Cấp giấy chứng nhận phê chuẩn Tổ chức bảo dưỡng tàu bay (AMO)
Thủ tục | Cấp giấy chứng nhận phê chuẩn Tổ chức bảo dưỡng tàu bay (AMO) | |
Trình tự thực hiện | a) Nộp hồ sơ TTHC:
– Người làm đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn Tổ chức bảo dưỡng tàu bay (AMO) gửi hồ sơ đến Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) b) Giải quyết TTHC: – Cục HKVN kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản cho người làm đơn nếu hồ sơ bị từ chối. – Trường hợp hồ sơ được chấp nhận, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục HKVN xem xét nội dung hồ sơ, thống nhất và thông báo chính thức kế hoạch kiểm tra tổ chức AMO. – Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo chính thức kế hoạch kiểm tra, nếu sau khi kiểm tra đánh giá, Cục HKVN nhận thấy tổ chức đó đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn áp dụng cho AMO; và có hệ thống tổ chức, tài liệu, nhân lực, thiết bị, phương tiện đầy đủ và thích hợp để thực hiện bảo dưỡng tàu bay và thiết bị tàu bay mà tổ chức đề nghị phê chuẩn, Cục HKVN cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn AMO cho người làm đơn đề nghị hoặc thông báo từ chối bằng văn bản, có nêu rõ lý do. |
|
Cách thức thực hiện | a) Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục HKVN; hoặc
b) Nộp qua hệ thống bưu chính. |
|
Thành phần số lượng hồ sơ | – Đơn đề nghị phê chuẩn làm theo mẫu;
– Tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng; – Liệt kê các công việc bảo dưỡng dự kiến hợp đồng thuê AMO khác thực hiện; – Liệt kê tất cả các Giấy chứng nhận phê chuẩn AMO và năng định được cấp bởi các nhà chức trách hàng không nước ngoài; – Thông tin bổ sung bất kỳ mà Cục HKVN yêu cầu. * Số lượng hồ sơ: 01 bộ. |
|
Thời hạn giải quyết | – 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. | |
Đối tượng thực hiện | Tổ chức. | |
Cơ quan thực hiện | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng không Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: không có; c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay-Cục Hàng không Việt Nam; d) Cơ quan phối hợp: không có. |
|
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | -Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng tàu bay.
– Giấy chứng nhận phê chuẩn cho tổ chức bảo dưỡng tàu bay có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày cấp |
|
Lệ phí | – Lệ phí: 20.000.000 VND. | Thông tư số 169/2010/TT-BTC |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | – Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận tổ chức bảo dưỡng; và
– Các Phụ lục sau: + Phụ lục về trách nhiệm của bộ máy điều hành. + Phụ lục về nội dung của Tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng. + Phụ lục các yêu cầu của hệ thống đảm bảo chất lượng. + Phụ lục các yêu cầu chi tiết về lập kế hoạch nhân lực + Phụ lục yêu cầu chi tiết liên quan đến hồ sơ nhân viên xác nhận bảo dưỡng. + Phụ lục các yêu cầu về cơ sở nhà xưởng. + Phụ lục các yêu cầu chi tiết liên quan đến thiết bị, dụng cụ và vật liệu. + Phụ lục các yêu cầu chi tiết liên quan đến dữ liệu được phê chuẩn. + Phụ lục các yêu cầu chi tiết liên quan đến xác nhận bảo dưỡng (cùng với mẫu). |
Thông tư 01/2011/TT-BGTVT |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | AMO chỉ được thực hiện bảo dưỡng tàu bay hoặc thiết bị tàu bay được phê chuẩn, khi có đầy đủ cơ sở nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ, các dữ liệu được phê chuẩn và đội ngũ nhân viên xác nhận bảo dưỡng. Cụ thể:
ĐIỀU HÀNH CỦA AMO BỘ MÁY ĐIỀU HÀNH CỦA AMO AMO phải có giám đốc điều hành, người có đủ quyền điều hành để đảm bảo tổ chức tuân thủ các yêu cầu đối với AMO và được Cục HKVN chấp thuận. Khi thực hiện các công việc bảo dưỡng được phê chuẩn, AMO phải có đủ bộ máy điều hành được đào tạo, với năng lực về hàng không dân dụng cho các vị trí sau: Quản lý bảo dưỡng nội trường ; Quản lý bảo dưỡng ngoại trường ; Quản lý xưởng bảo dưỡng thiết bị ; Quản lý đảm bảo chất lượng. Phụ lục về trách nhiệm của bộ máy điều hành. Ghi chú: “Năng lực về hàng không dân dụng” có nghĩa là cá nhân phải có kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý được Cục HKVN chấp thuận cho chức vụ. Cục HKVN có thể phê chuẩn các chức vụ và số lượng chức vụ khác với các chức vụ được liệt kê ở trên, nếu AMO có thể chứng minh rằng tổ chức có thể vận hành với mức an toàn cao nhất dưới sự điều hành của bộ máy điều hành theo đề nghị, do: Bản chất công việc bảo dưỡng; Số lượng, kiểu loại tàu bay và thiết bị tàu bay được bảo dưỡng; và Mức độ phức tạp của hoạt động bảo dưỡng. QUẢNG CÁO Tổ chức bảo dưỡng không được quảng cáo là AMO trước khi được cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn. Tổ chức AMO không được phép công bố các thông tin sai lệch về tổ chức của mình hoặc các thông tin nhằm cố tình gây ra sự hiểu sai của công luận về AMO. Khi hoạt động quảng cáo thể hiện tổ chức đã được phê chuẩn, phải nêu rõ số Giấy chứng nhận phê chuẩn mà tổ chức được cấp. III. TÀI LIỆU GIẢI TRÌNH TỔ CHỨC BẢO DƯỠNG Tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng phải được cung cấp cho đội ngũ nhân viên bảo dưỡng liên quan sử dụng. Tổ chức bảo dưỡng phải đảm bảo tài liệu giải trình được sửa đổi khi cần thiết để các nội dung được cập nhật. Tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng và các sửa đổi tiếp theo phải được Cục HKVN phê chuẩn trước khi đưa vào sử dụng. Tài liệu giải trình và các sửa đổi phải được cung cấp kịp thời cho tất cả các tổ chức và cá nhân thực hiện các chức năng thuộc phạm vi áp dụng của tài liệu. Tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng phải nêu rõ phạm vi công việc của AMO, các yêu cầu liên quan để được phê chuẩn việc cấp xác nhận bảo dưỡng cho tàu bay và các thiết bị tàu bay. Tài liệu giải trình tổ chức và các tài liệu hướng dẫn khác được xác định trong tài liệu giải trình tổ chức phải: Bao gồm các chỉ dẫn và thông tin cần thiết để cho phép đội ngũ nhân viên liên quan thực hiện các chức trách nhiệm vụ của mình với mức an toàn cao; Được xây dựng ở dạng dễ sửa đổi và bao gồm hệ thống cho phép đội ngũ nhân viên xác định tình trạng hiện hành của tài liệu; Có ngày tháng năm sửa đổi cuối cùng in trên mỗi trang có sửa đổi; Không trái với quy chế này, hướng dẫn thực hiện quy chế hoặc phạm vi phê chuẩn của AMO; và Bao gồm các tham chiếu tới các quy chế hàng không liên quan. Phụ lục về nội dung của Tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng. CÁC QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐỘC LẬP. AMO phải xây dựng các quy trình được Cục HKVN chấp thuận, để đảm bảo thực hành bảo dưỡng tốt và tuân thủ các yêu cầu liên quan trong các hướng dẫn thực hiện quy chế, sao cho tàu bay và các thiết bị tàu bay có thể được bảo dưỡng một cách hoàn hảo trước khi cho phép khai thác. AMO phải xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng độc lập, được Cục HKVN chấp thuận, để giám sát sự phù hợp của các quy trình và sự tuân thủ các quy trình đó; hệ thống kiểm tra để đảm bảo tất cả các công việc bảo dưỡng được thực hiện một cách hoàn hảo, tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn. Ghi chú: Hệ thống đảm bảo chất lượng có thể là hệ thống chất lượng độc lập dưới sự kiểm soát của giám đốc chất lượng, người đánh giá các quy trình bảo dưỡng và tính chính xác của quá trình bảo đảm an toàn tương đương. Hệ thống đảm bảo chất lượng phải có quy trình để AMO thực hiện đánh giá lần đầu và đánh giá định kỳ đội ngũ nhân viên thực hiện các công việc bảo dưỡng. Việc giám sát sự tuân thủ bao gồm hệ thống thông tin phản hồi tới bộ máy điều hành, hệ thống đảm bảo chất lượng và giám đốc điều hành, để đảm bảo có các hành động khắc phục đối với các khiếm khuyết được phát hiện. Các quy trình bảo dưỡng phải bao trùm tất cả các khía cạnh của hoạt động bảo dưỡng và mô tả các tiêu chuẩn mà AMO sẽ tuân theo, bao gồm cả thiết kế tàu bay/thiết bị tàu bay, các tiêu chuẩn của AMO và Người khai thác tàu bay. Các quy trình bảo dưỡng phải tuân thủ các quy định và giới hạn của Phần này. Hệ thống đảm bảo chất lượng phải có đủ nhân sự để đánh giá tất cả các quy trình bảo dưỡng, theo định kỳ hàng năm cho từng loại tàu bay được bảo dưỡng, như mô tả trong tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng, theo chương trình được phê chuẩn. Hệ thống đảm bảo chất lượng của AMO phải chỉ rõ thời hạn tiến hành đánh giá, thời điểm kết thúc, và phải tổ chức hệ thống lưu giữ hồ sơ đánh giá, để có thể trình Cục HKVN khi được yêu cầu. Hệ thống đánh giá chất lượng phải có các phương tiện để các báo cáo đánh giá chất lượng, trong đó có quan sát về những sự không phù hợp hoặc tiêu chuẩn thấp được báo cáo cho giám đốc điều hành. Phụ lục các yêu cầu của hệ thống đảm bảo chất lượng. GIẢI TRÌNH NĂNG LỰC AMO phải xây dựng và lưu giữ tài liệu giải trình năng lực được Cục HKVN phê chuẩn. Tổ chức bảo dưỡng không được thực hiện bảo dưỡng, bảo dưỡng dự phòng, hoặc cải tiến vật phẩm hàng không cho đến khi vật phẩm đó được liệt kê trong tài liệu giải trình năng lực theo yêu cầu của Phần 5 Thông tư 01/2011/TT-BGTVT. Tài liệu giải trình năng lực phải chỉ rõ kiểu, loại, số quy cách hoặc tên gọi khác của nhà sản xuất vật phẩm. Vật phẩm chỉ có thể được liệt kê trong tài liệu giải trình năng lực nếu thuộc năng định và cấp đã được phê chuẩn trong Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng, và chỉ sau khi tổ chức bảo dưỡng đã thực hiện tự đánh giá theo quy định của Phần 5 Thông tư 01/2011/TT-BGTVT. Tổ chức bảo dưỡng phải thực hiện tự đánh giá năng lực để thực hiện bảo dưỡng vật phẩm theo quy định của Điều này nhằm đảm bảo sự đầy đủ về cơ sở nhà xưởng, trang thiết bị, vật liệu, dữ liệu bảo dưỡng, các quy trình, đội ngũ nhân viên được đào tạo để thực hiện công việc bảo dưỡng vật phẩm theo yêu cầu của Phần 5 Thông tư 01/2011/TT-BGTVT.; Nếu tổ chức bảo dưỡng xác định có đủ năng lực, thì có thể đưa vật phẩm vào tài liệu giải trình năng lực. Hồ sơ đánh giá nêu tại khoản (c) của Điều này phải được ký bởi giám đốc điều hành và phải được AMO lưu giữ. Khi liệt kê vật phẩm bổ sung vào tài liệu giải trình năng lực của mình, tổ chức bảo dưỡng gửi một bản sao cho Cục HKVN. Tài liệu giải trình năng lực phải luôn có đủ để công chúng và Cục HKVN kiểm tra. Hồ sơ tự đánh giá phải có đầy đủ để Cục HKVN kiểm tra. AMO phải lưu giữ tài liệu giải trình năng lực và hồ sơ tự đánh giá 24 tháng kể từ ngày giám đốc điều hành chấp thuận chúng. YÊU CẦU VỀ NHÂN SỰ VÀ ĐÀO TẠO AMO phải bổ nhiệm nhân sự cho bộ máy điều hành được Cục HKVN chấp thuận. Trong trách nhiệm của những người này có việc đảm bảo cho AMO tuân thủ các yêu cầu của Phần này. Việc bổ nhiệm nhân sự vào các chức vụ điều hành phải thể hiện được cơ cấu điều hành của AMO, và phải bảo đảm tất cả các chức năng của AMO nêu tại Phần này. Các cán bộ điều hành phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc điều hành. AMO phải có đủ nhân sự để lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận cho phép khai thác phù hợp với phê chuẩn. Năng lực của đội ngũ nhân viên tham gia bảo dưỡng phải được đánh giá theo quy trình và tiêu chuẩn được Cục HKVN chấp thuận. Nhân viên ký xác nhận bảo dưỡng hoặc Giấy chứng nhận cho phép khai thác phải được đánh giá theo các yêu cầu của Phần 4 và Phần 7 Thông tư 01/2011/TT-BGTVT, căn cứ theo công việc thực hiện và được Cục HKVN chấp thuận. Đội ngũ nhân viên bảo dưỡng và ký xác nhận bảo dưỡng phải đáp ứng các yêu cầu về phân loại, được đào tạo ban đầu và đào tạo lại theo các nhiệm vụ và trách nhiệm được phân công, phù hợp với chương trình được Cục HKVN chấp thuận. Chương trình đào tạo do AMO xây dựng phải bao gồm đào tạo kiến thức và kỹ năng liên quan đến yếu tố và khả năng con người, bao gồm hiệp đồng với nhân viên bảo dưỡng khác và tổ lái. Phụ lục các yêu cầu chi tiết về lập kế hoạch nhân lực VII. HỒ SƠ ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN XÁC NHẬN BẢO DƯỠNG AMO phải có danh sách đội ngũ nhân viên xác nhận bảo dưỡng, trong đó bao gồm chi tiết về phạm vi được uỷ quyền của họ. Đội ngũ nhân viên xác nhận bảo dưỡng phải được thông báo rõ bằng văn bản phạm vi được uỷ quyền của họ. Phụ lục yêu cầu chi tiết liên quan đến hồ sơ nhân viên xác nhận bảo dưỡng. VIII. CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN AMO phải có chương trình an toàn được Cục HKVN chấp thuận. Chương trình an toàn phải xác lập hệ thống điều hành an toàn mà tối thiểu phải thực hiện được các nhiệm vụ sau đây: Xác định được các rủi ro uy hiếp an toàn; Đảm bảo các hành động khắc phục cần thiết để duy trì mức an toàn có thể chấp thuận được thực hiện; Giám sát liên tục và đánh giá thường xuyên mức an toàn đạt được; và Đặt ra mục tiêu thường xuyên nâng cao mức an toàn chung. Hệ thống điều hành an toàn của AMO phải xác định rõ các ranh giới về trách nhiệm an toàn trong toàn bộ tổ chức bảo dưỡng, bao gồm cả trách nhiệm trực tiếp về an toàn của bộ máy điều hành cao nhất. HỒ SƠ BẢO DƯỠNG Các yêu cầu chung áp dụng đối với hồ sơ bảo dưỡng của AMO. TỔNG QUÁT AMO phải lập hồ sơ chi tiết cho tất cả công việc bảo dưỡng được thực hiện theo cách thức và mẫu biểu được Cục HKVN chấp thuận. AMO phải cung cấp một bản sao Giấy chứng nhận cho phép khai thác cho Người khai thác tàu bay, bao gồm: Tham chiếu tới dữ liệu bảo dưỡng được sử dụng cho công việc bảo dưỡng đó; Một bản sao của dữ liệu bảo dưỡng liên quan trong trường hợp sửa chữa lớn hoặc cải tiến kỹ thuật. AMO phải lưu giữ chi tiết hồ sơ bảo dưỡng để thể hiện tất cả các yêu cầu về ký Giấy chứng nhận cho phép khai thác đã được đáp ứng. Các hồ sơ bảo dưỡng, các dữ liệu được phê chuẩn, phải được lưu giữ 24 tháng tính từ ngày tàu bay hoặc thiết bị tàu bay được AMO cấp Giấy chứng nhận cho phép khai thác. Ghi chú: Nếu Người khai thác tàu bay thuê AMO lưu giữ các Giấy chứng nhận cho phép khai thác tàu bay và các dữ liệu được phê chuẩn liên quan, thì thời hạn lưu giữ phải đáp ứng các yêu cầu về lưu giữ hồ sơ tại Phần 4 Thông tư 01/2011/TT-BGTVT. LẬP HỒ SƠ BẢO DƯỠNG VÀ CẢI TIẾN Người thực hiện bảo dưỡng, bảo dưỡng dự phòng, tân tạo (rebuild), hoặc cải tiến tàu bay/thiết bị tàu bay, phải lập hồ sơ bảo dưỡng của thiết bị đó, bao gồm: Mô tả công việc thực hiện và tham chiếu dữ liệu; Ngày tháng năm hoàn thành công việc; Họ tên người thực hiện công việc, nếu không phải là người được chỉ rõ trong khoản này; Chữ ký, số Giấy chứng nhận phê chuẩn, loại Giấy chứng nhận phê chuẩn của người phê chuẩn công việc, nếu công việc thực hiện trên tàu bay/thiết bị tàu bay đạt yêu cầu; Chữ ký của người được uỷ quyền, số Giấy chứng nhận phê chuẩn của AMO, loại Giấy chứng nhận phê chuẩn của người phê chuẩn hoặc không phê chuẩn Giấy chứng nhận cho phép khai thác tàu bay, thân cánh, động cơ tàu bay, cánh quạt, thiết bị phụ, bộ phận cấu thành hoặc một phần của chúng; Chữ ký là một phần của xác nhận bảo dưỡng chỉ cho công việc được thực hiện; Ngoài các nội dung phải đưa vào hồ sơ bảo dưỡng theo yêu cầu của mục này, các cải tiến lớn và sửa chữa lớn phải được lập hồ sơ theo mẫu do Cục HKVN quy định. III. LẬP HỒ SƠ ĐẠI TU Không người nào được lập hồ sơ đại tu tàu bay hoặc thiết bị tàu bay, nếu tàu bay hoặc thiết bị tàu bay không được: Phân rã, làm sạch, kiểm tra như cho phép, sửa chữa theo yêu cầu, lắp ráp lại, bằng các phương pháp, kỹ thuật, thực hành được Cục HKVN chấp thuận; và Thử nghiệm theo các tiêu chuẩn và các dữ liệu được phê chuẩn, hoặc theo các tiêu chuẩn và dữ liệu hiện hành do chủ sở hữu Giấy chứng nhận loại, Giấy chứng nhận loại bổ sung hoặc giấy phép sản xuất thiết bị, phụ tùng, vật liệu ban hành, được Cục HKVN chấp thuận. LẬP HỒ SƠ TÂN TẠO Không người nào được lập hồ sơ tân tạo tàu bay hoặc thiết bị tàu bay, nếu tàu bay hoặc thiết bị tàu bay không được: Phân rã, làm sạch, kiểm tra như cho phép; Sửa chữa theo yêu cầu; và Lắp ráp lại, và thử nghiệm đạt các dung sai và giới hạn như mới, hoặc phê chuẩn tăng hoặc giảm kích thước. LẬP HỒ SƠ XÁC NHẬN BẢO DƯỠNG Không người nào được phê chuẩn cho phép khai thác tàu bay hoặc thiết bị tàu bay đã được bảo dưỡng, trừ khi: Các hồ sơ bảo dưỡng đã được lập xong; Hồ sơ sửa chữa hoặc cải tiến làm theo mẫu do Cục HKVN phê chuẩn hoặc cung cấp đã được lập hoàn chỉnh theo quy định. Nếu sửa chữa hoặc cải tiến ảnh hưởng đến các giới hạn khai thác hoặc dữ liệu bay cho trong tài liệu hướng dẫn bay (AFM) được phê chuẩn, thì các giới hạn hoặc dữ liệu bay đó phải được sửa đổi một cách thích hợp và đưa vào áp dụng theo quy định. HỒ SƠ BẢO DƯỠNG CHO CÔNG VIỆC KIỂM TRA Nhân viên ký cho phép/ hoặc không cho phép tàu bay, thiết bị tàu bay vào khai thác sau khi thực hiện công việc kiểm tra theo các quy định của Phần này, phải ghi chép vào hồ sơ bảo dưỡng cho công việc kiểm tra với các thông tin sau: Loại hình kiểm tra và mô tả vắn tắt mức độ kiểm tra; Ngày tháng năm thực hiện công việc kiểm tra, giờ bay từ đầu và số lần hạ cánh tổng cộng của tàu bay; và Chữ ký được uỷ quyền, số Giấy chứng nhận phê chuẩn của AMO, loại Giấy chứng nhận phê chuẩn của người phê chuẩn hoặc không phê chuẩn cho phép khai thác tàu bay, thân cánh, động cơ tàu bay, cánh quạt, thiết bị, bộ phận cấu thành, hoặc một phần của chúng; Nếu tàu bay được kết luận là đủ điều kiện bay và được phê chuẩn cho phép khai thác, thì đưa ra lời cam kết sau đây, hoặc tương tự: Tôi xác nhận rằng tàu bay này đã được kiểm tra phù hợp với (dạng kiểm tra) và được kết luận là ở trong tình trạng đủ điều kiện bay; Nếu tàu bay không được phê chuẩn cho phép khai thác vì cần bảo dưỡng thêm, hoặc không phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng, các chỉ lệnh đủ điều kiện bay, hoặc các dữ liệu được phê chuẩn khác, thì đưa ra lời cam kết sau đây, hoặc tương tự: Tôi xác nhận rằng tàu bay này đã được kiểm tra phù hợp với (dạng kiểm tra) và danh mục các khiếm khuyết và các hạng mục không đủ điều kiện bay (ghi rõ ngày tháng năm) được cung cấp cho chủ sở hữu hoặc Người khai thác tàu bay; và Nếu kiểm tra được thực hiện theo chương trình kiểm tra được cung cấp trong Phần 4 Thông tư 01/2011/TT-BGTVT, thì hồ sơ phải chỉ rõ chương trình kiểm tra được thực hiện và bao gồm cam kết rằng kiểm tra đã được thực hiện phù hợp với nội dung và các quy trình của chương trình đó. VII. DANH MỤC CÁC KHIẾM KHUYẾT Nếu người thực hiện kiểm tra yêu cầu theo Phần này cho rằng tàu bay không đủ điều kiện bay hoặc không đáp ứng dữ liệu Giấy chứng nhận phê chuẩn loại áp dụng, các chỉ lệnh đủ điều kiện bay, hoặc các dữ liệu được phê chuẩn khác, thì người đó phải cung cấp cho chủ sở hữu hoặc người thuê tàu bay danh mục, với chữ ký, các khiếm khuyết đó. CƠ SỞ NHÀ XƯỞNG, TRANG THIẾT BỊ VÀ DỮ LIỆU Các yêu cầu chung áp dụng cho cơ sở nhà xưởng, trang thiết bị và dữ liệu của AMO. TỔNG QUÁT AMO phải có đầy đủ đội ngũ nhân viên, cơ sở nhà xưởng, trang thiết bi, vật liệu về số lượng và chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu cho việc cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn và năng định của tổ chức bảo dưỡng. YÊU CẦU VỀ CƠ SỞ NHÀ XƯỞNG Cơ sở nhà xưởng phải thích hợp cho tất cả công việc theo kế hoạch để đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết. Môi trường làm việc phải thích hợp cho các công việc được thực hiện và không được ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên. Văn phòng làm việc phải phù hợp cho bộ máy điều hành, các bộ phận đảm bảo chất lượng, lập kế hoạch, kỹ thuật và thống kê kỹ thuật. Các xưởng chuyên dụng phải được ngăn cách với các khoang (bay) của hanga, một cách thích hợp, để đảm bảo môi trường làm việc và không xảy ra ô nhiễm khu vực làm việc. Phải có kho bảo quản trang thiết bị, dụng cụ, thiết bị tàu bay và vật liệu. Điều kiện bảo quản phải đảm bảo an toàn cho các thiết bị dùng được, ngăn cách thiết bị dùng được với thiết bị không dùng được, phòng ngừa sự suy giảm chất lượng và hư hỏng của thiết bị bảo quản trong kho. Phụ lục các yêu cầu về cơ sở nhà xưởng. III. TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU AMO phải có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ và vật liệu cần thiết để thực hiện các công việc được phê chuẩn. Trang thiết bị, dụng cụ và vật liệu phải được AMO kiểm soát hoàn toàn. “Phải có đầy đủ” trong trường hợp này được hiểu là phải thường xuyên có các trang thiết bị, dụng cụ và vật liệu cần thiết và ở trạng thái tốt để sẵn sàng cho việc sử dụng, ngoại trừ những dụng cụ ít sử dụng đến mức không cần thường xuyên phải có. Cục HKVN có thể miễn trừ việc AMO phải sở hữu các trang thiết bị và dụng cụ chuyên dụng để thực hiện bảo dưỡng hoặc sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay nêu trong Giấy chứng nhận phê chuẩn của AMO, nếu các trang thiết bị và dụng cụ được thuê mượn, bằng hợp đồng, và được AMO kiểm soát đầy đủ khi cần. Ghi chú: Cục HKVN không nhất thiết phải sửa đổi năng định của phê chuẩn để loại bỏ một loại tàu bay hoặc thiết bị tàu bay vì lý do thiếu dụng cụ trên cơ sở xác định đây chỉ là tình huống tạm thời và AMO đã có thoả thuận hoặc hợp đồng trước đó về việc thuê các trang thiết bị và dụng cụ trước khi thực hiện bảo dưỡng hoặc sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay đó. AMO phải kiểm soát trang thiết bị, dụng cụ chính xác, thiết bị thử nghiệm sử dụng để xác định tình trạng đủ điều kiện bay hoặc các khiếm khuyết. AMO phải đảm bảo các trang thiết bị, dụng cụ chính xác, thiết bị thử nghiệm sử dụng để xác định tình trạng đủ điều kiện bay hoặc các khiếm khuyết được hiệu chuẩn để đảm bảo cấp chính xác so với các chuẩn được truy nguyên đến các chuẩn quốc gia. AMO phải lưu giữ hồ sơ hiệu chuẩn và các chuẩn sử dụng để hiệu chuẩn. Phụ lục các yêu cầu chi tiết liên quan đến thiết bị, dụng cụ và vật liệu. DỮ LIỆU KỸ THUẬT ĐỦ ĐIỀU KIỆN BAY AMO phải có đầy đủ dữ liệu kỹ thuật đủ điều kiện bay thích hợp với công việc thực hiện được phê chuẩn do tổ chức thiết kế tàu bay/thiết bị tàu bay, các tổ chức thiết kế được phê chuẩn của quốc gia sản xuất và quốc gia thiết kế cung cấp. Ghi chú: Cục HKVN có thể chấp thuận và yêu cầu AMO phải có đầy đủ dữ liệu do các nhà chức trách khác hoặc tổ chức thiết kế cung cấp. Khi AMO sửa đổi dữ liệu được phê chuẩn nêu tại khoản (a) sang dạng trình bày có lợi hơn cho các hoạt động bảo dưỡng, thì AMO đó phải trình Cục HKVN chấp thuận sửa đổi tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng. Toàn bộ dữ liệu được phê chuẩn mà AMO sử dụng phải được cập nhật và sẵn sàng để đội ngũ nhân viên có thể truy cập để thực hiện các nhiệm vụ của mình. Phụ lục các yêu cầu chi tiết liên quan đến dữ liệu được phê chuẩn. CÁC QUY TẮC VẬN HÀNH AMO XÁC NHẬN BẢO DƯỠNG Xác nhận bảo dưỡng phải được cấp bởi đội ngũ nhân viên xác nhận bảo dưỡng được uỷ quyền thích hợp, khi thấy rằng tất cả các công việc bảo dưỡng phải thực hiện cho tàu bay hoặc thiết bị tàu bay đã được thực hiện đạt yêu cầu phù hợp với tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng. Ghi chú: Thiết bị tàu bay được bảo dưỡng khi tháo khỏi tàu bay phải được cấp xác nhận bảo dưỡng cho công việc bảo dưỡng và xác nhận bảo dưỡng khác liên quan cho việc lắp đặt hoàn chỉnh lên tàu bay, sau khi thực hiện xong việc lắp đặt. Xác nhận bảo dưỡng phải bao gồm: Các chi tiết cơ bản của công việc bảo dưỡng đã được thực hiện; Ngày tháng năm thực hiện bảo dưỡng; Tên, số phê chuẩn của AMO; và Số Giấy chứng nhận phê chuẩn uỷ quyền và chữ ký của người ký xác nhận bảo dưỡng. Phụ lục các yêu cầu chi tiết liên quan đến xác nhận bảo dưỡng (cùng với mẫu). BÁO CÁO VỀ TÌNH TRẠNG KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN BAY AMO phải báo cáo Cục HKVN và tổ chức thiết kế về mọi tình trạng được phát hiện có thể là mối uy hiếp nghiêm trọng cho tàu bay. Các báo cáo phải được làm theo mẫu và cách thức do Cục HKVN quy định và bao gồm tất cả các thông tin thích hợp về tình trạng được AMO phát hiện. Khi được Người khai thác ký hợp đồng thực hiện bảo dưỡng, AMO phải báo cáo cho Người khai thác về tình trạng ảnh hưởng đến tàu bay và thiết bị tàu bay. Các báo cáo phải được làm càng sớm càng tốt, nhưng bất luận trong trường hợp nào cũng không được quá 3 ngày kể từ khi AMO phát hiện ra tình trạng phải báo cáo. III. TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN Khi thực hiện bảo dưỡng cho Người khai thác tàu bay được phê chuẩn theo Phần 12 Thông tư 01/2011/TT-BGTVT có chương trình bảo dưỡng được phê chuẩn, AMO phải thực hiện các công việc đó phù hợp các tài liệu của Người khai thác. Ngoại trừ quy định nêu tại khoản (a), mỗi AMO phải thực hiện công việc bảo dưỡng phù hợp với các tiêu chuẩn áp dụng trong Phần 4 Thông tư 01/2011/TT-BGTVT. AMO phải có đủ các tài liệu hướng dẫn, thông báo kỹ thuật được cập nhật của nhà sản xuất tàu bay hoặc thiết bị tàu bay mà mình thực hiện bảo dưỡng. Mỗi AMO có năng định thiết bị điện tử phải tuân thủ các yêu cầu tại Phần 4 Thông tư 01/2011/TT-BGTVT áp dụng cho các hệ thống điện tử, và phải sử dụng các vật liệu phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho thiết bị phù hợp với năng định của mình. Thiết bị thử nghiệm, thiết bị của xưởng, các tiêu chuẩn thực hiện, phương pháp thử, cải tiến và hiệu chuẩn phải phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất hoặc các chỉ dẫn, các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, và nếu không có quy định khác, chấp nhận áp dụng các thông lệ đã được kiểm chứng từ các nhà sản xuất thiết bị điện tử tàu bay. |
Thông tư 01/2011/TT-BGTVT |
Cơ sở pháp lý | – Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006;
– Thông tư 01/2011/TT-BGTVT – Thông tư số 169/2010/TT-BTC |
Thông tư số 169/2010/TT-BTC đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại Thông tư 193/2016/TT-BTC
Số hồ sơ | 1.003850 | Lĩnh vực | Hàng không |
Cơ quan ban hành | Bộ giao thông vận tải | Cấp thực hiện | Trung ương |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |