Cấp lại giấy phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác

 

Thủ tục Cấp lại giấy phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác
Trình tự thực hiện – Đối với trường hợp Giấy phép bị mất:
+ Tổ chức, cá nhân có Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác khi phát hiện Giấy phép bị mất phải thông báo ngay đến cơ quan cấp phép;
+ Bộ Công Thương thông báo với cơ quan đầu mối cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đăng thông báo về việc mất Giấy phép trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc;
+ Tổ chức, cá nhân làm đơn đề nghị cấp lại Giấy phép gửi Bộ Công Thương qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp;
+ Bộ Công Thương lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc;
+ Trong thời gian 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương kiểm tra, thẩm định để cấp lại Giấy phép. Trường hợp không cấp, Bộ Công Thương phải có văn bản trả lời cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp và nêu rõ lý do.
– Đối với trường hợp Giấy phép bị sai sót hoặc bị hư hỏng:
+ Tổ chức có Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác khi phát hiện Giấy phép bị sai sót hoặc hư hỏng phải lập 1 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép và gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp;
+ Bộ Công Thương lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc;
+ Trong thời gian 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương kiểm tra, thẩm định để cấp lại Giấy phép. Trường hợp không cấp, Bộ Công Thương phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện – Qua Bưu điện.
– Nộp trực tiếp tại Bộ Công thương (Cục Hóa chất).
Thành phần số lượng hồ sơ – Đối với trường hợp Giấy phép bị mất: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép.
– Đối với trường hợp Giấy phép bị sai sót hoặc bị hư hỏng: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép và bản chính Giấy phép đã được cấp bị sai sót hoặc phần bản chính còn lại có thể nhận dạng được của Giấy phép bị hư hỏng.
* Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón.
Cơ quan thực hiện Bộ Công Thương (Cục Hóa chất)
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác
Lệ phí Theo quy định của Bộ Tài chính
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 kèm theo Thông tư số 29/2014/TT-BCT Thông tư số 29/2014/TT-BCT
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác được cấp lại trong trường hợp bị mất, sai sót hoặc hư hỏng. Nghị định số 202/2013/NĐ-CP
Cơ sở pháp lý – Nghị định số 202/2013/NĐ-CP
– Thông tư số 29/2014/TT-BCT
– Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai ở thủ tục hành chính này đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại Nghị định 108/2017/NĐ-CP

Yêu cầu, điều kiện ở thủ tục hành chính này đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại Nghị định 77/2016/NĐ-CP

Số hồ sơ B-BCT-BS77 Lĩnh vực Hóa chất, dầu khí
Cơ quan ban hành Bộ công thương Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.