Thông tư 05/2005/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 34/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2005/TT-BTNMT |
Hà Nội; ngày 22 tháng 07 năm 2005 |
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ 05/2005/TT-BTNMT NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2005 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 34/2005/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 3 NĂM 2005 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước;
Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước theo quy định tại Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước (sau đâu gọi tắt là Nghị định số 34/2005/NĐ-CP).
2. Đối tượng áp dụng
Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài sinh sống, hoạt động trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về tài nguyên nước mà không phải là tội phạm.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP thì áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế đó.
3. Các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
a) Cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ trong lĩnh vực tài nguyên nước mà có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
b) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP.
4. Nguyên tắc xử phạt
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP.
5. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
5.1. Tình tiết giảm nhẹ bao gồm:
a) Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước nhưng đã áp dụng các biện pháp ngăn chặn, làm giảm mức độ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, làm giảm tác hại của hành vi vi phạm ảnh hưởng đến tài nguyên nước, tự nguyện khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại;
b) Cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi;
c) Vi phạm trong trạng thái bị kích động về tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức khác;
d) Vi phạm do bị ép buộc hoặc do bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
đ) Cá nhân vi phạm là phụ nữ có thai, người già yếu, người có bệnh hoặc tàn tật, làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
e) Vi phạm do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
g) Vi phạm do trình độ nhận thức lạc hậu về bảo vệ tài nguyên nước.
5.2. Tình tiết tăng nặng bao gồm:
a) Vi phạm có tổ chức;
b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm trong cùng lĩnh vực tài nguyên nước.
Vi phạm nhiều lần là trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước mà trước đó đã vi phạm nhưng chưa bị xử phạt và chưa hết thời hiệu xử phạt;
Tái phạm là trường hợp đã bị xử phạt nhưng chưa hết thời hạn một năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành của quyết định xử phạt mà lại thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước;
c) Xúi giục, lôi kéo người chưa thành niên vi phạm, ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần vi phạm;
d) Vi phạm trong tình trạng say do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm;
e) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;
g) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
h) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
i) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu hành vi vi phạm hành chính.
6. áp dụng mức phạt
a) Mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền được giảm xuống nhưng không giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền đối với hành vi vi phạm đó. Nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền tăng lên nhưng không vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền đối với hành vi vi phạm đó.
b) áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung phạt tiền đối với các công trình không có sổ vận hành, không thực hiện giám sát lượng nước khai thác, sử dụng, lượng nước thải xả vào nguồn nước.
7. Thời hiệu xử phạt, thời hạn được coi là chưa bị xử phạt, thời hạn phải chấp hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
7.1. Thời hiệu xử phạt, thời hạn được coi là chưa bị xử phạt, thời hạn phải chấp hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6, khoản 5 Điều 21 của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP.
7.2. Thời hạn, thời hiệu khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước được tính như sau:
a) Thời hạn, thời hiệu được quy định theo tháng hoặc theo năm thì khoảng thời gian đó được tính theo tháng, năm dương lịch, bao gồm cả ngày nghỉ theo quy định của Bộ Luật Lao động;
b) Thời hạn được quy định theo ngày thì khoảng thời gian đó được tính theo ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ theo quy định của Bộ Luật Lao động.
II. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT
1. Về việc xác định lưu lượng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước làm căn cứ để áp dụng hình thức xử phạt.
1.1. Các yêu cầu về thiết bị, phương tiện giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước:
a) Các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước phải có thiết bị đo lưu lượng. Thiết bị đo lưu lượng phải bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Lượng nước khai thác, sử dụng, lượng nước thải xả vào nguồn nước phải được giám sát và ghi vào sổ vận hành của công trình theo hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
b) Công trình khai thác, sử dụng nước để phát điện phải có sổ vận hành, biểu đồ phụ tải theo quy định.
1.2. Xác định lượng nước khai thác, sử dụng, lượng nước thải xả vào nguồn nước đối với công trình có sổ vận hành, có phương tiện giám sát:
a) Công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước được xác định theo lưu lượng trung bình trong mười (10) ngày gần nhất trước thời điểm thanh tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
b) Lượng nước được khai thác, sử dụng để phát điện được tính theo lượng điện trung bình ghi trên biểu đồ phụ tải trong mười (10) ngày gần nhất trước thời điểm thanh tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
1.3. Trường hợp công trình không có sổ vận hành, không thực hiện giám sát thì việc xác định lượng nước khai thác, sử dụng, lượng nước thải xả vào nguồn nước được tính theo công suất xây lắp tối đa của công trình.
2. Vi phạm trong việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định tại Điều 8 của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP
2.1. Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước bao gồm:
a) Giấy phép thăm dò nước dưới đất;
b) Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất;
c) Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt;
d) Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
2.2. Các mức phạt tiền cụ thể như sau:
a) Phạt tiền 350.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 285.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 235.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 200.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 360.000 đồng;
– Có hai tiền tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 375.000 đồng;
– Có ba tình tiết nặng, mức phạt tiền là 415.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 500.000 đồng.
b) Phạt tiền 750.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 640.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 555.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 500.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 765.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 790.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 860.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 1.000.000 đồng.
c) Phạt tiền 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 1.300.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 1.100.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 1.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 1.530.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 1.580.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 1.720.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 2.000.000 đồng.
d) Phạt tiền 3.500.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 2.850.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 2.350.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 2.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 3.580.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 3.750.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 4.150.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 5.000.000 đồng.
đ) Phạt tiền 7.500.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 6.450.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 5.600.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 5.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 7.650.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 7.900.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 8.600.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 10.000.000 đồng.
e) Phạt tiền 12.500.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 6 Điều 8 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 11.400.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 10.600.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 10.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 12.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 12.900.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 13.600.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 15.000.000 đồng.
g) Phạt tiền 17.500.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 7 Điều 8 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 16.500.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 15.600.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 15.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 17.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 17.900.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 18.600.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 20.000.000 đồng.
h) Hành vi xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép quy định tại Khoản 8 Điều 8 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP:
Phạt tiền 11.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều 8 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tiền tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 10.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 10.250.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 10.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 11.050.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 11.150.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 11.500.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 12.000.000 đồng.
Phạt tiền 13.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 8 Điều 8 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 12.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 12.250.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 12.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 13.050.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 13.150.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 13.500.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 14.000.000 đồng.
Phạt tiền 15.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 8 Điều 8 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 14.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 14.250.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 14.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 15.050.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 15.150.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 15.500.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 16.000.000 đồng.
Phạt tiền 17.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 8 Điều 8 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 16.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 16.250.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 16.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 17.050.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 17.150.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 17.500.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 18.000.000 đồng.
Phạt tiền 19.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 8 Điều 8 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 18.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 18.250.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 18.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 19.050.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 19.150.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 19.500.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 20.000.000 đồng.
Phạt tiền 22.500.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điểm e Khoản 8 Điều 8 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 21.500.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 20.600.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 20.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 22.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 22.900.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 23.600.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 25.000.000 đồng.
Phạt tiền 27.500.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 8 Điều 8 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP , trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 26.500.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 25.600.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 25.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 27.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 27.900.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 28.600.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 30.000.000 đồng.
2.3. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm tại Điều 8 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
3. Vi phạm quy định của giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP
3.1. Các mức phạt tiền cụ thể như sau:
a. Phạt tiền 300.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 215.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 145.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 100.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 310.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 330.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 385.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 500.000 đồng.
b) Phạt tiền 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 2.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 2.250.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 2.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 3.050.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 3.150.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 3.500.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 4.000.000 đồng.
c) Phạt tiền 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 4 Điều 9 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 4.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 4.250.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 4.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 5.050.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 5.150.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 5.500.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 6.000.000 đồng.
d) Hành vi xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng xả vượt quá quy định trong giấy phép quy định tại Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP:
Phạt tiền 6.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 5.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 5.250.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 5.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 6.050.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 6.150.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 6.500.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 7.000.000 đồng.
Phạt tiền 8.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 7.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 7.250.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 7.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 8.050.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 8.150.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 8.500.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 9.000.000 đồng.
Phạt tiền 10.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 9.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 9.250.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 9.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 10.050.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 10.150.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 10.500.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 11.000.000 đồng.
Phạt tiền 12.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 11.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 11.250.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 11.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 12.050.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 12.150.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 12.500.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 13.000.000 đồng.
Phạt tiền 14.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 13.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 13.250.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 13.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 14.050.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 14.150.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 14.500.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 15.000.000 đồng.
Phạt tiền 17.500.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điểm e Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 16.450.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 15.600.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 15.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 17.700.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 17.900.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 18.600.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 20.000.000 đồng.
Phạt tiền 22.500.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 21.500.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 20.600.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 20.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 22.700.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 22.900.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 23.600.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 25.000.000 đồng.
3.2. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm tại Điều 9 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP:
a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước;
b) Buộc thực hiện đúng quy định trong giấy phép.
4. Hành vi cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng, sửa chữa nội dung giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo quy định tại Điều 10 của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP
a) Phạt tiền 11.000.000 đồng đối với các hành vi cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng giấy phép quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 10.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 10.200.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 10.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 11.050.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 11.150.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 11.400.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 12.000.000 đồng.
b) Phạt tiền 25.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa nội dung giấy phép quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 22.900.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 21.200.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 20.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 25.300.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 25.800.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 27.100.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 30.000.000 đồng.
c) Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm tại Điều 10 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP:
– Tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn chín mươi (90) ngày đến một trăm tám mươi (180) ngày đối với trường hợp cho mượn, cho thuê giấy phép;
– Tước quyền sử dụng giấy phép đối với trường hợp chuyển nhượng giấy phép và sửa chữa nội dung giấy phép.
5. Sử dụng giấy phép đã quá hạn theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP
5.1. Phạt tiền 250.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 185.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 135.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 100.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 260.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 275.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 315.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 400.000 đồng.
5.2. Phạt tiền 600.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 515.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 445.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 400.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 610.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 630.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 685.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 800.000 đồng.
5.3. Phạt tiền 1.150.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 1.000.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 880.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 800.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 1.170.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 1.200.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 1.300.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 1.500.000 đồng.
5.4. Phạt tiền 2.750.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 5 Điều 11 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 2.220.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 1.790.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 1.500.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 2.820.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 2.940.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 3.280.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 4.000.000 đồng.
5.5. Phạt tiền 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 6 Điều 11 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 5.150.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 4.500.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 4.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 6.100.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 6.300.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 6.900.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 8.000.000 đồng.
5.6. Phạt tiền 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 9.150.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 8.500.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 8.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 10.100.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 10.300.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 10.900.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 12.000.000 đồng;
5.7. Phạt tiền 14.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 8 Điều 11 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 13.150.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 12.500.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 12.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 14.100.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 14.300.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 14.900.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 16.000.000 đồng;
5.8. Đối với hành vi tiếp tục xả nước thải vào nguồn nước khi giấy phép xả nước thải đã quá hạn quy định tại khoản 9 Điều 11 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP:
a) Phạt tiền 350.000 đồng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 9 Điều 11 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 285.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 235.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 200.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 360.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 375.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 415.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 500.000 đồng;
b) Phạt tiền 750.000 đồng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 9 Điều 11 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 645.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 560.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 500.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 765.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 790.000 đồng
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 865.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 1.000.000 đồng.
c) Phạt tiền 1.500.000 đồng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 9 Điều 11 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 1.290.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 1.120.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 1.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 1.530.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 1.580.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 1.720.000 đồng,
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 2.000.000 đồng.
d) Phạt tiền 3.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 9 Điều 11 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 2.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 2.250.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 2.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 3.050.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 3.150.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 3.450.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 4.000.000 đồng.
đ) Phạt tiền 5.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 9 Điều 11 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 4.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 4.250.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 4.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 5.050.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 5.150.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 5.450.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 6.000.000 đồng.
e) Phạt tiền 7.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 9 Điều 11 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 6.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 6.250.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 6.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 7.050.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 7.150.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 7.450.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 8.000.000 đồng.
g) Phạt tiền 9.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại điểm g khoản 9 Điều 11 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 8.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt lên là 8.250.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 8.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 9.050.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 9.150.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 9.450.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 10.000.000 đồng.
5.9. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm tại Điều 11 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
6. Vi phạm quy định về hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP.
6.1. Hành vi thi công các giếng khoan không theo đúng quy trình, thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt gây ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng nước dưới đất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP được xác định như sau:
a) Đối với số lượng nước dưới đất: Việc thi công giếng khoan gây nên hiện tượng hạ thấp mực nước trong tầng chứa nước;
b) Đối với chất lượng nước dưới đất: Việc thi công giếng khoan làm cho nước mặt hoặc nước từ các tầng chứa nước có chất lượng không bảo đảm xâm nhập vào giếng, gây ô nhiễm các tầng chứa nước; sử dụng nước có chứa các thành phần độc hại không đúng quy định để rửa giếng; không rửa sạch giếng sau khi kết thúc thi công.
6.2. Hành vi không lấp lỗ khoan theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP là hành vi không lấp hoặc lấp lỗ khoan không tuân thủ các quy định kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
6.3. Các mức phạt tiền cụ thể như sau:
a) Phạt tiền 750.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 645.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 560.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 500.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 765.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 790.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 860.000 đồng;.
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 1.000.000 đồng;
b. Phạt tiền 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 2.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 2.250.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 2.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 3.050.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 3.150.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 3.450.000 đồng
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 4.000.000 đồng.
c) Phạt tiền 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 11.200.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 10.500.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 10.000.000
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 12.100.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng; mức phạt tiền là 12.300.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 12.900.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 14.000.000 đồng.
6.4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm tại Điều 12 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 2; điểm a khoản 3;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất đối với hành vi vi phạm tại điểm a, điểm b khoản 3;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng của nguồn nước đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2.
7. Gây hư hại các phương tiện, công trình, thiết bị trong hệ thống lưới trạm điều tra cơ bản tài nguyên nước theo quy định tại Điều 13 của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP .
7. 1. Hành vi chăn thả súc vật trong phạm vi bảo vệ tại các đài, trạm, vườn quan trắc, đo đạc, thu thập các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước quy định tại khoản 1 bị xử phạt khi đã được chính quyền địa phương nhắc nhở bằng văn bản nhưng vẫn tiếp tục vi phạm.
7.2. Các mức phạt tiền cụ thể như sau:
a. Phạt tiền 125.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP. Nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền quy định tại khoản này;
b. Phạt tiền 3.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 2.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 2.250.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 2.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 3.050.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 3.150.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 3.500.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 4.000.000 đồng;
c. Phạt tiền 6.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 5.200.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 4.500.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 4.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 6.100.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 6.300.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 6.900.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 8.000.000 đồng;
7.3. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm tại Điều 13 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
8. Vi phạm các quy định về thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP.
8.1. Hành vi gây cản trở việc quan trắc, thu thập, trao đổi, khai thác sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP là hành vi gây khó khăn, trở ngại cho việc tiến hành quan trắc thu thập, trao đổi, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
8.2. Hành vi không tuân thủ các quy định về xử lý dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP là hành vi thu thập, tổng hợp, chỉnh biên, chỉnh lý dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước không tuân theo các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
8.3. Hành vi cung cấp dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước không đúng chức năng, không đúng thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP là hành vi cung cấp dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước không theo đúng quy định tại Nghị định số 162/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy chế thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
8.4. Hành vi xâm nhập trái phép vào hệ thống lưu trữ dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP là hành vi:
a. Không chấp hành những quy định về bảo vệ, bảo mật các hệ thống lưu trữ dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước khi truy cập, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước;
b. Tìm kiếm, sao chép sai quy định hoặc làm phương hại đến dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
8.5. Số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu có liên quan khác quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP bao gồm:
a. Dữ liệu, thông tin khí hậu, khí tượng – thủy văn; số lượng, chất lượng nước mặt; số lượng, chất lượng nước dưới đất;
b. Dữ liệu, thông tin về sử dụng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp; cung cấp nước cho sinh hoạt nông thôn; công trình thủy lợi và phòng, chống lũ, lụt;
c. Dữ liệu, thông tin về sử dụng nước cho nuôi, trồng thủy sản;
d. Dữ liệu, thông tin về sử dụng nước cho công nghiệp và thủy điện;
đ. Dữ liệu, thông tin về cấp nước đô thị;
e. Dữ liệu, thông tin về sử dụng nước cho giao thông thủy;
g. Dữ liệu, thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước.
8.6. Các mức phạt tiền cụ thể như sau:
a. Phạt tiền 75.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP. Nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu, nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền quy định tại khoản này.
b. Phạt tiền 125.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP. Nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu, nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền quy định tại khoản này.
c. Phạt tiền 750.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 650.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 560.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 500.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 770.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 790.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 860.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 1.000.000 đồng;
d. Phạt tiền 1.500.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 1.290.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 1.120.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 1.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 1.530.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 1.580.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 1.720.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 2.000.000 đồng;
đ. Phạt tiền 3.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 2.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 2.250.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 2.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 3.050.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 3.150.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 3.450.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 4.000.000 đồng;
e. Phạt tiền 4.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều 14 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 3.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 3.250.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 3.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 4.050.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 4.150.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 4.450.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 5.000.000 đồng;
9. Cản trở hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP
9.1. Hành vi cản trở hoạt động nghiên cứu khoa học, điều tra, đánh giá nguồn nước quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP bao gồm:
a. Không cung cấp tài liệu, thông tin theo quy định;
b. Gây khó khăn, trở ngại cho việc tiến hành công tác điều tra, đo đạc khảo sát hiện trường;
c. Ngăn cản việc lấy mẫu, gửi mẫu để phân tích;
d. Gây khó khăn, trở ngại cho việc tiến hành các thí nghiệm, thực nghiệm.
9.2. Hành vi cản trở công tác kiểm tra, thanh tra về tài nguyên nước quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP bao gồm: không hợp tác, không cung cấp đầy đủ tài liệu theo đúng thời gian, đúng yêu cầu kiểm tra, thanh tra; cung cấp tài liệu không trung thực; gây khó khăn cho công tác kiểm tra, thanh tra.
9.3. Các mức phạt tiền cụ thể như sau:
a. Phạt tiền 300.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 215.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 145.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 100.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 310.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 330.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 385.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 500.000 đồng;
b. Phạt tiền 7.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 6.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 6.250.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 6.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 7.050.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 7.150.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 7.745.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 8.000.000 đồng;
10. Các vi phạm khác trong lĩnh vực tài nguyên nước theo quy định tại Điều 16 của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP
10.1. Khai thác, sử dụng nước dưới đất với quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình thuộc diện phải đăng ký được quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định số 149/2004/NĐ-CP nhưng không làm các thủ tục đăng ký.
10.2. Hành vi ngân tre, nứa, lá, gỗ, đay, tràm; cắm đăng, đáy hoặc các vật khác gây cản trở dòng chảy sông, ngòi là hành vi gây ảnh hưởng xấu đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước của cá nhân, tổ chức khác quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 16 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP khi đã được chính quyền địa phương nhắc nhở bằng văn bản nhưng vẫn tiếp tục vi phạm.
10.3. Hành vi khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng; đào, đãi khoáng sản bằng phương tiện cơ giới gây ô nhiễm nguồn nước; gây xói, lở lòng, bờ sông, hồ quy định tại điểm a khoản 5 Điều 16 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP được hướng dẫn xử phạt như sau:
a. Khi một trong các hành vi nêu trên đã được nhân dân phản ánh và có văn bản đề nghị với chính quyền địa phương hoặc cơ quan thanh tra chuyên ngành Tài nguyên và Môi trường xử lý.
b. Khi một trong các hành vi nêu trên được thanh tra chuyên ngành Tài nguyên và Môi trường xem xét, kết luận là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, gây xói, lở lòng, bờ sông, hồ.
10.4. Vùng bảo hộ vệ sinh của khu vực lấy nước sinh hoạt quy định tại khoản 6 Điều 16 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP là vùng phụ cận khu vực lấy nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định phải bảo vệ để phòng, chống ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh, cấm tiến hành các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước.
10.5. Hành vi xả nước thải trái phép vào tầng chứa nước quy định tại điểm a khoản 7 Điều 16 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP là hành vi xả nước thải vào tầng chứa nước theo các giếng, các lỗ khoan, các hố thấm, hang động và các hình thức khác.
10.6. Vùng cấm khai thác nước dưới đất quy định tại điểm b khoản 7 Điều 16 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP là một trong các vùng sau đây do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định:
a. Vùng có tổng lượng khai thác nước dưới đất đã đạt tới hoặc vượt quá trữ lượng cho phép khai thác nước dưới đất của vùng;
b. Vùng có nguy cơ sụt lún mặt đất, xâm nhập mặn vào tầng chứa nước, nhiễm bẩn tầng chứa nước nếu tiếp tục gia tăng khai thác nước dưới đất;
c. Vùng bảo vệ đặc biệt do các yêu cầu về an ninh, quốc phòng;
d. Vùng dự trữ nước dưới đất theo quy định;
đ. Vùng quy định về khoảng cách an toàn môi trường đối với các bãi chôn lấp chất thải theo quy định hiện hành.
10.7. Các mức phạt tiền cụ thể như sau:
a. Phạt tiền 75.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP. Nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu, nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền quy định tại khoản này;
b. Phạt tiền 350.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 285.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 235.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 200.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 360.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 375.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 415.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 500.000 đồng;
c. Phạt tiền 750.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 640.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 555.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 500.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 765.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 790.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 860.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 1.000.000 đồng;
d. Phạt tiền 5.500.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 4.850.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 4.350.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 4.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 5.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 5.750.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 6.150.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 7.000.000 đồng;
đ. Phạt tiền 8.500.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 5 Điều 16 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 7.850.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 7.350.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 7.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 8.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 8.750.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 9.150.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 10.000.000 đồng;
e. Phạt tiền 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 16 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 12.850.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 11.150.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 10.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 15.300.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 15.750.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 17.100.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 20.000.000 đồng;
g. Phạt tiền 85.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 7 Điều 16 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền như sau:
– Có một tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 78.600.000 đồng;
– Có hai tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền là 73.500.000 đồng;
– Có từ ba tình tiết giảm nhẹ trở lên, mức phạt tiền là 70.000.000 đồng;
– Có một tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 85.800.000 đồng;
– Có hai tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 87.300.000 đồng;
– Có ba tình tiết tăng nặng, mức phạt tiền là 91.400.000 đồng;
– Có từ bốn tình tiết tăng nặng trở lên, mức phạt tiền là 100.000.000 đồng;
10.8. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm tại Điều 16 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP:
a. Buộc dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy đối với các hành vi vi phạm tại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP;
b. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm tại các điểm b khoản 2, khoản 3, khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 16 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP;
c. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng của nguồn nước đối với hành vi vi phạm tại Điều 16 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP.
III. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước thực hiện theo quy định tại các điều 17, 18, 19, và 20 của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP.
2. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Điều 13 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.
3. Thủ tục và trình tự xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước được thực hiện theo quy định tại các điều 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59 và Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
3.1. Thủ tục đơn giản: Trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 2002;
Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo trong lĩnh vực tài nguyên nước theo Mẫu số 03 của Thông tư này.
Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền (theo thủ tục đơn giản) theo Mẫu số 04 của Thông tư này.
3.2. Lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước: khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản;
Việc lập biên bản áp dụng theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
Nội dung biên bản theo Mẫu số 01a và Mẫu số 01b của Thông tư này.
Quyết định xử phạt trong các trường hợp được thực hiện theo quy định tại Điều 56 của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 2002.
3.3. Thủ tục phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước có mức phạt trên 100.000 đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 57 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002;
Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền theo Mẫu số 05 của Thông tư này.
3.4. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước được thực hiện theo quy định tại Điều 59 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002;
3.5. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện và xử lý tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước được thực hiện theo quy định tại Điều 60, Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và các điều 31, 32, và 33 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.
Nội dung biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước theo Mẫu số 02 của Thông tư này.
4. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước theo Mẫu số 06 của Thông tư này.
5. Tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước phải nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Chế độ quản lý biên lai thu tiền phạt và tiền nộp phạt thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
6. Thủ tục xử lý các biện pháp khắc phục hậu quả:
6.1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải quy định rõ cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả, các biện pháp và thời hạn khắc phục hậu quả trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
6.2. Trường hợp cá nhân, tổ chức không chấp hành quyết định buộc khắc phục hậu quả thì tiến hành cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
Nội dung quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt trong lĩnh vực tài nguyên nước theo Mẫu số 07 của Thông tư này.
IV. KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM
Việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm thực hiện theo quy định tại các Điều 24, 25 và 26 của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh và Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết.
|
Nguyễn Công Thành (Đã ký) |
CÁC MẪU BIÊN BẢN VÀ QUYẾT ĐỊNH
ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2005/TT-BTNMT ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 34/2005/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước)
1. Mẫu số 01: gồm 02 mẫu
– Mẫu số 01a: Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước (trường hợp không có chữ ký của người có thẩm quyền xử phạt);
– Mẫu số 01b: Biên bản vi hạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước (trường hợp có chữ ký của người có thẩm quyền xử phạt).
2. Mẫu số 02: Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
3. Mẫu số 03: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo trong lĩnh vực tài nguyên nước.
4. Mẫu số 04: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền trong lĩnh vực tài nguyên nước (theo thủ tục đơn giản).
5. Mẫu số 05: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền trong lĩnh vực tài nguyên nước.
6. Mẫu số 06: Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
7. Mẫu số 07: Quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Mẫu số 01 (gồm 02 mẫu)
Mẫu số 01a
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN 1 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BB- VPHC |
A2…….., ngày…….tháng…….năm…… |
BIÊN BẢN
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC
(Trường hợp không có chữ ký của người có thẩm quyền xử phạt)
Hôm nay, hồi…….giờ…… ngày…….tháng…….năm…….tại……………………………
Chúng tôi gồm:3
1. Ông (bà):……………………….. Chức vụ:………………………………………………….;
2. Ông (bà):……………………….. Chức vụ:………………………………………………….;
Với sự chứng kiến của:4
1. Ông (bà):……………………….. Nghề nghiệp:……………………………………………
– Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………..
– Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu số:……………do cơ quan:…………..
…………………………………………. cấp ngày:…………………………………………………
2. Ông (bà):……………………….. Nghề nghiệp:……………………………………………
– Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………..
– Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu số:…………….. do cơ quan:……….
………………………………………………….. cấp ngày:……………………………………….
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước đối với:
– Ông (bà)/ tổ chức:5…………………………. Quốc tịch:………………………………….
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):………………………………………………………….
– Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………….
– Giấy chứng minh nhân dân/ hộ chiếu/ Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số:…………………………………… do cơ quan:……………………… cấp ngày:…………………
Đã có các hành vi vi phạm hành chính:6………………………………………………….
Các hành vi trên đã vi phạm Điều…………. của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại:7
– Ông (bà):……………. Quốc tịch:………. Nghề nghiệp:…………………………….
– Địa chỉ:………………………………………………………………………………………….
– Giấy chứng minh nhân dân/ hộ chiếu/ Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số:………………… do cơ quan:…………………… cấp ngày…………………………………….
Ý kiến trình bày của người vi phạm:……………………………………………………..
Ý kiến trình bày của người làm chứng:………………………………………………….
Ý kiến trình bày của người bị thiệt hại (nếu có):……………………………………..
Yêu cầu ông (bà) đình chỉ ngay các hành vi vi phạm. Chúng tôi tạm giữ những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và giấy tờ sau để chuyển về…………….. là cấp có thẩm quyền giải quyết.
Số TT |
Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ |
Số lượng |
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng8 |
Ghi chú 9 |
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện, giấy tờ nêu trên chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Yêu cầu ông (bà)/ đại diện tổ chức vi phạm có mặt tại10…………. vào lúc……. giờ……….. ngày………….. tháng…….. năm để giải quyết vụ vi phạm.
Biên bản được lập thành………. bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho người vi phạm/ đại diện tổ chức vi phạm một bản và11…………………
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý với nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:
Ý kiến bổ sung khác (nếu có)12:
Biên bản này gồm……….. trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.
NGƯỜI VI PHẠM |
NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN |
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN (NẾU CÓ) |
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN |
|
Lý do người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản:13
……………………………………………………………………………………………………….
Lý do người bị thiệt hại, đại diện tổ chức bị thiệt hại không ký biên bản:14
……………………………………………………………………………………………………….
____________
1 Nếu biên bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương….huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.
3 Ghi rõ họ tên, chức vụ người lập biên bản.
4 Họ và tên người làm chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.
5 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
6 Ghi cụ thể giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả hành vi vi phạm.
7 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức bị thiệt hại.
8 Nếu là phương tiện, ghi thêm số đăng ký.
9 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người (hoặc tổ chức) vi phạm, có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện của chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của ông (bà)…………
10 Ghi rõ trụ sở nơi cá nhân, tổ chức vi phạm phải có mặt.
11 Ghi cụ thể những người, tổ chức được giao biên bản.
12 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.
13 Người lập biên bản phải ghi rõ lý do người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm từ chối không ký biên bản.
14 Người lập biên bản phải ghi rõ lý do người bị thiệt hại, đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối hay không ký biên bản.
Mẫu số 01b
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN 15 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BB- VPHC |
A16…….., ngày…….tháng…….năm…… |
BIÊN BẢN
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC
(Trường hợp có chữ ký của người có thẩm quyền xử phạt)
Hôm nay, hồi…….. giờ……… ngày……. tháng…….. năm……….. tại……………..
Chúng tôi gồm:17
1. Ông (bà):……………………………………. Chức vụ:……………………………………
2. Ông (bà):……………………………………. Chức vụ:……………………………………
………………………………………….
Với sự chứng kiến của: 18
1. Ông (bà): …………………………………… Nghề nghiệp:…………………………….
– Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………..
– Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu số:….. do cơ quan:……cấp ngày:…….
2. Ông (bà):……………………………………. Nghề nghiệp:…………………………….
– Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………
– Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu số:…… do cơ quan:…… cấp ngày:……
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước đối với:
– Ông (bà)/ tổ chức:19………….. Quốc tịch:………………………………………………..
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):………………………………………………………….
– Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………..
– Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số:…………………. do cơ quan:………. cấp ngày…………………………………………………….
Đã có các hành vi vi phạm hành chính:20…………………………………………………..
Các hành vi trên đã vi phạm Điều………. của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại:21
– Ông (bà):………………… Quốc tịch:………….. Nghề nghiệp:……………………….
– Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………….
– Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số:………………… do cơ quan:…………………… cấp ngày……………………………………
Ý kiến trình bày của người vi phạm:…………………………………………………….
Ý kiến trình bày của người làm chứng:…………………………………………………
Ý kiến trình bày của người bị thiệt hại (nếu có):…………………………………….
Yêu cầu ông (bà) đình chỉ ngay các hành vi vi phạm. Chúng tôi tạm giữ những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và giấy tờ sau để chuyển về……………………………… là cấp có thẩm quyền giải quyết.
Số TT |
Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ |
Số lượng |
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng 22 |
Ghi chú 23 |
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện, giấy tờ nêu trên chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Yêu cầu ông (bà)/ đại diện tổ chức vi phạm có mặt tại24………………….. vào lúc……. giờ……….. ngày………….. tháng…….. năm để giải quyết vụ vi phạm.
Biên bản được lập thành………. bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm một bản và25…………………………………..
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý với nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:
Ý kiến bổ sung khác (nếu có)26:
Biên bản này gồm………..trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.
NGƯỜI VI PHẠM |
NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN |
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN (NẾU CÓ) |
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN |
NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT |
Lý do người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản:27
……………………………………………………………………………………………………..
Lý do người bị thiệt hại, đại diện tổ chức bị thiệt hại không ký biên bản:28
…………………………………………………………………………………………………………
____________
15 Nếu biên bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…….. huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
16 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.
17 Ghi rõ họ tên, chức vụ người lập biên bản.
18 Họ và tên người làm chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.
19 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
20 Ghi cụ thể giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả hành vi vi phạm.
21 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức bị thiệt hại.
22 Nếu là phương tiện, ghi thêm số đăng ký.
23 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người (hoặc tổ chức) vi phạm, có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện của chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của ông (bà)…………
24 Ghi rõ trụ sở nơi cá nhân, tổ chức phải có mặt.
25 Ghi cụ thể những người, tổ chức được giao biên bản.
26 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.
27 Người lập biên bản phải ghi rõ lý do người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm từ chối không ký biên bản.
28 Người lập biên bản phải ghi rõ lý do người bị thiệt hại, đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối hay không ký biên bản.
Mẫu số 02
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN 29 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BB-TG-TVPT |
A30…….., ngày…….tháng…….năm…… |
BIÊN BẢN
TẠM GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC
Căn cứ Điều 45, Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều……. Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước;
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số:………… ngày…….. tháng ……. năm……… do………….. chức vụ:………………….. ký;
Hôm nay, hồi…… giờ……… ngày…….. tháng………. năm……… tại……………..
Chúng tôi gồm:31
1. Ông (bà):………………………….. Chức vụ:……………………………………………;
2. Ông (bà):………………………….. Chức vụ:…………………………………………….;
………………..
Người vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là:
– Ông (bà)/tổ chức:32………………… Quốc tịch:………………………………………..
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):………………………………………………………
– Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………
– Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số:…………. do cơ quan:……………. cấp ngày:…………………………………………………
Với sự chứng kiến của:33
1. Ông (bà):………………………….. Nghề nghiệp:……………………………………..
– Địa chỉ:………………………………………………………………………………………….
– Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu số:………. do cơ quan:……….. cấp ngày:……………….
2. Ông (bà):………………………….. Nghề nghiệp:……………………………………..
– Địa chỉ:………………………………………………………………………………………….
– Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu số:……………… do cơ quan:………………. cấp ngày:……………….
Tiến hành lập biên bản tạm giữ những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:
STT |
Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ |
Số lượng |
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng34 |
Ghi chú35 |
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện, giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm một bản.
Biên bản này gồm……….. trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý với nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản (hoặc có ý kiến khác như sau):
Ý kiến bổ sung khác (nếu có)36:
NGƯỜI VI PHẠM |
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH TẠM GIỮ |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN |
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN |
|
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN (NẾU CÓ) |
____________
29 Nếu biên bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…….. huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
30 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.
31 Ghi rõ họ tên, chức vụ người lập biên bản.
32 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
33 Họ và tên người làm chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.
34 Nếu là phương tiện, ghi thêm số đăng ký.
35 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người (hoặc tổ chức) vi phạm, có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện của chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của ông (bà)……
36 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.
Mẫu số 03
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN 37 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-XPHC |
A38…….., ngày…….tháng…….năm…… |
QUYẾT ĐỊNH
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH BẰNG HÌNH THỨC CẢNH CÁO TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều…. Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước;
Xét hành vi vi phạm hành chính do:…………………………………..thực hiện;
Tôi……………………….39 Chức vụ: ……………………………………………………..
Đơn vị: ………………………………………………………………………………………..
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Xử phạt cảnh cáo đối với:
Ông (bà)/tổ chức:40………………………………………………………………………….
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): …………………………………………………..
– Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………..
– Giấy chứng minh nhân dân/ hộ chiếu/ Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: …………… do cơ quan:…………………….. cấp ngày:…………………..
Lý do:
Đã có hành vi vi phạm hành chính: 41 ……………………………………………
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Quyết định này được gửi cho:
Ông (bà)/tổ chức:42 ………………………………………………. để chấp hành.
Quyết định này gồm …………… trang, được đánh dấu giáp lai giữa các trang.
|
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH |
____________
37 Nếu quyết định xử phạt do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
38 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh
39 Ghi rõ họ tên, chức vụ người ra quyết định xử phạt.
40 Nếu là tổ chức ghi họ tên ,chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
41 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
42 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm
Mẫu số 04
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN 43 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-XPHC |
A44…….., ngày…….tháng…….năm…… |
QUYẾT ĐỊNH
XỬ PHẠT VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH BẰNG HÌNH THỨC PHẠT TIỀN TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC
(Theo thủ tục đơn giản)
Căn cứ pháp lệnh Xử lý vi vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều…… Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước;
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính do45 ……………………………………………… lập hồi……………giờ…………..ngày …………tháng ……….năm ……….;
Tôi: ………………………………………….46 Chức vụ: …………………………………….
Đơn vị: …………………………………………………………………………………………..
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Xử phạt vi vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản đối với:
Ông (bà)/tổ chức:47…………………………………………………………………………
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):…………………………………………………..
– Địa chỉ:………………………………………………………………………………………
– Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ………………… do cơ quan:…………………………….. cấp ngày:…………………………..
Với các hình thức sau:
1. Hình thức phạt chính:
Phạt tiền với mức phạt là: …………………………………………………………….. đồng.
(Ghi bằng chữ: ………………………………………………………………………………….)
Lý do:
– Đã có hành vi vi phạm hành chính:48 …………………………………………………
Quy định tại điểm……. khoản………… Điều…. Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:………………………..
2. Hình thức phạt bổ sung (nếu có):
– Tước quyền sử dụng giấy phép: ……………………………………………………….
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính gồm:
……………………………………………………………………………………………………….
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):……………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
Điều 2. Ông (bà)/tổ chức:………………………………… phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày……….. tháng……. năm…….. trừ trường hợp được hoãn chấp hành hoặc ……49. Quá thời hạn này, nếu Ông (bà)/tổ chức:………………. không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.
Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp ngay cho người ra Quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt hoặc nộp tại điểm thu phạt số…….. của Kho bạc Nhà nước 50………………… trong vòng mười ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt.
Ông (bà)/ tổ chức:……………………………….. có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày……. tháng……… năm……….51
Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà)/ tổ chức: ……………………………………………………….. để chấp hành;
2. Kho bạc ……………………………………………………………………… để thu phạt.
3. ……………………………………………………………………………………………………..
Quyết định này gồm…….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
|
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH |
____________
43 Nếu quyết định xử phạt do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…………… huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh mà không cần ghi cơ quan chủ quản
44 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.
45 Ghi họ tên, chức vụ người lập biên bản
46 Ghi rõ họ tên, chức vụ người ra quyết định xử phạt.
47 Nếu là tổ chức ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
48 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
49 Ghi rõ lý do.
50 Ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc.
51 Ngày ký Quyết định hoặc ngày do người có thẩm quyền quyết định
Mẫu số 05
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN 52 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-CC |
A53…….., ngày…….tháng…….năm…… |
QUYẾT ĐỊNH
XỬ PHẠT VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH BẰNG HÌNH THỨC PHẠT TIỀN TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC
Căn cứ pháp lệnh Xử lý vi vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều…… Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước;
Căn cứ Biên bản vi vi phạm hành chính do54 ……………………………………….. lập hồi…………… giờ………….. ngày ………… tháng ………. năm ……….;
Tôi: ………………………………………….55 Chức vụ: …………………………………….
Đơn vị: ……………………………………………………………………………………………
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:
Ông (bà)/tổ chức:56……………………………………………………………………………..
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):……………………………………………………….
– Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………..
– Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số:…………………………. do cơ quan:……………………………………………………………….
cấp ngày:………………………………………………………………………………………….
Với các hình thức sau:
1. Hình thức phạt chính:
Phạt tiền với mức phạt là:……………………………………………………………. đồng.
(Ghi bằng chữ:…………………………………………………………………………………..)
Lý do:
– Đã có hành vi vi phạm hành chính:57 ………………………………………………….
Quy định tại điểm……. khoản…….. Điều ……………… Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:……………………….
………………………………………………………………………………………………………
2. Hình thức phạt bổ sung (nếu có):
– Tước quyền sử dụng giấy phép:…………………………………………………………
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính gồm:…
………………………………………………………………………………………………………..
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):……………………………………….
………………………………………………………………………………………………………..
Điều 2. Ông (bà)/tổ chức:………………………………. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày………… tháng……. năm…….. trừ trường hợp được hoãn chấp hành hoặc ……58. Quá thời hạn này, nếu Ông (bà)/tổ chức: ………………. không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.
Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp ngay cho người ra Quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt hoặc nộp tại điểm thu phạt số…….. của Kho bạc Nhà nước 59………………… trong vòng mười ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt.
Ông (bà)/ tổ chức:………………………………. có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày……. tháng……… năm……….60
Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà)/ tổ chức: ……………………………………………………….. để chấp hành;
2. Kho bạc ……………………………………………………………………… để thu phạt.
3. ……………………………………………………………………………………………………..
Quyết định này gồm ……… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
|
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH |
____________
52 Nếu quyết định xử phạt do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp lập thì cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…… huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
53 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.
54 Ghi họ tên, chức vụ người lập biên bản.
55 Ghi rõ họ tên, chức vụ người ra quyết định xử phạt.
56 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
57 Nếu có hành nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
58 Ghi rõ lý do.
59 Ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc.
60 Ngày ký Quyết định hoặc ngày do người có thẩm quyền quyết định.
Mẫu số 06
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN 61 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-CC |
A62…….., ngày…….tháng…….năm…… |
QUYẾT ĐỊNH
CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC
Căn cứ Điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Để đảm bảo thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước số ……… ngày…… tháng….. năm ……… của…………………….;
Xét hành vi vi phạm hành chính do:………………………………………. thực hiện;
Tôi: …………………………………………..63 Chức vụ:……………………………………..
Đơn vị:………………………………………………………………………………………………
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Đối với:
Ông (bà)/tổ chức:64……………………………………………………………………………..
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):……………………………………………………….
– Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………..
– Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số:…………………………. do cơ quan:……………………………………………………………….
cấp ngày:………………………………………………………………………………………….
Biện pháp cưỡng chế:65
Điều 2. Ông (bà)/tổ chức:……………………………………….. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ……………………………………….
Quyết định có…….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
Quyết định này được giao cho Ông (bà)/tổ chức:………………….. để thực hiện.
Quyết định này được gửi cho:
1. ……………………………………………….. để ………………………………………….. 66
2. ………………………………………………..để …………………………………………… 67
|
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH |
____________
61 Nếu quyết định xử phạt do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…… huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
62 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.
63 Ghi rõ họ tên, chức vụ người ra quyết định xử phạt.
64 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
65 Ghi cụ thể biện pháp cưỡng chế hoặc các biện pháp khắc phục phải thực hiện.
66 Nếu biện pháp cưỡng chế là khấu trừ lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ vào tài khoản tại ngân hàng thì Quyết định được gửi cho cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc hoặc ngân hàng để phối hợp thực hiện.
67 Nếu biện pháp cưỡng chế là kê biên tài sản hoặc các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường….. thì Quyết định được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc cưỡng chế để phối hợp thực hiện.
Mẫu số 07
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN 68 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-CC |
A69…….., ngày…….tháng…….năm…… |
QUYẾT ĐỊNH
ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO VI PHẠM HÀNH CHÍNH GÂY RA TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ÁP DỤNG XỬ PHẠT TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC
Căn cứ Điều70….. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ………. của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Vì ………………………………….. nên không áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
Để khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra,
Tôi: …………………………………………..71 Chức vụ:……………………………………..
Đơn vị:………………………………………………………………………………………………
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính đối với
Ông (bà)/tổ chức:72……………………………………………………………………………..
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):……………………………………………………….
– Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………..
– Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu/ Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số:…………………………. do cơ quan:………………………………………………………..
cấp ngày:…………………………………………………….
Lý do:
– Đã có hành vi vi phạm hành chính:73
Quy định tại điểm ………. khoản ……. Điều ………. của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.74
Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm:…………………………….
…………………………………………………………………………………………………………
Lý do không xử vi phạm hành chính:…………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………..
Hậu quả cần khắc phục hậu quả là:
Biện pháp khắc phục hậu quả là:
Điều 2. Ông (bà)/tổ chức:……………………………………….. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này là ngày….. tháng……. năm…… trừ trường hợp75 …. Quá thời hạn này, nếu Ông (bà)/tổ chức:………………………………………. cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ….. tháng …….. năm 76
Quyết định có…….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này gửi cho:
1. Ông (bà)/tổ chức:………………….. ……………………………………để chấp hành..
2. ………………………………………………………………………………………………….
3. ………………………………………………………………………………………………….
|
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH |
____________
68 Nếu quyết định khắc phục hậu quả của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương …. huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
69 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.
70 Nếu quyết định khắc phục hậu quả trong trường hợp hết thời hiệu thì căn cứ vào Điều 10, nếu trường hợp hết thời hiệu ra quyết định xử phạt thì ghi căn cứ vào Điều 56 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
71 Ghi rõ họ tên, chức vụ người ra quyết định.
72 Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
73 Nếu có nhiều hành vi vi phạm thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
74 Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước mà cá nhân, tổ chức vi phạm.
75 Ghi rõ lý do.
76 Ngày ký Quyết định hoặc ngày do người có thẩm quyền quyết định.
Thông tư 05/2005/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 34/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành | |||
Số, ký hiệu văn bản | 05/2005/TT-BTNMT | Ngày hiệu lực | 16/08/2005 |
Loại văn bản | Thông tư | Ngày đăng công báo | 01/08/2005 |
Lĩnh vực |
Tài nguyên - môi trường |
Ngày ban hành | 22/07/2005 |
Cơ quan ban hành |
Bộ tài nguyên và môi trường |
Tình trạng | Hết hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |