12. Đề nghị giám định bệnh nghề nghiệp tái phát

Posted on

Thủ tục đề nghị giám định bệnh nghề nghiệp tái phát không quá phức tạp nhưng người lao động vẫn còn mơ hồ vì tùy trường hợp, hồ sơ khám giám định sẽ bổ sung thêm giấy tờ liên quan. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ làm rõ nội dung đó qua Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, Thông tư 56/2017/TT-BYT.

1. Khái niệm

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động (khoản 9 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015).

2. Hồ sơ khám giám định lại do tái phát

Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 56/2017/TT-BYT thì:

– Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;

– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;

– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này hoặc Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này ghi rõ tổn thương tái phát.

Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định.

– Bản chính hoặc Bản sao hợp lệ biên bản giám định y khoa lần gần nhất.

Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này: Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại.

– Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

3. Trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định

Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám địnhgửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với trường hợp giám định tái phát, bao gồm cả người lao động đã nghỉ việc đề nghị khám giám định tái phát; (điểm g khoản 1 Điều 11 Thông tư 56/2017/TT-BYT)

Thân nhân của người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này, trong đó phải có xác nhận về tình trạng nhân thân của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi người đó cư trú (khoản 2 Điều 11 Thông tư 56/2017/TT-BYT)

4. Thời hạn giám định lại

Theo khoản 1, 2 Điều 12 Thông tư 56/2017/TT-BYT thì:

– Đối với các trường hợp giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thời hạn giám định lại ít nhất sau 02 năm (đủ 24 tháng), kể từ ngày người lao động được Hội đồng Giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gần nhất trước đó, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

– Trường hợp xác định tổn thương do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tiếp tục tiến triển dần đến thay đổi mức độ tổn thương thì Hội đồng Giám định y khoa được kết luận thời hạn lần khám giám định tiếp theo ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Thời hạn giá trị Biên bản giám định y khoa

Theo Điều 14 Thông tư 56/2017/TT-BYT thì biên bản giám định y khoa có giá trị đến khibiên bản giám định liền kề sau đó với cùng nội dung và mục đích giám định.

Kết luận: Việc đề nghị giám định bệnh nghề nghiệp tái phát, người lao động và thân nhân của người lao động cần chú ý trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, Thông tư 56/2017/TT-BYT.

Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

 Đề nghị giám định bệnh nghề nghiệp tái phát