Cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt

 

Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt
Trình tự thực hiện – Doanh nghiệp gửi qua đường bưu điện 1 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất đến Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương (Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
– Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
– Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
– Trường hợp không cấp Mã số tạm nhập, tái xuất, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Mã số tạm nhập, tái xuất hoặc văn bản trả lời của Bộ Công Thương được gửi cho doanh nghiệp qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.
Cách thức thực hiện Qua đường bưu điện
Thành phần số lượng hồ sơ * Thành phần hồ sơ, bao gồm:
Đơn đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất (theo mẫu (2) tại Phụ lục VI Thông tư số 05/2014/TT-BCT): 1 bản chính;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;
– Văn bản của Tổng cục Hải quan xác nhận về việc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 05/2014/TT-BCT: 1 bản chính;
– Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 05/2014/TT-BCT (theo mẫu tại Phụ lục số VII): 1 bản chính.
* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
Đối tượng thực hiện Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 10 Thông tư số 05/2014/TT-BCT.
Cơ quan thực hiện – Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Công Thương
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Mã số tạm nhập, tái xuất.
Lệ phí Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai – Đơn đề nghị cấp mã số tạm nhập tái xuất (theo mẫu (2) Phụ lục VI Thông tư số 05/2014/TT-BCT): 1 (một) bản chính.
– Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 05/2014/TT-BCT (theo mẫu tại Phụ lục số VII): 1 bản chính.
Thông tư số 05/2014/TT-BCT
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Được thành lập tối thiểu là 2 (hai) năm, đã có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
– Có số tiền ký quỹ, đặt cọc là 7 tỷ VNĐ (bảy tỷ đồng Việt Nam) nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thông tư số 05/2014/TT-BCT
Cơ sở pháp lý Nghị định số 187/2013/NĐ-CP
Thông tư số 05/2014/TT-BCT

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai ở thủ tục hành chính này đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại Thông tư 11/2017/TT-BCT

Số hồ sơ 1.004181 Lĩnh vực Hàng hải - Xuất nhập khẩu
Cơ quan ban hành Bộ công thương Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Không còn phù hợp Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.