13. Cấp giấy phép xuất, nhập cảnh cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam

Posted on

Giấy phép xuất nhập cảnh là giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam có nhu cầu xuất cảnh. Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13); Thông tư 25/2021/TT-BTCThông tư 04/2015/TT-BCA; Thông tư 31/2015/TT-BCA. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ trình bày cụ thể hơn về vấn đề này:

1. Về việc cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam

– Theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 Luật Quốc tịch Việt NamNgười không quốc tịch“; là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài.

– Bên cạnh đó, Điều 6 Thông tư 31/2015/TT-BCA quy định về khái niệm giấy phép xuất nhập cảnh

+ Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế theo quy định tại Điểm i khoản 1 Điều 44 của Luật số 47/2014/QH13 là giấy phép xuất nhập cảnh do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam có nhu cầu xuất cảnh (theo mẫu NC13 ban hành kèm theo Thông tư này).

Lưu ý: Giấy phép xuất nhập cảnh có thời hạn 03 năm; trường hợp bị mất, hư hỏng được xem xét cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh ( theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 Thông tư 31/2015/TT-BCA)

– Theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 Thông tư 31/2015/TT-BCA:

+ Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

+ Còn đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét và chuyển hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh về Cục Quản lý xuất nhập cảnh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh trong thời hạn 02 ngày làm việc.

2. Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh và thời hạn tạm hoãn xuất cảnh

Điều 28 Luật số 47/2014/QH13 quy định như sau:

Người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình;

+ Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh;

+ Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;

+ Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

+ Vì lý do quốc phòng, an ninh.

– Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị dẫn giải ra nước ngoài để cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 25 của Luật tương trợ tư pháp.

Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 03 năm và có thể gia hạn.

3. Yêu cầu, điều kiện thực hiện:

– Người nhập cảnh bằng giấy miễn thị thực được cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam bảo lãnh và có lý do chính đáng;

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị ít nhất 1 năm;

– Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh và tạm hoãn xuất cảnh theo quy định

4. Các hành vi bị nghiêm cấm

Theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 5 Luật số 47/2014/QH13 nghiêm cấm các trường hợp sau:

Cản trở người nước ngoài và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Đặt ra thủ tục, giấy tờ, các khoản thu trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; sách nhiễu, gây phiền hà trong việc làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú trái phép tại Việt Nam; làm giả, sử dụng giấy tờ giả để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Lợi dụng việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam để chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, tẩy, xóa, sửa chữa nội dung giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú để người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Kết luận: Như vậy, khi người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam có nhu cầu xuất cảnh thì cần thực hiện thủ tục cấp giấy phép xuất nhập cảnh. Khi thực hiện thủ tục này cần lưu ý những quy định của pháp luật liên quan như Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13); Thông tư 25/2021/TT-BTC; Thông tư 04/2015/TT-BCA; Thông tư 31/2015/TT- BCA.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, mẫu đơn thực hiện xem tại đây:

Cấp giấy phép xuất, nhập cảnh cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam