Công nhận đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa trong trường hợp đặc biệt
Thủ tục | Công nhận đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa trong trường hợp đặc biệt | |
Trình tự thực hiện | a) Nộp hồ sơ TTHC:
Người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên gửi hồ sơ đến Cục Đăng kiểm Việt Nam. b) Giải quyết TTHC: – Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; trong phạm vi 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn cho đơn vị đăng kiểm và người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ thì thống nhất với đơn vị đăng kiểm và người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên về thời gian, địa điểm để tiến hành kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế tối đa 03 tháng, kể từ ngày thông báo. – Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ của người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên; lập biên bản kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ theo mẫu. Nếu năng lực thực hành của người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên không đạt thì thông báo cho đơn vị đăng kiểm và người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên, thời gian kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ lại tối thiểu sau 03 tháng, kể từ ngày thông báo; nếu kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ lại không đạt thì Đăng kiểm viên phải được cập nhật lại lý thuyết trước khi đánh giá lần 2 sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo; nếu năng lực của người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên đạt yêu cầu thì Hội đồng công nhận Đăng kiểm viên căn cứ tiêu chuẩn đăng kiểm viên quy định tại Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT và kết quả kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ theo biên bản kiểm tra quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT đề nghị Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam quyết định công nhận Đăng kiểm viên và cấp Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên theo mẫu trong phạm vi 03 ngày làm việc sau khi có kết quả kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ của người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên. Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp. – Kết quả công nhận Đăng kiểm viên được trả cho Đơn vị đăng kiểm và người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên. |
|
Cách thức thực hiện | Nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hình thức phù hợp khác. | |
Thành phần số lượng hồ sơ |
a) Thành phần hồ sơ: – Đối với trường hợp Đăng kiểm viên tàu biển đã được công nhận theo quy định của pháp luật, cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, kỹ thuật tàu thủy, cơ khí tàu thuyền có kinh nghiệm giám sát chất lượng an toàn kỹ thuật tàu thuyền trong các đơn vị đóng mới, sửa chữa phương tiện, còn độ tuổi lao động sau khi tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa, có thời gian thực tập nghiệp vụ tối thiểu 3 tháng, sẽ được kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ để công nhận Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III, hồ sơ bao gồm: + Giấy đề nghị của đơn vị đăng kiểm theo mẫu (bản chính); + Lý lịch chuyên môn của người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên theo mẫu (bản chính); + Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực các văn bằng chứng chỉ chuyên môn, ngoại ngữ; + Báo cáo thực tập nghiệp vụ của người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên theo mẫu (bản chính). – Những người có chuyên môn thuộc ngành vỏ tàu thủy hoặc máy tàu thủy, còn trong độ tuổi lao động, được tổ chức đăng kiểm nước ngoài hoặc tổ chức có thẩm quyền xác nhận trình độ chuyên môn sẽ được Hội đồng công nhận Đăng kiểm viên xem xét hồ sơ, kiểm tra và đề nghị công nhận đăng kiểm viên, hồ sơ bao gồm: + Giấy đề nghị của đơn vị đăng kiểm theo mẫu (bản chính); + Lý lịch chuyên môn của người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên theo mẫu (bản chính); + Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực các văn bằng chứng chỉ chuyên môn, ngoại ngữ; + Văn bản xác nhận trình độ chuyên môn của tổ chức đăng kiểm nước ngoài hoặc tổ chức có thẩm quyền. – Đối với các Đăng kiểm viên tàu biển đã được công nhận theo quy định của pháp luật sau thời gian 06 tháng kể từ ngày công nhận Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III, nếu được tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II và được đánh giá năng lực thực hành đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư 49/2015/TT-BGTVT sẽ được công nhận nâng hạng Đăng kiểm viên chuyên ngành hạng II; sau thời gian 06 tháng kể từ ngày công nhận Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II, nếu được tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I và được đánh giá năng lực thực hành đạt yêu cầu sẽ được công nhận nâng hạng Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I, hồ sơ bao gồm: + Giấy đề nghị của đơn vị đăng kiểm theo mẫu (bản chính); + Lý lịch chuyên môn của người được đề nghị nâng hạng Đăng kiểm viên theo mẫu (bản chính); + Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực các văn bằng chứng chỉ chuyên môn, ngoại ngữ; + Báo cáo thực tập nghiệp vụ của người được đề nghị nâng hạng Đăng kiểm viên theo mẫu (bản chính). |
|
Thời hạn giải quyết | Trong vòng 03 ngày làm việc sau khi có kết luận kiểm tra, đánh giá năng lực đạt yêu cầu | |
Đối tượng thực hiện | Tổ chức, cá nhân. | |
Cơ quan thực hiện | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Đăng kiểm Việt Nam;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có; c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Đăng kiểm Việt Nam; d) Cơ quan phối hợp: Không có. |
|
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Giấy chứng nhận. | |
Lệ phí | Không | |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | – Giấy đề nghị; | Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | Không | |
Cơ sở pháp lý | – Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004; – Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014; – Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT |
Số hồ sơ | 1.004422 | Lĩnh vực | Đăng kiểm |
Cơ quan ban hành | Bộ giao thông vận tải | Cấp thực hiện | Trung ương |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |