12. Thủ tục đối với hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu là tài liệu chứng từ không có giá trị thương mại gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế
Trong lĩnh vực hải quan, đối với hàng hóa xuất khẩu/ nhập khẩu là tài liệu chứng cứ không có giá trị thương mại gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế được pháp luật Việt Nam qui định như thế nào. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó theo Luật Hải quan 2014, Thông tư 38/2015/TT-BTC, Thông tư 191/2015/TT-BTC, Thông tư 56/2019/TT-BTC như sau:
1. Khái niệm
Hàng hóa bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan. (khoản 6 Điều 4 Luật Hải quan 2014)
Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh là vật dụng cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh, bao gồm hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi. (khoản 7 Điều 4 Luật Hải quan 2014)
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. (khoản 1 Điều 28 Luật Thương mại 2005)
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. (khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại 2005)
2. Người chịu trách nhiệm đối với hàng hóa xuất khẩu chứng từ không có giá trị thương mại gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế khi gặp sự cố không chuyển được bị trả lại cho người gửi hoặc nước gốc
Trong trường hợp hàng xuất khẩu nhưng không phát được cho người nhận, phải nhập khẩu trở lại cho người gửi hoặc nước gốc, Doanh nghiệp chuyển phát nhanh chịu trách nhiệm cho vấn đề này theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Thông tư 56/2019/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu/ nhập khẩu quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế.
3. Thủ tục hải quan
3.1.Đối với hàng hóa xuất khẩu nhưng không phát được cho người nhận, phải nhập khẩu trở lại để trả cho người gửi (khoản 11 Điều 2 Thông tư 56/2019/TT-BTC)
– Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh:
+ Thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Điều 11 Thông tư này. Khi khai tờ khai hải quan, ghi rõ số tờ khai xuất khẩu ban đầu tại ô số 32 trên Mẫu số HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC (đối với tờ khai hải quan giấy), tại chỉ tiêu thông tin Phần ghi chú (đối với tờ khai điện tử).
+ Nộp hồ sơ cho cơ quan hải quan:
- Hồ sơ hải quan quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này, trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành;
- Văn bản của doanh nghiệp chuyển phát nhanh nước ngoài thông báo hàng hóa bị trả lại do không có người nhận lại: 01 bản chụp;
- Tờ khai hải quan xuất khẩu ban đầu: 01 bản chụp đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy.
+ Thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế, xử lý thuế nộp thừa (nếu có) theo quy định.
– Trách nhiệm của Chi cục Hải quan:
+Tiếp nhận hồ sơ do doanh nghiệp chuyển phát nhanh nộp;
+ Kiểm tra, đối chiếu thông tin tờ khai xuất khẩu ban đầu với thông tin khai báo trên tờ khai nhập khẩu. Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp, thực hiện quy định tại điểm b.3 và điểm b.4 khoản này. Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp, yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Doanh nghiệp không bổ sung, hoàn thiện được hồ sơ thì thực hiện thủ tục như đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm các quy định về chính sách thuế, chính sách mặt hàng đối với hàng hóa nhập khẩu;
+ Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Điều 11 Thông tư này;
+ Thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế, xử lý thuế nộp thừa (nếu có) theo quy định.
3.2. Đối với hàng hóa nhập khẩu phải hoàn nước gốc:
3.2.1.Trường hợp chưa đăng ký tờ khai hải quan hoặc Tờ khai hải quan đã được đăng ký nhưng chưa được thông quan
Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh
– Gửi văn bản cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa phải gửi hoàn nước gốc trong đó nêu rõ: lý do chuyển hoàn, đề nghị được tái xuất, số vận tải đơn khi đưa hàng vào Việt Nam (nếu có); dự kiến thời gian chuyển hoàn, cửa khẩu tái xuất, phương tiện vận tải vận chuyển hàng tái xuất.
– Trường hợp địa điểm lưu giữ hàng hóa phải gửi hoàn nước gốc không thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất thì thực hiện khai báo tờ khai vận chuyển độc lập để vận chuyển hàng hóa từ địa điểm lưu giữ hàng hóa đến cửa khẩu xuất.
Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa phải gửi hoàn nước gốc
– Tiếp nhận, kiểm tra văn bản của doanh nghiệp;
– Địa điểm lưu giữ hàng hóa thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất: Trường hợp không có nghi vấn, thực hiện giám sát việc tái xuất hàng hóa; Trường hợp có dấu hiệu nghi vấn, kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng: Kết quả kiểm tra phù hợp, không có thông tin nghi vấn khác thì chấp thuận tái xuất. Nếu hàng hóa không đúng nội dung trên vận tải đơn hoặc có thông tin khẳng định lô hàng có vi phạm thì xử lý theo quy định.
– Địa điểm lưu giữ hàng hóa không thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất: Trường hợp không có nghi vấn, thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển độc lập để vận chuyển hàng hóa từ địa điểm lưu giữ hàng hóa đến cửa khẩu xuất; Trường hợp có dấu hiệu nghi vấn, kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng: Kết quả kiểm tra phù hợp và không có thông tin nghi vấn khác thì thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển độc lập để vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu xuất. Nếu hàng hóa không đúng nội dung trên vận tải đơn hoặc có thông tin khẳng định lô hàng có vi phạm thì xử lý theo quy định.
– Hủy tờ khai hải quan trong trường hợp đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng chưa được thông quan theo quy định.
3.2.2. Trường hợp tờ khai hải quan đã được thông quan
Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh
– Gửi hồ sơ hải quan cho cơ quan hải quan:Hồ sơ hải quan quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này, trừ giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành; Tờ khai hải quan nhập khẩu ban đầu: 01 bản chụp đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy.
– Thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điều 11 Thông tư này. Khi khai tờ khai hải quan, ghi rõ số tờ khai nhập khẩu ban đầu tại ô số 26 trên mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC (đối với tờ khai hải quan giấy), tại chỉ tiêu thông tin Phần ghi chú (đối với tờ khai hải quan điện tử).
– Thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế, xử lý thuế nộp thừa (nếu có) theo quy định.
Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa phải gửi hoàn nước gốc
– Tiếp nhận hồ sơ hải quan do doanh nghiệp chuyển phát nhanh nộp;
– Kiểm tra, đối chiếu thông tin tờ khai nhập khẩu ban đầu với thông tin khai báo trên tờ khai xuất khẩu. Trường hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu phù hợp, thực hiện quy định tại điểm b.2.3, điểm b.2.4 và điểm b.2.5 khoản này. Trường hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu không phù hợp, yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Doanh nghiệp không bổ sung, hoàn thiện được hồ sơ thì thực hiện thủ tục như đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm các quy định về chính sách thuế, chính sách mặt hàng đối với hàng xuất khẩu;
– Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu quy định tại Điều 11 Thông tư này;
– Kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu đã đưa qua khu vực giám sát;
– Thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế, xử lý thuế nộp thừa (nếu có) theo quy định.”
4. Trường hợp hủy tờ khai:
4.1. Hàng hóa xuất/ nhập khẩu tài liệu chứng từ không có giá trị thương mại gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế sẽ bị hủy lời khai nếu (Điều 13 Thông tư 191/2015/TT-BTC, ):
– Tờ khai đã được đăng ký nhưng chưa được thông qua do Hệ Thống có sự cố;
– Tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã được đăng ký, nhưng thực tế hàng hóa không nhập khẩu.
– Khai sai các chỉ tiêu thông tin không được bổ sung quy định tại Phần B Phụ lục II Thông tư 191/2015/TT-BTC,
4.2. Người khai hải quan cần thực hiện các thủ tục hủy lời khai theo quy định tại Điều 22 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về hải quan như sau:
– Khi có yêu cầu hủy tờ khai thì người khai hải quan phải có văn bản đề nghị huỷ theo mẫu số 04/HTK/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này gửi cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai và nộp chứng từ chứng minh thực tế hàng hóa không xuất khẩu, nhập khẩu đối với các trường hợp quy định tại điểm d.3, d.4 khoản 1 Điều này.
– Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng thực tế không xuất khẩu, nếu hủy tờ khai để đưa trở lại nội địa, người khai hải quan phải cam kết trong văn bản đề nghị về việc chưa thực hiện việc hoàn thuế, không thu thuế cho lô hàng thuộc tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại cơ quan thuế nội địa hoặc tại cơ quan hải quan và chịu trách nhiệm về nội dung đã khai báo. Nếu cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế kiểm tra phát hiện người khai hải quan đã hoàn thuế thì người khai hải quan bị xử lý theo quy định của pháp luật
Kết luận: Trong lĩnh vực hải quan, đối với hàng hóa xuất khẩu/ nhập khẩu là tài liệu chứng cứ không có giá trị thương mại gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế được thực hiện theo Luật Hải quan 2014,, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP,, Thông tư 38/2015/TT-BTC, Thông tư 56/2019/TT-BTC, Thông tư 191/2015/TT-BTC,
Chi tiết trình tự, thủ tục, mẫu đơn xem tại đây:
Thủ tục đối với hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu là tài liệu chứng từ không có giá trị thương mại gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế