Cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất VLNCN

 

Thủ tục Cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất VLNCN
Trình tự thực hiện – Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) – 25 Ngô Quyền;
– Cục kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc, Cục thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp để hoàn chỉnh hồ sơ;
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục thẩm định nội dung hồ sơ, trường hợp cần thiết, thẩm tra thực tế. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Cục cấp Giấy phép cho doanh nghiệp. Nếu hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện, Cục trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp, nêu rõ lý do không cấp phép;
– Doanh nghiệp nhận Giấy phép trực tiếp tại Cục hoặc bằng đường bưu điện.
Cách thức thực hiện – Nộp trực tiếp;
– Qua đường bưu điện.
Thành phần số lượng hồ sơ – Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất VLNCN (theo mẫu);
+ Bản sao Quyết định thành lập doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền. Danh sách, địa chỉ các tổ chức trực thuộc (nếu có thay đổi);
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có thay đổi);
+ Bản sao Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất VLNCN theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng (đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa xây dựng công trình);
+ Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (nếu có thay đổi);
+ Bản sao Quyết định của Bộ Công Thương công nhận kết quả đăng ký của sản phẩm và đưa sản phẩm VLNCN vào Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép lưu thông, sử dụng ở Việt Nam (đối với VLNCN mới sản xuất, sử dụng ở Việt Nam);
+ Thiết kế mặt bằng dây chuyền sản xuất VLNCN (nếu có thay đổi);
+ Sơ đồ công nghệ bao gồm cả hệ thống phụ trợ kèm theo quy trình công nghệ sản xuất (nếu có thay đổi);
+ Sơ đồ hệ thống điện động lực, hệ thống nối đất bảo vệ, hệ thống chống sét cho thiết bị, nhà và công trình sản xuất, bảo quản VLNCN (nếu có thay đổi);
+ Giấy chứng nhận kiểm định, dấu hoặc tem kiểm định phương tiện đo lường, kiểm soát công nghệ theo quy định pháp luật về đo lường (nếu có thay đổi);
+ Giấy chứng nhận đăng ký, phiếu kết quả kiểm định máy, thiết bị có yêu cầu phòng nổ; Giấy chứng nhận đăng ký, phiếu kết quả kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động hoặc yêu cầu an toàn đặc thù công nghiệp (nếu có thay đổi);
+ Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định pháp luật về quản lý đầu tư, xây dựng; Biên bản nghiệm thu sản phẩm VLNCN sau khi chạy thử theo quy định (đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa xây dựng công trình);
* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện Các tổ chức được thủ tướng chính phủ cho phép sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.
Cơ quan thực hiện Không
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Không
Lệ phí Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Mẫu đơn cấp phép hoạt động VLNCN Thông tư số 26/2012/TT-BCT
Yêu cầu, điều kiện thực hiện – Tổ chức sản xuất vật liệu nổ công nghiệp phải là doanh nghiệp nhà nước, được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
– Địa điểm cơ sở, nhà xưởng sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp phải đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các công trình, đối tượng cần bảo vệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành và quy định liên quan;
– Chủng loại sản phẩm, quy mô sản xuất phải phù hợp với quy hoạch phát triển vật liệu nổ công nghiệp quốc gia. Sản phẩm đã được nghiên cứu, thử nghiệm đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về chất lượng và kỹ thuật an toàn;
– Nhà xưởng, kho chứa, công nghệ, thiết bị, phương tiện dụng cụ phục vụ sản xuất phải được thiết kế, xây dựng phù hợp với quy mô và đặc điểm nguyên liệu, sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp sản xuất; thoả mãn các yêu cầu về phòng cháy, phòng nổ, chống sét, kiểm soát tĩnh điện, an toàn cho người lao động và bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn về vật liệu nổ công nghiệp và các quy định liên quan;
– Có đủ phương tiện, thiết bị đo lường hợp chuẩn phù hợp để kiểm tra, giám sát các thông số công nghệ và phục vụ công tác kiểm tra chất lượng nguyên liệu, thành phẩm trong quá trình sản xuất; có nơi thử nổ vật liệu nổ công nghiệp riêng biệt, an toàn theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành;
– Lãnh đạo quản lý, công nhân, người phục vụ liên quan đến sản xuất vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.
Nghị định số 39/2009/NĐ-CP
Cơ sở pháp lý – Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
– Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
– Nghị định số 39/2009/NĐ-CP
– Nghị định số 54/2012/NĐ-CP
– Thông tư số 23/2009/TT-BCT
– Thông tư số 26/2012/TT-BCT

Mẫu đơn, tờ khai ở thủ tục này đã hiết hiệu lực, vui lòng xem tại Thông tư số 13/2018/TT-BCT.
Yêu cầu, điều kiện ở thủ tục này đã hiết hiệu lực, vui lòng xem tại Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BCT.

Số hồ sơ Lĩnh vực Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
Cơ quan ban hành Bộ công thương Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.