Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả (B-BYT-184976-TT)
Thủ tục | Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả (B-BYT-184976-TT) | |
Trình tự thực hiện | Bước 1: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động (GPHĐ)về Sở Y tế
Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị Bước 3: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở xin cấp GPHĐ: – Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung. – Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở Y tế thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động. – Trường hợp không cấp GPHĐ, Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu lý do. Bước 4 : Trả GPHĐ cho cơ sở |
|
Cách thức thực hiện | Gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tạiSở Y tế | |
Thành phần số lượng hồ sơ | 1) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 kèm theo Thông tư 41/2011/TT-BYT
2) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài; 3) Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề 4) Danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 6- Thông tư 41/2011/TT-BYT 5) Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 – Thông tư 41/2011/TT-BYT 6) Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề; 7) Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư 41/2011/TT-BYT 8) Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh * Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
|
Thời hạn giải quyết | Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. | |
Đối tượng thực hiện | Tổ chức | |
Cơ quan thực hiện | Sở Y tế | |
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Giấy phép hoạt động | |
Lệ phí | Phí thẩm đinh: 4.300.000đ
Lệ phí: 350.000đ |
Thông tư số 03/2013/TT-BTC |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | 1- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 13
2- Danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 |
Thông tư số 41/2011/TT-BYT |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ làm răng giả
1. Cơ sở vật chất: a) Phòng khám và lắp răng, hàm giả phải có diện tích ít nhất 10 m2; b) Phòng làm răng, hàm giả phải có diện tích ít nhất 10 m2 hoặc ký hợp đồng với cơ sở làm răng giả khác; c) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để phục vụ chăm sóc người bệnh. 2. Thiết bị y tế: Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký. 3. Nhân sự: Người phụ trách làm răng giả phải là thợ trồng răng (nha công) đã hành nghề từ năm 1980 trở về trước và tại thời điểm đó đã đủ 18 tuổi trở lên, đồng thời phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. 4. Phạm vi hoạt động chuyên môn: a) Làm răng giả, hàm giả, tháo lắp, cố định; b) Riêng đối với những thợ trồng răng tại Tp. Hồ Chí Minh đã được phép hành nghề từ năm 1980 trở về trước và đã được Sở Y tế tỉnh thành phố Hồ Chí Minh bồi dưỡng, tập huấn, thi kiểm tra tay nghề (1985, 1986) và cấp “Giấy chứng nhận kiểm tra tay nghề” đáp ứng yêu cầu, nếu muốn mở rộng phạm vi hành nghề trám răng sâu độ 1, 2, nhổ răng một chân lung lay thì phải được bổ sung trình độ chuyên môn và bảo đảm đủ điều kiện thiết bị y tế y tế và phải có hộp thuốc chống choáng theo quy định phù hợp với loại hình này. |
Thông tư số 41/2011/TT-BYT |
Cơ sở pháp lý | 1- Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009, Hiệu lực thi hành từ 01/01/2011
2- Nghị định số 87/2011/NĐ-CP 3- Thông tư số 41/2011/TT-BYT |
Lệ phí ở thủ tục hành chính này đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại Thông tư 278/2016/TT-BTC
Số hồ sơ | B-BYT-BS3076 | Lĩnh vực | Khám chữa bệnh |
Cơ quan ban hành | Bộ y tế | Cấp thực hiện | Tỉnh |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |