Cấp lại giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1

 

Thủ tục Cấp lại giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1
Trình tự thực hiện Giấy phép được cấp lại trong trường hợp bị mất, sai sót hoặc hư hỏng:

Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất Bảng 1 lập 01 (một) bộ hồ sơ gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất);

– Trong thời gian 07 (bảy)ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp lại cho cá nhân, tổ chức đủ điều kiện. Trường hợp không cấp lại, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện – Qua Bưu điện;

– Nộp trực tiếp tại Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).

Thành phần số lượng hồ sơ Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép;

– Bản chính Giấy phép đã được cấp bị sai sót hoặc phần bản chính còn lại có thể nhận dạng được của Giấy phép bị hư hỏng (trừ trường hợp Giấy phép bị mất hoặc bị thất lạc);

Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện Tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thực hiện Cục Hóa chất- Bộ Công Thương.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Cấp lại Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1.
Lệ phí Theo quy định của Bộ Tài chính (nếu có).
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1 (Phụ lục kèm theo Thông tư số 48/2018/TT-BCT). Thông tư số 48/2018/TT-BCT
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Tổ chức, cá nhân không được phép sản xuất hóa chất Bảng 1, trừ trường hợp đặc biệt để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh thì việc sản xuất hóa chất Bảng 1 phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Là doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật;

– Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất hóa chất Bảng 1 phải có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất; cán bộ quản lý, kỹ thuật, điều hành hoạt động sản xuất của cơ sở sản xuất hóa chất Bảng 1 phải có bằng đại học về chuyên ngành hóa chất hoặc có chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn về hóa chất;

– Người lao động trực tiếp tiếp xúc với hóa chất của cơ sở sản xuất phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn hóa chất và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất

Nghị định số 38/2014/NĐ-CP
Cơ sở pháp lý Luật hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

– Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;

– Thông tư số 55/2014/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 38/2014/NĐ-CP;

– Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

– Thông tư số 27/2016/TT-BCT ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

– Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

– Thông tư số 48/2018/TT-BCT ngày 21 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi một số điều của Thông tư số 55/2014/TT-BCT;

– Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

 

Số hồ sơ 1.003775 Lĩnh vực Hóa chất, dầu khí
Cơ quan ban hành Bộ công thương Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.