĐT và Quyết định số 13/2003/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quyết định phê duyệt điều chỉnh bổ sung lớp 2, lớp 7 và các quyết định phê duyệt danh mục thiết bị tối thiểu các lớp tiếp theo sau này, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định duyệt mẫu thiết bị dạy học của các đơn vị sản xuất, kinh doanh thiết bị, trước khi sản xuất và cung ứng cho các trường học. Riêng đối với các thiết bị tự làm, sử dụng tranh ảnh đã có trong sách giáo khoa hoặc các thiết bị thuộc chuyên ngành khác (thể dục thể thao, y tế…) hoặc hàng hóa thông dụng đã bán trên thị trường trong nước thì Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức thẩm định mẫu.
Thông báo cho các Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị sản xuất, kinh doanh những mẫu thiết bị dạy học được Bộ phê duyệt để thực hiện việc sản xuất cung ứng, hợp đồng mua sắm.
– Tổ chức các đoàn kiểm tra Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức chỉ đạo mua sắm thiết bị dạy học ở các địa phương.
– Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán ngân sách hàng năm, trong đó ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước và cấp phát kịp thời, bảo đảm kinh phí đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
2. Đối với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Tập trung chỉ đạo và tạo điều kiện cho ngành giáo dục – đào tạo địa phương bảo đảm thực hiện tiến độ và chất lượng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong đó có việc mua sắm thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
– Cân đối ngân sách địa phương, khai thác và huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách của Trung ương cấp để bảo đảm kinh phí mua sắm trang thiết bị và đồ dùng dạy học theo danh mục tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
– Vận động phụ huynh học sinh và toàn thể cộng đồng hiểu được mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong việc cung cấp và bảo quản sử dụng thiết bị dạy học.
– Kiểm tra giám sát quá trình tổ chức mua sắm thiết bị dạy học của Sở Giáo dục và Đào tạo tại dịa phương.
3. Đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo:
– Chỉ đạo các trường học rà soát lại số thiết bị hiện có (trước hết là lớp 1, lớp 6 và lớp 2, lớp 7), đối chiếu với danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ quy định để khẩn trương xây dựng kế hoạch mua sắm thiết bị, bảo quản và khai thác tốt thiết bị trong năm học 2003 – 2004 và các năm học tiếp theo, phục vụ cho việc triển khai chương trình và sách giáo khoa mới.
– Chỉ đạo các trường tiểu học và trung học cơ sở, trung học phổ thông sưu tầm, vận động khuyến khích các thầy cô giáo tổ chức tự làm thiết bị đồ dùng dạy và học, tự mua sắm một số thiết bị dạy học để tăng cường bổ sung thiết bị dạy học hiện có.
– Chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức đấu thầu hoặc chỉ đạo các đơn vị được phân cấp đấu thầu mua sắm thiết bị dạy học và đảm bảo việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nghiệm thu về chất lượng sản phẩm thiết bị dạy học trong quá trình mua sắm cho các trường; đồng thời phải đảm bảo cung cấp đủ thiết bị dạy học vào đầu năm học mới (tháng 9 hàng năm).
– Tổ chức để các giáo viên đứng lớp tham gia dự các lớp tập huấn sử dụng thiết bị dạy học và dạy thử các thiết bị trước khi đưa ra sử dụng đại trà.
– Ưu tiên mua sắm thiết bị phục vụ cho các lớp tập huấn về bồi dưỡng giáo viên dạy đại trà theo chương trình và sách giáo khoa mới.
III. CÁC QUY ĐỊNH VỀ MUA SẮM THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Việc mua sắm thiết bị phải thực hiện theo đúng quy định về mua sắm tài sản, hàng hóa tại Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999, Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn về đấu thầu số 121/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ Tài chính.
2. Các thiết bị cung cấp cho các trường học phải được ghi nhãn, mác hàng hóa nơi sản xuất, nhãn phụ (nếu là hàng nhập khẩu từ nước ngoài) theo đúng quy định tại Thông tư số 50/2000/TT-BGDĐT ngày 29/12/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về quy định Quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất nhập khẩu.
3. Tất cả các đơn vị sản xuất, kinh doanh thiết bị giáo dục khi đấu thầu cung ứng thiết bị phải kèm hàng mẫu đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, các mẫu này phải để tại Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo nơi các công ty, đơn vị sản xuất đã ký kết hợp đồng sản xuất, cung ứng thiết bị dạy học với Sở Giáo dục và Đào tạo để theo dõi kiểm tra, đối chiếu, giám sát, nghiệm thu trong quá trình giao nhận hàng.
IV. NGUỒN VỐN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN MUA SẮM THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Các nguồn vốn để mua sắm thiết bị dạy học
– Từ kinh phí hỗ trợ của Nhà nước cho chương trình đổi mới sách giáo khoa và thiết bị dạy học phổ thông.
– Chi thường xuyên theo Thông tư liên bộ số 30/TTLB liên Bộ Tài chính – Giáo dục và Đào tạo ngày 26/7/1990.
– Trích một phần từ chương trình mục tiêu tăng cường cơ sở vật chất.
– Vốn huy dộng từ xã hội và các nguồn vốn hợp pháp khác để đáp ứng yêu cầu phục vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
2. Công tác quản lý vốn mua sắm thiết bị dạy học
– Việc quản lý nguồn vốn để mua sắm thiết bị dạy học phải thực hiện theo đúng Quyết định số 999/QĐ-BTC ngày 02/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quản lý vốn đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp.
– Tăng cường công tác thanh tra giáo dục về mua sắm bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học để bảo đảm thực hiện nghiêm túc, có chất lượng, đạt hiệu quả trong việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và phương pháp dạy học mới.
– Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 225/1998/QĐ-TTg ngày 20/11/1998 về việc ban hành quy chế công khai tài chính của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 83/1999/TT-BTC ngày 01/7/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế trên đối với các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước.
V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị địa phương phản ảnh kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo để có biện pháp giải quyết.
Nguyễn Văn Vọng (Đã ký) |
Thông tư 25/2003/TT-BGDĐT hướng dẫn thực hiện mua sắm thiết bị dạy học phục vụ việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào ban hành | |||
Số, ký hiệu văn bản | 25/2003/TT-BGDĐT | Ngày hiệu lực | 16/07/2003 |
Loại văn bản | Thông tư | Ngày đăng công báo | 01/07/2003 |
Lĩnh vực |
Cở sở vật chất, thiết bị trường học |
Ngày ban hành | 09/06/2003 |
Cơ quan ban hành |
Bộ giáo dục vào đào tạo |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |