Thông tư 20/2009/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định các loại máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Tài chính ban hành

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày có hiệu lực: 21/03/2009

BỘ TÀI CHÍNH
———-

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 20/2009/TT-BTC

Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2009

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ KIỂM ĐỊNH CÁC LOẠI MÁY MÓC, THIẾT BỊ, VẬT TƯ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 027/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Sau khi có ý kiến của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại Công văn số 3640/LĐTBXH-KHTC ngày 09/10/2008;

Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định các loại máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Tổ chức, cá khi được cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan được uỷ quyền thực hiện việc kiểm định (sau đây gọi là cơ quan Kiểm định) và cấp giấy chứng nhận bảo đảm an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định của pháp luật thì phải nộp phí kiểm định máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định tại Thông tư này.

2. Ban hành kèm theo Thông tư này Biểu mức thu phí kiểm định các loại máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (Phụ lục). Đối với phí kiểm định máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thu theo số lượng mẫu thực tế kiểm định (không thu trên toàn bộ lô hàng).

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Cơ quan Kiểm định thực hiện việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận bảo đảm an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động là cơ quan thu phí kiểm định máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định tại Thông tư này. Phí kiểm định máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao độnglà khoản thu thuộc ngân sách nhà nước.

2. Cơ quan Kiểm định được trích 90% (chín mươi phần trăm) tổng số tiền phí thu được để để trang trải chi phí cho việc kiểm định và thu phí theo chế độ quy định.

3. Cơ quan Kiểm định nộp 10% (mười phần trăm) số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Chương, loại, khoản, mục và tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký. Thông tư này thay thế Thông tư số 03/2003/TT-BTC ngày 10/01/2003 và Thông tư số 97/2003/TT-BTC ngày 13/10/2003 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2003/TT-BTC ngày 10/01/2003 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí kiểm định và lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.

2. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002;Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí và Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế .

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.

 

 

Nơi nhận:
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,cơ quan thuộc Chính phủ;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
-Kiểm toán nhà nước;
– Công báo;
– Website Chính phủ;
– Uỷ ban nhân dân, Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
– Lưu VT, CST (3).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Đỗ Hoàng Anh Tuấn

 

PHỤ LỤC

BIỂU MỨC THU PHÍ CÁC LOẠI MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ LAO ĐỘNG
(Theo Thông tư số 20/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính)

Số TT

Thiết bị

Đơn vị

Mức thu

Tên

Đặc tính kỹ thuật

1

Nồi hơi – Công suất nhỏ hơn 01 tấn/giờ

Th/bị

700.000

– Công suất từ 01 tấn/giờ – 02 tấn/giờ

Th/bị

1.400.000

– Công suất trên 02 tấn/giờ – 06 tấn/giờ

Th/bị

2.500.000

– Công suất trên 06 tấn/giờ – 10 tấn/giờ

Th/bị

2.800.000

– Công suất trên 10 tấn/giờ – 15 tấn/giờ

Th/bị

4.400.000

– Công suất trên 15 tấn/giờ – 25 tấn/giờ

Th/bị

5.000.000

– Công suất trên 25 tấn/giờ – 50 tấn/giờ

Th/bị

8.000.000

– Công suất trên 50 tấn/giờ – 75 tấn/giờ

Th/bị

10.800.000

– Công suất trên 75 tấn/giờ – 125 tấn/giờ

Th/bị

14.000.000

– Công suất trên 125 tấn/giờ – 200 tấn/giờ

Th/bị

23.000.000

– Công suất trên 200 tấn/giờ – 400 tấn/giờ

Th/bị

32.000.000

– Công suất trên 400 tấn/giờ

Th/bị

39.000.000

2

Bình chịu áp lực – Dung tích đến 02 m3

Th/bị

500.000

– Dung tích trên 02 m3 đến 10 m3

Th/bị

800.000

– Dung tích trên 10 m3 đến 25 m3

Th/bị

1.200.000

– Dung tích trên 25 m3 đến 50 m3

Th/bị

1.500.000

– Dung tích trên 50 m3 đến 100 m3

Th/bị

4.000.000

– Dung tích trên 100 m3 đến 500 m3

Th/bị

6.000.000

– Dung tích trên 500 m3

Th/bị

7.500.000

3

Hệ thống lạnh – Năng suất lạnh đến 30.000 Kcal/h

Th/bị

1.400.000

– Năng suất lạnh trên 30.000 Kcal/h đến 100.000 Kcal/h

Th/bị

2.500.000

– Năng suất lạnh trên 100.000 Kcal/h đến 1.000.000 Kcal/h

Th/bị

4.000.000

– Năng suất lạnh trên 1.000.000 Kcal/h

Th/bị

5.000.000

4

Đường ống dẫn

4.1

Đường ống dẫn hơi nước, nước nóng – Đường kính ống nhỏ hơn hoặc bằng 150 mm

m

9.000

– Đường kính ống trên 150 mm

m

14.000

4.2

Đường ống dẫn khí đốt bằng kim loại – Đường kính ống nhỏ hơn hoặc bằng 150 mm

m

10.000

– Đường kính ống trên 150 mm

m

15.000

5

Máy trục – Tải trọng dưới 3,0 tấn

Th/bị

700.000

– Tải trọng từ 3,0 tấn đến 7,5 tấn

Th/bị

1.200.000

– Tải trọng trên 7,5 tấn đến 15 tấn

Th/bị

2.200.000

– Tải trọng trên 15 tấn đến 30 tấn

Th/bị

3.000.000

– Tải trọng trên 30 tấn đến 75 tấn

Th/bị

4.000.000

– Tải trọng trên 75 tấn đến 100 tấn

Th/bị

5.000.000

– Tải trọng trên 100 tấn

Th/bị

6.000.000

6

Tời, Trục tải, cáp treo vận chuyển người, Tời thủ công có tải trọng từ 1.000 kg trở lên – Tải trọng đến 1,0 tấn và góc nâng từ 0 độ đến 35 độ.

Th/bị

1.800.000

– Tải trọng trên 1,0 tấn và góc nâng từ 35 độ đến 90 độ.

Th/bị

2.000.000

– Cáp treo vận chuyển người

mét

20.000

– Tời thủ công có tải trọng 1.000 kg trở lên.

Th/bị

1.000.000

7

Máy vận thăng nâng hàng, nâng hàng kèm người, nâng người – Tải trọng nâng dưới 3,0 tấn

Th/bị

700.000

– Tải trọng nâng từ 3,0 tấn trở lên

Th/bị

1.500.000

– Nâng người có số lượng đến 10 người

Th/bị

2.500.000

– Nâng người có số lượng trên 10 người

Th/bị

3.000.000

8

Thang máy các loại – Thang máy dưới 10 tầng

Th/bị

2.000.000

– Thang máy từ 10 tầng trở lên

Th/bị

3.000.000

9

Palăng điện, palăng xích kéo tay – Tải trọng nâng từ 1,0 tấn đến 3,0 tấn

Th/bị

750.000

– Tải trọng nâng trên 3,0 tấn đến 7,5 tấn

Th/bị

1.300.000

– Tải trọng nâng trên 7,5 tấn

Th/bị

1.800.000

10

Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng từ 1,0 tấn trở lên, xe tự hành. – Tải trọng nâng từ 1,0 tấn đến 3,0 tấn

Th/bị

1.100.000

– Tải trọng nâng từ 3,0 tấn đến 7,5 tấn

Th/bị

1.600.000

– Tải trọng nâng trên 7,5 tấn

Th/bị

1.900.000

– Xe tự hành nâng người không phân biệt tải trọng

Th/bị

1.400.000

11

Hệ thống điều chế, nạp khí, khí hóa lỏng, khí hòa tan – Hệ thống có 20 miệng nạp trở xuống

Hệ

2.500.000

– Hệ thống có 21 miệng nạp trở lên

Hệ

3.000.000

12

Chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan – Chai chứa khí hóa lỏng dung tích nhỏ hơn 30 lít (Kiểm định định kỳ)

Chai

25.000

– Chai chứa khí hóa lỏng dung tích từ 30 lít trở lên (Kiểm định định kỳ)

Chai

40.000

– Chai chứa khí đốt hóa lỏng tiêu chuẩn (Kiểm định lần đầu)

Chai

70.000

– Chai khác (không kể dung tích)

Chai

50.000

– Chai chứa khí độc hại (không kể dung tích)

Chai

70.000

13

Tàu lượn, đu quay, máng trượt và các công trình vui chơi khác – Tàu lượn, đu quay có số lượng dưới 20 người

Th/bị

1.500.000

– Tàu lượn, đu quay có số lượng từ 21 người trở lên

Th/bị

3.000.000

– Máng trượt và các công trình vui chơi khác

Th/bị

2.000.000

14

Thang cuốn, băng tải chở người – Thang cuốn không kể năng suất

Th/bị

2.200.000

– Băng tải chở người không kể năng suất

Th/bị

2.500.000

 

 

Thông tư 20/2009/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định các loại máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Tài chính ban hành
Số, ký hiệu văn bản 20/2009/TT-BTC Ngày hiệu lực 21/03/2009
Loại văn bản Thông tư Ngày đăng công báo 16/02/2009
Lĩnh vực Thuế - phí - lệ phí
Ngày ban hành 04/02/2009
Cơ quan ban hành Bộ tài chính
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản