Gia hạn năng định cho người lái tàu bay
Thủ tục | Thủ tục Gia hạn năng định cho người lái tàu bay | |||||||||||||||||
Trình tự thực hiện | a) Nộp hồ sơ TTHC:
Người đề nghị gia hạn năng định – thành viên tổ lái phải gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục HKVN và phải chịu trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ. b) Giải quyết TTHC: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ, Cục HKVN có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra và thực hiện việc gia hạn năng định phù hợp. |
|||||||||||||||||
Cách thức thực hiện | a) Nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng Cục Hàng không Việt Nam; hoặc
b) Nộp qua hệ thống bưu chính. |
|||||||||||||||||
Thành phần số lượng hồ sơ | a) Đơn đề nghị gia hạn năng định – thành viên tổ lái (theo Phụ lục 3 Điều 7.110);
b) Giấy chứng nhận sức khỏe còn hiệu lực kèm theo bản chính để đối chiếu; c) Bản sao giấy phép lái tàu bay còn hiệu lực kèm theo bản chính để đối chiếu; d) Kết quả kiểm tra sát hạch lý thuyết về những nội dung theo quy định; e) Kết quả kiểm tra sát hạch thực hành với các nội dung khai thác áp dụng cho năng định chủng loại tàu bay và năng định hạng tàu bay phù hợp của người đề nghị. Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
|||||||||||||||||
Thời hạn giải quyết | 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. | |||||||||||||||||
Đối tượng thực hiện | Tổ chức, cá nhân. | |||||||||||||||||
Cơ quan thực hiện | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục HKVN
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay- Cục HKVN d) Cơ quan phối hợp: Không |
|||||||||||||||||
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Năng định người lái tàu bay. | |||||||||||||||||
Lệ phí | Phí sát hạch đủ điều kiện cấp giấy phép nhân viên hàng không:
|
|||||||||||||||||
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Mẫu đơn đề nghị cấp, công nhận, gia hạn/phục hồi Giấy phép/năng định người lái tàu bay ban hành kèm theo Phụ lục 3 Điều 7.110 Phần 7 Bộ Quy chế an toàn. | |||||||||||||||||
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | * YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC HÀNG KHÔNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI MÁY BAY TỔ LÁI NHIỀU THÀNH VIÊN
(c) Người làm đơn đề nghị cấp giấy phép lái tàu bay tổ lái nhiều thành viên phải đáp ứng các yêu cầu sau: 1. Kiến thức lý thuyết ở mức giấy phép người lái tàu bay vận tải hàng không quy định tại Điều 7. 215; 2. Huấn luyện bay bằng mắt và bằng thiết bị; 3. Huấn luyện phối hợp tổ lái nhiều thành viên đối với khai thác máy bay nhiều động cơ; 4. Huấn luyện năng định loại tàu bay. (d) Học viên khóa huấn luyện Tổ lái nhiều thành viên (MPL) không hoàn thành khóa huấn luyện MPL có thể đề nghị được kiểm tra kiến thức lý thuyết và thực hành để cấp giấy phép với mức độ quyền hạn thấp hơn như CPL, PPL và năng định bay bằng thiết bị (IR) nếu đáp ứng các quy định tương ứng tại Chương F Phần này. * YÊU CẦU ĐỐI VỚI NĂNG ĐỊNH BAY BẰNG THIẾT BỊ (f) Người làm đơn đề nghị năng định bay bằng thiết bị phải: 1. Có giấy phép lái tàu bay với năng định loại và hạng tàu bay đề nghị cấp năng định bay bằng thiết bị; 2. Phải thể hiện được trình độ thông thạo tiếng Anh tối thiểu ở Mức 4; 3. Có giấy chứng nhận sức khỏe loại 1; 4. Có sổ ghi giờ bay huấn luyện và xác nhận của giáo viên xác nhận người đó đã sẵn sàng cho kiểm tra sát hạch thực hành; 5. Đạt bài kiểm tra sát hạch kiến thức hàng không, trừ khi người đó đã có năng định bay bằng thiết bị của chủng loại tàu bay khác; 6. Đạt bài kiểm tra sát hạch thực hành: i. Trên chủng loại, hạng, loại tàu bay phù hợp với năng định đề nghị cấp; ii. Trên buồng lái giả định hoặc thiết bị huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với năng định đề nghị cấp. (g) Kiến thức hàng không: Người làm đơn đề nghị cấp năng định bay bằng thiết bị phải được huấn luyện và được thể hiện trên hồ sơ huấn luyện khoá học huấn luyện mặt đất do giáo viên được phép thực hiện các nội dung huấn luyện về kiến thức hàng không áp dụng đối với năng định bay bằng thiết bị. Ghi chú: xem Phụ lục 1 Điều 7.113 về quy định kiến thức hàng không. (h) Kỹ năng bay: Người làm đơn đề nghị cấp năng định bay bằng thiết bị phải được huấn luyện và được thể hiện trên hồ sơ huấn luyện khoá huấn luyện bởi giáo viên được phép thực hiện huấn luyện trên tàu bay hoặc trên thiết bị huấn luyện mô phỏng theo quy định của khoản (e). Ghi chú: xem Phụ lục 2 Điều 7.113 về quy định kỹ năng bay. (i) Kinh nghiệm hàng không: Người làm đơn đề nghị cấp năng định bay bằng thiết bị phải được thể hiện trên hồ sơ huấn luyện có ít nhất 40 giờ bay bằng thiết bị trên tàu bay và đáp ứng các yêu cầu khác về kinh nghiệm hàng không theo quy định. Ghi chú: xem Phụ lục 3 Điều 7.113 về quy định kinh nghiệm hang không. (j) Sử dụng buồng lái mô phỏng hoặc thiết bị huấn luyện giả định được phê chuẩn: thời gian tối đa được tính đối với việc huấn luyện năng định bay bằng thiết bị bởi giáo viên được phép tiến hành trên buồng lái mô phỏng hoặc thiết bị huấn luyện giả định được phê chuẩn là: (1) 20 giờ; hoặc (2) 30 giờ nếu được hoàn thiện theo chương trình huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với Phần 9. (f) Người làm đơn phải tích lũy được không ít hơn 10 giờ bay thiết bị quy định tại khoản i của Điều này khi được giáo viên hướng dẫn được ủy quyền hướng dẫn bay kèm năng định thiết bị trên loại tàu bay đề nghị cấp năng định. Giáo viên hướng dẫn bay phải đảm bảo người làm đơn phải có kinh nghiệm khai thác theo quy định ít nhất trong các lĩnh vực sau: 1. Các phương thức trước chuyến bay bao gồm việc sử dụng tài liệu hướng dẫn bay hoặc các tài liệu tương đương và các tài liệu về dịch vụ không lưu phù hợp trong việc chuẩn bị kế hoạch bay bằng thiết bị; 2. Kiểm tra trước chuyến bay, sử dụng các danh mục kiểm tra, kiểm tra trước khi cất cánh và taxi; 3. Các phương thức khai thác quy tắc bay bằng thiết bị trong điều kiện bình thường, bất thường và khẩn nguy bao gồm ít nhất: i. Chuyển sang bay bằng thiết bị khi cất cánh; ii. Khởi hành và kết thúc chuyến bay bằng thiết bị tiêu chuẩn; iii. Các phương thức bay bằng thiết bị trong chuyến bay; iv. Các phương thức bay chờ; v. Các phương thức tiếp cận bằng thiết bị ở độ cao tối thiểu theo quyđịnh; vi. Các phương thức tiếp cận hụt; vii. Hạ cánh với các phương thức tiếp cận bằng thiết bị; viii. Các phương thức trong chuyến bay và các tính năng bay đặc biệt. (g) Nếu được cấp năng định thiết bị trên tàu bay nhiều động cơ, người làm đơn phải được huấn luyện bay kèm thiết bị trên máy bay nhiều động cơ phù hợp do giáo viên huấn luyện bay được ủy quyền huấn luyện. Giáo viên huấn luyện bay phải đảm bảo người làm đơn có kinh nghiệm khai thác tàu bay với khả năng bay bằng thiết bị phù hợp với một động cơ không hoạt động hoặc giả định không hoạt động. (h) Người làm đơn đề nghị phải chứng tỏ được khả năng bay bằng thiết bị với các phương thức được quy định tại khoản d và e Điều này ở mức kỹ năng phù hợp với quyền hạn được cấp cho người có năng định bay bằng thiết bị và về: 1. Nhận biết và quản lý đe dọa và rủi ro; 2. Khai thác tàu bay theo năng định đề nghị cấp trong giới hạn cho phép; 3. Hoàn thành tất cả các phương thức thành thạo và chính xác; 4. Có kỹ năng phối hợp tốt; 5. Có kiến thức về hàng không tốt; 6. Duy trì kiểm soát tàu bay và đảm bảo thực hiện các quy trình hiệu quả. (i) Người làm đơn đề nghị phải chứng tỏ khả năng khai thác tàu bay nhiều động cơ với năng định bay bằng thiết bị phù hợp khi một động cơ không hoạt động hoặc giả định không hoạt động nếu được cấp năng định thiết bị khai thác trên tàu bay đó. * NĂNG ĐỊNH CHỦNG LOẠI TÀU BAY (b) Người lái tàu bay đề nghị cấp năng định chủng loại tàu bay: (1) Phải được huấn luyện theo quy định và đạt được kinh nghiệm hàng không quy định tại Phần này đối với chủng loại tàu bay hoặc năng định hạng và loại tàu bay; (2) Có xác nhận trong sổ ghi giờ bay hoặc hồ sơ huấn luyện bởi giáo viên được phép xác nhận việc đáp ứng được các yêu cầu phù hợp với giấy phép cho chủng loại tàu bay và các năng định hạng hoặc loại tàu bay về các nội dung: (i) Kiến thức hàng không; (ii) Các nội dung về khai thác. (3) Phải đạt bài kiểm tra sát hạch thực hành đối với giấy phép cho chủng loại tàu bay và các năng định hạng hoặc loại tàu bay; (4) Không cần kiểm tra sát hạch lý thuyết bổ sung nếu người làm đơn đã có năng định máy bay, tàu bay cánh quay, thiết bị dùng lực nâng, khí cầu có điều khiển trong giấy phép. * NĂNG ĐỊNH HẠNG TÀU BAY (b) Người lái tàu bay đề nghị cấp năng định hạng tàu bay: (1) Có xác nhận trong sổ ghi giờ bay hoặc hồ sơ huấn luyện bởi giáo viên được phép xác nhận việc đáp ứng các yêu cầu phù hợp với giấy phép cho năng định hạng tàu bay đề nghị cấp về: (i) Kiến thức hàng không; (ii) Các nội dung về khai thác; (2) Phải đạt bài kiểm tra sát hạch thực hành đối với giấy phép cho năng định hạng tàu bay đề nghị cấp; (3) Không cần đáp ứng các yêu cầu về huấn luyện quy định trong Phần này đối với năng định hạng tàu bay đề nghị cấp; (4) Không cần kiểm tra sát hạch lý thuyết bổ sung nếu người làm đơn đã có năng định máy bay, tàu bay cánh quay, thiết bị dùng lực nâng, khí cầu có điều khiển trong giấy phép. * NĂNG ĐỊNH LOẠI TÀU BAY (g) Ngoại trừ khi được quy định cụ thể trong điều này, người lái tàu bay đề nghị cấp mới hoặc bổ sung năng định loại tàu bay đồng thời với năng định chủng loại hoặc năng định hạng tàu bay phải: (1) Có hoặc cùng lúc đạt được năng định bay bằng thiết bị phù hợp với năng định chủng loại hoặc năng định loại tàu bay; (2) Có được kinh nghiệm trên tàu bay hoặc buồng lái giả định và được xác nhận trong sổ ghi giờ bay hoặc hồ sơ huấn luyện cho thấy người đó đã đáp ứng được các yêu cầu phù hợp với giấy phép cho năng định hạng tàu bay đề nghị cấp về: (i) Các phương thức bay bình thường trong các giai đoạn của chuyến bay; (ii) Các phương thức bất thường và khẩn nguy liên quan đến hỏng hóc hoặc hoạt động sai chức năng của trang thiết bị, như là động cơ, các hệ thống và khung sườn; (iii) Phương thức sử dụng thiết bị bao gồm phương thức tiếp cận bằng thiết bị, tiếp cận hụt và hạ cánh dưới điều kiện bình thường, bất thường và khẩn nguy, bao gồm cả tình huống giả định hỏng động cơ; (iv) Phương thức đối với tổ lái mất khả năng làm việc và phối hợp tổ bay bao gồm việc phân công nhiệm vụ thành viên tổ lái; phối hợp tổ bay và sử dụng danh mục kiểm tra; nội dung huấn luyện MCC nêu tại Phụ lục Điều 7.120; (3) Phải đạt bài kiểm tra sát hạch đối với giấy phép cho năng định hạng tàu bay đề nghị cấp, thể hiện kỹ năng và kiến thức cần thiết yêu cầu đối với khai thác an toàn tàu bay liên quan đến với nhiệm vụ người chỉ huy tàu bay và lái phụ đối với loại tàu bay áp dụng; (4) Ngoại trừ quy định tại khoản (e), phải thực hiện bài kiểm tra sát hạch kỹ năng trong điều kiện bay bằng thiết bị; (5) Không cần kiểm tra kiến thức lý thuyết trong trường hợp người làm đơn có năng định máy bay, tàu bay cánh quay, tàu bay cất hạ cánh thẳng đứng, khí cầu có điều khiển trong giấy phép; (6) Trong trường hợp làm việc cho Người khai thác tàu bay có AOC, người lái phải: (i) Đáp ứng các yêu cầu của các điểm (1), (4) và (5) của Điều này cho loại tàu bay đề nghị cấp năng định; (ii) Có xác nhận của trong hồ sơ huấn luyện rằng người làm đơn đã hoàn thành khoá huấn luyện được phê chuẩn phù hợp với năng định loại tàu bay đề nghị cấp tại cơ sở huấn luyện được phê chuẩn. (h) Người làm đơn đề nghị cấp năng định loại không cung cấp được tàu bay đáp ứng các cơ động và phương thức bay bằng thiết bị theo các quy định cho kiểm tra sát hạch thực hành có thể: (1) Được cấp năng định loại tàu bay với giới hạn “chỉ bay bằng mắt”; (2) Để bỏ giới hạn này, phải chứng tỏ được sự thuân thủ các quy định tại Phần này cho mỗi loại tàu bay. (i) Cục HKVN cấp năng định loại tàu bay với giới hạn “chỉ bay bằng mắt” khi tàu bay không có trang thiết bị để người làm đơn thể hiện khả năng bay bằng thiết bị. (j) Người làm đơn đề nghị cấp năng định loại máy bay nhiều động cơ, có một vị trí lái có thể đáp ứng các quy định của khoản (b) trên loại tàu bay tương tự có nhiều động cơ và nhiều vị trí lái. (k) Người làm đơn đề nghị cấp năng định loại máy bay một động cơ, có một vị trí lái có thể đáp ứng các quy định của khoản (b) trên loại tàu bay tương tự có một động cơ và nhiều vị trí lái. (l) Trừ khi Cục Hàng không Việt Nam có quy định cụ thể về các mục kiểm tra cụ thể phải thực hiện, giáo viên thực hiện kiểm tra kỹ năng của Cục Hàng không Việt Nam có thể nhân nhượng một số mục kiểm tra mà Cục Hàng không Việt Nam cho phép. * YÊU CẦU CHO PHÉP NGƯỜI LÁI KHAI THÁC CAT II VÀ III (e) Quy định chung: Người làm đơn đề nghị cấp phép phi công khai thác CAT II và III phải: (1) Có giấy phép lái tàu bay với năng định bay bằng thiết bị hoặc ATPL; (2) Có năng định chủng loại, hạng hoặc loại tàu bay phù hợp với phép đề nghị cấp; (3) Hoàn thành các yêu cầu về kiểm tra sát hạch thực hành. (f) Yêu cầu về kinh nghiệm: Người làm đơn đề nghị cấp phép phi công khai thác CAT II và III phải có ít nhất: (1) 50 giờ bay đêm với chức năng PIC; (2) 75 giờ bay thiết bị theo điều kiện bay thiết bị thực tế hoặc giả định mà không được tính quá: (i) 25 giờ bay với điều kiện bay thiết bị giả định trên buồng lái mô phỏng hoặc thiết bị huấn luyện bay mô phỏng; (ii) 40 giờ bay thiết bị nếu hoàn thành khoá học được phê chuẩn do ATO được phân loại phù hợp thực hiện. (3) 250 giờ bay đường dài với chức năng PIC. (g) Việc đạt bài kiểm tra sát hạch thực hành cấp phép khai thác CAT II hoặc III có giá trị trong thời hạn 12 tháng cho việc phục hồi phép đó trên loại tàu bay tương ứng. (h) Nếu người có phép khai thác CAT II hoặc III thực hiện bài kiểm tra sát hạch thực hành để gia hạn trong tháng trước khi hết hạn, thì việc đạt bài kiểm tra sẽ được tính vào tháng hết hạn. Ghi chú 1: Xem Phụ lục 1 Điều 7.123 về quy định bổ sung liên quan đến khai thác CAT II và III. Ghi chú 2: Xem Phụ lục 2 Điều 7.123 về quy định bổ sung liên quan đến khai thác CAT II và III. Ghi chú 3: Xem Phụ lục 3 Điều 7.123 về quy định bổ sung liên quan đến khai thác CAT II và CAT III. Ghi chú 4: Xem Phụ lục 4 Điều 7.123 các yêu cầu chung đối với phê chuẩn người lái khai thac CAT II và CAT III. *XÁC NHẬN KHẢ NĂNG LIÊN LẠC VÔ TUYẾN CỦA THÀNH VIÊN TỔ LÁI (c) Quy định chung: Thành viên tổ lái phải có đủ điều kiện liên lạc vô tuyến điện xác nhận trên giấy phép lái tàu bay hoặc cơ giới trên không. (d) Điều kiện: thành viên tổ lái phải: (1) Ít nhất 16 tuổi; (2) Có khả năng đọc, viết và nói ở mức 4 về thông thạo ngôn ngữ; (3) Hoàn thành khoá huấn luyện mặt đất về các yêu cầu liên lạc vô tuyến điện cho loại giấy phép cụ thể do giáo viên được cấp giấy phép huấn luyện; (4) Thể hiện được kỹ năng kỹ thuật về sử dụng thiết bị liên lạc vô tuyến điện trong khi bay có sự giám sát của giáo viên được cấp giấy phép; (5) Được giáo viên giám sát xác nhận trong hồ sơ huấn luyện đạt yêu cầu; (6) Xuất trình các xác nhận và hồ sơ huấn luyện phù hợp để cấp xác nhận trong giấy phép của thành viên tổ lái về quyền thực hiện liên lạc vô tuyến điện trong khi bay. (c) Nội dung xác nhận: Nếu được xác nhận, nội dung phải thể hiện Thành viên tổ lái có đủ điều kiện liên lạc vô tuyến điện. (d) Quyền hạn: Thành viên tổ lái được xác nhận có đủ điều kiện liên lạc vô tuyến điện có quyền sử dụng thiết bị vô tuyến điện lắp trên tàu bay hoặc dưới mặt đất để liên lạc với: 1. Các thiết bị không lưu; 2. Các thiết bị thông tin hàng không; 3. Các trạm liên lạc hàng không dưới mặt đất và tàu bay khác. |
|||||||||||||||||
Cơ sở pháp lý | – Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QH13 ngày 21/11/2014;
– Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay; – Thông tư số 03/2016/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay; – Thông tư số 56/2018/TT-BGTVT ngày 11 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay. – Thông tư số 21/2017/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay và Thông tư số 03/2016/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay. – Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay. – Thông tư số 193/2016/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 08/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không. |
Số hồ sơ | 1.004270 | Lĩnh vực | Hàng không |
Cơ quan ban hành | Bộ giao thông vận tải | Cấp thực hiện | Trung ương |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |